Giáo án môn Tin học 7 - Tiết 17 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán

Bài 4. SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán.

- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như Sum (hàm tình tổng).

2. Kĩ năng

- Viết đúng cú pháp các hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.

3. Thái độ

- Học sinh nhận thức đước ưu điểm khi sử dụng hàm trong công thức, rèn luyện tư duy khoa học, tính chính xác, cẩn thận trong công việc

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1027Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 7 - Tiết 17 - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/ 2015
Ngày soạn: 24/10/ 2015
Tiết 17
Bài 4. SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS hiểu được hàm là công thức được định nghĩa từ trước, đồng thời hiểu được tác dụng của hàm trong quá trình tính toán. 
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như Sum (hàm tình tổng).
2. Kĩ năng
- Viết đúng cú pháp các hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
3. Thái độ
- Học sinh nhận thức đước ưu điểm khi sử dụng hàm trong công thức, rèn luyện tư duy khoa học, tính chính xác, cẩn thận trong công việc.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: sách, vở ghi, đọc trước bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ 
1. Nêu các bước sử dụng công thức trong ô tính và các kí hiệu toán học trong công thức?
2. Nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức?
Hãy tính tổng của các ô chứa dữ liệu trên?
3. Giáo viên giới thiệu bài
Nếu tính tổng của 1000 ô từ ô A1 đến A1000 ta làm như thế nào? 
Việc liệt kê như trên chắc chắn sẽ mất thời gian và có thể có sai sót. Vậy giải quyết vấn đề này như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Xét VD: 
Gọi HS nêu cách tính
Gọi HS nêu cách tính khác 
GV đưa ra cách tính bằng hàm
GV nhấn mạnh cách dùng hàm
Gọi HS nêu cách tính
Gọi HS nêu cách tính khác 
GV đưa ra cách tính bằng hàm
Hàm là gì, hàm được dùng để làm gì?
HS trả lời
GV chốt vấn đề 1
Gọi HS nêu cách tính theo công thức
GV phân tích
GV đưa ra cách tính bằng hàm
Gọi HS nhận xét về cách sử dụng hàm trong các ví dụ trên
Sử dụng hàm trong công thức có lợi ích gì?
GV chiếu trang tính HS có chứa công thức và kết quả
Em có nhận xét gì về cách nhập hàm trong ô tính?
So sánh cách nhập hàm và công thức?
GV giới thiệu cho HS về hàm SUM và cách sử dụng.
GV gọi HS xác định hàm đẻ tính và các biến 
HS trả lời
GV phân tích thêm về các biến
Gọi HS tính
Gọi HS tính cho HS tiếp theo
Gọi HS đọc đề bài
HS khác trả lời
HS nhận xét
Gọi HS đọc đề bài
HS khác trả lời
HS nhận xét
Hoạt động nhóm (nhóm nhỏ)
Nhóm 1 trả lời
Nhóm khác nhận xét và nêu kết quả của nhóm mình
HS đọc đề bài
Bài toán yêu cầu tính gì?
Sử dụng hàm gì và các biến của nó
HS trả lời
Gv hướng dẫn HS làm bài tập
HS làm Bài tập
1. Hàm trong chương trình bảng tính.
Xét ví dụ 1:
Hãy tính trung bình của ba số theo trang tính sau:
=(3+10+2)/3
=(A1+A2+A3)/3
=Average(3,10,3)
=Average(A1,A2,A3)
=Average(A1:A3)
Ví dụ 2: 
Tính tổng giá trị các ô A1, A2, A3, A4, A5
= A1 + A2 + A3 + A4 + A5
=Sum(A1, A2, A3, A4, A5)
=Sum(A1: A5)
- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể
Ví dụ 3: Tính tổng giá trị các ô từ ô A1 đến ô A1000
= A1+A2+A3+.+A1000
=Sum(A1: A1000)
- Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
2. Cách sử dụng hàm
VD: Tính giá trị trung bình ba số trong ô A1, A2, A3 trong bảng tính sau
- Chọn ô cần nhập
- Gõ dấu bằng
- Gõ hàm theo đúng cú pháp của nó 
- Nhấn Enter.
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính
a, Hàm tính tổng
- Tên hàm: Sum
- Hàm Sum được nhập vào ô tính như sau:
=Sum(a, b, c,)
Trong đó a, b, c, là các biến đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của ô tính. Số lượng các biến là không hạn chế.
Ví dụ: Cho trang tính như sau. Hãy tính tổng điểm cho các Học sinh có trong danh sách.
Tại các ô từ ô F3 đến F12 ta lần lượt gõ công thức
=Sum(1, 6, 9) cho kết quả là 19
=Sum(C3, D3, E3) cho kết quả là 19
=sum(C3: E3)
Bài tập
1. Trong chương trình bảng tính có công cụ để thực hiện tính toán theo công thức được định nghĩa sẵn. Công cụ đó chính là
	A. Định dạng	
	B. Chú thích
	C. Hàm	
	D. Phương trình
2. Công thức tính tổng nào sau đây là đúng(với a, b, c là các biến)
	A. =sum(a,b,c,...)
	B. =sum(a+b+c+...)
	C. =sum(a;b;c)
	D. =sum(a,b,c)
3. Giả sử em có khối A1: A5 lần lượt chứa các số 5, 7,15, 21, 10. Hãy cho biết kết quả của hàm tính tổng sau: 
A. =SUM(A1, A3:A5) 
B. =SUM(A1:A5) 
C. =SUM(A2,A3,12)
D.=SUM(A1:A3,20)
4. Cho trang tính như sau. 
a) Đặt các công thức tính tổng theo tháng tương ứng
b) Trong cột Tổng theo người bán đặt các công thức tính tổng các tháng theo từng người bán hàng
3. Củng cố
	- GV hệ thống lại kiến thức
- GV yêu cầu HS trả lời câu 1 SGK/31
4. Hướng dẫn tự học
- Làm bài tập 2 SGK/31; 4.1, 4.2 SBT/20
- Đọc tiếp phần còn lại, giờ sau học tiếp phần còn lại tại phòng máy chiếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Su_dung_cac_ham_de_tinh_toan_moi.doc