Giáo án môn Tin học 6 - Trường THCS Đặng Dung

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 1. Kiến thức: - Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.

 - Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

 2. Kỹ năng: Nhận biết được thông tin là gì và hoạt động thông tin của con người.

 - Biết cho một số ví dụ thực tế thông tin và hoạt động thông tin

 3. Thái độ: HS hiểu được muốn truyền tải một thông tin cần phải có độ chính xác cao.

- Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học.

- Có ý thức học tập bộ môn, rèn luyện tính cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.

 4. Năng lực hướng tới: Việc tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và truyền thông tin phải thật chính xác.

Qua dạy học chủ đề thông tin và tin học có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực:

- HS có khả năng trong việc tiếp nhận, lưu trữ, và xử lí các thông tin thường gặp trong cuộc sống một cách nhanh nhẹn. Trao đổi thông tin một cách chính xác.

- HS có được cách nhìn nhận rằng máy tính là công cụ hữu ích trong hoạt động thông tin của con người

 

doc 135 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 6 - Trường THCS Đặng Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 DÒ: - Về nhà tập thêm thao tác tạo tệp tin mới, xoá, sao chép, đổi tên tệp tin
 - Xem tiếp bài thực hành 4 phần d, e, g để tiết sau học thực hành tiếp.
Tiết 28: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 (t2)
 CÁC THAO TÁC VỚI TỆP TIN
Ngày soạn: 10/11/2015
Ngày dạy:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: - Củng cố các thao tác cơ bản với chuột, - Làm quen với My computer
 2. Kỹ năng: - HS thực hiện được các thao tác tạo tệp tin mới, đổi tên, sao chép, xoá và di chuyển tệp tin.
 3. Thái độ: Hình thành được thói quen làm việc với hệ thống quản lý. Tệp trong Windows.
 4. Năng lực hướng tới: Thao tác thành thạo với tệp tin trong Windows
- HS thực hiện được các thao tác di chuyển, xem nội dung, sao chép, xoá tệp tin.
B. PHƯƠNG PHÁP: Học sinh thực hành trực quan trên máy tính.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Giáo án, SGK tin 6, phòng máy
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ: 1) Di chuyển tệp tin tuỳ ý vào thư mục “LOP_6” ở ổ đĩa D.
 2) Sao chép tệp tin “BAITH1”ở thư mục “LOP_6” ổ đĩa D, đổi tên thư mục thành tên em và xoá thư mục vừa tạo.
D. BÀI MỚI: * Bước 1: Hướng dẫn ban đầu. Nhớ lại lý thuyết đã học về tệp tin
* Bước 2: Hướng dẫn từng phần.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Câu 1:
 Mở My Document và di chuyển tệp tin “BAITH4.Doc” vào thư mục “LOP_6” ổ đĩa D
Câu 2: Mở tệp tin văn bản (Word), đồ hoạ (Paint) và xem nội dung của hai tệp tin này.
Câu 3:
 Gõ một bài thơ vào cửa sổ Word và lưu dữ liệu đó vào đĩa.
Câu 4: Vẽ tuỳ ý ở cửa sổ Paint và lưu bức tranh đó lại.
Câu 5:
 Đóng cửa sổ Word và Paint lại
Câu 6:
 Di chuyển tệp tin đồ hoạ vừa lưu ra My Document và đổi tên thành “BAI”
Câu 7:
Xoá tệp tin vừa di chuyển vào My Document 
Câu 1: B1: Mở My Document 
B2: Chọn tệp tin “BAITH4.Doc” 
B4: Edit ® Cut ® Chọn đường dẫn để di chuyển tệp tin đến (Mở ổ đĩa D ® mở thư mục “LOP_6”)
B5: Edit ® Chọn Paste
Câu 2:
B1: Nháy đúp chuột vào tệp tin word và tệp tin paint
B2: Xem cửa sổ Word và cửa sổ Paint
Câu 3: B1: Gõ nội dung từ bàn phím
B2: File ® Save (Nếu chưa có tên tệp thì máy sẽ xuất hiện một cửa sổ để ta chọn đường dẫn và lưu tên cho tệp tin)
Câu 4: B1: Vẽ tuỳ ý ® File ® Save ® gõ tên tệp vào khung File name ® Chọn Save hoặc Enter
Câu 5: Cách 1: Nháy chọn nút lệnh X Close
Cách 2: File ® Exit
Câu 6: B1: Mở My Computer ® mở ổ đĩa D ® mở thư mục “LOP_6”® chọn tệp tin Paint ® Edit ® Cut
B3: Mở My Document ® Edit ® Paste
B3: Nháy phải tại tệp tin ® ReName gõ tên mới ¿
Câu 7:
B1: Mở My Document ® chọn tệp tin cần xoá
B2: Gõ phím Delete ® chọn Yes hoặc gõ phím Enter
* Bước 3: Tổng kết đánh giá. * GV: - Hướng dẫn học sinh thực hành, sửa sai 
	- Nhận xét ưu khuyết trong quá trình thực hành của học sinh
E. DẶN DÒ: Về ôn tập lại toàn bộ chương I, II và III để tiết sau làm bài tập.
Tiết 29: BÀI TẬP (t1)
Ngày soạn: 17/11/2015
Ngày dạy:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: - Giúp HS ôn lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 8. 
 2. Kỹ năng: - HS giải được các bài tập trong SGK và sách bài tập
 3. Thái độ: Hình thành thái độ nghiêm túc trong học tập
 4. Năng lực hướng tới: Giải được các bài tập trong SGK, SBT và bài tập nâng cao
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 Hỏi – đáp, nhớ lại các kiến thức đã học
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 - Giáo án, Sách GK tin 6, một máy tính. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ: 1) Hãy tạo thư mục theo đường dẫn sau: D:\BAI_TAP\MON_TIN6
	2) Mở của sổ Word và lưu tên tệp vào thư mục MON_TIN6
* BÀI MỚI:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Câu 1: Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?
Câu 2:
?Thế nào là thông tin?
Câu 3: ?Thông tin được lưu dữ trong máy tính gọi là gì?
Câu 4:
?Con người tiếp nhận thông tin bằng những bộ phận nào?
Câu 5:
?Cho biết các dạng thông tin cơ bản?
Câu 6:
?Máy tính có khả năng?
Câu 7:
 ?Em có thể dùng máy tính vào những việc gì?
Câu 8:?Cho biết các thiết bị dùng để nhập dữ liệu?
Câu 9: ?Cho biết các thiết bị dùng để xuất dữ liệu?
Câu 10: Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, video, trong máy tính được gọi chung là?
Câu 11:
Bộ nhớ gồm có?
Câu 12: Lượng thông tin mà một thiết bị lưu trữ có thể lưu trữ được gọi là?
Câu 13:
Đĩa cứng nào dưới đây lưu trữ được nhiều thông tin hơn?
a) 24M b) 2400KB
c)24GB d) 240MB
Câu 14: 
Phần mềm máy tính là?
Câu 15:
Phân loại phần mềm?
Câu 16:
Bộ xử lí của máy tính hiện đại thực hiện bao nhiêu lệnh trong một giây?
a) Một lệnh duy nhất.
b) 100 lệnh.
c) 1.000 lệnh.
d) Hàng triệu lệnh
Câu 1: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm ba khối chức năng:
 - Bộ xử lí trung tâm (CPU).
 - Bộ nhớ.
 - Thiết bị vào, thiết bị ra.
Câu 2: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
Câu 3:
Dữ liệu
Câu 4: Con người tiếp nhận thông tin bằng: Thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác (tai, mắt, da, lưỡi, mũi). 
Câu 5: Có ba dạng thông tin cơ bản: - Văn bản
- Hình ảnh
- Âm thanh
Câu 6: Máy tính có khả năng: - Tính toán nhanh.
 - Tính toán với độ chính xác cao.
 - Lưu trữ lớn.
 - “Làm việc” không mệt mỏi.
Câu 7: - Thực hiện các tính toán.
 - Tự động hoá các công việc văn phòng.
 - Hỗ trợ công tác quản lí.
 - Công cụ học tập và giải trí.
 - Điều khiển tự động và Robot.
 - Liên lạc, tra cứu, mua bán trực tuyến.
Câu 8:
Các thiết bị nhập: Bàn phím. Con chuột, ổ đĩa.
Câu 9: Các thiết bị xuất: Màn hình, máy in, máy quét, loa, ổ đĩa.
Câu 10:
Dữ liệu
Câu 11: Bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài:
 - Bộ nhớ trong: RAM
 - Bộ nhớ ngoài: Đĩa cứng, đĩa mềm,USB (Flash), CD
