Giáo án soạn Tuần 8 - Lớp 5

 MĨ THUẬT

Bài 8 VẼ THEO MẪU : MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU

I. Mục tiêu:

 Hs hiểu biết đ­ợc hình dạng, đặc điểm của các mẫu có dạng hình trụ và hình cầu

 HS biết cách vẽ và vẽ đ­ợc hình theo mẫu có dạng hình trụ và hình cầu .

II. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên:

- SGK, SGV, vài mẫu có dạng hình trụ và hình cầu .

- Bài vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu của HS.

Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, thước, màu vẽ .

 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 17 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn Tuần 8 - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..........................
 Sáng Thứ 5 ngày 11 tháng 10 năm.
DẠY LỚP 5B
LỊCH SỬ:BÀI 8 - 	XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH 
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
Xô viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1931 .
Nhân dân một số địa phương ở Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn, xã, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ .
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện)
Lược đồ Nghệ An – Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam.
Phiếu học tập.
Tư liệu lịch sử liên quan tới thời kì 1930-1931 ở Nghệ – Tĩnh.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
TL
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
5’
10’
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
*Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) 
 Giới thiệu bài : Sử dụng bản đồ.
Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng mạnh mẽ nổ ra trong cả nước (1930-1931). Nghệ – Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh) là nơi phong trào nổi lên mạnh nhất, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh.
Nhiệm vụ học tập của học sinh :
-Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ – Tĩnh trong những năm 1930 –1931(tiêu biểu qua sự kiện 12-09-1930).
-Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
-Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh .
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
5’
*Hoạt động 2 ( làm việc cả lớp )
Giáo viên tường thuật, trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12-09-1930. Nhấn mạnh : ngày 12-09 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ – Tĩnh.
-Nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930.
-Đọc SGK /18
7’
*Hoạt động 3 (làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)
-Những năm 1930-1931, trong các thôn xã ở Nghệ – Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới?
Nói thêm : Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống .
-Đọc SGK, ghi kết quả vào phiếu học tập.
-Trình bày ý kiến trước lớp .
-Không hề xảy ra trộm cướp. Chính quyền cách mạng bãi bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đã phá nạn rượu chè, cờ bạc .. . 
5’
*Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp )
-Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh có ý nghĩa gì ?
-Thảo luận .
+Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động .
+Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta .
3’
C-Củng cố 
D-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
BÀI 8 :	ĐỊA LÝ :	DÂN SỐ NƯỚC TA
I-MỤC TIÊU :
Học xong bài này, học sinh biết :
Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhân biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta.
Biết được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh.
Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất.
Nêu được mốt số hậu quả do dân số tăng nhanh.
Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 (phóng to)
Biểu đồ tăng dân số Việt Nam.
Tranh ảnh thể hiện hậu quả của dân số tăng nhanh (nếu có)
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
1-Giới thiệu bài :
2-Nội dung :
1*Dân số 
*Hoạt động 1 (làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
Bước 1 : 
Bước 2 :
Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời 
*Kết luận : 
+Năm 2004, nước ta có khoảng 82 triệu người.
+Nước ta có dân số đông thứ ba ở Đông Nam Aù và là một trong những nước đông dân trên thế giới.
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
-Quan sát bảng số liệu các nước Đông nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi mục 1 SGK. 
-Học sinh trình bày kết quả.
2*Gia tăng dân số 
*Hoạt động 2 (làm việc cá nhân)
Bước 1 :
Bước 2 :
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
*Kết luận : 
Số dân tăng qua các năm :
 +1979 : 52,7 triệu người 
 +1989 : 64,4 triệu người
 +1999 : 76,3 triệu người 
Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người.
-Giáo viên liên hệ với dân số của Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Cho học sinh so sánh số dân tăng thêm hằng năm của cả nước với số dân của tỉnh mình đang sống.
-Học sinh quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
-Trình bày kết quả.
*Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
Bước 1 :
Bước 2 : 
Kết luận : Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, may mặc, học hành lớn hơn nhà ít có. Nếu thu nhập của ba mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi...
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động nân dân thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình. Mặt khác do người dân bước đầu đã ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
3-Củng cố 
4-Nhận xét – Dặn dò :
-Dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết, nêu một số hậu quả của dân số tăng nhanh.
-Học sinh trình bày kết quả 
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Khoa häc:	PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa trang 32, 33 SGK.
- Gia61y khổ to, bút dạ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 5p
30p
 5p
A. Bµi cò:
 GV gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. Sau đó nhận xét cho điểm từng HS.
B. Bµi míi:
Hoạt động 1 : Chia sẻ kiến thức
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm. Yêu câu HS trao đổi về bệnh viêm gan A.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác bổ sung, GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung.
 - Nhận xét và tuyên dương.
* Kết luận: 
Hoạt động 2: Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin SGK, tham gia đóng vai các nhân vật trong H1.
- Gọi các nhóm lên diễn kịch, GV dùng ghế dài làm giường.
- Nhận xét, khen ngợi những HS diễn tốt.
- GV nêu câu hỏi:
+ Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận về nguyên nhân và con đường lây truyền của bệnh viêm gan A.
 Hoạt động 3: Cách đề phòng bệnh viêm gan A.
- Bệnh viêm gan A nguy hiểm như thế nào?
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp cùng quan sát tranh minh họa trang 33 SGK và trình bày về từng tranh theo các câu hỏi:
+ Người trong hình minh họa đang làm gì?
+ Làm như vậy để làm gì?
- Gọi HS trình bày, mỗi em nói về một hình.
- Theo em, người bị bệnh viêm gan A cần làm gì?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 33.
* Kết luận: Muốn phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện..
C. Cñng cè dÆn dß:
- Nhận xét, tuyên dương lớp học.
- Dặn về nhà học thuộc mục Ban cần biết, sưu tầm các tranh ảnh, thông tin về bệnh AIDS.
-3 HS lên bảng lầ lượt trả lời các câu hỏi:
+ Tác nhân gây bệnh viêm não là gì?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
+ Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
- Hoạt động theo nhóm.
-Dán phiếu, đọc phiếu, bổ sung.
Dấu hiệu của người bị bệnh viêm gan A: sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn...
.
- Chia nhóm, đọc thông tin, phân vai, tập diễn.
-HS tiếp nối nhau trả lời
- Bệnh viêm gan A chưa có thuốc đặc trị, làm cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn, gầy yếu.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận với nhau.
- Người bị bệnh viêm gan A cần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin, không ăn mỡ, không uống rượu.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
 .
	LUYỆN TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Môc tiªu:
	- Gióp HS củng cố về cách đọc viết số thập phân,cấu tạo của số thập phân.
III. Ho¹t ®éng d¹y häc:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
8’
8’
8’
8’
7’
1’
Bài 1: -Viết các số thập phân bằng mỗi số thập phân đã cho.
0.20 ; 23,1 ; 34,2300 ; 67,101; 67,8008 ; 124, 4
Gợi ý HS thêm hoặc bớt chữ số 0 bên phải phần thập phân thì số thập phân đó không thay đổi
Bài 2.Viết các phân số sau thành số thập phân.
 ; ; ; ; ; ; 
Gợi ý HS đưa các phân số đó về phân số thập phân rồi mới chuyển thành số thập phân.
Bài 3: Viết số thập phân gồm:
a. bảy đơn vị 34 phần nghìn: 7,034
b.Phần nguyên là số nhỏ nhất có 3 chữ số, phần thập phân là số lớn nhất có 2 chữ số: 100,99
c. chín hai đơn vị, 3 phần trăm và 5 phần nghìn. 92,035
d.Bảy phần trăm, 3 phần nghìn: 0,073
Lưu ý HS hàng nào không có thì viết chữ số 0 vào hàng đó
Bài 4. Tìm số tự nhiên x biết.
 a. 12,32 < x < 13,1 vậy x = 13 b. 14,57 < x < 15,57 Vậy x = 15
 c. 68,12 > x > 66,99 Vậy x = 67 ; 68 d. 32,01 > x > 30,9 Vậy x = 31; 32
Bài 5: a. Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự lớn dần.
 8,123 ; 7,09 ;8,2 ; 7,11 ; 8,213 ; 7,5 ; 8, 023
 b. Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự giảm dần.
 9,012 ; 9,21 ; 8,687 ; 7,328 ; 7,4 ; 8,9 ; 8,687
3- Củng cố dặn dò:- GV nhận xét tiết học.
 Dặn hS học bài ở nhà.
2 HS làm bài ở bảng cả lớp làm vào vở nhận xét chữa bài.
3 HS làm bài ở bảng cả lớp làm vào vở nhận xét chữa bài.
2 HS làm bài ở bảng cả lớp làm vào vở nhận xét chữa bài.
3 HS làm bài ở bảng cả lớp làm vào vở nhận xét chữa bài.
3 HS làm bài ở bảng cả lớp làm vào vở nhận xét chữa bài.
-HS học bài và làm bài ở nhà.
 ...........................................................................................................................
	 Chiều Thứ 5 ngày 11 tháng 10 năm 2012.
DẠY LỚP 5A
	BÀI SOẠN THỨ 4 - BỔ SUNG MÔN THỂ DỤC.
THỂ DỤC: ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ “TRÒ CHƠI CHẠY TIẾP SỨC”.
I. MỤC TIÊU 
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng (ngang, dọc), điểm đúng số của mình.
- Thực hiện được đi đều thẳng hướng và vòng phải, vòng trái.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị một còi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
20’
7’
1/ Phần mở đầu:
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu và phương pháp ôn tập hoặc kiểm tra.
- GV điều khiển cả lớp ôn động tác tập hợp hàng ngang, dòng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp.
2/ Phần cơ bản:
a/ Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp.
- GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
- Tập hợp cả lớp, cho cả lớp thi đua trình diễn, quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua.
* Kiểm tra: Các động tác đội hình đội ngũ. GV nêu nội dung, phương pháp và cách thức đánh giá cho HS nắm.
- GV nhận xét, tuyên dương, ghi điểm.
b/ Chơi trò chơi: “Kết bạn”
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, nhắc lại quy định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi, GV nhận xét biểu dương thi đua.
3/ Phần kết thúc:
- Cho cả lớp chạy đều quanh sân thành một vòng lớn, sau đó khép lại thành vòng tròn nhỏ, đứng lại mặt quay vào tâm vòng tròn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học, phần kiểm tra, công bố kết quả kiểm tra.
- Giao bài tập về nhà cho HS.
- Chơi trò chơi do GV chọn.
