Giáo án môn Vật lý - Bài 4: Biểu diễn lực

I . Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

- Nêu được lực là một đại lượng vectơ

2. Kĩ năng:

- Biểu diễn được lực bằng vectơ.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, tự giác, có ý thức xây dựng bài, có hứng thú học tập.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên:

- Chuần bị nội dung bài giảng và các tài liệu liên quan.

2. Học sinh :

- Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1379Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý - Bài 4: Biểu diễn lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 04 Ngày soạn : 11/09/2015
Tiết : 04 	 Ngày dạy : /09/2015
BÀI 4: BIỂU DIỄN LỰC
I . Mục tiêu : 
1.Kiến thức : 
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được lực là một đại lượng vectơ
2. Kĩ năng: 
- Biểu diễn được lực bằng vectơ.
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, tự giác, có ý thức xây dựng bài, có hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: 
- Chuần bị nội dung bài giảng và các tài liệu liên quan.
2. Học sinh : 
- Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
8A4
8A5
8A6
2. Kiểm tra bài cũ : 
- ? Phân biệt chuyển động đều với chuyển động không đều, cho ví dụ và viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới:
- Để kéo được cái bàn từ cửa lớp vào đến lớp giả sử mất 1 lực là 200N, làm thế nào để biểu diễn được lực kéo đó.=> Bài mới
- Hs lắng nghe
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức về lực
- Yêu cầu HS nhắc lại:
? Kết quả gây ra do lực tác dụng 
- Cho HS làm C1
- GV nhận xét, nhắc lại và giới thiệu phần 2.
- Yêu cầu HS nhắc lại:
? Kết quả gây ra do lực tác dụng 
- Cho HS làm C1
- GV nhận xét, nhắc lại và giới thiệu phần 2.
- Yêu cầu HS nhắc lại:
? Kết quả gây ra do lực tác dụng 
- Cho HS làm C1
- GV nhận xét, nhắc lại và giới thiệu phần 2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực
- GV đưa ra các yếu tố của lực và giới thiệu đại lượng véc tơ.
- Trong các đại lượng
 ( vận tốc, khối lượng, trọng lượng,khối lượng riêng ) đại lượng nào cũng là 1 đại lượng véc tơ? Vì sao?
- Yêu cầu HS nêu ra các yếu tố của lực.
- Khi bểu diễn một lực ta phải biểu diễn như thế nào?
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách biểu diễn lực 
Nhấn mạnh: Phải thể hiện đủ 3 yếu tố.
- GV lấy ví dụ mịnh hoạ.
- Gọi HS lên bảng chỉ ra các yếu tố của lực ở hình 4.3 SGK
- HS ghi nhớ
- Vận tốc và trọng lượng vì nó có đủ các yếu tố của lực: độ lớn , phương, chiều.
- Muốn biểu diễn lực ta cần:
+ Xác định điểm đặt.
+ Xác định phương và chiều.
+ Xác định độ lớn và lực theo tỉ lệ xích.
- HS theo dõi và làm theo.
II – Biểu diễn lực
1. Lực là một đại lượng véc tơ vì vừa có độ lớn, phương, chiều và điểm đặt.
2. Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ.
a, Cách biểu diễn:
Lực được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật.
- Phương và chiều là phương và chiều của lực tác dụng.
- Độ dài mũi tên biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.
b, Kí hiệu của véc tơ lực là
F, độ lớn của lực là F
Hoạt động 3: Vận dụng
? Yêu cầu HS thực hiện câu C2 và C3
Hướng dẫn hs trả lời.
Gọi hs trả lời.
C2: 
P
C3: 
a. : Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, cường độ lực F1= 20N.
b. : Điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2 = 30N.
c. : Điểm đặt tại C, phương nghiêng một góc 30o so với phương nằm ngang, chiều hướng lên, cường độ F3 = 30N.
III – Vận dụng 
P
C2:
P = 40N 
 F = 5000N
C3. 
a. : Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, cường độ lực F1= 20N.
b. : Điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2 = 30N.
c. : Điểm đặt tại C, phương nghiêng một góc 30o so với phương nằm ngang, chiều hướng lên, cường độ F3 = 30N.
IV. Củng cố: 
 - Đọc ghi nhớ SGK ?
 - Lực được biểu diễn như thế nào.
 - Lực là một đại lượng có hướng hay vô hướng.
V. Hướng dẫn về nhà:
 -Về học bài, làm các bài tập trong SBT. 
 - Làm bài tập và đọc trước nội dung bài mới.
VI: RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docly8tuan4t04.doc