Giáo án môn Vật lí lớp 7 năm 2015 - Phản xạ âm - Tiếng vang

Bài 14 : PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG

A. Mục tiêu :

 1. Kiến thức:

 - Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.

 - Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt).

 - Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm.

 - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, hợp tác nhóm,thuyết trình, tự giải quyết vấn đề, kĩ năng thực hành.

 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Giáo viên: Chuẩn bị nội dung bài học bằng powerpoint.

 2. Học sinh : - Học bài, chuẩn bị bài.

 - Đồ dùng trò chơi “điện thoại” .

 - Mảnh mút hoặc xốp.

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí lớp 7 năm 2015 - Phản xạ âm - Tiếng vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 15
NS: 27 - 11 - 2015
NG: 2 - 12 - 2015
 Bài 14 : PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG
A. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
 - Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.
 - Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt).
 - Kể tên một số ứng dụng của phản xạ âm.
 2. Kĩ năng: 
 - Rèn khả năng tư duy từ các hiện tượng thực tế, từ các thí nghiệm. 
 - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, hợp tác nhóm,thuyết trình, tự giải quyết vấn đề, kĩ năng thực hành. 
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên: Chuẩn bị nội dung bài học bằng powerpoint.
 2. Học sinh : - Học bài, chuẩn bị bài. 
 - Đồ dùng trò chơi “điện thoại” .
 - Mảnh mút hoặc xốp.
C. Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động 1( 7 phút )
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
2) Kiểm tra bài cũ :
HS 1: Âm có thể truyền qua được những môi trường nào và âm không thể truyền qua được môi trường nào ? So sánh vận tốc truyền âm trong chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Trả lời: 
 -Âm có thể truyền được qua môi trường chất rắn, lỏng, khí và âm không truyền được trong chân không
 - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. 
 HS 2: Bài 13.4 Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, các em có thể biết được khoảng cách từ mình đến chỗ sét đánh là bao nhiêu không cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s?
Bài giải
T óm t ắt 
v = 340 m/s
t = 3 s 
 s = ?
 Khoảng cách từ mình đến chỗ sét đánh là:
 s = v . t = 340 x 3 = 720 m
 đ/s: 720 m
Kiểm tra các nhóm: Bài 13.5: Kiểm tra đồ dùng trò chơi “điện thoại” của các nhóm.
GV cho HS các nhóm thử và nhận xét kết quả các nhóm.
 3) Bài mới :
Tổ chức tình huống học tập GV chiếu hình ảnh mưa sấm sét 
 Trong cơn dông. khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là tiếng sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền? Để giải thích được hiện tượng này ta cùng nghiên cứu tiết 15 bài 14 “ Phản xạ âm - Tiếng vang “ 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt 
Hình thành
và phát
triển năng lực
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu âm phản xạ và tiếng vang:( 13 phút )
Cho HS đọc thông báo SGK trang 40. Chiếu 14.1
Âm dội lại khi gặp một mặt chắn được gọi là gì?
Ta nghe được tiếng vang khi nào?
Yêu cầu thảo luận trả lời câu C1?
GV: Chiếu h.a hang động và rừng cần bảo vệ.
Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu C2?
Cho đại diện các nhóm trình bày.
Yêu cầu học sinh đọc đề câu C3?
GV gợi ý:
Tổng quãng đường âm truyền từ người đến tường rồi phản xạ trở lại liên hệ như thế nào với vận tốc và thời gian truyền âm?
Trong công thức trên t = ? Vì sao?
Cho HS các nhóm thảo luận làm bài.
Yêu cầu đại diện HS lên trình bài.
Cho HS nhóm khác nhận xét. GV chốt kết quả.
Y/c HS điền vào kết luận.
Dựa vào c3 cho HS tìm cách kiểm tra lớp học ( nhà mình )
có tiếng vang ?
 Cho đại diện HS xác định.
GV chiếu H/a rạp hát.
Tích hợp: Khi thiết kế các rạp hát, cần có biện pháp để tạo ra độ vọng hợp lí để tăng cường âm, nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe không rõ, gây cảm giác khó chịu.
Vậy các kĩ sư đãn có biện pháp nào để giải quyết vấn đề này? Ta cùng sang phần II.
 Hoạt động 3 : Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. :( 10 phút )
- Cho HS đọc mục II tr 41 trong SGK.
- GV chiếu thí nghiệm h14.2 cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? 
Vật như thế nào thì phản xạ âm kém?
Em có thể kiểm tra điều này bằng cách nào? Cho HS dùng dụng cụ sẵn có để kiểm tra.
Cho HS trả lời câu C4?
Hoạt động 4 : Vận dụng 
( 10 phút )
 - Gọi lần lượt cá nhân HS trả lời các câu C5, C6, C7 trong SGK.
 - Chiếu h/a các phòng nhạc.
 Chiếu h/a Tay khum có tác dụng gì?
Hoạt động 5: ( 5 phút)
4.Củng cố Y/c HS trả lời câu 8 giải thích tại sao em chọn đáp án a?
Chiếu h/a cây xanh. Cây xanh có tác dụng gì?
Tích hợp bảo vệ cây xanh.
Yêu cầu HS trả lời câu mở bài:
Trong cơn dông. khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là tiếng sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền?
Y/c HS đọc phần có thể em chưa biết.
Chiếu sơ đồ tư duy.
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học thuộc bài
 - Hoàn thành các câu từ C1 -> C8 trong SGK vào vở bài tập
 - Làm bài tập 14.1à 14.6 /SBT. 
 - Chuẩn bị bài: “Chống ô nhiễm tiếng ồn”
Cá nhân HS nghiên cứu SGK trang 40. Trả lời câu hỏi của GV.
Âm dội lại khi gặp một mặt chắn được gọi là âm phản xạ.
Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến tai chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây
C1: -Ta nghe tiếng vang từ giếng nước sâu, ở vùng có núi, phòng rộng... 
- Tiếng vang ở vùng có núi. Vì ta phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm truyền đến núi rồi dội trở lại đến tai ta.
- HS các nhóm thảo luận cử đại diện trình bày.
C2: Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát ra và âm phản xạ từ tường cùng một lúc nên nghe to hơn.
 TL C3: 
Tổng quãng đường = Vận tốc ´ Thời gian: s = v.t
t = 1/15 giây, vì ta nghe được tiếng vang
HS các nhóm thảo luận làm bài cử đại diện nhóm lên trình bài.
a/ Trong cả 2 phòng đều có âm phản xạ.Vì ở trong phòng nhỏ âm phản xạ từ tường của phòng và âm nói ra đến tai em gần như cùng lúc. 
 b/ S = v.t
 Khoảng cách giữa người nói và bức tường :
 S = v.t = 340 m/s . 1/30s = 11,3m
Cá nhân HS điền vào kết luận: Có tiếng vang khi ta nghe thấy âm phản xạ cách âm phát ra một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
HS xác định k/c bức tường so với 11,3m. và kết luận.
Đọc mục II tr 41 trong SGK.
Quan sát thí nghiệm.trả lới câu hỏi của GV.
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).
 - Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
HS thảo luận tìm cách: Có thể dùng ống bơ để nói vào và âm phát rakhi ống bơ không có gì và cho vào ống bơ mảnh mút.
HS trả lời
C4: 
 + Vật phản xạ âm tốt : mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch
 + Vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. 
Cá nhân HS tự trả lời C5, C6, C7
+ C5: làm tường sần sùi , treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang® Âm nghe được rõ hơn.
 + C6: để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn.
 + C7: giải thích với HS tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Vậy âm đi từ mặt nước xuống đáy biển thời gian 0,5s. Tính độ sâu của biển (gần đúng)
v = 1500 m/s ; t = 0,5s ; S = ?
 v = S/t => S = v.t = 1500 m/s . 0,5s = 750m
 + C8: Cho HS thảo luận chọn câu C8 (a,b,d)
 VD: Trồng cây xung quanh bệnh viện để âm truyền đến gặp lá cây bị phản xạ ra nhiều hướng ® âm truyền đến bệnh viện giảm đi.
 HS suy nghĩ trả lời:
- Tiếng sấm rền chính là âm phản xạ của tiếng sấm khi gặp các mặt chắn khác nhau như các đám mây, mặt đất dội lại đến tai ta sau các khoảng thời gian khác nhau.
HS đọc phần có thể em chưa biết.
trả lời nội dung sơ đồ tư duy.
Ghi nhớ GV hướng dẫn
I/ Âm phản xạ – Tiếng vang :
Âm dội lại khi gặp một mặt chắn được gọi là âm phản xạ.
Ta nghe được tiếng vang khi âm phản xạ đến tai chậm hơn âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây
Khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang là 11,33m
II/ Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém.
 - Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém)
 - Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. 
III. Vận dụng
Ứng dụng của âm phản xạ:
Xác định độ sâu của biển.
Thiết kế rạp hát, phòng hòa nhạc phù hợp.
NL; quan sát, phân tích, tổng hợp
thuyết 
trình,
phân 
tích,
giải 
quyết
vấn đề. 
NL hợp 
tác 
nhóm.
NL; quan sát, phân tích, tổng hợp
thuyết 
trình,
phân 
tích,
giải 
quyết
vấn đề. 
NL hợp 
tác nhóm.
NL; quan sát, phân tích, tổng hợp
thuyết 
trình,
phân 
tích,
giải 
quyết
vấn đề. 
V/Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 14 Phan xa am Tieng vang_12267280.docx