Câu 12:
Dung lượng nhớ
Câu 13:
Câu c. 24GB
Câu 14: 
 Chương trình máy tính.
Câu 15: Có hai loại phần mềm:
- Phần mềm hệ thống: quan trọng nhất là hệ điều hành.
- Phần mềm ứng dụng.
Câu 16:
Câu d đúng: hàng triệu lệnh
5. DẶN DÒ: - Về làm các bài tập ở SGK.
- Học các phần lí thuyết đã học để tiết sau làm bài tập tiếp.	
Tiết 30: BÀI TẬP (t2)
Ngày soạn: 17/11/2015
Ngày dạy:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: - Giúp HS ôn lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 12. 
- HS nắm lại lý thuyết thông qua các bài tập
- Giúp cho HS hiểu sâu hơn các phần cơ bản cần nhớ.
 2. Kỹ năng: - HS giải được các bài tập trong SGK và sách bài tập
 3. Thái độ: Hình thành thái độ nghiêm túc trong học tập
 4. Năng lực hướng tới: Giải được các bài tập trong SGK, SBT và bài tập nâng cao
B. PHƯƠNG PHÁP: 
	Hỏi – đáp, nhớ lại các kiến thức đã học
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- Giáo án, Sách GK tin 6, một máy tính. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ:
	1) Sao chép thư mục BAI_TAP ở ổ đĩa D ra màn hình nền
	2) Di chuyển thư mục MON_TIN6 ra mang hình nền
* BÀI MỚI:
Câu 1: Vì sao cần có thời khoá biểu?
Vì nếu không có thời khoá biểu em không biết địa điểm trường em.
 B.	 ||	môn học gì để chuẩn bị sách vở.	
 C. 	 ||	vị trí lớp học của em.
 D. 	 ||	 sẽ bị cô giáo phạt.
Câu 2: Vì sao cần có hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các ngã ba, tư đường phố?
	* Để tránh các phương tiện khi tham gia giao thông giành nhau đường đi ® gây tai nạn, tắc nghẽn giao thông, nên cần phải có hệ thống đèn tín hiệu giao thông, vì hệ thống này có nhiệm vụ phân luồng cho các phương tiện khi tham gia giao thông.
Câu 3: Phần mềm học gõ phím bằng mười ngón có phải là HĐH không? Vì sao?
	* Phần mềm học gõ phím bằng mười ngón không phải là HĐH vì nó đóng vai trò trợ giúp việc học gõ phím ® nó là phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể cho việc học gõ phím bằng mười ngón.
Câu 4: Nêu sự khác nhau chính giữa HĐH với một phần mềm ứng dụng?
Hệ điều hành
Phần mềm ứng dụng
- Được cài đặt và chạy đầu tiên trong máy tính
- Điều khiển mọi hoạt động của máy tính
- Được cài đặt trên một nền của HĐH
- Điều khiển hoạt động ứng dụng cụ thể nào đó
Câu 5: Giả sử đèn tín hiệu điều khiển giao thông ở ngã ba, tư đường phố không hoạt động do sự cố mất điện. Hoạt động giao thông ở đây do ai điều khiển?
Chú công an (nếu có)
 Các biển báo giao thông được cắm ven đường phố (nếu có)
Các vạch chỉ dẫn giao thông trên lòng đường (nếu có)
Luật giao thông đường bộ.
Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 6: Ta nói cần HĐH để điều khiển mọi hoạt động của máy tính, tương tự như các phương tiện đi lại trên đường phố cần đến hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
 A. Đúng	B. Sai
Câu 7: Máy tính cần có HĐH để?
A. Điều khiển bàn phím, chuột, màn hình
 B. Tổ chức hoạt động của các chương trình
 C. Tổ chức thông tin trên các thiết bị lưu trữ
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 8: HĐH là một thiết bị được chế tạo và gắn bên trong máy tính?
A. Đúng	B. Sai
Câu 9: HĐH là tập hợp các chương trình điều khiển, giám sát mọi thành phần, phần cứng và tổ chức thực hiện các phần mềm trên máy tính?
A. Đúng	B. Sai
Câu 10: Khi thoát khỏi các phần mềm ứng dụng HĐH cũng ngưng hoạt động?
A. Đúng	B. Sai
Câu 11: Thông tin trong máy tính thường được lưu trữ ở đâu để khi tắt máy tính sẽ không bị mất thông tin?
