I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Mô tả được rêu là thực vật đã có thân lá nhưng cấu tạo còn đơn giản
2. Kĩ năng: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rêu
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu vật: cây rêu, tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử, kính lúp cầm tay
2/ Chuẩn bị của học sinh: Mẫu vật cây rêu
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Tuần: 23 Ngày soạn: 23/01/2015 Tiết: 46 Ngày dạy: 29/01/2015 CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT Bài 38: RÊU - CÂY RÊU I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mô tả được rêu là thực vật đã có thân lá nhưng cấu tạo còn đơn giản 2. Kĩ năng: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rêu 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu vật: cây rêu, tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử, kính lúp cầm tay 2/ Chuẩn bị của học sinh: Mẫu vật cây rêu III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Oån định lớp: 6A1 6A2 2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của cây sống ở môi trường trên cạn? 3/ Các hoạt động dạy và học: a/ Giới thiệu bài : Trong thiên nhiên có những cây rât nhỏ bé (nhiều khi chiều cao chưa tới 1 cm), thường mọc thành từng đám, tạo nên một lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là những cây rêu, chúng thuộc nhóm Rêu b/ Phát triển bài Hoạt động 1: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÂY RÊU Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Cho biết mình lấy được cây rêu ở đâu? + Nơi sống của rêu có đặc điểm gì? + Tường ẩm, đá + Ơû nơi ẩm ướt Tiểu kết: Rêu sống ở những nơi ẩm ướt như: chân nền nhà, bờ tường, cây mục Hoạt động 2: QUAN SÁT CÂY RÊU Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu hs quan sát cây rêu đối chiếu với H38.1 sgk xác định các bộ phận của cây rêu bằng kính lúp, đọc thông tin trong SGK + So sánh với rêu và cây có hoa khác? + Tại sao rêu được xếp vào thực vật bậc cao? - Hs thảo luận nhóm , quan sát sác định các bộ phận của cây rêu, Hs đọc thông tin trong SGK + Giống nhau: đều có rễ, thân, lá + Khác nhau: Rêu chưa có rễ thật, chưa có mạch dẫn, thân không phân nhánh + Có cấu tạo rễ, thân, lá Tiểu kết: Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu - Thân ngắn, không phân nhánh, chưa có mạch dẫn - Lá nhỏ, màu xanh lục - Rễ giả có khả năng hút nước Hoạt động 3: TÚI BÀO TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RÊU Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu Hs quan sát tranh cây rêu và cây rêu có bào tử + Cơ quan sinh sản của rêu bao gồm bộ phận nào? + Rêu sinh sản bằng gì? +Trình bày sự phát triển của rêu? - Hs quan sát hình và mẫu vật xác định túi bào tử của cây rêu + Cơ quan sinh sản là túi bào tử + Bào tử + Rêu -> bào tử phát triển thành cây rêu Tiểu kết: Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây: + Rêu sinh sản bằng bào tử + Sự phát triển của rêu: Cây rêu đực -> túi tinh -> tinh trùng Hợp tử Cây rêu cái -> túi noãn-> noãn cầu Sợi màu lục <- bào tử ß túi bào tử ß Hoạt động 4: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA RÊU Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Gv yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK +Nêu vai trò của rêu - GV giảng giải thêm: hình thành đất, tạo than. - Hs đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi Tiểu kết: - Có vai trò tạo lớp đất mùn - Tạo thành than bùn dùng làm phân bón, làm chất đốt IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1/ Củng cố: Học sinh đọc ghi nhớ sgk. Trả lời CH: - Nêu cấu tạo của cây rêu? - Rêu sinh sản như thế nào? 2/ Nhận xét - Về học bài và xem bài mới - Đọc phần ghi nhớ - Chuẩn bị cây dương xỉ V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: