Giáo án Tập đọc 5 - Tuần 29 - Tiết 57, 58

Tập đọc

TIẾT 57 : MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc trôi chảy từng bài, đọc đúng các từ phiên âm từ nước ngoài.

- Hiểu các từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tình bạn trong sáng đẹp đẽ giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, đức hy sinh, tấm lòng cao thượng vô hạn của cậu bé Ma-ri-ô.

2. Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể cảm động, phù hợp với những tình tiết bất ngờ của chuyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng hi sinh , trân trọng tình bạn trong sáng đẹp đẽ .

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức :

- Biết tham gia các ý kiến , biết nhận xét đánh giá đúng nội dung bài “ Một vụ đắm tàu” .

2. KN ra quyết định :

- Biết lựa chọn cách hợp lí và điều chỉnh cách đọc cho phù hợp .

3. KN đặt mục tiêu :

- Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng học tốt hiểu nội dung bài .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.

· HS: SGK.

 

doc 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 - Tuần 29 - Tiết 57, 58", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , 28 tháng 03 năm 2016
Tập đọc
TIẾT 57 : MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
- Đọc trôi chảy từng bài, đọc đúng các từ phiên âm từ nước ngoài.
- Hiểu các từ ngữ trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tình bạn trong sáng đẹp đẽ giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, đức hy sinh, tấm lòng cao thượng vô hạn của cậu bé Ma-ri-ô.
2. Kĩ năng: 	
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể cảm động, phù hợp với những tình tiết bất ngờ của chuyện.
3. Thái độ:	
- Giáo dục lòng hi sinh , trân trọng tình bạn trong sáng đẹp đẽ .
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Biết tham gia các ý kiến , biết nhận xét đánh giá đúng nội dung bài “ Một vụ đắm tàu” .
2. KN ra quyết định : 
- Biết lựa chọn cách hợp lí và điều chỉnh cách đọc cho phù hợp .
3. KN đặt mục tiêu : 
- Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng học tốt hiểu nội dung bài .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
HS: SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Đất nước.
 Yêu cầu 3 HS đọc và trả lời câu hỏi
Cảnh đất nước trong mùa thu mới ở khổ thơ 3 đẹp và vui như thế nào?
Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng tự hào bất khuất của dân tộc ta ở khổ thơ cuối?
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Hướng dẫn HS đọc đúng nội dung văn bản.
- G V yêu cầu HS đọc bài.
GV viết bảng tên riêng nước ngoài Li-vơ-pun,Ma-ri-ô, Giu-li-ét-tavà hướng dẫn HS đọc đúng .
Bài văn gồm mấy đoạn ?
GS đọc diễn cảm cả bài văn, giọng kể cảm động, chuyển giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
- Yêu cầu HS đọc thầm 1 đoạn và trả lời câu hỏi.
- Nhân vật Ma-ri-ô vả Giu-li-ét-ta khoảng bao nhiêu tuổi?
- Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyển đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
GV chốt ý . 
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
Giu-li-ét-ta chăm sóc như thế nào khi Ma-ri-ô bị thương?
Tai nạn xảy ra bất ngờ như thế nào?
Thái độ của hai bạn như thế nào khi thấy con tàu đang chìm?
Em gạch dưới từ ngữ trong bài thể hiện phản ứng của hai bạn nhỏ khi nghe nói xuồng cứu nạn còn chỗ cho một đứa bé?
GV bổ sung thêm .
Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3.
Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi xuồng cứu nạn muốn nhận cậu vì cậu nhỏ hơn?
Quyết định của Ma-ri-ô đã nói lên điều gì về cậu bé?
Thái độ của Giu-li-ét-ta lúc đó thế nào?
GV chốt ý .
Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài trả lời câu hỏi.
Nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong chuyện?
GV chốt bổ sung .
GV liên hệ giáo dục HS .
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm.
Mục tiêu : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm toàn bài, hướng dẫn HS tìm giọng đọc, nhấn giọng, ngắt giọng.
Chiếc buồm nơi xa xa// Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng lên mạn tàu, / đầu ngửng cao, / tóc bay trước gió. // Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu. //
“Vĩnh biệt Ma-ri-ô”//
Cho HS thi đua đọc diễn cảm.
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm nội dung chính của bài.
GV chốt lại ghi bảng.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Con gái .
Nhận xét tiết học 
Hát 
3 HS đọc và trả lời.
Hoạt động lớp
1 HS khá, giỏi đọc bài.
Cả lớp đọc thầm theo.
HS đọc đồng thanh.
Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn chú ý phát âm đúng các từ ngữ gốc nước ngoài, từ ngữ có âm h, ch, gi, s, x ...
Bài văn gồm : 
Đoạn 1: “Từ đầu  họ hàng”
Đoạn 2: “Đêm xuống  cho bạn”
Đoạn 3: “Cơn bão  hỗn loạn”
Đoạn 4: “Ma-ri-ô  lên xuống”
Đoạn 5: Còn lại.
Hoạt động lớp 
HS cả lớp đọc thầm, các nhóm suy nghĩ và phát biểu.
Ma-ri-ô khoảng 12 tuổi còn cao hơn Ma-ri-ô, hơn tuổi bạn một chút.
Hoàn cảnh Ma-ri-ô bố mới mất bạn về quê sống với họ hàng. Còn: đang trên đường về thăm gia đình gặp lại bố mẹ.
1 HS đọc đoạn 2, các nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Thấy Ma-ri-ô bị sóng ập tới, xô ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.
Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm giữa biển khơi.
Hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.
“Sực tỉnh lao ra”.
1 HS đọc – cả lớp đọc thầm.
Ma-ri-ô quyết định nhường bạn ôm lưng bạn ném xuống nước, không để các thuỷ thủ kịp phản ứng khác.
Ma-ri-ô nhường sự sống cho bạn – một hành động cao cả, nghĩa hiệp.
Giu-li-ét-ta đau đớn, bàng hoàng nhìn bạn, khóc nức nở, giơ tay nói với bạn lời vĩnh biệt.
HS đọc lướt toàn bài và phát biểu suy nghĩ .
Ma-ri-ô là một bạn trai cao thượng tốt bụng, giấu nỗi bất hạnh của mình, sẵn sàng nhường sự sống cho bạn.
+ Giu-li-ét-ta là một bạn gái giàu tình cảm đau đớn khi thấy bạn hy sinh cho mình.
Hoạt động lớp
HS đọc diễn cảm cả bài.
HS các tổ nhóm cá nhân thi đua đọc diễn cảm.
Hoạt động nhóm 
HS các nhóm trao đổi thảo luận để tìm nội dung chính của bài. 
- Ca ngợi tình bạn trong sáng đẹp đẽ giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, đức hy sinh, tấm lòng cao thượng vô hạn của cậu bé Ma-ri-ô.
Kiểm tra
KNS
Trực quan
Thực hành
Truyền đạt
KNS
HCM
Thực hành
KT gợi tìm
Hỏi đáp
Luyện tập
KNS
Thi đua
KT đọc sáng tạo
HCM
KT trao đổi, thảo luận
KT tự bộc lộ
Rút kinh nghiệm : 
Thứ tư , 30 tháng 03 năm 2016
Tập đọc
TIẾT 58 : CON GÁI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
- Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các từ ngữ khó.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn: Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ”.
2. Kĩ năng: 	
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục HS có ý thức bình đẳng về giới .
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Biết tham gia các ý kiến , biết nhận xét đánh giá đúng nội dung bài : Một vụ đắm tàu .
2. KN ra quyết định : 
- Biết lựa chọn cách hợp lí và điều chỉnh cách đọc cho phù hợp .
3. KN đặt mục tiêu : 
- Đưa ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng học tốt hiểu nội dung bài .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết đoạn luyện đọc .
HS: SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Một vụ đắm tàu 
Yêu cầu 5 HS đọc và trả lời câu hỏi 
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu : HS đọc đúng văn bản.
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Bài văn gồm mấy đoạn ? 
Yêu cầu HS đọc tiếp nối .
GV đọc diễn cảm bài văn – giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu : HS đọc, hiểu văn bản.
- GV yêu cầu HS đọc .
 Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: 
Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
Yêu cầu 2 HS đọc các đoạn 2, 3, 4, trả lời các câu hỏi:
Thái độ của Mơ như thế nào khi thấy mọi người không vui vì mẹ sinh em gái?
Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
Yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng đoạn 4, 5, trả lời câu hỏi: 
Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
Đọc câu chuyện này, em nghĩ gì về vấn đề sinh con gái, con trai?
GV chốt ý .
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn
cảm. 
Mục tiêu : HS đọc diễn cảm văn bản.
GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
Tìm giọng đọc của bài?
GV chốt cách đọc .
GV đọc mẫu 1, 2 đoạn.
GV nhận xét.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức .
Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của bài.
GV nhận xét - tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Rèn kĩ năng đọc bài đọc thêm
Nhận xét tiết học .
Hát 
5 HS lần lượt đọc và trả lời .
Hoạt động lớp
1 HS đọc cả bài.
Bài văn gồm 5 đoạn : 
+ Đoạn 1: Từ đầu buồn.
+ Đoạn 2: đêm chợ.
+ Đoạn 3: Mẹ nước mắt.
+ Đoạn 4: Chiều nay hú vía.
+ Đoạn 5: Tối đó không bằng.
Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
1 HS đọc thành tiếng phần chú giải 
Cả lớp lắng nghe .
Hoạt động lớp
- HS đọc thầm .
Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa là câu nói thể hiến ý thất vọng, chê bai, Cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn – vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái).
HS đọc các đoạn theo yêu cầu .
Mơ trằn trọc không ngủ, Mơ không hiểu vì thấy mình không kém các bạn trai, Mơ nói với mẹ sẽ cố gắng thay một đứa con trai trong nhà.
Các chi tiết :
+ Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi.
+ Đi học về, Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ – trong khi các bạn trai còn mải đá bóng.
+ Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ.
+ Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu em Hoan ).
- 1 HS đọc .
Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện: bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt – bố mẹ ân hận, thương Mơ, dì Hạnh nói: “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng” – dì rất tự hào về Mơ.
Sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó có ngoan ngoãn, hiếu thảo, chăm học, chăm làm để giúp đỡ cha mẹ, làm cha mẹ vui lòng hay không. Dân gian có câu: Trai mà chi, gái mà chi/ Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
Hoạt động lớp
Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, phù hợp với cách kể sự việc qua cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Hoạt động nhóm 
HS trao đổi thảo luận tìm nội dung.
Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi quan niệm chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái, từ đó phê phán tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ.
Kiểm tra
KNS
Trực quan
Hỏi đáp
Truyền đạt
HCM
KNS
Hỏi đáp
Hỏi đáp
KT tự bộc lộ
KNS
KT đọc sáng tạo
Thi đua
HCM
Thảo luận
Trình bày
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC.doc