Giáo án môn Tin học 7 - Học kì I

Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?( T1)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Biết được các khái niệm về chương trình bảng tính.

2. Kỹ năng

- Biết được một số đặc trưng chung của bảng tính

- Biết được giao diện chương trình, biết cách khởi động chương trình.

3. Thái độ

- Tập trung, nghiêm túc, chú ý trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án + Bảng điểm học sinh.

2. Học sinh: Vở ghi + Sách giáo khoa.

 

doc 100 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 7 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VD: {(18 + 3) : 7 + (4 – 2)2} X 5
? Yêu cầu HS chuyển sang các phép toán trong bảng tính và nêu thứ tự thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và ghi chép vào vở.
- HS quan sát VD.
- HS quan sát vị trí các phím trên bàn phím.
- HS trả lời.
- HS suy nghĩ và chuyển các phép toán sang bảng tính và nêu thứ tự thực hiện phép toán.
1. Sử dụng công thức để tính toán.
- Trong bảng tính có thể sử dụng các phép tính +, -, *, /, ^, % để tính toán.
- Trong bảng tính cũng cần phải thực hiện thứ tự phép tính:
+ Với biểu thức có dấu ngoặc: thực hiện phép tính trong dấu () è {}.
+ Các phép toán luỹ thừa è phép nhân, phép chia è phép cộng, phép trừ.
* Hoạt động 2: Nhập công thức(21’)
- GV lưu ý HS khi nhập công thức phải gõ dấu = đầu tiên.
- GV cho VD để HS vận dụng vào phép toán của tin học.
a. 20.2; 
b. 37
c. 21:7; 
 d. (10 - 3):20 
- GV treo bảng phụ Nhập công thức. Giới thiệu các bước thực hiện.
- GV yêu cầu HS mở chương trình bảng tính và nhập các ví dụ trên bảng phụ.
- GV quan sát HS thực hiện.
- Sau khi HS thực hiện xong yêu cầu HS nháy chuột vào một ô có kết quả và cho biết: Nếu chọn ô có công thức thì em thấy công thức xuất hiện ở đâu?
- GV yêu cầu HS nhập 10 vào trong chương trình bảng tính. Sau khi nhập xong yêu cầu HS chọn lại ô vừa nhập và cho biết nội dung trên thanh công thức được hiển thị như thế nào?
- GV yêu cầu HS nhập 10 + 5 vào trong chương trình bảng tính. Sau khi nhập xong yêu cầu HS 
chọn lại ô vừa nhập và cho biết: khi nhập 1 công thức không có dấu = đằng trước, kết quả trên thanh công thức là gì?
- GV tổng hợp.
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng, cả lớp cùng làm.
a. = 20 * 2
b. = 3^7
c. = 21/7
d. = (10 – 3) /20
- HS quan sát bảng phụ và ghi chép.
- HS mở chương trình bảng tính và thực hiện nhập các ví dụ trên bảng phụ.
- HS nháy chuột chọn 1 ô kết quả và trả lời:
+ Nếu chọn ô có công thức thì em thấy công thức xuất hiện ở trên thanh công thức.
- HS thực hiện nhập 10 vào trong chương trình bảng tính và chọn lại ô vừa nhập, trả lời:
+ Nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu của ô.
- HS nhập 10 + 5 vào trong chương trình bảng tính, chọn lại ô vừa nhập và trả lời:
+ Nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô.
2. Nhập công thức
- Các bước thực hiện:
+ Chọn ô cần nhập công thức.
+ Gõ dấu =
+ Nhập công thức.
4. Củng cố (3’)
- Bài học hôm nay em cần nắm bắt được kiến thức nào?
- Để nhập công thức vào một ô ta phải chú ý điều gì đầu tiên?
(Đánh dấu = trước công thức).
5. Dặn dò (1’)
- Trả lời các câu hỏi 1, 2 – SGK.
- Đọc tiếp phần 3 để giờ tới học.
- Xem lại địa chỉ của ô tính là gì?