A. Trên các thiết bị lưu trữ thông tin như đĩa cứng, đĩa mềm, CD, Flash,
B. Trên bộ nhớ trong (RAM).	C. Trên màn hình máy tính.
 Câu 12: Đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin được gán 1 tên và lưu trên bộ nhớ ngoài được gọi là?
A. Biểu tượng	B. Tệp	C. Bảng chọn	D. Hộp thoại
Câu 13: Mỗi tệp phải có một tên để phân biệt?
A. Đúng	B. Sai
Câu 14: Một thư mục chỉ có thể có duy nhất một thư mục mẹ (trừ thư mục gốc)
A. Đúng	B. Sai
Câu 15: Đường dẫn là
A. dãy các tên thư mục và tên thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu cách (1 Space bar)
B. dãy các tên thư mục và tên thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu (\)
C. dãy các tên thư mục và tên thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu (/)
D. dãy các tên thư mục và tên thư mục con lồng nhau và không cần dấu cách 
Câu 16: Các thông tin cơ bản của một tệp tin là
A. tên tệp tin,	 	B. kích thước,	C. kiểu của thư mục,
D. thời gian cập nhật,	D. tất cả các ý trên
Câu 17: Thông tin nào dưới đây không phải là thông tin về thư mục
A. tên thư mục	 B. kiểu của thư mục C. thời gian cập nhật	D. số thư mục con chứa trong nó
Câu 18: Màn hình làm việc của Windows giọ là:
A. mặt bàn làm việc	B. Desktop	C. màn hình	D. màn hình nền
 Câu 19: Trong HĐH Windows ta thường sử dụng các biểu tượng , các bảng chọn và chuột
A. đúng	B. sai
Câu 20: Trong cửa sổ My computer thể hiện
 A. tất cả thông tin và dữ liệu có trong máy tính,
 B. tất cả thư mục và tệp tin,
 C. các ổ đĩa,
 D. tất cả các ý trên đều đúng.
 Câu 21: Đĩa cứng luôn luôn chứa
 A. tệp tin	B. thư mục	C. các bài hát	D. cả tệp tin và thư mục
 Câu 22: Muốn xoá cùng lúc nhiều tệp tin nằm không liền kề trong một thư mục ta thực hiện
A. giữ Shift + chọn từng tệp tin cần xoá ® gõ phím Delete
B. giữ Shift + chọn các tệp tin cần xoá ® gõ phím Delete
C. giữ Ctrl + chọn từng tệp tin cần xoá ® gõ phím Delete
D. Ctrl + A ® gõ phím Delete
E. DẶN DÒ:
 -Về nhà xem lại các bài tập đã giải, nắm lại lý thuyết ở các bài trước
 - Về làm các bài tập ở SGK.
 - Học các phần lí thuyết đã học để tiết sau kiểm tra một tiết thực hành
Tiết 31: KIỂM TRA 1 TIẾT (Thực hành)
Ngày soạn: 23/11/2015
Ngày dạy:
A. Mục tiêu đánh giá: 
- Về kiến thức: 
Học sinh biết làm quen với tin học và máy tính điện tử. Từ bài 1 đến bài 4.
Hiểu và biết quan sát Trái Đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời.
Biết vị tí các phím trên bàn phím và một số phím chức năng.
- Về kỹ năng: 
Học thuộc lí thuyết đã học từ bài 1 đến bài 8 ở SGK
- Về thái độ: 
Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
Yêu cầu của đề bài:
- Đề kiểm tra thể hiện được các yêu cầu về mục tiêu đánh giá.
- Đảm bảo yêu cầu phân loại được các đối tượng học sinh.
- Đề in rõ, từ ngữ trong sáng, không sai chính tả.
Ngày soạn: 23/11/2015
Ngày dạy:Tiết 32 - Bài 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (t1)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: - Nắm được các nút điều khiển quan sát của phần mềm.	
 2. Kỹ năng: - Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm. 
 3. Thái độ: Thông qua phần mềm HS biết được sự chuyển động của trái đất 
- Có ý thức tự khám phá phần mềm, vừa làm vừa quan sát.biết sử dụng phần mềm để học tập môn học khác, mở rộng kiến thức.
 4. Năng lực hướng tới: HS hiểu được mối liên hệ giữa Trái đất và Mặt trời, biết được vì sao có ngày và đêm, giải thích được các hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong thực tế như hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
- Sử dụng được phần mềm để hỗ trợ học tập môn học khác và để mở rộng kiến thức.
B. PHƯƠNG PHÁP:
 	Quan sát trực quan, trao đổi cặp, hỏi – đáp tìm hướng giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- Giáo án, Sách GK tin 6, một máy tính. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ:
	1) Khởi động phần mềm Mario và thao tác vào bài luyện gõ toàn bộ bàn phím.
	2) thao tác vào bài luyện gõ hàng phím trên/ dưới.
* BÀI MỚI:
* HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu
 Để hiểu được sự chuyển động của trái đất và vì sao có hiện tượng ngày/ đêm,  ta tìm hiểu bài mới.
	* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách khởi động phần mềm
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
* Trái đất chúng ta quay xung quanh mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào?
* GV: Các em sẽ tìm hiểu và trả lời các câu hỏi này khi thực hành phần mềm.
*GV: Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời sẽ giải đáp cho chúng ta các câu hỏi đó.
?Để thực hiện được với phần mềm đầu tiên ta phải làm gì?
* HS: Khởi động phần mềm
?Nêu các cách khởi động phần mềm mà em biết?
* HS trả lời
*GV: thao tác mẫu - HS quan sát
?Hãy cho biết các em nhìn thấy trong khung chính của màn hình có gì?
* HS: Mặt trời và các vì sao
*GV giới thiệu:
- Mặt trời màu lửa đỏ rực nằm ở trung tâm.
- Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nằm trên các quỹ đạo khác nhau quay xung quanh Mặt Trời.
- Mặt trăng chuyển động như một vệ tinh quay xung quanh trái đất.
* lưu ý rằng hiện nay hệ mặt trời chỉ có 8 hành tinh. (không có sao Diêm vương - Pluto).
* Để quan sát được rõ ta cần điều khiển tầm nhìn bằng cách điều khiển các nút lệnh.
*GV giới thiệu sơ lược về chương trình này - Nêu những đặc điểm và nói yêu cầu. 
Hướng dẫn cách điều chỉnh khung nhìn, sử dụng các nút lệnh trong cửa sổ của phần mềm. Các nút lệnh này sẽ giúp điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến hệ mặt trời và tốc độ chuyển động các vì sao. 
* Học sinh quan sát trên máy qua đó học cách điều khiển
*Gọi 3 em lên thao tác - HS thao tác
1. KHỞI ĐỘNG:
Nháy đúp chuột vào biểu tượng 
2. CÁC LỆNH ĐIỀU KHIỂN QUAN SÁT:
1. Nháy chuột vào nút để hiện (hoặc làm ẩn đi) quỹ đạo chuyển động của các hành tinh.
2. Nháy chuột vào nút tầm nhìn quan sát tự động chuyển động trong không gian. 
3. Phóng to hoặc thu nhỏ khung nhìn. 
4. Thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh.
5. Các nút lệnh , dùng để nâng lên hoặc hạ xuống vị ví quan sát của toàn hệ mặt trời.
6. Các nút lệnh , , , dùng để dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên, xuống dưới, sang trái, phải. Nút dùng để đặt lại vị trí mặc định hệ thống, đưa mặt trời về trung tâm của cửa sổ màn hình.
7. Nháy nút , có thể xem thông tin chi tiết của các vì sao.
E. CỦNG CỐ:
* Các em hãy sử dụng phần mềm này kết hợp với Encarta để tìm hiểu kỹ hơn về:
- Khoảng cách từ các hành tinh đến mặt trời. Kích thước các hành tinh đến mặt trời.
- Khảo sát thêm về hiện tượng nhật thực (nguyệt thực) bán phần.
* Nắm cách khởi động phần mềm, các lệnh điều khiển quan sát.
F. DẶN DÒ: Về nhà xem lại nội dung bài học, làm lại đầy đủ tất cả các bài tập, tập thực hành quan sát trái đất với phần nềm Solar System 3D, tiết sau thực hành
Tiết 33 - Bài 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (t2)
Ngày soạn: 30/11/2015
Ngày dạy:	
