Giáo án Mỹ thuật - Lớp 5 ( Dạy theo phương pháp Đan Mạch) - Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu, vẽ tĩnh vật

Thứ 4 ngày 30 tháng 3 năm 2016

Mỹ thuật:Lớp 5:( Dạy theo phương pháp Đan Mạch)

Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu,vẽ tĩnh vật

Tích hợp các bài 20, bài 24, bài 28 và bài 32 (4 tiết)

(Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Học sinh hiểu đặc điểm, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm, hình dáng của mẫu.

- Kĩ năng: Học sinh biết cách vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật; vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu theo quan sát và cảm nhận riêng.

- Thái độ: Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích; phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân khi giao tiếp, đánh giá kết quả học tập.

II. Đồ dùng:

- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu,

- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở thực hành Mĩ thuật,

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 8 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật - Lớp 5 ( Dạy theo phương pháp Đan Mạch) - Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu, vẽ tĩnh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 30 tháng 3 năm 2016
Mỹ thuật:Lớp 5:( Dạy theo phương pháp Đan Mạch)
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu,vẽ tĩnh vật
Tích hợp các bài 20, bài 24, bài 28 và bài 32 (4 tiết)
(Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Học sinh hiểu đặc điểm, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm, hình dáng của mẫu.
- Kĩ năng: Học sinh biết cách vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật; vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu theo quan sát và cảm nhận riêng.
- Thái độ: Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích; phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân khi giao tiếp, đánh giá kết quả học tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, 
- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở thực hành Mĩ thuật, 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề “Vẽ tranh tĩnh vật”.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận.
2. Các hoạt động chính:
2.1. Hoạt động 1: Trải nghiệm (3 phút)
* Mục tiêu: Học sinh hiểu đặc điểm, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm, hình dáng của mẫu.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên trình chiếu (gắn bảng) các hình ảnh về các mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật. Yêu cầu học sinh quan sát và nêu nhận xét.
- Học sinh quan sát và nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Kĩ năng sáng tạo (28 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết cách vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng vở thực hành Mĩ thuật để thực hiện các yêu cầu của bài 20, bài 24, bài 28 và bài 32.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên:
+ Các nhóm học sinh trung bình, yếu: thực hiện bài 20 và bài 24.
- Học sinh cần vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc màu, vẽ cây đơn giản; biết sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
+ Các nhóm học sinh khá: thực hiện bài 24 và bài 28.
- Học sinh cần vẽ được vẽ cây đơn giản; vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu; biết sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu, màu sắc phù hợp.
+ Các nhóm học sinh giỏi: thực hiện bài 28 và bài 32.
- Học sinh cần vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu; vẽ được hình và vẽ màu theo mẫu; biết sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu, màu sắc phù hợp.
- Giáo viên khuyến khích học sinh giỏi sau khi thực hiện xong đến giúp đỡ những bạn khác.
- Học sinh giỏi sau khi thực hiện xong đến giúp đỡ những bạn khác.
- Giáo viên chốt nội dung.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm kịp, giáo viên yêu cầu thực hiện tiếp vào tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
_______________________________________________
Tích hợp các bài 20, bài 24, bài 28 và bài 32 (4 tiết)
(Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Học sinh hiểu đặc điểm, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm, hình dáng của mẫu.
- Kĩ năng: Học sinh biết cách vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật; vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu theo quan sát và cảm nhận riêng.
- Thái độ: Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích; phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân khi giao tiếp, đánh giá kết quả học tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, 
- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở thực hành Mĩ thuật, 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.3. Hoạt động 3: Vẽ biểu cảm (25-30 ph)
* Mục tiêu: Học sinh vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen; phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích.
* Cách tiến hành:
E Bước 1. Vẽ mù (không nhìn giấy):
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự mình nhớ lại và vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật.
- Học sinh vẽ tập trung trong vòng 10-15 phút. Mắt của các em nhìn tới đâu thì tay cầm bút vẽ trên giấy theo các bộ phận mắt quan sát. Học sinh cố gắng không nhìn vào giấy và đưa nét vẽ liền mạch khi vẽ. Học sinh vẽ từ 3- 4 tờ với một mẫu.
- Giáo viên duy trì không khí tập trung và hỗ trợ các em khi gặp khó khăn bằng một số câu gợi mở:
E Bước 2. Thảo luận về các đường nét biểu cảm:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đính các bức vẽ của mình trên tường.
- Giáo viên yêu cầu các em cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy” hoặc vẽ cách điệu.
- Học sinh đính các bức vẽ của mình trên tường.
- Học sinh cùng nhau xem tranh, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm vẽ tranh qua hoạt động “Vẽ không nhìn giấy” hoặc vẽ cách điệu.
- Giáo viên gợi ý bằng một số câu hỏi:
+ Chúng ta vừa làm gì? Các em có thích bài tập này không? Tại sao?
+ Các em vẽ có giống mẫu không?
+ Bức tranh nào vẽ chi tiết nhất? Hiệu quả của những chi tiết này là gì?
+ Có ai “gian lận” trong quá trình vẽ không? Làm thế nào em nhận ra điều đó? 
+ Qua hoạt động này, chúng ta đã được hình thành kĩ năng nào?
E Bước 3. Thể hiện tranh biểu đạt bằng màu sắc:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn, điều chỉnh các tranh đã vẽ cho phù hợp với biểu cảm mà các em muốn thể hiện.
- Học sinh lựa chọn, điều chỉnh các tranh đã vẽ cho phù hợp với biểu cảm mà mình muốn thể hiện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ màu vào bức vẽ đã chọn.
- Giáo viên khuyến khích học sinh lựa chọn chất liệu, màu sắc phù hợp để vẽ nhằm tăng tính biểu cảm. 
- Giáo viên đi và quan sát cả lớp, giúp học sinh yếu.
- Giáo viên đặt câu hỏi để giúp các em lựa chọn được màu sắc và nội dung đạt chất lượng.
- Học sinh vẽ màu vào bức vẽ đã chọn.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
_______________________________________
Tích hợp các bài 20, bài 24, bài 28 và bài 32 (4 tiết)
(Tiết 3)
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Học sinh hiểu đặc điểm, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm, hình dáng của mẫu.
- Kĩ năng: Học sinh biết cách vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật; vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu theo quan sát và cảm nhận riêng.
- Thái độ: Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích; phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân khi giao tiếp, đánh giá kết quả học tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, 
- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở thực hành Mĩ thuật, 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.4. Hoạt động 4: Vẽ cùng nhau; tạo hình nhân vật biểu cảm (30 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết cách vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật; vẽ màu theo quan sát và cảm nhận riêng; phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân khi giao tiếp, đánh giá kết quả học tập.
* Cách tiến hành:
E Bước 1. Vẽ theo quan sát:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các vật mẫu để vẽ cá nhân.
- Trên cơ sở những bức vẽ ở tiết trước, giáo viên yêu cầu học sinh tô màu vào các đồ vật đã vẽ.
- Học sinh quan sát các vật mẫu để vẽ cá nhân.
- Học sinh tô màu vào các đồ vật đã vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày tranh của mình trên tường theo thứ tự 1, 2, 3, 4... theo chiều ngang, mỗi học sinh có số hình a, b, c, d... theo chiều dọc
- Học sinh trưng bày tranh của mình trên tường của lớp học.
- Học sinh tạo một ngân hàng các bức vẽ về các đồ vật có 2 hoặc 3 vật mẫu.
E Bước 2. Vẽ theo nhóm:
- Giáo viên chia nhóm học sinh theo sở thích.
- Học sinh lập nhóm.
- Yêu cầu các nhóm dùng các họa tiết trang trí đường diềm, hình vuông, hình tròn đã vẽ để trang trí một số vật dụng (khăn, áo, quả bóng, mặt bàn, ).
- Các nhóm thảo luận, sáng tạo ra những vật dụng có trang trí các họa tiết vừa vẽ.
E Bước 3. Tạo “Cửa hàng” đồ lưu niệm:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận để tìm phương án sắp xếp các đồ dùng trong cửa hàng của mình.
- Học sinh thảo luận để tìm phương án sắp xếp các đồ dùng trong cửa hàng của mình sao cho bắt mắt.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm hoàn chỉnh các đồ vật của mình để tiết sau trưng bày.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Nếu các nhóm chưa làm xong thì sẽ thực hiện tiếp ở tiết sau.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
_________________________________
Tích hợp các bài 20, bài 24, bài 28 và bài 32 (4 tiết)
(Tiết 4)
I. Mục tiêu: 
- Kiến thức: Học sinh hiểu đặc điểm, tỉ lệ, đậm nhạt, đặc điểm, hình dáng của mẫu.
- Kĩ năng: Học sinh biết cách vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật; vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu theo quan sát và cảm nhận riêng.
- Thái độ: Học sinh phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích; phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân khi giao tiếp, đánh giá kết quả học tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Phiếu nhóm, bút dạ, bút sáp, chì màu, 
- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, vở thực hành Mĩ thuật, 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (2 phút):
- Giáo viên yêu cầu Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết.
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập.
- Trưởng ban văn nghệ bắt nhịp bài hát cho cả lớp cùng hát đầu tiết.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
2. Các hoạt động chính (tiếp theo):
2.4. Hoạt động 4: Phân tích, diễn giải (10 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết thảo luận, đánh giá về sản phẩm của bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý để học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh sắp xếp, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát sản phẩm của nhóm bạn, thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
- Các nhóm chọn sản phẩm của nhóm bạn để thảo luận, nhận xét, đánh giá.
+ Những hình ảnh chồng chéo ở những vị trí xa, gần khác nhau tạo ra không gian ba chiều ?
+ Không gian trong tranh gần hay xa? 
+ Các dáng hoạt động của các đồ vật trong bức vẽ như thế nào?
2.5. Hoạt động 5: Giao tiếp, đánh giá (20 ph)
* Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét, tự đánh giá và đánh giá bài bạn.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
õ Lưu ý: Giáo viên chú ý đến việc sử dụng những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ mĩ thuật như không gian ba chiều, gần, xa, ...
- Các nhóm thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình.
- Học sinh đặt câu hỏi cho nhóm bạn:
+ Hình ảnh này thể hiện điều gì?
+ Mối quan hệ giữa những nhân vật trong hình ảnh là gì? 
+ Các hoạt động trong tranh là hoạt động gì? Trong bối cảnh không gian nào?
- Giáo viên khuyến khích mỗi nhóm học sinh trình bày câu chuyện của mình giống như một vở kịch ngắn. Từ một vị trí, hình dáng cố định trong tranh, các em sẽ tự tìm ra cách biểu cảm, hành động khác và thay đổi vị trí nhân vật tạo cách sắp đặt bố cục khác để thể hiện xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
- Học sinh suy nghĩ, vận dụng khi ở nhà.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
- Dẫn dắt từ chủ đề “Vẽ tranh tĩnh vật” sang chủ đề “Em trong cuộc sống”.
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh dọn dẹp, vệ sinh lớp học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12262771.doc