Tuần: 7	Ngày soạn: 
Tiết: 14 	Ngày dạy:	 
Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH( T2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là địa chỉ ô.
- Biết sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức. 
2. Kỹ năng
- HS biết sử dụng địa chỉ công thức để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng tính EXCEL đơn giản.
- HS biết cách nhập thành thạo công thức trong ô tính.
3. Thái độ
- Tập trung, nghiêm túc, chú ý trong giờ học và cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Giáo án + Bảng phụ + Phòng máy.
2. Học sinh: Vở ghi + Sách giáo khoa.
 III. PHƯƠNG PHÁP
- Phân tích. Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? GV yêu cầu 2, 3 HS mở máy và thực hành cách nhập công thức để tính giấ trị sau đây vào các ô A1, B1, C1, D1 trên trang tính?
a. (10 + 3) x 2 – 22 x 3.	c. (3 + 5) + 6% - 18 : 3
b. (144 : 6 – 3) x 5.	d. (32 – 7)2 – (6 + 5)3
(Trả lời: Ô A1 nhập = (10 + 3) * 2 – 2^2 * 3
	 Ô B1 nhập = (144/6 – 3) * 5
	 Ô C1 nhập = (3 + 5) + 6% - 18/3
	 Ô D1 nhập = (32 – 7)^2 – (6 + 5)^3)
- GV quan sát HS thực hiện - nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: (35’)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Sử dụng địa chỉ trong công thức (20’)
? Thế nào là địa chỉ của 1 ô?
? GV yêu cầu HS bật máy, mở chương trình bảng tính Excel và quan sát: trên hộp tên hiển thị A1, em hiểu A1 có nghĩa là gì?
=> Ta có thể tính toán với các dữ liệu có trong các ô thông qua địa chỉ của các ô (hoặc hàng, cột hay khối).
- GV yêu cầu HS:
- HS nhớ lại kiến thức cũ và trả lời: Địa chỉ của 1 ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.
- HS bật máy, mở chương trình bảng tính Excel và quan sát, trả lời: A1 là 1 ô nằm ở cột A và hàng 1.
3. Sử dụng địa chỉ trong công thức.
Nhập các dữ liệu: ô A1 nhập 12, ô B1 nhập 8. Để tính trung bình cộng của 12 và 8 vào ô C1 ta làm thế nào?
- GV hướng dẫn HS cách nhập công thức sử dụng địa chỉ để tính trung bình cộng của 12 và 8. Chọn ô D1 nhập công thức =(A1 + B1)/2
? Em có nhận gì về kết quả của 2 cách tính này?
? Trong 2 cách tính trên cách tính nào sử dụng địa chỉ và cách tính nào không dùng địa chỉ?
- Yêu cầu HS sửa dữ liệu ô A1 thành 22, quan sát kết quả và em có nhận xét gì về kết quả nhận được?
? Để ô C1 có kết quả đúng ta làm thế nào?
? Vậy em thấy cách nào tiện lợi và nhanh chóng hơn.
- GV rút ra nhận xét.
- HS nhập dữ liệu vào các ô A1, B1 và trả lời: nhập công thức vào ô C1 =(12 + 8) /2
- HS thực hiện cách sử dụng địa chỉ để tính trung bình cộng của 12 và 8.
- HS nhận xét: kết quả của 2 cách tính này giống nhau.
- HS quan sát và trả lời: Cách tính 2 sử dụng địa chỉ để tính còn cách tính thứ 1 là tính trực tiếp.
- HS sửa dữ liệu ô A1 thành 22, quan sát kết quả và nhận xét: kết quả của ô D1 thay đổi còn kết quả của ô C1 không đổi.
- HS trả lời: phải sửa số 12 thành số 22 trong công thức ở ô C1.
- HS tiến hành sửa.
- HS trả lời: cách tính sử dụng địa chỉ của ô để tính tiện lợi và nhanh hơn.
VD: ô A1 nhập 12
 ô B1 nhập 8
Yêu cầu tính trung bình cộng tại ô C1?
