Giáo án Sinh học 11 - Bài 32: Tập tính ở động vật

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này học sinh có thể:

1. Kiến thức

- Nêu được một số hình thức học tập ở động vật

- Liệt kê và lấy được một số ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.

- Nêu được ví dụ về hiểu biết tập tính vào đời sống và sản xuất.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.

- Kỹ năng làm việc độc lập và hoạt động nhóm.

3. Thái độ

 Bảo vệ động vật, tạo môi trường sống đa dạng cho sinh vật.

II. Phương pháp

- Vấn đáp

- Diễn giảng

- Trực quan

- Hoạt động nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 15876Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Bài 32: Tập tính ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 32. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT(tt)
Tuần: 27
Tiết: 33
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
Kiến thức
- Nêu được một số hình thức học tập ở động vật
- Liệt kê và lấy được một số ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.
- Nêu được ví dụ về hiểu biết tập tính vào đời sống và sản xuất.
Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.
- Kỹ năng làm việc độc lập và hoạt động nhóm.
3. Thái độ
 Bảo vệ động vật, tạo môi trường sống đa dạng cho sinh vật.
Phương pháp 
Vấn đáp
Diễn giảng
Trực quan
- Hoạt động nhóm.
Phương tiện
- Giáo viên: Hình 32.1, 32.2 SGK phóng to.	
- Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp(1’): Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(5’): 
- Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính học được. Cho ví dụ.
- Nêu cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
3.Vào bài mới: 
*Mở bài(1’): Tập tính ở động vật có thay đổi không? Chúng ta có thể ứng dụng những hiểu biết của động vật vào mục đích gì? 
*Tiến trình bài học
F Hoạt động 1: (8’) IV. Một số hình thức học tập của động vật.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
IV. Một số hình thức học tập của động vật.
1. Quen nhờn:
- Là hình thức học tập đơn giản nhất
- ĐV phớt lờ, không trả lời lại kích thích nhiều lần nếu như kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.
 2. In vết:
- Động vật non có tính bám và đi theo vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên.
 3. Điều kiện hoá đáp ứng: ( Điều kiện hoá kiểu Paplôp)
- Là hình thức học tập được hìnht hành từ các mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kt đông thời.
 4. Điều kiện hoá hành động: (ĐK hoá kiểu Skinnơ)
- Là kiểu liên kết một hành vi của động với một phần thưởng (hoặc phạt) , sau đó ĐV chủ động lặp lại các hành vi đó.
 5. Học ngầm: 
- Là kiểu học không ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Khi có nhu cầu thì kiến thức đó lại tái hiện lại, giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự.
 6. Học khôn.
- Là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. 
- ? Ở động vật có những hình thức học tập nào? 
- Chia lớp thành 4 nhóm : mỗi nhóm trao đổi tìm đặc điểm và cho ví dụ khác SGK về các hình thức học tập ở động vật.
- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Phân tích từng ví dụ ở các nhóm cho và rút ra nhận xét. 
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục trao đổi để trả lời câu lệnh SGK.
- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Phân tích và nhận xét.
- Quen nhờn ; In vết ; Điều kiện hóa: kiện hóa hành động, điều kiện hóa đáp ứng; Học ngầm ; Học khôn
- Trao đổi nhóm và hoàn thành yêu cầu của GV.
- Đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Chú ý lắng nghe.
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Chú ý.
F Hoạt động 2: (8’) V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.
1. Tập tính kiếm ăn
- Tác nhân kích thích: Hình ảnh, âm thanh, mùi phát ra từ con mồi.
 - Chủ yếu là tập tính học được. Động vật có hệ thần kinh càng phát triển thì tập tính càng phức tạp.
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Dùng chất tiết, phân hay nước tiểu đánh dấu lãnh thổ. Chiến đấu quyết liệt khi có đối tượng xâm nhập.
 - Bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
3. Tập tính sinh sản.
- Tác nhân kích thích: Môi trường ngoài ( thời tiết, âm thanh, ánh sáng, hay mùi do con vật khác giới tiết ra.. ) và môi trường trong ( hoocmôn sinh dục ).
- Ve vãn, tranh giành con cái, giao phối, chăm sóc con non.
- Tạo ra thế hệ sau, duy trì sự tồn tại của loài.
4. Tập tính di cư
- Định hướng nhờ vị trí mặt trăng, mặt trời, các vì sao, địa hình, từ trường, hướng dòng chảy.
- Tránh điều kiện môi trường không thuận lợi.
5. Tập tính xã hội.
 Tập tính vị tha bao gồm: 
- Tập tính thứ bậc.
- Tập tính vị tha.
- Yêu cầu HS nêu một số tập tính kiếm ăn, săn mồi ở động vật? Cho biết: Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi mồi, giết con mồi như thế nào?.
- ? Động vật bảo vệ lãnh thổ như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với đời sống động vật? 
- Yêu cầu HS nêu một số tập tính liên quan đến sinh sản ở động vật? Động vật ve vãn, dành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con non như thế nào?.
- ? Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bằng cách nào?
- ? Thế nào là tập tính xã hội? Tập tính xã hộ có ý nghĩa gì trong đời sống của động vật?
- Nhận xét và khái quát kiến thức.
- Dựa vào thông tin SGK và kiến thức thực tế, trao đổi và trả lời.
- Bảo vệ bằng cách chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
- Trả lời.
- Di cư do thời tiết thay đổi, do nguồn thức ăn cạn kiệt,
- Trả lời.
- Chú ý.
F Hoạt động 3: (8’) VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất.
- Lợi dụng tập tính của động vật để diệt trừ sâu hại trong nông, lâm nghiệp.
- làm thay đổi tập tính của động vật( qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người như: giải trí, săn bắt, chăn nuôi,bằng con đường hình thành các phản xạ có điều kiện.
- Yêu cầu HS cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất ( giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng,)
- Yêu cầu HS cho vài ví dụ về tập tính học được chỉ có ở người ( không có ở động vật).
- Nhận xét và khái quát kiến thức.
- dựa vào kiến thức thực tế và trả lời.
- Gặp đèn giao thong chuyển sang màu đỏ thì dừng lại, biết giữ vệ sinh môi trường,...
 4. Củng cố( 4’): 
- Yêu cấu HS trả lời trắc nghiệm:
Câu 1: Tập tính ở người khác tập tính động vật như thế nào?
A. Con người có tập tính học được, động vật không có tập tính học được.
B. Con người có những tập tính mới, thói quen tốt, thể hiện xã hội văn minh.
C. Con người không có tập tính bẩm sinh, động vật có tập tính bẩm sinh.
D. Ở người chỉ có những tập tính thứ sinh, không có tập tính bẩm sinh. 
 Câu 2: Con người sử dụng tập tính nào của chó để huấn luyện thành chó săn, chó nghiệp vụ?
A. Tập tính sinh sản	B. Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ
C. Tập tính kiếm ăn- săn mồi	D. Tập tính xã hội
Câu 3: Cơ sở của việc nuôi dưỡng, huấn luyện, thay đổi tập tính của động vật là:
A. Cho thú con gần gũi với người từ nhỏ để quen với chương trình huấn luyện.
B. Chăm sóc đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho thú.
C. Thành lập các phản xạ có điều kiện.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
 5. Dặn dò (1’): 
- Học bài trả lời các câu hỏi cuối bài, tìm thêm nhiều ví dụ về tập tính
- Chuẩn bị bài 33. Thực hành tập tính ở động vật. ( Sưu tầm một số đoạn phim về tập tính của động vật).

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 32 S11.doc