Giáo án Thanh lịch văn minh

TIẾT 1:

GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU

GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

I. MỤC TIÊU :

1. Giúp học sinh nhận biết được:

- Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

- Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 3.

- Chương trình học của học sinh lớp 1, 2, 4, 5, học sinh THCS, THPT.

- Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên).

2. Học sinh có kĩ năng :

- Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 3 (đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục).

3. Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

Sách HS lớp 1, 2, 3, 4, 5.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (3’)

* Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy.

* Các bước tiến hành :

Bước 1 : GV giới thiệu khái quát về tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” dùng cho HS lớp 3.

Bước 2 : GV giới thiệu mục tiêu tiết học, ghi tên bài.

 Hoạt động 2 : Giới thiệu về tài liệu (5’)

* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

* Các bước tiến hành :

Bước 1 : GV nêu một số ví dụ về hành vi chưa đẹp của học sinh lớp 3, dẫn dắt đến ý nghĩa của những hành vi đẹp, từ đó giúp HS hiểu giá trị của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

Bước 2 : GV có thể lấy một số ví dụ về hành vi đẹp trong SHS để minh họa.

 

doc 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thanh lịch văn minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2 : HS trình bày kết quả. 
	 GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý sau :
- Khi gặp Tuấn, Nam đã có cử chỉ gì ? Nam chào Tuấn như thế nào ? (Nam hất hàm và hỏi Tuấn : "Ê, đi đâu đấy ?") 
- Khi chào bố con bạn Nam, Tuấn đã có cử chỉ, thái độ như thế nào ? (Tuấn dừng lại nhìn bố Nam và lễ phép chào: "Cháu chào bác ạ". Tuấn hỏi Nam thay cho lời chào : "Nam đấy à...") 
- Nhận xét cách chào hỏi, nói chuyện của hai bạn Tuấn và Nam. (SHS tr.9) (Bạn Tuấn chào hỏi bố Nam và Nam rất lễ phép, đúng mực còn Nam chào Tuấn chưa lịch sự, hỏi Tuấn trống không.) 
- Khi nhắc tới Sơn, Tuấn và Nam đã có thái độ khác nhau như thế nào ? (Nam nói về Sơn với giọng chê bai còn Tuấn đã nói tốt về bạn.) 
- Bố đã khuyên Nam điều gì ? (SHS tr.9) (Nam không nên nói trống không mà nên nói lịch sự như Tuấn.) 
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 11.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Trao đổi, thực hành (8’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như khi nói luôn vui vẻ, thân thiện, cởi mở, tự nhiên và biết kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười,¼ 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 10.
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
	 GV kết luận theo từng tình huống:
- Tình huống 1 : Lời nói của bạn Lan khi mua báo rất lịch sự. 
- Tình huống 2 : Khi làm rơi đồ của cô Tâm, An nói lời xin lỗi với thái độ lễ phép, hối hận với việc đã xảy ra còn Bình nói lời xin lỗi nhưng nói trống không và không hối hận về việc làm của mình. 
GV mở rộng : Khi muốn bày tỏ sự biết ơn với người đã giúp mình hoặc bày tỏ sự hối lỗi với người mình đã làm phiền, chúng ta cần có thái độ lễ phép, lời nói chân thành, biểu hiện tình cảm phù hợp trên khuôn mặt. 
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2, ý 3 của lời khuyên, SHS trang 11.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’)
* Mục tiêu : Giúp HS thực hành nói lời hay trong các tình huống cụ thể. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 11.
GV nêu một số gợi ý để học sinh đóng vai theo nội dung bài tập 2 : 
a) Em bé tự ý lấy truyện của em ra xem rồi làm rách truyện. Em không cáu kỉnh quát em mà nhẹ nhàng giải thích cho em bé hiểu em cần xin phép anh (chị) trước khi lấy truyện và phải giữ gìn truyện cẩn thận. 
b) Chị em có nhiều tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước. Em đang cần sưu tầm những tranh ảnh đó cho bài học sắp tới. Em sẽ nói với chị là em muốn chị giúp em chuẩn bị cho môn học này được tốt. Sau đó em sẽ cùng chị sưu tầm tầm thêm tranh ảnh khác nếu chị cần. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV nhận xét từng trường hợp 
Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 3 “Em luôn sạch sẽ”.
Tiết 4 Bài 3 : EM LUÔN SẠCH SẼ
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
2. Học sinh có kĩ năng thực hiện vệ sinh cá nhân : 
- Chăm chải đầu, rửa mặt, tắm gội, cắt tóc, cắt móng tay. 
- Sử dụng quần áo, tất, khăn, sạch, phù hợp với công việc và thời tiết.
- Giữ giường ngủ luôn sạch sẽ (gấp đồ dùng gọn gàng, thay đồ dùng sạch theo định kì). 
- Không cắn móng tay, sơn móng tay, ngậm bút, đồ chơi... 
3. Học sinh tự giác giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến chủ đề Vệ sinh cá nhân sạch sẽ (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). 
	Các bài học liên quan: - Gọn gàng, sạch sẽ (Đạo đức lớp 1).
	- Trang phục  (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1; 2).
Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Em luôn sạch sẽ”. 
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết sự cần thiết của việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Một giấc mơ”, SHS trang 12, 13.
Bước 2 : HS trình bày kết quả. 
	 GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý sau:
- Trong giấc mơ, cậu bé đã gặp chuyện gì ? (SHS tr.12) (Cậu bị một bác bò đuổi theo) 
- Vì sao cậu bị bác bò đuổi ? (cậu ở bẩn nên trong tai cậu có một búi cỏ.) 
- Sau giấc mơ, cậu bé đã thay đổi thế nào ? (SHS tr.12)
(Ngay sáng hôm sau, không đợi mẹ nhắc, cậu đã đi đánh răng, rửa mặt. 
Cậu chăm rửa mặt mũi chân tay và còn làm rất kĩ, rất sạch sẽ.) 
- Câu chuyện nhắc em điều gì ? (Phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.) 
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 14 (Chăm chải đầu, rửa mặt, tắm gội, cắt tóc).
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Trao đổi, thực hành (8’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết một số biểu hiện khác của vệ sinh cá nhân sạch sẽ như sử dụng quần áo, tất, khăn, sạch, phù hợp với công việc và thời tiết; giữ giường ngủ luôn sạch sẽ (gấp đồ dùng gọn gàng, thay đồ dùng sạch theo định kì); biết cách làm sạch giày, dép. 
* Các bước tiến hành : 
 Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 13. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận : - Vệ sinh sạch sẽ: sử dụng quần áo, tất, khăn, sạch, phù hợp với công việc và thời tiết; giữ giường ngủ luôn sạch sẽ (gấp đồ dùng gọn gàng, thay đồ dùng sạch theo định kì); biết cách làm sạch giày, dép. 
	- Vệ sinh chưa sạch sẽ: Bày bừa, để đồ ăn trên giường ngủ.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2, 3, 4 của lời khuyên, SHS trang 14.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết một số biểu hiện của vệ sinh cá nhân sạch sẽ khác như chăm cắt móng tay, không mặc quần áo bẩn, không lau tay bẩn vào quần áo, không ngậm bút, đồ chơi... 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 14. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
	 GV kết luận nội dung từng tranh :
Tranh 1: Bạn nữ chăm cắt móng tay (nên làm như vậy để giữ cho móng tay luôn sạch sẽ).
Tranh 2: Bạn nam mặc quần áo bẩn (không nên như vậy vì dễ mắc bệnh ngoài da,).
Tranh 3: Bạn nam lau tay bẩn vào áo (không nên như vậy vì tay không sạch mà quần áo bị bẩn,).
Tranh 4: Bạn nam ngậm bút chì (không nên như vậy vì rất dễ bị vi khuẩn bám ở bút chì hoặc chất chì theo vào bụng gây bệnh,  ); Bạn nữ nhắc nhở bạn nam giữ vệ sinh (việc nên làm).
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 14.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 4 “Ngôi nhà thân yêu”.
Tiết 5: Bài 4 : NGÔI NHÀ THÂN YÊU
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh nhà ở và việc tôn trọng không gian chung, không gian riêng của từng thành viên trong gia đình. 
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Sắp xếp, giữ gìn đồ đạc trong từng phòng ngăn nắp, thuận tiện cho việc sử dụng. 
- Biết cách làm VS phù hợp với từng phòng (phòng ở, phòng khách, phòng bếp, ).
- Tôn trọng không gian chung và không gian riêng của từng thành viên trong gia đình (gõ cửa trước khi vào phòng bố mẹ, anh chị...; không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác). 
3. Học sinh tự giác thực hiện các hành vi đẹp đối với ngôi nhà và các thành viên trong GĐ
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. 
GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Ngôi nhà thân yêu”. 
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh nhà ở.
 * Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Chuyện của Huy” , SHS - T15,16.
Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý sau:
- Huy đã chuẩn bị đón các bạn đến dự sinh nhật như thế nào ? 
(Huy dọn dẹp, sắp xếp lại mọi thứ trong phòng. Khi quét nhà, Huy tìm mãi 
mà không thấy cái chổi đâu cả. Trong lúc tìm chổi, Huy hất cái ghế suýt làm vỡ bể cá mà Huy thích nhất / Huy phải nhờ mẹ tìm giúp mới thấy chổi / Huy chuẩn bị đón bạn rất mệt.) 
- Vì sao Huy thấy mệt khi chuẩn bị đón bạn ? (SHS tr. 16)
(Vì phòng Huy đồ đạc để bừa bãi, quần áo không treo lên mắc, mỗi chiếc vắt một nơi nên khi dọn dẹp mất nhiều công sức và thời gian.) 
- Câu chuyện trên muốn nhắc em điều gì ? (Cần sắp xếp đồ đạc, chăn màn, quần áo gọn gàng, ngăn nắp.) 
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 19.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (8’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc tôn trọng không gian chung và không gian riêng của từng thành viên trong gia đình (gõ cửa xin phép trước khi vào phòng của bố mẹ, anh chị em... ; không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác).
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 17. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tranh : 
- Tranh 1 : Tuấn lục bàn làm việc như vậy sẽ ảnh hưởng tới công việc của bố. Tuấn không tôn trọng không gian riêng của bố.
- Tranh 2 : Hoa gõ cửa trước khi vào phòng bố, mẹ giúp cho bố (mẹ) được báo hiệu, không ảnh hưởng tới công việc, 
GV mở rộng: Trước khi vào phòng của người khác, ngay cả khi phòng mở cửa, em cũng nên gõ cửa.
- Tranh 3 : Nam cất gọn giầy vào tủ như vậy sẽ giúp cho nhà gọn gàng và khi Nam muốn sử dụng giầy có thể lấy giầy nhanh chóng, 
- Tranh 4 : Nga chơi đồ chơi ở bộ sa lông như vậy sẽ khiến cho gia đình nếu có khách lại mất thời gian chờ Nga dọn đồ chơi, 
GV mở rộng: Trường hợp nhà quá chật, các em không có chỗ chơi riêng thì khi cả nhà đi vắng, em có thể chơi ở nơi tiếp khách của gia đình nhưng sau đó phải dọn dẹp đồ chơi ngay.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 19.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác; Làm vệ sinh phù hợp với từng phòng (phòng ở, phòng khách, phòng bếp, ).
* Các bước tiến hành : 
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 18. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống : 
- Tình huống 1 : Nếu là bạn của Lan, ta nên khuyên bạn không nên làm như vậy vì đồ dùng cá nhân cũng là của riêng mọi người, chúng ta không được tự ý sử dụng. 
- Tình huống 2 : Nếu là Nga, em nên nói với các bạn cứ đi chơi trước, khi nào dọn dẹp nhà xong em sẽ chơi cùng các bạn. 
GV nói thêm: Vệ sinh nhà cửa là trách nhiệm của tất cả mọi người trong nhà cần được tiến hành thường xuyên chứ không chỉ làm khi nhà có khách. Khi làm vệ sinh, cần biết cách làm sạch phù hợp với từng phòng (phòng ngủ, phòng ở, phòng bếp, phòng vệ sinh,)
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 19.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 5 “Góc học tập của em”.
Tiết 6 :
Bài 5 : GÓC HỌC TẬP CỦA EM
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc sắp xếp góc học tập ở nhà gọn gang, ngăn nắp, khoa học. 
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. 
- Biết cách trang trí góc học tập phù hợp với không gian và điều kiện của gia đình. 
3. Học sinh tự giác sắp xếp, trang trí góc học tập của mình. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Tranh vẽ, sản phẩm thủ công của học sinh để trang trí góc học tập. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. 
GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Góc học tập gọn gàng”. 
 Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’)
* Mục tiêu : Giúp học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Đọc truyện “Góc học tập của Hồng”, SHS T 20, 21. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả. 
	 GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý sau :
- Vì sao Hồng không tìm thấy tập giấy thủ công ? (SHS tr.21)
(Hồng để đồ dùng bừa bãi, không đúng nơi quy định, học bài xong. Hồng 
cho luôn cả chồng sách giáo khoa và vở viết vào một góc bàn, giấy thủ công 
bạn lại để vào trong chồng báo.) 
- Để góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, Hồng nên làm thế nào ? (SHS tr.21)
(Sắp xếp sách vở đồ dùng học tập riêng theo từng loại, gáy sách quay ra ngoài...).
- Giữ góc học tập gọn gàng, ngăn nắp thì có lợi gì ? 
(Sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp thì khi cần sẽ dễ thấy, dễ tìm và dễ lấy.) 
Bước 3 : GV chốt kiến thức và hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 22.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Trao đổi, thực hành (6’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và bày tỏ ý kiến trước việc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và trang trí góc học tập đẹp mắt.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 21, 22. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tranh : 
- Tranh 1 : Góc học tập được sắp xếp gọn gàng, trang trí đẹp mắt > ngồi học sẽ thấy vui, thực hiện các hoạt động học tập hiệu quả.
- Tranh 2 : Góc học tập bừa bộn, trang trí không đẹp mắt > mất thời gian cho việc sắp xếp hay tìm đồ dùng, sách vở, thực hiện các hoạt động học tập không hiệu quả.
- Tranh 3 : Góc học tập bừa bộn, trang trí không đẹp mắt (như tranh 2).
- Tranh 4 : Góc học tập được sắp xếp gọn gàng, trang trí đẹp mắt (như tranh 1).
Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (6’)
* Mục tiêu : Giúp HS biết cách sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và trang trí góc học tập của mình phù hợp với không gian và điều kiện của gia đình. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 22. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : 
a) Hoàng để đồ chơi trên ngăn giá sách như vậy sẽ khó khăn khi cần tìm sách.
b) Mai trang trí góc học tập của mình bằng những bức tranh xé dán, bông hoa năm cánh như vậy sẽ giúp cho Mai có góc học tập đẹp, khi học Mai thấy vui, học tập sẽ hiệu quả.
c) Minh mang sách vở ra bàn tiếp khách làm bài như vậy thì học tập sẽ không hiệu quả (thiếu đồ dùng cấn thiết nếu cần sử dụng, không yên tĩnh vì phòng khách sẽ có nhiều người, làm ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt của gia đình).
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 22.
 GV mở rộng : Việc sắp xếp, trang trí góc học tập thể hiện nền nếp và thẩm mĩ của người học sinh.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 6 : Thực hành (6’)
* Mục tiêu : Giúp HS thực hành làm sản phẩm để trang trí góc học tập.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện việc làm sản phẩm (hoặc trình bày sản phẩm) để trang trí góc học tập.
Bước 2 : GV giúp HS nếu ý tưởng về sản phẩm của mình.
Hoạt động 7 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 6 “Ngôi trường của em”.
Tiết 7 :
Bài 6 : NGÔI TRƯỜNG CỦA EM
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy khi đến trường, cần sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi. 
2. Học sinh có kĩ năng : 
- Sắp xếp đồ dùng học tập và bàn ghế trong lớp gọn gàng, ngăn nắp. 
- Giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi. 
- Giữ gìn khung cảnh trường, lớp xanh - sạch - đẹp. 
3. Học sinh tự giác sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ gìn khung cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. 
GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Ngôi trường của em”. 
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy khi đến trường, cần sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Quan sát tranh, SHS trang 23. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả. 
	 GV kết luận theo từng câu hỏi SHS tr.23 :
- Em thích phòng học của lớp nào ? Vì sao ? 
(Phòng học của lớp 3B sạch đẹp, bàn ghế kê ngay ngắn, sách vở xếp ngăn nắp trong ngăn bàn, không có giấy rác, tranh ảnh treo tường cân đối).
- Em có thể làm gì để lớp mình luôn sạch sẽ ?
	(Sắp xếp đồ dùng học tập và bàn ghế trong lớp gọn gàng, ngăn nắp, không vứt rác ra lớp, cùng các bạn làm trực nhật, tổng vệ sinh lớp theo định kì,)
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 25.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (8’)
* Mục tiêu : Giúp nhận biết những việc làm thể hiện ý thức và trách nhiệm và tình cảm gắn bó trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 24. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo từng trường hợp : 
a) An thực hiện việc làm vệ sinh lớp học tự giác, trách nhiệm thể hiện tình cảm gắn bó với lớp. Sơn chưa có ý thức làm sạch đẹp lớp mình. 
b) Hưng chưa tự giác giữ chỗ ngồi của mình gọn gàng, sạch sẽ. 
c) Các bạn lớp 3A làm như vậy giúp cho lớp học luôn sáng sủa, thoáng khí.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ý 2 của lời khuyên, SHS trang 25.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (8’) 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện các việc làm thể hiện ý thức giữ gìn khung cảnh nhà trường xanh - sạch- đẹp.. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 25. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống : 
- Tình huống 1: Ta nên nhắc bạn nhặt vỏ bim bim vứt vào thùng rác và lần sau không nên làm như thế. Trường hợp bạn không nghe, ta nên nhặt vỏ bim bim vứt vào thùng rác để sân trường sạch sẽ.
- Tình huống 2: Ta nên khuyên bạn không nên viết tên mình ra bàn vì như vậy bàn sẽ bẩn và mình chưa là người thanh lịch, văn minh.
Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ý 3 của lời khuyên, SHS trang 25.
Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.
Hoạt động 5 : Thực hành (7’)
* Mục tiêu : Giúp HS thực hiện kĩ năng SX gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi của mình. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV tổ chức cho HS thi sắp xếp sách vở, đồ dùng tại chỗ ngồi của mình.
Bước 2 : GV trao đổi với HS theo câu hỏi :
- Sắp xếp sách vở, đồ dùng ở chỗ ngồi của mình gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì ? 
(Sắp xếp sách vở, đồ dùng ở chỗ ngồi của mình gọn gàng, ngăn nắp sẽ tiện cho việc học tập, giúp cho tâm trạng khi học vui, phấn khởi, kết quả học tấp tốt). 
GV nhắc HS hàng ngày chú ý sắp xếp chỗ ngồi của mình luôn gọn gàng như vừa thực hiện để kết quả học tập tốt hơn và lớp học thêm đẹp. 
Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. 
- Chuẩn bị bài 7 “Cử chỉ đẹp”. 
Tiết 8 :
Bài 7 : CỬ CHỈ ĐẸP
I. MỤC TIÊU : 
1. Học sinh nhận thấy cần có những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.
2. Học sinh có kĩ năng thể hiện những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người như: 
- Vui vẻ, thân thiện khi nói chuyện. 
- Đứng dậy, cúi đầu chào thầy cô giáo, người lớn tuổi. 
- Giơ tay hay gật đầu (thay cho lời chào) khi không tiện nói lời chào với bạn bè. 
- Vỗ tay đúng lúc để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục và chúc mừng.
3. Học sinh tự tin khi có những cử chỉ đẹp với mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
- Tranh minh hoạ trong sách HS. 
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’)
* Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. 
* Các bước tiến hành : 
Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến cử chỉ đẹp (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). 
	Các bài học liên quan: 
	- Cách đi, đứng của em (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1).
	- Cách nằm, ngồi của em (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 2).
Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Cử chỉ đẹp”. 
Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy biểu hiện của cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người.
* Các bước tiến hành : 
Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiên phần Quan sát tranh, SHS trang 26, 27. 
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận theo câu hỏi cuối bài :
- Các bạn trong tranh có những cử chỉ đẹp nào ? 
Tranh 1 : Lan vui vẻ khi nói chuyện với mọi người. 
Tranh 2 : Sơn giơ tay ngay ngắn khi muốn phát biểu. 
Tranh 3 : Hoa đứng lại, cúi đầu khi nói lời chào cô giáo. 
Tranh 4 : Các bạn vỗ tay để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục người nghệ sĩ.
- Những cử chỉ đó nói lên điều gì ? 
(Vui vẻ khi nói chuyện với mọi người, giơ tay khi muốn phát biểu ý kiến, đứng lại cúi chào khi gặp thầy cô giáo, người lớn tuổi, vỗ tay để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục, đôi khi động viên người nghệ sĩ đều là những cử chỉ đẹp của một người học sinh thanh lịch, văn minh.)
Bước 3 : GV h

Tài liệu đính kèm:

  • docTHANH LICHda sua.doc