Cách 1: chọn ô C1 nhập công thức =(12 + 8)/2
Cách 2: chọn ô D1 nhập công thức =(A1 + B1)/2
- Nếu các phép tính không dùng địa chỉ ô thì mỗi lần tính toán, ta cần sửa lại công thức. Còn ngược lại, khi giá trị của ô thay đổi thì kết quả tự động sẽ thay đổi theo.
* Hoạt động 2: Thực hành (15’)
- GV treo bảng phụ bài tập và yêu cầu HS sử dụng địa chỉ trong công thức để tính.
- GV hướng dẫn cách tính và quan sát HS thực hiện tính toán, hướng dẫn HS chưa thực hiện đúng.
- HS nhập dữ liệu vào trong máy và tính toán dưới sự hướng dẫn và giám sát của GV.
4. Thực hành
4. Củng cố (3’)
? Nhắc lại cách sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán.
? Lợi ích khi sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán.
5. Dặn dò (1’)
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi ở SGK.
- Học lý thuyết và hoàn thành các bài tập trong SGK. Luyện tập ở nhà nếu có điều kiện.
- Đọc trước bài thực hành 3 để giờ tới thực hành.
Tuần: 8	Ngày soạn: 
Tiết: 15 	Ngày dạy:	
 BÀI THỰC HÀNH 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM(T1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Biết nhập công thức vào ô tính.
- Biết sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán.
2. Kỹ năng
- Thực hành thành thạo các công thức tính toán trên trang tính.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ tự giác trong giờ học thực hành, ham học hỏi, khám phá bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên: Máy tính cài chương trình Excel, phần mềm Vietkey 2000 và bảng phụ.
2. Học sinh: Kiến thức bài cũ để thực hành.
 III. PHƯƠNG PHÁP
- Quan sát. Hoạt động cá nhân.
- Nêu vấn đề. Giải quyết vấn đề.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Em hãy nêu các bước nhập công thức?
? Yêu cầu HS mở máy và nhập 1 số công thức để tính các giá trị sau đây trên trang tính?
a. 5 + 62	b. (13 – 5) 7%
c. 	d. 20 – (15 4)
(Trả lời: Các bước nhập công thức:
+ Bước 1: Chọn ô cần nhập công thức.
+ Bước 2: Gõ dấu =
+ Bước 3: Nhập công thức.
+ Bước 4: Ấn Enter hoặc nháy vào dấu để kết thúc.
- GV quan sát HS nhập công thức vào trong máy -> nhận xét và cho điểm).
3. Bài mới: (35’)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: (15’)
- Treo bảng phụ bài tập 1.
? Yêu cầu HS bật máy, khởi động Excel và sử dụng công thức để tính các giá trị trên trang tính?
? Để thực hịên tính giá trị của các biểu thức trên ta phải làm gì?
? Yêu cầu HS nhập mỗi biểu thức cần tính vào ô khác nhau.
- Quan sát HS thực hiện, nếu HS nào nhập sai -> hướng dẫn, chỉnh sửa cho HS.
- GV ghi kết quả lên bảng để HS so sánh nhằm phát hiện sai sót khi nhập công thức.
- Lưu ý cho HS: Nếu độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài, em thấy dãy các kí hiệu ## trong ô. Khi đó cần tăng độ rộng của ô.
- HS quan sát bài tập 1 trên bảng phụ.
- HS suy nghĩ và trả lời:
ta phải chọn ô cần nhập công thức, gõ dấu =, nhập công thức và ấn Enter để xem kết quả.
- HS lần lượt thực hiện tính giá trị các biểu thức vào các ô khác nhau.
- HS thay đổi vị trí cho nhau để nhập công thức tính giá trị các biểu thức.
- Sau khi nhập xong công thức nào HS nhìn lên bảng để so sánh kết quả.
- HS chú ý lắng nghe.
Bài tập 1: Nhập công thức
a. 35; 5; 100;4; 3200000
b. 80; 140; 20; -40
c. 9; 240; 105; 240
d. 56.25; 11.57143; -706; 6.285714
* Hoạt động 2: (20’)
- GV treo bảng phụ bài tập 2.
? Yêu cầu HS mở 1 trang tính mới và nhập các dữ liệu hình 25 trên bảng phụ.
- Sau khi nhập xong, yêu cầu từng HS lần lượt thực hiện các phép tính trên bảng phụ.
- Quan sát các máy nhập công thức vào trang tính, hướng dẫn chỉnh sửa nếu máy nào nhập không đúng.
- Sau khi nhập các công thức vào các ô tính, yêu cầu HS so sánh kết quả với các máy bên cạnh.
- HS quan sát bài tập trên bảng phụ.
- HS mở trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.
- Từng HS lần lượt thực hiện nhập các công thức vào các ô tính.
- HS thực hiện dưới sự giám sát và hướng dẫn của GV.
- HS so sánh kết quả với máy bên cạnh.
Bài tập 2: Tạo trang tính và nhập công thức
4. Củng cố (3’)
- GV nhận xét ý thức giờ làm bài thực hành của HS theo từng máy.
- Nhấn mạnh cho HS để thực hiện được tính toán trên trang tính trước hết ta phải gõ dấu =.
5. Dặn dò (1’)
- Học lý thuyết để giờ tới thực hành.
- Đọc trước bài tập 3, 4 để giờ tới thực hành.
- GV hướng dẫn HS cách tính điểm tổng kết ở bài tập 3. Điểm 15’ nhân hệ số 1; điểm 1 tiết nhân hệ số 2, điểm học kì nhân hệ số 3. Sau đó cộng tất cả các điểm đó rồi chia cho tổng hệ số. VD: =(8+7*2+9*2+10*3)/8.
Tuần: 8	Ngày soạn: 
Tiết: 16	Ngày dạy:	
 BÀI THỰC HÀNH 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM(T2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Biết nhập công thức vào ô tính.
- Biết sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán.
2. Kỹ năng
- Thực hành thành thạo các công thức tính toán trên trang tính.
- Biết lưu bảng tính vào trong máy.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ tự giác trong giờ học thực hành, ham học hỏi, khám phá bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên: Máy tính cài chương trình Excel, phần mềm Vietkey 2000 và bảng phụ.
2. Học sinh: Kiến thức bài cũ để thực hành.
 III. PHƯƠNG PHÁP
- Quan sát. Hoạt động cá nhân.
- Nêu vấn đề. Giải quyết vấn đề.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài mới: (40’)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: 
? Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
? Yêu cầu HS khởi động máy, mở Excel và nhập dữ liệu vào trong máy.
? Để tính số tiền trong sổ tiết kiệm là bao nhiêu em làm như thế nào?
- GV hướng dẫn cách tính số tiền trong sổ.
+ Số tiền tháng 1 = số tiền gửi + số tiền gửi x lãi suất.
+ Số tiền tháng 2 = số tiền gửi tháng trước + số tiền gửi tháng trước x lãi suất
? Từ đó gọi HS đứng tại chỗ đọc cách nhập công thức vào cột số tiền trong sổ.
? Yêu cầu HS nhập các công thức tính số tiền 
trong sổ. Sau khi tính xong so sánh kết quả với các máy bên cạnh.
? Ngoài cách tính sử dụng địa chỉ ô để tính ta còn cách tình nào khác không?
? Yêu cầu HS nhập công thức không sử dụng địa chỉ của ô để tính.
? Yêu cầu HS thay đổi lãi suất, quan sát kết quả và cho nhận xét.
- Sau khi tính xong yêu cầu HS lưu bảng tính với tên So tiet kiem.
- HS lắng nghe.
- HS khởi động máy, mở Excel và nhập dữ liệu vào trong máy.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS chú ý lắng nghe và quan sát lên bảng.
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- Mỗi HS lần lượt thực hiện và so sánh kết quả với các máy bên cạnh.
- HS suy nghĩ trả lời: ngoài cách tính sử dụng địa chỉ ô ta còn sử dụng số để tính.
- Từng HS thực hiện nhập công thức không sử dụng địa chỉ của ô để tính.
- HS thay đổi lãi suất, quan sát kết quả và trả lời: khi sử dụng địa chỉ của ô để tính thì kết quả tự động thay đổi còn khi không sử dụng địa chỉ của ô thì kết quả không thay đổi.
- HS lưu bảng tính với tên So tiet kiem.
Bài tập 3: Thực hành lập và sử dụng công thức.
- Trong ô E3 nhập:
=B2+B2*B3
- Trong ô E4 nhập:
=E3+E3*B3.
- Trong ô E14 nhập:
=E13+E13*B3
3. Củng cố (3’)
- GV nhận xét ý thức giờ làm bài thực hành của HS theo từng máy.
- Nhắc lại cách tính điểm tổng kết của HS và tính số tiền trong sổ.
- Nhấn mạnh trước khi nhập công thức ta phải gõ dấu =.
4. Dặn dò (1’)
- Về nhà thực hành (nếu có điều kiện)
- Để tính tổng và trung bình cộng ta làm thế nào?
Tuần: 9	Ngày soạn: 
Tiết: 17	Ngày dạy:	
 BÀI THỰC HÀNH 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM(T3)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Biết nhập công thức vào ô tính.
- Biết sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán.
2. Kỹ năng
- Thực hành thành thạo các công thức tính toán trên trang tính.
- Biết lưu bảng tính vào trong máy.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ tự giác trong giờ học thực hành, ham học hỏi, khám phá bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên: Máy tính cài chương trình Excel, phần mềm Vietkey 2000 và bảng phụ.
2. Học sinh: Kiến thức bài cũ để thực hành.
 III. PHƯƠNG PHÁP
- Quan sát. Hoạt động cá nhân.
- Nêu vấn đề. Giải quyết vấn đề.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài mới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: (40’)
? Yêu cầu HS mở 1 bảng tính mới và nhập bảng điểm của em như hình 27 – SGK/27?
? Để tính ĐTK ta làm như thế nào?
- Hướng dẫn HS nhập công thức tính điểm tổng kết vào cột G.
? Yêu cầu HS tính điểm tổng kết vào cột G.
- Quan sát và hướng dẫn HS nếu làm chưa đúng.
? Ngoài cách sử dụng địa chỉ ô để tính còn có cách tính nào khác không?
? Yêu cầu HS nhập số trực tiếp để tính?
? Yêu cầu HS thay đổi 1 điểm bất kì và nhận xét kết quả nhận được?
? Để kết quả đó đúng ta làm thế nào?
? Yêu cầu HS sửa công thức để có kết quả đúng.
- Sau khi HS thực hiện xong yêu cầu lưu bảng tính với tên Bang diem của em vào thư mục của mình.
- HS mở bảng tính mới và nhập bảng điểm của em vào trong máy.
- HS suy nghĩ trả lời:
điểm 15’ nhân hệ số 1, điểm 1 tiết nhân hệ số 2, điểm học kì nhân hệ số 3. Sau đó cộng tổng của các điểm này lại rồi chia cho tổng hệ số.
- HS chú ý lắng nghe.
- Từng HS lần lượt thực hiện tính điểm tổng kết dưới sự hướng dẫn và giám sát của GV
- HS suy nghĩ trả lời: dùng số trực tiếp để tính.
- Từng HS lần lượt thực hiện nhập số để tính.
- HS thay đổi 1 điểm bất kì và nhận xét kết quả: khi sử dụng địa chỉ ô thì kết quả tự động thay đổi còn khi dùng số trực 
tiếp để tính thì kết quả giữ nguyên.
- Để kết quả đó đúng ta phải sửa lại công thức.
- HS tiến hành sửa công thức.
- HS thực hiện lưu bảng tính vào trong máy với tên Bang diem của em.
