Giáo án môn Tin học 7 - Trường THCS Nam Thái

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính điện tử trong đời sống và học tập.

- Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính.

- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính.

2. Kỹ năng:

- Biết cách nhập, sửa dữ liệu trên trang tính, gõ dữ liệu trên trang tính và di chuyển trên trang tính.

3.Thái độ:

- Cảm nhận được vai trò của ứng dụng tin học trong cuộc sống.

- Có lòng yêu thích môn học.

4. Năng lực

 - Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán

 

doc 91 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 7 - Trường THCS Nam Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng thực tế của các biểu thức toán học và thấy được sức mạnh của máy tính trong tính toán.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
- SGK, giáo án, máy chiếu
2/ Học sinh:
- SGK, vở ghi.
- Học bài cũ, xem trước nội dung bài học.
III/ Các bước lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
(1) Trả lời bài tập 1 (24-SGK)
(2) Trả lời bài tập 2 (24-SGK)
3/ Nội dung bài giảng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV đưa ra ví dụ:
? Để tính tổng điểm của các bạn em sẽm làm như thế nào? (GV gọi học sinh lên bảng thực hiện).
- Bạn thực hiện như thế là đúng nhưn nếu cô muốn thay đổi một điểm nào đó thì khi đó ta phải gõ lại công thức đúng không? Vậy làm thế nào để bảng tính tự thay đôi kết quả khi ta thay đổi giá trị của phép toán không.
- Em hãy nhắc lại địa chỉ của ô?
- GV thực hiện lại ví dụ trên bằng cách nhập địa chỉ của ô để học sinh quan sát kết quả và quan sát sự thay đổi của kết quả khi thy đổi giá trị của phép toán.
- GV lấy ví dụ và gọi học sinh lên thực hiện, HS khác quan sát và rút ra nhận xét:
VD1: Ô A1 có nội dung “Hà Nội”, ô B1 nhập công thức =A1+1.
VD2: Ô A1 có nội dung 12, ô B1 nhập công thức =A1+B1.
- Quan sát
- Lên bảng thực hiện.
= 8+8
=5+7
=9+7
- Trả lời: là tên của cột và hàng tương ứng với ô đó nằm trên.
- Quan sát để thấy sự khác biệt khi sử dụng địa chỉ trong công thức.
3) Sử dụng địa chỉ trong công thức
- Có thể sử dụng dữ liệu có trong ô của trang tính thông qua địa chỉ của ô.
Khi dùng địa chỉ ô thay cho các giá trị của ô, giá trị của biểu thức sẽ thay đổi khi giá trị của ô tham gia biểu thức thay đổi.
* Chú ý:
- Cần chú ý đến kiểu dữ liệu của ô khi dùng địa chỉ ô trong công thức
- Không được sử dụng ô một cách đệ quy (Ví dụ trong ô A1 không thể nhập công thức =A1+1)
4/ Củng cố:
- Biết cách sử dụng địa chỉ của ô trong công thức.
	Chọn đáp án đúng
Câu 1: Để ính tổng hai ô A1 và A2 rồi nhân với B1, công thức nào sau đây là đúng?
	A. (A1+A2)*B1	B. =(A1+A2)*B1	C.=(A1+A2)B1	D.=A1+A2*B1.
	Đáp án: B
Câu 2: Trong số các công thức sau công thức nào đúng khi nhập vào một ô trong trang tính?
	A. (A1+1)*A2^2+5	B.=2A1+A2^2
	C. =(A1^2+A2^2)^2	D. (A1+A2)^2+3
	Đáp án: C
5/ Bài tập về nhà:
- Học bài, làm bài tập 3, 4(24-SGK)
- Xem trước nội dung bài thực hành 3.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của BGH
TUẦN 8
Ngày soạn: /10/2013
Ngày dạy: /10/2013
Tiết 15 - Bài thực hành 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Năm được khái niệm công thức trong Excel.
2/ Kỹ năng:
- Nhập được các công thức vào bảng tính.
3/ Thái độ:
- Rèn luyện kỹ năng thao tác và thực hành trên máy tính.
- Giáo dục tư duy chuyển đổi giữa lý thuyết và áp dụng thực tế.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
- GSK, giáo án, phòng máy, máy chiếu và một số bài tập liên quan.
2/ Học sinh:
- SGK, vở ghi, học bài, xem trước nội dung bài học.
III/ Các bước lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
Sĩ số: /.
Số học sinh vắng:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu rõ yêu cầu của bài tập 1 và nhắc lại những yêu cầu chính cần đạt được của bài tập này.
- Trước khi bắt đầu làm bài tập giáo viên yêu cầu:
+ Một bạn lên bảng viết lại kí hiệu của các phép toán sử dụng trong bảng tính?
+ Một bạn đứng tại chỗ cho biết công thức khác biểu thức thông thường ở chỗ nào? Và công thức trong bảng tính bắt đầu bằng cái gì?
- GV chú ý và nhấn mạnh một số lỗi học sinh cần chú ý.
- GV yêu cầu học sinh thực hiện các phép toán. GV đi từng bàn kiểm tra các phép toán mà học sinh thực hiện.
- GV yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 2 và cho biểu yêu cầu của bài tập 2?
- GV yêu cầu học sinh nhập dữ liệu vào bảng tính của mình (giống hình 25)
- GV làm mẫu một công thức bất kỳ để học sinh quan sát. Sau đó yêu cầu học sinh thực hành làm với các công thức giống như hình trang 26.
- GV đi từng bàn kiểm tra kết quả học sinh thực hiện.
- GV yêu cầu học sinh thay đổi giá trị của các ô chứa dữ liệu và nêu nhận xét.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài tập:
+ Khở động Excel.
+ Sử dụng công thức để tính giá trị các phép toán trên trang tính.
- Trả lời:
+ Cộng (+); phép trừ (-); Phép nhân (*); Phép chia (/); Phép luỹ thừa (^); Phép phần trăm(%)
+ Các công thức đều bắt đầu bởi dấu “=”
- Nghe, ghi chép.
- Thực hành (10’)
- Học sinh đứng tại chỗ nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- Nhập dữ liệu vào bảng tính vào các ô như hình mẫu.
- Thực hành
- Khi thay đổi của các ô chứa dữ liệu thì giá trị của các ô công thức cũng thay đổi theo.
1) Bài tập 1: Nhập công thức (20’)
- Công thức bắt đầu bằng dấu bằng “=”
- Để nhận các công thức vào trong ô tính chính xác , ta phải chuyển đổi từ công thức thông thường thành công thức của bảng tính (Excel)
Phép cộng (+); Phép trừ (-); Phép nhân (*); Phép chia (/); Phép luỹ thừa (^); Phép phần trăm (%).
- Các phép toán trong ngoặc đơn được thực hiện trước, rối đến phép luỹ thừa, tiếp theo là phép nhân , chia và cuối cùng là các phép cộng, trừ.
- Nếu độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết số (có dấu ###). Thì khi đó ta tăng độ rộng của cột ra.
2) Bài tập 2: Tạo trang tính và nhập công thức (20’)
Yêu cầu:
- Nhập dữ liệu cho một số ô tính như hình 25/SGK-25.
- Nhập các công thức vào các ô như hình SGK-26.
Thực hiện:
- Nhập dữ liệu vào bảng tính.
- Nhập các công thức vào các ô tính tương ứng như bảng trang 26
Kết quả:
4/ Củng cố:
- Nhận xét về giờ thực hành.
5/ Bài tập về nhà:
- Học bài.
- Bạn nào nhà có máy tính thì về nhà thực hành lại các bài tập vừa học.
- Xem trước nội dung và yêu cầu cảu bài tập 3, 4 trong bài thực hành 3.
IV/ Rút kinh nghiệm:
TUẦN 8
Ngày soạn: /10/2013
Ngày dạy: /10/2013
Tiết 16 - Bài thực hành 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Năm được khái niệm công thức trong Excel.
2/ Kỹ năng:
- Nhập được các công thức vào bảng tính.
- Lập được bảng điểm theo yêu cầu.
3/ Thái độ:
- Rèn luyện kỹ năng thao tác và thực hành trên máy tính.
- Giáo dục tư duy chuyển đổi giữa lý thuyết và áp dụng thực tế.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
- GSK, giáo án, phòng máy, máy chiếu và một số bài tập liên quan.
2/ Học sinh:
- SGK, vở ghi, học bài, xem trước nội dung bài học.
III/ Các bước lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài tập.
- Gv yêu cầu học sinh nhập dữ liệu như hình 26.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh công thức tính tiền hàng tháng.
- GV hướng dẫn học sinh các nhập công thức dựa trên địa chỉ các ô.
- GV yêu cầu học sinh thực hành tính tiền trong tháng (GV đi từng bàn quan sát quá trình thực hiện của học sinh)
- GV yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 4 và nêu yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu học sinh lưu bảng tính và nhập dữ liệu giống hình 27/SGK-27.
(Không nhập điểm tổng kết)
- GV hướng dẫn học sinh cách tính điểm tổng kết và để học sinh tự nhập công thức vào các ô tương ứng.
- Gv đi từng bàn quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Đọc SGK, nêu yêu cầu của thực tập.
- Nhập dữ liệu.
- Nghe, ghi chép công thức tính.
- Quan sát giáo viên thực hiện.
- Thực hành.
- Đọc nội dung bài tập và nêu yêu cầu.
- Thực hành.
- Nghe, thực hiện nhập công thức tính điểm tổng kết
Thực hành tính điểm tổng kết.
3) Bài tập 3: Thực hành lập và sử dụng công thức (20’)
Yêu cầu:
- Nhập dữ liệu như bảng 26/SGK-26.
- Tính số tiền trong sổ cho tất cả các tháng sao cho khi thay đổi số tiền gửi ban đầu và lãi suất thì không cần phải thay đổi công thức.
Tính số tiền hàng tháng:
- Tiền tháng 1=Tiền gửi+Tiền gửi x Lãi xuất
- Tiền tháng 2=Tiền tháng 1+Tiền tháng 1 x Lãi xuất
- Tiền tháng 3=Tiền tháng 2+Tiền tháng 2 x Lãi xuất
.
Kết quả tương ứng là:
4) Bài tập 4 : Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức (20’)
Yêu cầu:
- Tạo một bảng điểm giống hình 27/SGK-27.
- Tính điểm tổng kết theo từng môn học.
- Lưu bảng tính với tên “Bang diem cua em”
Xây dựng công thức tính điểm tổng kết như sau:
Điểm tổng kết =(Điểm KT15 phút +Điểm KT 1 tiết lần 1 x 2 + Điểm KT 1 tiết lần 2 x 2 Điểm KT học kì x 3)/8
4/ Củng cố: - Đánh giá, nhận xét về giờ thực hành.
 (1) Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ các ô thay vì giá trị trực tiếp trong công thức là gì?
Trả lời: Khi sử dụng địa chỉ của ô, nếu thay đổi giá trị của ô thì không cần thay lại công thức, kết quả của ô chứa công thức sẽ được tự động cập nhập.
(2) Công thức trong bảng tính khác biểu thức bình thường ở chỗ nào?
	Trả lời: Công thức trong bảng tính luôn bắt đầu bởi dấu “=” và được viết trên một dòng từ trái sang phải.
5/ Bài tập về nhà:
- Làm lại bài tập 3, 4 hôm nay
- Xem trước Bài 4 “Sử dụng các hàm để tính toán”
IV/ Rút kinh nghiệm:
Duyệt của BGH
TUẦN 9
Ngày soạn: /10/2013
Ngày dạy: /10/2013
Tiết 17 - Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Hiểu khái niệm hàm trong trang tính.
2/ Kỹ năng: - Biết cách sử dụng hàm để tính toán.
3/ Thái độ: - Học sinh hiểu được lợi ích của các hàm và ứng dụng của nó trong thực tế.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: - SGK, giáo án, máy chiếu.
2/ Học sinh: - SGK, vở ghi.
 - Học bài cũ, xem trước nội dung bài học.
III/ Các bước lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
(1) Nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô trong công thức.
(2) Phân biệt sự khác nhau giữa ô có công thức và ô không có công thức?
3/ Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV dẫn dắt: Trong bài trước các em đã biết các tính toán với công thức trên trang tính. Có những công thức rất đơn giản nhưng cũng có những công thức rất phức tạp không thể dùng công thức thông thường mà phải dùng hàm trong quá trình tính toán.
- GV giới thiệu về khái niệm hàm.
- GV lấy ví dụ:
VD1: Tính tổng
Để tính tổng của 3 số trên + nhập công thức:
 = (3+10+2)
Hoặc =(A1+ A2+A3) 
+ Sử dụng hàm:
 =SUM(3,10,2)
Hoặc =SUM(A1,A2,A3)
Hoặc =SUM(A1:A3)
VD2: Tính trung bình cộng
(Ví dụ 1/SGK-28)
? Từ ví dụ trên em có nhận xét gì về lợi ích khi sử dụng hàm?
- Từ ví dụ trên gv nhấn mạnh: Mỗi hàm có một cú pháp riêng, do đó ngoài việc nhớ tên hàm , chúng ta cần phải nhớ cú pháp của hàm sử dụng.
- GV yêu cầu học sinh quan sát:
Khi gõ hàm thì bên dưới sẽ xuất hiện cú pháp của hàm đó.
? Hàm gồm mấy thành phần đó là những thành phần nào?
- Hãy nêu lại các bước nhập công thức vào ô tính?
- Hàm là một thành phần của công thức, do đó hàm luôn nằm trong công thức. Việc nhập hàm cũng tương tự như nhập công thức.
(GV làm mẫu cho hs quan sát)
- GV chú ý: Để nhập hàm ta có 2 cách:
Cách 1: Gõ trực tiếp hàm từ bàn phím
Cách 2: Chọn lệnh Insert-> Function
Hoặc nút Insert Function
- GV làm ví dụ để học sinh quan sát(thực hiện cả 2 cách)
- Nghe, ghi chép.
- Quan sát.
-> Sử dụng hàm giúp ta tính toán dễ dàng hơn.
- Nghe, ghi nhớ.
- Quan sát.
-> hàm gồm 2 thành phần
- Trả lời:
+ Chọn ô cần nhập công thức
+ Gõ dấu =
+ Nhập công thức
+ Nhấn phím Enter để kết thúc.
- Nghe, quan sát, ghi chép.
- Nghe, ghi chép.
- Quan sát.
1) Hàm trong chương trình bảng tính
- Hàm là một công thức được định nghĩa trước.
- Hàm được sử dụng để tính toán với các giá trị dữ liệu cụ thể.
- Sử dụng hàm sẽ giúp cho chương trình dễ dang và linh hoạt hơn.
- Hàm gồm 2 thành phần:
+ Tên hàm: Không phần biệt chữ hoa và chữ thường.
+ Tham số: Nằm trong cặp dấu ngoặc đơn ngay sau tên hàm. Các tham số các nhau bởi dấu phẩy.
2) Cách sử dụng hàm
- Nhập hàm vào ô tính:
Bước 1: Chọn ô cần nhập hàm
Bước 2: Gõ dấu =
Bước 3: Nhập hàm theo đúng cú pháp.
Bước 4: Nhấn phím Enter để kết thúc
4/ Củng cố:
- Hiểu được khái niệm hàm sử dụng trong trang tính.
- Biết cách nhập hàm vào ô tính.
- làm bài tập 1/SGK-31
5/ Bài tập về nhà:
- Học bài.
- Xem trước nội dung phần 3 “Một số hàm trong chương trình bảng tính”
IV/ Rút kinh nghiệm:
TUẦN 9
Ngày soạn: /10/2013
Ngày dạy: /10/2013
 Tiết 18 - Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức..
2/ Kỹ năng:
- Biết cách tính toán các biểu thức kết hợp các hàm, sử dụng linh hoạt địa chỉ ô, địa chỉ khối dữ liệu trong trang tính.
	3/ Thái độ:
- Học sinh hiểu được lợi ích của các hàm và ứng dụng của nó trong thực tế.
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
- SGK, giáo án, máy chiếu.
2/ Học sinh:
- SGK, vở ghi.
- Học bài cũ, xem trước nội dung bài học.
III/ Các bước lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV đưa ra một dãy số:
+ Hãy tính tổng của dãy số trên?
+ Tính trung bình cộng của dãy số trên?
+ Tìm số lớn nhất trong dãy số trên?
+ Tìm số nhỏ nhất trong dãy số trên?
-> GV hướng dẫn học sinh cách thực hiện để giải quyết từng câu hỏi.
* Tính tổng (Sử dụng hàm SUM)
? Để tính tổng của dãy số trên em sẽ làm như thế nào?
( Phân nhóm và yêu cầu học sinh viết tất cả các cách tính ra kết quả)
-> GV nhận xét và đưa ra cú pháp của hàm tính tổng.
*Tính trung bình cộng (hàm AVERAGE)
? Để tính trung bình cộng của dãy số trên em sẽ làm như thế nào?
( Phân nhóm và yêu cầu học sinh viết tất cả các cách tính ra kết quả)
-> GV nhận xét và đưa ra cú pháp của hàm tính trung bình cộng.
* Tính giá trị lớn nhất (MAX)
- Thông thưởng để tìm số lớn nhất trong một dãy số em làm như thế nào?
- GV nhận xét: Nếu làm như vậy thì sẽ rất mất thời gian và thường không chính xác khi dãy số dài hay là số thập phân. Để tìm số lớn nhất một cách chính xác ta sử dung tới một hàm. Ta gọi là hàm tìm số lớn nhất.
- GV cho ví dụ: cho dãy số 12, 10, 52
- GV làm mẫu để học sinh quan sát cách tìm số lớn nhất. Sau đó yêu cầu học sinh hãy nhắc lại các bước thực hiện.
- GV yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện tìm số lớn nhất trong dãy số đã cho.
* Tính giá trị nhỏ nhất (MIN)
- Cũng giống như tìm giá trị lớn nhất của dãy số. Để tìm giá trị nhỏ nhất của dãy số ta thay hàm MAX bằng hàm MIN.
GV đưa ra công thức của hàm xác định giá trị nhỏ nhất.
- GV yêu cầu học sinh tìm số nhở nhất của dãy số và gọi một học sinh lên bảng thực hiện.
- Quan sát ví dụ và đọc yêu cầu cần thực hiện.
- Chia nhóm và tính.
- Nghe, ghi chép
- Chia nhóm và tính.
- Nghe, ghi chép
-> Em so sanh từng số để tìm ra số lơn nhất.
Quan sát giáo viên làm mẫu và đưa ra thao tác thực hiện.
- Lên bảng thực hành. Học sinh khác thực hành dưới máy của mình
Nghe, ghi chép.
Thực hành
3) Một số hàm trong chương trình bảng tính
a) Tính tổng(Hàm SUM)
- Dùng để tính tổng của một dãy các số
- Cú pháp: 
SUM(a, b, c,)
Chú ý: a, b, c,..có thể là giá trị sô cụ thể hoặc là địa chỉ ô, địa chỉ của khối ô cần tính tổng.
-> Kết quả tính tổng: 380
b) Tính trung bình cộng (hàm AVERAGE)
- Dùng để tính trung bình cộng của một dãy các số
- Cú pháp: 
AVERAGE (a, b, c,)
Chú ý: a, b, c,..có thể là giá trị sô cụ thể hoặc là địa chỉ ô, địa chỉ của khối ô cần tính trung bình cộng.
-> Kết quả tính TBC: 38
c) Hàm xác định giá trị lớn nhất
- Dùng để xác định giá trị lớn nhất của một dãy các số.
- Cú pháp: 
MAX (a, b, c,)
Chú ý: a, b, c,..có thể là giá trị sô cụ thể hoặc là địa chỉ ô, địa chỉ của khối ô tính.
-> Kết quả tính : 100
d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất
- Dùng để xác định giá trị nhỏ nhất của một dãy các số.
- Cú pháp: 
MIN (a, b, c,)
Chú ý: a, b, c,..có thể là giá trị sô cụ thể hoặc là địa chỉ ô, địa chỉ của khối ô tính.
-> Kết quả tính :5
4/ Củng cố:
	+ Cần biết cách sử dụng một số hàm đơn gian: SUM, AVERAGE, MAX, MIN.
	+Hiểu được cú pháp và ý nghĩa các tham số của các hàm.
5/ Bài tập về nhà:
- Ôn bài; làm bài tập 2,3/SGK-31
IV/ Rút kinh nghiệm:
Duyệt của BGH
TUẦN 10
Ngày soạn: /10/2015
Ngày dạy: /10/2015
Tiết 19 - Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
I/ Mục tiêu:
-Nắm được khái niệm công thức hàm trogn Excel.
- Sử dụng thành thạo các hàm đơn giản đã học.
 - Rèn luyện kỹ năng thao tác và thực hành trên máy tính.
- Giáo dục tư duy sử dụng các hàm có sẵn, đơn giản hoá việc tính toán.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác, công nghệ TT và TT
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy, máy chiếu.
2/ Học sinh: SGK, vở ghi, học bài.
III/ Các bước lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV chia nhóm học tập
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK và đưa ra yêu cầu cần thực hiện trong bài tập 1,3.
- GV hướng dẫn học sinh giải quyết từng việc trong bài tập này.
- GV yêu cầu học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Thực hiện theo từng bước đã nêu.
- Đưa ra yêu cầu cần thực hiện.
- Nghe, ghi chép.
- Thực hành.
1) Bài tập 1+ Bài tập 3
Yêu cầu:
- Mở bảng tính “Danh sach lop em” đã lưu trong bài thực hành 1.
- Nhập điểm các môn như hình 30 trang 34/SGK.
- Sử dụng công thức tính điểm TB của các bạn trong lớp
- Tính điểm trung bình của cả lớp và ghi ô dưới cùng của cột Điểm trung bình.
- Sử dụng hàm tính trung bình cộng để tính lại Điểm trung bình cộng của từng bạn và của cả lớp.
- Hãy so sánh hai cách với nhau.
- Sử dụng hàm MAX, MIN xác định điểm trung bình cao nhất và thấp nhất.
- Lưu lại với tên “Bang diem lop em”.
a) Mở bảng tính và nhập dữ liệu:
- Mở bảng tính.
- Nhập dữ liệu như hình 30
b) Tính “điểm trung bình” (Không có hệ số)
 - Sử dụng công thức: 
 =(C3+D3+E3)/3
 =(F3+F4+F5+F6+F7+F8+F9+F10
+F11+F12+F13+F14+F15)/13
- Sử dụng hàm:
 =Average(C3:E3)
=Average(F3:F15)
- So sánh cách sử dụng công thức và cách sử dụng hàm.
c) Xác định điểm trung bình cao nhất và thấp nhất.
- XĐ điểm trung bình cao nhất:
=MAX(F3:F15)
- XĐ điểm trung bình thấp nhất:
=MIN(F3:F15)
d) Lưu lại bảng tính với tên “Bang tinh lop em.
Kết quả tham khảo:
4/ Củng cố:
- Nắm vững cách nhập dữ liệu.
- Thao tác thành thạo việc nhập công thức và hàm .
5/ Bài tập về nhà: Làm lại bài tập đã làm ở lớp.
IV/ Rút kinh nghiệm:
TUẦN 10
Ngày soạn: /10/2015
Ngày dạy: /10/2015
Tiết 20 - Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
I/ Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm công thức hàm trogn Excel.
- Sử dụng thành thạo các hàm đơn giản đã học.
- Rèn luyện kỹ năng thao tác và thực hành trên máy tính.
- Giáo dục tư duy sử dụng các hàm có sẵn, đơn giản hoá việc tính toán.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác, công nghệ TT và TT
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: SGK, giáo án, phòng máy, máy chiếu.
2/ Học sinh: SGK, vở ghi, học bài.
III/ Các bước lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Nội dung bài giảng:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv yêu cầu học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài tập 2.
- Giống như bài tập 1. GV yêu cầu học sinh thực hành
- GV yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn học sinh cách thực hiện.
- Gv yêu cầu học sinh dựa vào hướng dẫn của GV để thực hiện.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Thực hành.
- Nêu yêu cầu.
- Nghe, ghi chép.
- Thực hành
2) Bài tập 2:
Yêu cầu:
- Mở bảng tính “So theo doi the luc” của bài thực hành 2.
- Tính chiều cao trung bình và cân nặng trung bình của các bạn trong lớp.
- Lưu bài làm.
Kết quả tham khảo:
3) Bài tập 4: Lập trang tính và sử dụng hàm SUM
Yêu cầu:
- Lập bảng tính như hình 31/SGK-35.
- Sử dụng hàm thích hợp để tính tổng giá trị sản xuất của từng năm.
- Tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm theo từng ngành.
- Lưu bảng tính với tên “Gia tri san xuat”
Hướng dẫn thự hiện:
- Nhập dữ liệu như hình 31/SGK.
- Tính tổng giá trị sản xuất (Ta sử dụng hàm SUM)
=Sum(B4:D4)
- Tính giá trị sản xuất trung bình theo từng ngành:
=average(B4:B9)
=average(C4:C9)
=average(D4:D9)
- Lưu bảng tính.
Kết quả tham khảo:
4/ Củng cố:
- Thành thạo cách nhập công thức.
- Sử dụng hàm trong công thức.
5/ Bài tập về nhà:
- Thực hành lại bài tập 2, 4.
- Đọc trước bài 5 SGK.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Duyệt của BGH
TUẦN 11
Ngày soạn: /10/2015
Ngày dạy: /11/2015
Tiết 21 - BÀI TẬP
I/ Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học.
- Áp dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi và bài tập.
- Nghiêm túc, có ý thức trong quá trình học tập.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác, công nghệ TT và TT
II/ Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
 - SGK, giáo án, tltk.
2/ Học sinh:
 - SGK, vở ghi.
III/ Các bước lên lớp:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV gọi học sinh lên bảng để trả lời các câu hỏi:
(1) Ô tính đang được chọn có gì khác biệt so với các ô tính khác?
(2) Nêu vị trí và công dụng của hộp tên?
(3) Chữa bài 4/SGK-35
-> GV chữa bài cho học sinh.
- Gv đưa ra bài tập.
Yêu cầu: 2 bài tập 1, 2 về nhà làm. cả lớp làm bìa tập 3. Một bạn lên bảng làm bìa tập 3.
- GV quan sát học sinh làm bài . chữa bài làm của học sinh trên bảng.
Lên bảng trả lời:
-> Ô được chọn có viền đậm bao quanh.
-> Hộp tên nằm ở bên trái thanh công thức. Hiển thị địa chỉ ô đang được kích hoạt.
-> Lên bảng làm bài.
- Làm bài tập 3:
I) Chữa bài tập
Bài tập 4: Lập trang tính và sử dụng hàm SUM
Yêu cầu:
- Lập bảng tính như hình 31/SGK-35.
- Sử dụng hàm thích hợp để tính tổng giá trị sản xuất của từng năm.
- Tính giá trị sản xuất trung bình trong sáu năm theo từng ngành.
- Lưu bảng tính với tên “Gia tri san xuat”
Hướng dẫn thự hiện:
- Nhập dữ liệu như hình 31/SGK.
- Tính tổng giá trị sản xuất (Ta sử dụng hàm SUM)
=Sum(B4:D4)
- Tính giá trị sản xuất trung bình theo từng ngành:
=average(B4:B9)
=average(C4:C9)
=average(D4:D9)
- Lưu bảng tính.
* Tổng giá trị sản xuất của vùng theo từng năm:
- Tại ô E4:
= sum(B4,C4,D4) Enter
- Tại ô E5:
= sum(B5,C5,D5) Enter
- Tại ô E6:
= sum(B6,C6,D6) Enter
- Tại ô E7:
= sum(B7,C7,D7) Enter
- Tại ô E8:
= sum(B8,C8,D8) Enter
- Tại ô E9:
= sum(B9,C9,D9) Enter
* Giá trị sản xuất trung bình trong 6 năm của từng ngành:
- Tại ô B10:
=average(B4:B9) Enter
- Tại ô C10:
=average(C4:C9) Enter
- Tại ô D10:
=averageĐ4DD9) Enter
=> Kết quả:
II) Bài tập
1) Biết rằng trên trang tính chỉ có một ô tính được kích hoạt. Giả sử ta chọn một khối , ô tính nào được kích hoạt trong các ô của khối đó?
2) Nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Chuong_trinh_bang_tinh_la_gi.doc