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: - Nắm được các nút điều khiển quan sát của phần mềm.	
 2. Kỹ năng: - Thao tác được khởi động và thoát khỏi phần mềm. 
- Thực hiện các thao tác điều khiển quan sát và quan sát được sự chuyển động của Trái đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời.
 3. Thái độ: Thông qua phần mềm HS biết được sự chuyển động của trái đất 
- Có ý thức tự khám phá phần mềm, vừa làm vừa quan sát.biết sử dụng phần mềm để học tập môn học khác, mở rộng kiến thức.
 4. Năng lực hướng tới: HS hiểu được mối liên hệ giữa Trái đất và Mặt trời, biết được vì sao có ngày và đêm, giải thích được các hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong thực tế như hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
- Sử dụng được phần mềm để hỗ trợ học tập môn học khác và để mở rộng kiến thức.
B. PHƯƠNG PHÁP: Học sinh thực hành trực quan trên máy tính, hoạt động nhóm
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Giáo án, Sách GK tin 6, phòng máy tính. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ: 1) Khởi động phần mềm quan sát trái đất và các ví sao trong hệ Mặt Trời
	2) Nêu các lệnh điều khiển quan sát.
* BÀI MỚI: * Bước 1: Hướng dẫn ban đầu.
- Khởi động CPU, mở SGK trang 35 đến 38, nhớ lại các bước khởi động phần mềm
* Bước 2: Hướng dẫn từng phần.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Câu 1: Khởi động phần mềm.
Câu 2: Điều khi quĩ đạo chuyển động để quan sát sự chuyển động của Trái Đất và các vì sao
Câu 3: 
?Hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất?
Câu 4: 
 - Hãy giải thích hiện tượng nhật thực.
- Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nhật thực.
Câu 5: - Hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. 
- Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nguyệt thực.
Câu 6: 
? Sao Kim và sao Hỏa, sao nào ở gần Mặt trời hơn?
Câu 7: Điều khiển khung nhìn để quan sát được toàn bộ quá trình trái đất quay xung quanh mặt trời và nhìn rõ được cách mặt trăng quay xung quanh trái đất.
Câu 8: Sử dụng thông tin của phần mềm hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Trái đất nặng bao nhiêu?
- Độ dài quĩ đạo Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời một vòng?
- Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?
- Nhiệt độ trung bình trên Trái đất là bao nhiêu độ?
- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt sao Hỏa là bao nhiêu độ?
*GV đưa nhận xét đánh giá. 
*Xem thông tin chi tiết:
- Diameler (đai ờ me tờ): Đường kính
- Orbit (o rờ bít) : Tốc độ quĩ đạo di chuyển
- Orbittal period (o bít tồ pe ri ợt): Mặt Trời
- Mean orbittal velocity (mia ờ obít tồ vi lô xi tỳ): Tốc độ trung bình/giây
- In clinnation to Ecliptic (In cờ li nây sần tu I líp tích): độ dốc, độ nghiêng
- Planet Day (pờ le nít đây): Hành tinh quay quanh 1 vòng
- Mass (mát): Khối lượng
- Den Sity (đen si tỳ): Độ dày
- Tem Pera ture (tem pờ rây trờ): Nhiệt độ
* VỊ TRÍ CÁC VÌ SAO:
1. : Sao thuỷ
2. Venus : Sao kim
3. Earth (ớt) : Trái đất
5. Jupiter(du pít trờ) : Sao mộc
6. Saturu (sây tru ờ) : Sao thổ
7. Uranus (diu rây nớt) : Sao thiên vương
8. Neptune (nép triu) : Sao hải vương
Câu 9: Thoát khỏi phần mềm
Câu 1:
Nháy đúp chuột vào biểu tượng Solar Sytem 3D
Câu 2: - Nháy chuột vào nút ORBits, View
HS quan sát
Câu 3: 
 Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh mình nhưng luôn hướng một mặt về phía Trái Đất, Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Sở dĩ có hiện tượng ngày và đêm là:
 - Hiện tượng ngày: Khi nữa Trái Đất hướng về phía Mặt Trời.
 - Hiện tượng đêm: Nữa Trái Đất hướng về Mặt Trang
Câu 4: Hiện tượng nhật thực
Mặt Trời - Mặt Trăng – Trái Đất. thẳng hàng
HS điều khiển và quan sát
Câu 5: Hiện tượng nguyệt thực
Mặt Trăng – Trái Đất - Mặt Trời. thẳng hàng
HS điều khiển và quan sát
Câu 6: 
Sao Kim ở gần Mặt Trời hơn
Câu 7: 
HS thực hành
Câu 8: 
HS hoạt động theo nhóm
Học sinh báo cáo kết quả
Công bố kết quả và phương pháp làm việc của từng nhóm - chọn khoảng 6 nhóm tiêu biểu cho các em trình bày với lớp 
Câu 9: Alt + F4
* Bước 3: Tổng kết đánh giá.
E. NHẬN XÉT:
 Ưu khuyết trong quá trình thực hành của HS, GV hướng dẫn HS thực hành và sửa sai
F. DẶN DÒ: Về xem lại toàn bộ các bài đã học từ bài 1 đến bài 12 để tiết sau ôn tập.
Tiết 34: ÔN TẬP
Ngày soạn: 30/11/2015
Ngày dạy:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 1. Kiến thức: - Nắm được các nút điều khiển quan sát của phần mềm.	
 2. Kỹ năng: - Thao tác được khởi động và thoát khỏi phần mềm. 
- Thực hiện các thao tác điều khiển quan sát và quan sát được sự chuyển động của Trái đất và các vì sao trong hệ Mặt Trời.
 3. Thái độ: Thông qua phần mềm HS biết được sự chuyển động của trái đất 
 4. Năng lực hướng tới: HS hiểu được mối liên hệ giữa Trái đất và Mặt trời, biết được vì sao có ngày và đêm, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
Giúp học sinh ôn lại kiến thức đac học ở học kì một từ bài 1 đến bài 12.
B. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi - đáp, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Giáo án, SGK tin 6, Sách bài tập tin 6, một máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ: 1) Tạo thư mục theo đường dẫn sau: C:\BAITAP\ONTAP
2) Tạo tệp tin mới Word và lưu vào thư mục ONTAP như đường dẫn trên.
* BÀI MỚI:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Câu 1: Hãy cho biết thông tin là gì?
Câu 2: Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
Câu 3: Hãy cho biết các dạng thông tin cơ bản?
Câu 4: Thông tin lưu trữ trong máy tính còn được gọi là?
Câu 5: Để máy tính có thể xử lí được thông tin, thông tin cần được biểu diễn?
Câu 6: hãy cho biết một số khả năng của máy tính?
Câu 7: Có thể dùng máy tính vào những việc gì?
Câu 8: Chương trình máy tính là gì?
Câu 9: Cấu trúc chung của máy tính?
Câu 10: Phần mềm máy tính được chia làm mấy loại?
Câu 11: Đơn vị chính dùng để do dung lượng nhớ là?
Câu 12: Một Byte có?
Câu 13: Cho biết một số tên gọi của dung lượng nhớ?
Câu 14: Hãy cho biết phần mềm luyện chuột, học gõ 10 ngón, Mario, quan sát trái đất và các vì sao là phần mềm gì? 
Câu 15: Hệ điều hành có vai trò như thế nào?
Câu 16: Hệ điều hành là gì?
Câu 17: Thế nào là tệp tin?
Câu 18: Tạo cây thư mục sau:
D:\BAI1\TOAN\LOP6
Câu 19: Sao chép thư mục LOP6 vào thư mục TOAN
Câu 20: Tạo tệp tin mới Word vào thư mục LOP6
Câu 21: Hãy cho biết nút Start nằm ở đâu?
Câu 22: Có cách nào biết rằng em đang mở bao nhiêu cửa sổ?
Câu 23: Thoát khỏi HĐH?
Câu 1: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
Câu 2: Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhừ sự hỗ trợ của máy tính.
Câu 3: Có ba dạng thông tin cơ bản
 - Dạng văn bản; - Dạng hình ảnh
 - Dạng âm thanh
Câu 4: Thông tin lưu trữ trong máy tính còn được gọi là “Dữ liệu”
Câu 5: 
Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy Bit 

Tài liệu đính kèm:

  • docTin_hoc_6.doc