Bài tập 4: Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức
- Trong ô G3 nhập:
=(C3+D3*2+E3*2+
F3*3)/8
- Trong ô G4 nhập:
=(C4+D4*2+E4*2+
F3*3)/8
- Trong ô G10 nhập:
=(C10+D10*2+E10*2+
F10*3)/8
3. Củng cố (3’)
- GV nhận xét ý thức giờ làm bài thực hành của HS theo từng máy.
- Nhắc lại cách tính điểm tổng kết của HS và tính số tiền trong sổ.
- Nhấn mạnh trước khi nhập công thức ta phải gõ dấu =.
4. Dặn dò (1’)
- Về nhà thực hành (nếu có điều kiện)
- Đọc bài 4 để giờ tới học.
- Để tính tổng và trung bình cộng ta làm thế nào?
Tuần: 9	Ngày soạn: 
Tiết: 18	Ngày dạy:	
Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN(T1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
2. Kỹ năng
- HS biết sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính toán trên trang tính.
3. Thái độ
- Nghiêm túc khi sử dụng phòng máy, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Phòng máy, giáo trình.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP
Trình bày trực quan - Vấn đáp - Thực hành.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức ( 1’ )
2. Kiểm tra bài cũ ( 5’ )
? Viết công thức tính trung bình cộng của các số sau: 24, 45, 76, 13
	GV quan sát học sinh thực hiện trên máy tính cá nhânà NX à cho điểm.
ĐVĐ: Ngoài cách tính trung bình cộng thông thường như trên, ta còn có thể sử dụng một số hàm có sẵn để tính được trung bình cộng, tính tổng
3. Bài mới ( 35’ )
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Hàm trong chương trình bảng tính(20’)
- GV: Giới thiệu về chức năng của Hàm cho HS hiểu.
- GV: Sử dụng tranh vẽ sẵn làm mẫu cho HS quan sát.
- GV: Lấy VD thực tế.
- GV: Lấy VD nhập số trực tiếp từ bàn phím.
- GV: Lấy VD nhập theo địa chỉ ô.
- Yêu cầu HS làm thử trên máy của mình.
- HS: Nghe và ghi chép.
- HS: Thực hành trên máy.
1. Hàm trong chương trình bảng tính
- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
- Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức.
 Ví dụ1: Tính trung bình cộng của: 3 ,4, 5.
C1: Tính theo công thức thông thường: =(3+4+5)/3
C2: Dùng hàm để tính: =AVERAGE(3,4,5)
VD2: Tính trung bình cộng của 3 số trong các ô A1, A5, A6:
=AVERAGE(A1,A5,A6)
* Hoạt ddoongj2: Cách sử dụng hàm(15’)
- GV: Chú ý cho HS cách nhập hàm nhập công thức trên bảng tính.
(Dấu = là ký tự bắt buộc)
GV: Thao tác trên máy chiếu cho HS quan sát.
- HS: Nghe và quan sát trên màn chiếu.
2. Cách sử dụng hàm
- Chọn ô cần nhập
- Gõ dấu =
- Gõ hàm theo đúng cú pháp 
- Gõ Enter.
4. Củng cố ( 3’ )
? Nêu cách sử dụng hàm đúng.
? Trong cách sử dụng hàm có gì giống với nhập công thức trên trang tính?
5. Dặn dò ( 1’ )
- Thực hành (nếu có điều kiện)
- Xem trước bài mới.
Tuần: 10	Ngày soạn: 
Tiết: 19	Ngày dạy:	
Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN(T2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.
2. Kỹ năng 
- HS biết sử dụng một số hàm đơn giản (AVERAGE, SUM, MIN, MAX) để tính toán trên trang tính.
3. Thái độ 
- Nghiêm túc khi sử dụng phong máy, có thái độ đúng đắn trong nhận thức về bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Phòng máy, giáo trình.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP
Trình bày trực quan - Vấn đáp - Thực hành.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức :(1’)
2. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra 15’)
3. Bài mới 
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Một số hàm trong EXCEL(30’)
GV: Giới thiệu một số hàm có trong bảng tính.
GV: Vừa nói vừa thao tác trên màn chiếu cho HS quan sát.
GV: Lưu ý cho HS: Có thể tính tổng của các số hoặc tính theo địa chỉ ô hoặc có thể kết hợp cả số và địa chỉ ô.
- Đặc biệt: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức.
(Các khối ô viết ngăn cách nhau bởi dấu “:”).
? Tự lấy VD tính tổng theo cách của 3 VD trên.
GV: Quan sát HS thực hành và giải đáp thắc mắc nếu có.
GV: Giới thiệu tên hàm và cách thức nhập hàm
- Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp.
- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.
- Lấy VD minh hoạ và thực hành trên màn chiếu cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.
GV Giới thiệu tên hàm và cách thức nhập hàm
- Giới thiệu về các biến a,b,c trong các trường hợp.
- Lấy VD minh hoạ và thực hành trên màn chiếu cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS tự lấy VD để thực hành.
HS: Quan sát và thực hiện luôn trên máy của mình.
HS: Tự lấy VD để thực hành.
- HS tự lấy VD để thực hành.
HS: tự lấy VD để thực hành.
- HS tự lấy VD để thực hành.
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính
a. Hàm tính tổng
- Tên hàm: SUM 
- Cách nhập:
=SUM(a,b,c,..)
Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ).
VD1: =SUM(5,7,8) cho kết quả là: 20.
VD2: Giả sử ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27, khi đó:
=SUM(A2,B8) đợc KQ: 32
=SUM(A2,B8,5) đợc KQ: 37
VD3: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức tính.
=SUM(B1,B3,C6:C12)= B1+B3+C6+C7+.+C12
b. Hàm tính trung bình cộng
- Tên hàm: AVERAGE
- Cách nhập:
=AVERAGE(a,b,c,.)
Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ).
VD1: =AVERGE(15,23,45) cho kết quả là: ( 15 + 23+ 45)/3.
VD2: Có thể tính trung bình cộng theo địa chỉ ô. =AVERAGE(B1,B4,C3)
VD3: Có thể kết hợp
=AVERAGE(B2,5,C3)
VD4: Có thể tính theo khối ô:
=AVERAGE(A1:A5,B6)= (A1+A2+A3+A4+A5+B6)/6
c. Hàm xác định giá trị lớn nhất
- Mục đích: Tìm giá trị lớn nhất trong một dãy số.
- Tên hàm: MAX
- Cách nhập:
=MAX(a,b,c,)
d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất:
- Mục đích: Tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số.
- Tên hàm: MIN
- Cách nhập: 
=MIN(a,b,c,)
4. Củng cố: (3’)
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi từ 1-3 ( SGK/Tr31)
5. Dặn dò: (1’)
- Thực hành lại trên máy tính nếu có điều kiện.
- Chuẩn bị cho tiết bài tập.
Tuần: 10	Ngày soạn: 
Tiết: 20	Ngày dạy:	
Bài thực hành 4
BẢNG ĐIỂM LỚP EM(T1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Dùng các hàm AVERAGE để tính toán
2. Kỹ Năng
- Sử dụng thành thạo hàm đã nêu trên.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong buổi thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Giáo trình, phòng máy, bảng phụ.
2. Học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP
Thực hành theo nhóm trên máy – GV kiểm tra, uốn nắn và cho điểm trực tiếp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: ( 1’ )
2. Kiểm tra bài cũ
(Kết hợp trong thực hành thực hành)
3. Bài mới ( 40’ )
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Bài tập 1(20’)
GV: Đưa nội dung yêu cầu trên bảng màn phụ.
a) Nhập điểm thi các môn của lớp tương tự như hình trên bảng phụ.
b) Sử dụng công thức thích hợp để tính điểm trung bình của các bạn lớp em trong cột điểm trung bình.
c) Tính điểm trung bình của cả lớp và ghi vào ô dưới cùng của cột điểm trung bình.
d) Lưu bảng tính với tên bảng điểm của lớp em.
HS: Quan sát trên bảng phụ.
1. Bài 1
Lập trang tính và sử dụng công thức
*

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Chuong_trinh_bang_tinh_la_gi.doc