Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương V: Sinh sản dinh dưỡng - Bài 26: Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên - Nguyễn Thị Thu - Trường THCS Đạ Long

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).

 - Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại gây hại cho cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh mẫu

3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ thực vật

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh vẽ hình 26.4 SGK kẻ bảng SGK tr88

 - Mẫu: Rau má, củ gừng, củ khoai, lá bỏng

2/ Chuẩn bị của học sinh: Ôn bài và chuẩn bị bài

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1694Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 6 - Chương V: Sinh sản dinh dưỡng - Bài 26: Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên - Nguyễn Thị Thu - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16	Ngày soạn: 28/11/2014
Tiết: 31	Ngày dạy: 01/12/2014
	CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG 	
Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN 
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
 - Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại gây hại cho cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó. 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh mẫu 
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ thực vật 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh vẽ hình 26.4 SGK kẻ bảng SGK tr88
 - Mẫu: Rau má, củ gừng, củ khoai, lá bỏng
2/ Chuẩn bị của học sinh: Ôân bài và chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 6A1
 6A2
2/ Kiểm tra 15 phút:
2.1 Mục đích kiểm tra:
2.1.1 Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm bên ngoài của lá gồm: cuống lá, bẹ lá, phiến lá.
- Xác định được các chất tham gia quang hợp.
- Trình bày được khái niệm quá trình hô hấp
- Nêu được ý nghĩa của sự thoát hơi nước
- Nêu được các dạng lá biến dạng.
2.1.2 Đối tượng: HS trung bình
2.2 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
2.3 Đề kiểm tra:	
* Khoang tròn vào một chữ cái đầu dòng (a,b, c, d) câu trả lời đúng.
Câu 1: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì?
a. Làm mát lá và giúp cho việc vận chuyển nước lên lá.
b. Làm mát lá và giúp cây sinh ra diệp lục;
c. Giúp cho cây sinh ra diệp lục và việc vận chuyển nước lên lá;
d. Giúp cây hấp thu khí cacbonic.
Câu 2: Chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
a. Thoát hơi nước và trao đổi khí;
b. Hô hấp và quang hợp;	
c. Thoát hơi nước và quang hợp;
d. Hô hấp và vận chuyển chất dinh dưỡng.
Câu 3: nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là gì?
a. Cacbonic và muối khoáng;
b. Oxi và muối khoáng;
c. Nước và oxi;
d. Nước và cacbonic.
Câu 4: Lá biến thành vảy gặp ở các cây nào sau đây?
a. Bầu, bí, mây;
b. Nghệ, gừng, riềng;
c. Xương rồng, thanh long;
d. Hành, tỏi.
Câu 5: Tại sao có những cây sống ở những nơi thiếu ánh sáng như dưới tán cây mà lá xanh tươi và phát triển tốt?
a. Vì những cây này thuộc loại cây ưa bóng, không cần nhiều ánh sáng;
b. Vì những cây này đã lấy được chất dinh dưỡng của cây chủ;
c. Vì những cây này có bộ rễ phát triển dài ra khỏi bóng râm để lấy ánh sáng;
d. Ví thỉnh thoảng có ánh chớp lóe lên cung cấp ánh sáng cho cây.
Câu 6: Lá gồm những thành phần nào chính?
a. Phiến lá, bẹ lá, tán lá;
b. Cuống lá, phiến lá, gân lá;
c. Gân lá, biểu bì, phiến lá;
d. Cuống lá, gân lá, bẹ lá.
* Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho thích hợp vào đoạn thông tin sau:	
	Trong quá trình hô hấp, cây lấy khí  (1) để phân giải các chất  (2), sản sinh ra  (3) cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí  (4) và hơi nước. 
2.4 Đáp án – Biểu điểm: 
* Khoang tròn vào một chữ cái đầu dòng (a,b, c, d) câu trả lời đúng. (mỗi câu đúng 1 điểm)
Câu 1a
Câu 2c
Câu 3d
Câu 4a
Câu 5a
Câu 6b
* Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho thích hợp vào đoạn thông tin sau: (mỗi câu điền đúng 1 điểm)
1 oxi
2 hữu cơ
3 năng lượng
4 cácbonic
3. Các hoạt động dạy và học:
a. Giới thiệu bài: “Cơ quan sinh dưỡng” bắt nguồn từ hai chức năng của các loại cơ quan đó: nuôi dưỡng và sinh sản. Các cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá ngoài chức năng nuôi dưỡng, chúng còn có chức năng sinh sản.
b. Phát triển bài
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHẢ NĂNG TẠO THÀNH CÂY MỚI TỪ RỄ, THÂN, LÁ Ở 1 SỐ CÂY CÓ HOA
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phần lệnh trong SGK 
- Gv cho Hs các nhóm trao đổi ý kiến thống nhất kết quả 
- Gv cho Hs hoàn thành bảng trong SGK 
- Gv gọi Hs lên trình bày bài làm của nhóm 
- Gv chữa bài tập 
+ Vậy, bất cứ cây nào cũng có khả năng mọc ra cây mới phải không?
+ Cho ví dụ 1 số cây có khả năng tạo ra cây mới bằng các bộ phận rễ, thân, lá? 
- Hs thảo luận nhóm trả lời 4 câu hỏi trong SGK 
- Hs các nhóm thống nhất các ý kiến 
- Hs hoàn thành bảng trong SGK 
- Đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
 + Tuỳ từng loại cây mới có khả năng tạo ra cây mới 
+ Hs nêu 1 số cây có khả năng tạo ra cây mới từ các bộ phận: Rễ, thân, lá 
Tiểu kết: Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở 1 số cây có hoa
Bảng kiến thức chuẩn:
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
Mọc từ bộ phận nào của cây
Phần đó thuộc loại cơ quan nào?
Trong điều kiện nào?
Rau má
Thân bò
Cơ quan sing dưỡng
Có đất ẩm
Gừng
Thân rễ
Cơ quan sing dưỡng
Nơi ẩm
Khoai lang
Rễ củ
Cơ quan sing dưỡng
Nơi ẩm
Lá thuốc bỏng
Lá
Cơ quan sing dưỡng
Đủ độ ẩm
Hoạt động 2: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN CỦA CÂY 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Yêu cầu Hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
+ Gv cho Hs rút ra khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
+ Kể tên 1 số cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
+Vì sao trong thực tế việc tiêu diệt cỏ dại lại rất khó khăn?
 +Vậy cần có những biện pháp nào để có thể tiêu diệt được cỏ dại có hiệu quả?
-> Hs làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 
-> Hs rút ra kết luận về khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên 
-> Hs kể 1 số cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên 
+ Vì chúng sinh sản rất nhanh 
+ Phải tiêu diệt cỏ dại tận gốc 
Tiểu kết: 
Khả năng tạo ra cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng ( rễ , thân ,lá ) gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên 
Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DỊ:
1/ Củng cố: - Hs đọc phần “Ghi nhớ” trong SGK. Trả lời câu hỏi:
+ Kể 5 loại cỏ dại sinh sản bằng thân rễ. Nêu các biện pháp tiêu diệt chúng. Vì sao em lại chọn các biện pháp đó? 
2/ Dặn dò: - Về học bài và xem bài mới 
 - Chuẩn bị 1 đoạn dây khoai lang đã cắm 4-5 ngày, 1 càch chiết, 1 cành ghép. 
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 26. Sinh sản dinh dưỡng tự nhiên - Nguyễn Thị Thu - Trường THCS Đạ Long.doc