- HS ôn các động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp.
- HS ôn lại các động tác đội hình đội ngũ.
- HS thực hiện các động tác kiểm tra theo yêu cầu của GV. HS tham gia nhận xét, đánh giá.
- HS tham gia trò chơi .
- HS cả lớp chạy đều.
- Hát bài hát theo nhịp vỗ tay.
- Lắng nghe.
 .............................................................................................................................
	 Sáng Thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2012.
DẠY LỚP 5A
KHOA HỌC : 	PHÒNG TRÁNH HIV/ AIDS
I. Môc tiªu:
	- BiÕt nguyªn nh©n và cách phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS.
II. ChuÈn bÞ:
	- Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 34 SGK phóng to, cắt rời từng câu hỏi, câu trả lời.
- Hình minh họa trang 35 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ, màu.
- HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh về HIV/ AIDS.
III. Ho¹t ®éng d¹y häc: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5p
1p
5p
13p
13p
4p
A- Bài cũ 
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
- Chúng ta làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A?
- Bệnh nhân viêm gan A cần làm gì?
Nhận xét và ghi điểm.
B- Bài mới 
-Giới thiệu bài:Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về một căn bệnh thế kỉ, hiện nay chưa có thuốc đặc trị, đó là HIV/ AIDS.
Hoạt động 1 : Chia sẻ kiến thức
 - Kiểm tra việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh HIV/ AIDS.
- GV nêu: Các em đã biết gì về căn bệnh này? Hãy chia sẻ điều đó với các bạn. HS dùng tranh ảnh mà mình sưu tầm được để trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 2: HIV/ AIDS là gì? Con đường lây truyền HIV/ AIDS 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
+ Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS yêu cầu thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. Sau đó viết vào một tờ giấy.
+ Nhóm làm nhanh nhất, đúng là nhóm thắng cuộc. 
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các em khác nhận xét bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc.
- Tổ chức cho HS thực hành hỏi – đáp về HIV/ AIDS (theo câu hỏi SGK).
- Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết về HIV/ AIDS.
* Kết luận: GV cung cấp thêm thông tin cho HS hiểu về HIV/ AIDS.
 Hoạt động 3: Cách phòng tránh HIV/ AIDS
- Cho HS quan sát tranh minh họa trang 35 và đọc các thông tin.
- Hỏi: Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/ AIDS?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức về phòng tránh HIV/ AIDS
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS tự lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền và thực hiện.
- Tổ chức cho HS thi tuyên truyền.
- Nhận xét, tổng kết cuộc thi.
C.Củng cố dặn dò:
 -Cho HS đọc mục bạn cần biết
- Nhận xét, tuyên dương lớp học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra .
- HS nhắc lại phần bạn cần biết SGK trang 34.
- Tổ trường báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- 5 – 7 HS trình bày những điều mình biết, sưu tầm được về bệnh AIDS.
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Trao đổi, thảo luận, làm bài.
- Các nhóm báo cáo kết quả: 1.c ; 3.d ; 5.a ; 2.b ; 4.e
 HS cả lớp nghe và thảo luận để trả lời câu hỏi các bạn đưa ra.
4 HS nối tiếp nhau đọc thông tin.
- Tiếp nối nhau, phát biểu ý kiến trước lớp.
- Hoạt động trong nhóm (viết lời tuyên truyền, vẽ tranh, diễn kịch) để tuyên truyền, vận động phòng tránh HIV/ AIDS.
- Các nhóm lên tham gia cuộc thi.
2 em nhắc lại.
 ...........................................................................................
 LUYỆN KHOA HỌC : LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
- GV củng cố và khắc sâu kiến thức . Giúp HS nắm vững kiến thức đã học ở các tiết trước.	
II- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ.
10’
10’
15’
5’
1- Luyện tập
- Hoạt động 1: Phòng bệnh sốt rét.
GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời lớp nhận xét.
Câu 1: Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là gì?
là bệnh truyền nhiễm do 1 loại kí sinh trùng gây ra.
Câu 2: Bệnh sốt rét có nguy hiểm không?Hiện nay đã có thuốc phòng và chữa trị chưa?
bệnh sốt rét rất nguy hiểm.hiện nay đã có thuốc phòng và chữa.
Câu 3: Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét.
Giữ vệ sinh nhà ở diệt muỗi diệt bọ gậy.
Hoạt động 2:
Phòng bệnh viêm não.
GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời lớp nhận xét.
Câu 4: - Nguyên nhân gây bệnh viêm não là gì?Mức độ nguy hiểm ra sao,đã có thuốc chữa trị chưa?
-Do một loại vi rút có trong máu động vật hoang dã.Muỗi là động vật trung gian truyền Bệnh rất nguy hiểm hiện nay chưa có thuốc đặc trị mới chỉ có thuốc phòng.
Câu 5: Nêu cách phòng bệnh viêm não?
-Giữ vệ sinh.diệt muỗi diệt bọ gậy có thói quen ngủ màn và phải tiêm phòng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hoạt động 3:Trò chơi Gv cho HS các nhóm thảo luận đóng tiểu phẩm.
GV Hướng dẫn HS đóng tiểu phẩm nói về việc phòng bệnh sốt rét hoặc viêm não.
GV nhận xét biểu dương nhóm thể hiện tốt.
Hoạt động 4:GV nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn hS học bài ở nhà.
HS nhớ lại và trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung nếu cần.
- HS trả lời: 
- Lớp nhận xét bổ sung nếu cần.
- HS trả lời: 
- Lớp nhận xét bổ sung nếu cần.
- HS trả lời: 
- Lớp nhận xét bổ sung nếu cần.
- HS trả lời: 
- Lớp nhận xét bổ sung nếu cần.
- HS trả lời - Lớp nhận xét bổ sung nếu cần.
- HS trả lời - Lớp nhận xét bổ sung nếu cần.
-HS thảo luận phân công vai diễn.
- Các nhóm thể hiện lớp theo dõi nhận xét.
HS nghe 
 .. 
LUYỆN TIẾNG VIỆT 
	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 	
 Luyện viết, củng cố về từ nhiều nghĩa,về cách viết văn tả cảnh.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1. a.Tìm một số từ gợi tả âm thanh sau:
+ Gợi tả nước chảy : róc rách, ồng ộc, ồ ồ, ầm ầm, ọc ọc, ào ào....
+ Gợi tả tiếng gió thổi: rì rào,rào rào, xào xạc, vi vu, vi vút........
 b. Gợi tả hình ảnh:
+ Gợi tả dáng dấp của một vật: chót vót, lè tè, ngoằn ngoèo, nhấp nhô, khấp khểnh...
+ Gợi tả màu sắc của vật: sặc sỡ, loè loẹt, chói chang,...
 c. Với mỗi loại trên chọn 1 từ và đặt câu với từ đó.
 -Tiếng suối chảy róc rách.
 - Gió thổi rì rào qua luỹ tre.
 - Cây cau cao vút.
 - Ánh nắng chói chang chiếu xuống sân nhà em.
Bài 2. Đặt câu với mỗi từ sau theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển.( Gạch 1 gạch dưới từ có nghĩa gốc, 2 gạch dưới từ có nghĩa chuyển)
- lòng: Trưa nay mẹ xào lòng gà cho cả nhà ăn.
 Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn.
- nhảy: Chúng em chơi nhảy dây.
 Giá cả nhảy lên rất nhanh.
-bàn tay: Bàn tay mẹ em gấy gầy, xương xương.
 Có bàn tay con người thì sỏi đá cũng thành cơm
Bài 3.Trong các từ bén sau từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa,
a.Cậu ấy đi vội vã, chân không bén đất.
b.Họ đã quen hơi bén tiếng.
c.Con dao này bén ( sắc) quá.
- GV gợi ý đẻ HS làm bài. (Bén ở câu a và câu b là từ nhiều nghĩa, bén trong câu c với câu a, b là từ đồng âm).
Bài 4* Nêu nghĩa của mỗi thành ngữ tục ngữ sau và gạch chân dưới các từ chỉ sự vật hiện tượng trong thiên nhiên.
 - Hai sương một nắng: Công việc vất vả cực nhọc từ sáng đến tối.
 - Sáng nắng chiều mưa: Lập trường tư tưởng không vững, luôn thay đổi ý kiến kế hoạch
 - Rừng vàng biển bạc: Tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Bài 5.Viết đoạn văn ngắn tả cảnh con đường từ nhà em đến trường.
- Gv gợi ý cho HS một số đặc điểm của con đường từ nhà đến trường để HS lựa chọn ý sắp xếp để viết đoạn văn tả con đường.
- Hs viết vào vở sau đó gọi 1 số em đọc đoạn văn trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung.
2.Hướng dẫn HS chữa bài 
 Gọi HS lần lượt lên bảng chữa từng bài sau đó GV nhận xét chữa lại nếu sai.
 .
THỂ DỤC: 	Động tác vươn thở và tay-Trò chơi “Dẫn bóng”
I . MỤC TIÊU - 
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ ĐIẠ ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
-Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân để tổ chức trò chơi.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7’
20’
8’
1/ Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
2/ Phần cơ bản:
a/ Học động tác vươn thở và động tác tay:
- Học động tác vươn thở: 3- 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
+ GV nêu tên động tác, sau đó vừa phân tích kĩ thuật động tác vừa làm mẫu và cho HS tập theo.
* Lần đầu thực hiện chậm từng nhịp để HS nắm được phương hướng và biên độ động tác.
* Lần tiếp theo, GV hô nhịp chậm cho HS tập, sau mỗi lần tập GV nhận xét, uốn nắn sửa động tác sai rồi mới cho HS tập tiếp.
* Chú ý: Hô nhịp chậm và nhắc HS hít bằng mũi, thở ra bằng miệng.
- Học động tác tay: 3- 4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
+ Hướng dẫn HS tập động tác tay như như động tác vươn thở.
* Chú ý HS: nhịp 2 ngẩng đầu căng ngực, nhịp 3: nâng khuỷu tay cao ngang vai.
- Ôn hai động tác vươn thở và tay : 2 – 3 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
- Chia nhóm để HS tự điều khiển ôn luyện.
b/ Chơi trò chơi:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Dẫn bóng”
+ Nhắc tên trò chơi.
+ Tổ chức cho HS chơi lần 1: Chơi thử.
 Lần 2: Chơi chính thức
- Nhận xét, khen ngợi HS tích cực tham gia chơi.
3/ Phần kết thúc:
- GV hướng dẫn cho HS thả lỏng.
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập và giao việc về nhà.
- Chạy thành một hàng dọc quanh sân tập.
- Khởi động xoay các khớp.
- Khởi động một trò chơi: Chim bay cò bay.
- HS nắm được động tác vươn thở và tập theo hướng dẫn của GV.
Theo dõi
- HS nắm được động tác tay và tập theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện lại 2 động tác vừa học.
- Tập theo điều khiển của tổ trưởng, cán sự lớp. Sau đó báo cáo kết quả luyện tập.
- Tham gia trò chơi “Dẫn bóng”
...........................................................................................
	 Chiều 	Thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2012.
DẠY LỚP 5B
 MÔN KHOA HỌC;LUYỆN KHOA HỌC SOẠN SÁNG THỨ 6
	.
	LUYỆN TOÁN
Luyện tập
I.MỤC TIÊU: 
 - Củng cố về cách đọc viết số thập phân,cấu tạo của số thập phân
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.Viết các phân số sau thành số thập phân.
; ; ; ; ; ; 
- GV Gợi ý HS đưa các phân số đó về phân số thập phân rồi mới chuyển thành số thập phân
Bài 2: Viết các p/số thập phân bằng mỗi số thập phân đã cho.
0.20; 23,1; 34,2300; 67,101; 67,8008; 124, 4
- Gợi ý HS thêm hoặc bớt chữ số 0 bên phải phần thập phân thì số thập phân đó không thay đổi
Bài 3: Viết số thập phân gồm:
a. bảy đơn vị 34 phần nghìn
b.Phần nguyên là số nhỏ nhất có 3 chữ số, phần thập phân là số lớn nhất có 2 chữ số
c. chín hai đơn vị, 3 phần trăm và 5 phần nghìn. 
d.Bảy phần trăm, 3 phần nghìn: 
- Lưu ý HS hàng nào không có thì viết chữ số 0 vào hàng đó
Bài 4.
 Cho 3 chữ số: 2; 3; 4 .Hãy lập các số thập phân có 3 chữ số đó và phần thập phân có 2 chữ số
Bài 5*. Tìm số tự nhiên y bé nhất biết:
 a. y > 16,234 ( y = 17) b. y > ( y = 3)
 c. y > 9,999 ( y = 10) d. y > ( y = 12)
Bài 6*
 Cho dãy số: 0,1; 0,01; 0,001....
a.Hỏi số thứ 100 có bao nhiêu chữ số 0 ở phần thập phân.
b. Từ số thứ nhất đến số thứ 100 phải dùng bao nhiêu chữ số1, bao nhiêu chữ số 0.
* GV HD: Ta thấy số thứ 2 có 1chữ số 0 ở phần thập phân, số thứ 3 có 2 chữ số 0 ở phần thập phân vậy số thứ 100 sẽ có 99 chữ số 0 ở phần thập phân.
- K

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc