Giáo án môn Tin học khối 6 - Tiết 44 - Bài 15: Chỉnh sửa văn bản

Tiết số: 44

 Bài 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:

1. Về kiến thức: đạt cái gì?.

- Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: Xóa, chèn thêm văn băn.

- Biết cách chọn phần văn bản.

2. Về kỹ năng: luyện đến đâu?.

- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản.

- Thực hiện các thao tác: Xóa, chèn thêm văn bản

3. Về thái độ: ý thức học như thế nào? Rèn luyện tinh cách gì?.

- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.

- Tích cực tham gia xây dựng bài.

II. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

Những phương pháp gợi ý:

- Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề;

- Thảo luận nhóm;

- Thuyết trình;

- Phân tích, tổng hợp;

 

doc 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 6 - Tiết 44 - Bài 15: Chỉnh sửa văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ....../....../20....... 
Ngày dạy : ....../....../20.......
Lớp dạy : 6....
Tuần : 22
GIÁO ÁN
Tiết số: 44
 Bài 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1. Về kiến thức: đạt cái gì?....
- Biết các thao tác biên tập văn bản đơn giản: Xóa, chèn thêm văn băn.
- Biết cách chọn phần văn bản.
2. Về kỹ năng: luyện đến đâu?...
- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
- Thực hiện các thao tác: Xóa, chèn thêm văn bản
3. Về thái độ: ý thức học như thế nào? Rèn luyện tinh cách gì?.....
- Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần học hỏi, sáng tạo.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
II. PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Những phương pháp gợi ý:	
- Nêu vấn đề-giải quyết vấn đề;
- Thảo luận nhóm;
- Thuyết trình;
- Phân tích, tổng hợp;
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Công tác chuẩn bị của giáo viên:
- Tài liệu giảng dạy: Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập.
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, website, ...
- Chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: Cái gì? Phương tiện gì? Ai bảo đảm?
2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị kiến thức (hướng dẫn học sinh từ giờ trước): Học bài cũ, xem trước bài mới trước khi đến lớp.
- Chuẩn bị tài liệu học tập; thí nghiệm, thực hành, dụng cụ học tập: Sách giáo khoa, sách bài tập và đồ dùng học tập.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định tổ chức (Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở tác phong, vệ sinh....) 
- Thời gian: 1 phút. 
(Chú ý ghi trên bảng Sĩ số, có mặt, vắng mặt, có lí do, không lí do)
2. Kiểm tra bài cũ (Thời gian: 5 phút):
- Nội dung, câu hỏi kiểm tra là gì?
	+ Câu 1: Chọn câu trả lời đúng:
	Để lưu văn bản vào đĩa, em sử dụng nút lệnh nào?
	a. Save 
	b. Open 
	c. New 
	Trả lời: a. Save 
	+ Câu 2: Trong phần mềm Microsoft Word, hãy cho biết 2 nút lệnh sau dùng để làm gì? 
	 (Copy):
	(Paste):
	Trả lời: (Copy): Sao chép văn bản
	 (Paste): Dán văn bản
	+ Câu 3: Nêu ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính.
	Trả lời: 1. Có nhiều kiểu chữ rất đẹp.
	 2. Chỉnh sửa văn bản một cách dễ dàng và nhanh chóng.
 	 3. Trình bày lúc nào cũng được.
	 4. Chèn thêm hình ảnh minh họa
	 5. Lưu trữ và phổ biến.
	 6. Có nhiều công cụ hỗ trợ.
- Phương pháp kiểm tra? Kiểm tra miệng( vấn đáp).
- Đánh giá, cho điểm?
3. Bài mới (Thời gian: 30 phút): 
 Dẫn nhập vào bài
(Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....)
- GV: Trước khi vào bài mới các em hãy nhìn văn bản sau và so sánh cho cô.
- HS: Trả lời
- GV: Hỏi trong lớp có em nào còn có ý kiến nào khác không. Sau đó GV chốt lại và vào bài mới.
 Nội dung mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
NỘI DUNG CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: (Chia theo thời gian) Xóa và chèn thêm văn bản:
GV: Chiếu hình bàn phím trên Silde. Đặt câu hỏi: Để xóa kí tự ta sử dụng phím nào?
GV: Nhận xét
GV: Phím Backspace xóa kí tự ở phía nào của con trỏ soạn thảo?
GV: Phím Backspace xóa kí tự ở phía nào của con trỏ soạn thảo?
GV: Nhận xét
GV: Cho ví dụ ghi trên bảng. 
- Ví dụ 1: “Trời nắmhng”. Yêu cầu xóa “m” và “n”
của từ nắng.
=> Lúc đó con trỏ soạn thảo tại ví trí giữa chữ “m” và “n”.
GV: Xóa là một thao tác loại bỏ dữ liệu. Đôi khi do nhầm lẫn hay vội vàng chúng ta thường xóa đi những dữ liệu có ích, vì thế các em hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi xóa một nội dung gì.
GV: Tuy nhiên nếu nội dung chúng ta trình bày cảm thấy thiếu sót, em có thể thêm vào phần văn bản đã soạn thảo một nội dung mới đầy đủ hơn bằng cách chèn vào đoạn văn bản đó.
GV: Nêu cách chèn nội dung.
GV: Lấy ví dụ 1 ở trên. Ta muốn thêm “n” vào từ “nắg” thì làm thế nào?
HS: Quan sát hình trên Sildư và trả lời: Để xóa kí tự trong văn bản, ta dùng phím: Backspace hoặc Delete.
HS: Quan sát, chú ý lắng nghe.
HS: Phím Backspace: xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo.
HS: Phím Delete: xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Ghi chép nội dung chính.
HS: Quan sát, chú ý lắng nghe.
HS: Trình bày.
HS: Nêu cách chèn nội dung, ghi nhớ nội dung chính.
HS: Trả lời.
a, Xóa:
* Xóa văn bản
 - Backspace: xóa ký tự trước con trỏ soạn thảo.
- Delete: xóa ký tự sau con trỏ soạn thảo.
* Chú ý: Kiểm tra kĩ nội dung trước khi xoá.
b, Chèn:
* Chèn thêm văn bản
- Di chuyển con trỏ soạn soạn vào vị trí cần chèn và gõ thêm nội dung vào.
Hoạt động 2: (Chia theo thời gian) Chọn phần văn bản:
GV: Vậy nếu muốn xóa phần văn bản lớn hơn thì làm thế nào? Đây chính là nội dung của mục chọn phần văn bản.
GV: Như ở các tiết học trước, để chọn bất kì một thư mục nào ta thực hiện thao tác gì?
GV: Nhận xét: Tương tự ở đây cũng vậy nhưng trong bài này là chọn phần văn bản, đây là chọn những đối tượng lớn hơn (cả một câu, hoặc là một đoạn, không phải là một đối tượng như đã học trong chương trước).
GV: Vì vậy các em phải thực hiện chính xác từng đối tượng.
GV: Để xóa một đoạn văn bản thì ta phải làm thế nào?
GV: Nhận xét.
GV: Hướng dẫn học sinh cách chọn văn bản.
+ Nháy chuột vào vị trí đầu.
+ Kéo thả chuột đến vị trí cuối đoạn văn cần chọn.
GV: Giới thiệu thêm cách chọn văn bản bằng cách kết hợp chuột và bàn phím.
+ Đưa con trỏ chuột vào vị trí đầu.
+ Giữ phím Shift và nháy chuột vào cuối đoạn văn cần chọn.
GV: Yêu cầu HS lên thực hành.
* Lưu ý: Nếu quá trình thực hiện bị sai ta có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu bằng cách nháy lệnh Undo trên thanh công cụ.
GV: Chiếu ví dụ trên Silde và đặt câu hỏi cho các em.
HS: Lắng nghe hướng dẫn, quan sát SGK
HS: Nháy chuột chọn vào thư mục đó.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Chú ý lắng nghe. 
HS: Chọn đoạn văn bản cần xóa.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Ghi bài vào vở.
HS: Chú ý lắng nghe, quan sát.
HS: Thực hành trên máy.
HS: Quan sát và trả lời.
- Đưa con trỏ chuột vào vị trí đầu rồi thực hiện kéo chuột đến cuối đoạn văn bản cần chọn và thả chuột.
* Lưu ý: Nếu quá trình thực hiện bị sai hoặc không như ý muốn ta có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu bằng cách nháy lệnh Undo trên thanh công cụ.
4. Củng cố kiến thức và kết thúc bài (Thời gian: 8 phút)
(Củng cố kiến thức, kiểm tra/đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh theo mục tiêu bài học)
- Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài giảng.
- Đưa ra một số câu hỏi bài tập, trắc nghiệm trên Silde.
- Yêu cầu học sinh lên thực hiện xóa và chèn văn bản.
* Ghi nhớ:
5. Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh (Thời gian: 1 phút)
(Câu hỏi, bài tập, chuẩn bị thí nghiệm, thực hành,) 
- Về nhà học bài cũ.
- Làm bài tập SGK và SBT
- Đọc bài đọc thêm 7 (Sách giáo khoa trang 82)
- Xem trước nội dung còn lại của bài “CHỈNH SỬA VĂN BẢN”.
6. Rút kinh nghiệm sau tiết giảng (chỉ áp dụng khi dự giờ đánh giá, thanh tra, thao giảng hoặc dự giờ đột xuất):
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
	 NGƯỜI SOẠN 
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Thục Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 15 Chinh sua van ban_12237389.doc