Giáo án Tin học 6 - Tiết 1 đến tiết 15

CHƯƠNG 1: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.

Bài 1: Thông tin và tin học

I. Mục tiêu bài giảng :

+ HS bước đầu làm quen với khái niệm thông tin.

+ Giúp HS hiểu về các hoạt động thông tin trong đời sống hàng ngày của con người.

+ Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.

II. Phương tiện và cách thức :

a. Phương tiện thực hiện

+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.

+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.

b. Cách thức tiến hành :

+ Lấy HS làm trung tâm.

+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.

 

doc 19 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Tiết 1 đến tiết 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 0 và 1
- Tất cả các thông tin trong máy tính đều phải được biến đổi thành các dãy Bit.
- Thông tin được lưu giữ trong máy tính được gọi là dữ liệu.
- Máy tính cần phải có những bộ phận đảm bảo thực hiện 2 quá trình:
+ Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy Bit.
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành các dạng quen thuộc với con người: âm thanh, văn bản, hình ảnh.
4) Củng cố :
- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. 
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
5) Hướng dẫn về nhà :
- Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
- Xem trước nội dung bài: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính.
Tiết 5. 	Ngày dạy: 
	Bài 5: Luyện tập chuột.
I. Mục tiêu bài giảng :
+ HS nắm được chuột máy tính là gì, vì sao cần phải có chuột máy tính.
+ Hướng dẫn HS các thao tác sử dụng chuột máy tính.
II. Phương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính để thực hành.
+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1) Ổn định tổ chức lớp : 
2) Kiểm tra bài cũ :
	+ HS1: Nêu các thiết bị nhập, xuất, lưu trữ dữ liệu ?
	+ HS2: Em hãy cho biết các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh ? Thân máy tính chứa những gì ?
3) Nội dung bài mới : 	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: Cho HS quan sát chuột máy tính.
- Vì sao cần phải có chuột khi sử dụng máy tính ?
- Nhờ có chuột máy tính, ta có thể thực hiện các lệnh nhanh hơn khi dùng bằng bàn phím.
- HS quan sát chuột máy tính.
- GV: Hướng dẫn HS cách sử dụng chuột máy tính.
GV: Có thể di chuyển chuột máy tính trên một mặt gồ ghề được không ?
- HS: Trả lời
- HS: xem các hình vẽ minh hoạ các thao tác sử dụng chuột máy tính trong SGK.
- GV: Tùy thuộc vào mục đích công việc của người dùng máy tính mà có những thao tác chuột phù hợp
1. Các thao tác chính với chuột.
a, Chuột máy tính là gì ?
- Chuột là công cụ quan trọng của máy tính.
- Thông qua chuột ta có thể thực hiện các lệnh điều khiển hoặc nhập dự liệu vào máy tính nhanh và thuận tiện.
b, Các thao tác sử dụng chuột.
- Cách cầm chuột: Đặt úp bàn tay phải lên con chuột, ngón tay trỏ đặt vào nút trái chuột, ngón tay giữa đặt vào nút phải chuột, các ngón tay còn lại cầm chuột để di chuyển.
- Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển chuột trên một mặt phẳng, các ngón tay không nhấn bất cứ nút chuột nào.
- Nháy chuột: Nhấn nhanh nút trái chuột rồi thả tay ra.
- Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút phải chuột rồi thả tay ra.
- Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh 2 lần liên tiếp nút trái chuột.
- Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí mong muốn (vị trí đích) rồi thả tay để kết thúc thao tác.
4) Củng cố :
- Nhắc lại các nội dung chính đã học.
- HS thu dọn ghế và máy tính.
5) Hướng dẫn về nhà :
- Ôn lại các nội dung đã học
Tiết 6. 	Ngày dạy: 
Bài 5: Luyện tập chuột (tiếp)
I. Mục tiêu bài giảng :
+ Hướng dẫn HS các thao tác sử dụng chuột máy tính.
+ Hướng dẫn HS luyện tập các thao tác sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills để học sinh biết sử dụng chuột một cách thành thạo
II. Phương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính để thực hành.
+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1) Ổn định tổ chức lớp : 
2) Kiểm tra bài cũ :
	HS1: Nêu các thao tác sử dụng chuột máy tính ?	
3) Nội dung bài mới : 	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: Hướng dẫn HS các thao tác với chuột máy tính.
- HS: nhắc lại các thao tác sử dụng chuột máy tính.
- HS theo dõi SGK và hướng dẫn của GV để biết cách thực hiện thao tác sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills.
- Trong mỗi mức sẽ được thực hiện 10 lần các thao tác luyện tập chuột, các bài tập sẽ khó dần lên.
- Phần mềm sẽ tính tổng số điểm đạt được sau khi thực hiện xong tất cả các mức luyện tập
2. Luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills.
- Sử dụng phần mềm Mouse Skills sđể luyện tập các thoa tác với chuột.
- Phần mềm bao gồm 5 mức:
 + Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột.
 + Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột trái
 + Mức 3: Luyện thao tác nháy đúp chuột.
 + Mức 4: Luyện thao tác nháy nút phải chuột.
 + Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột.
- Trong các mức 1, 2, 3, 4 trên màn hình sẽ xuất hiện một hình vuông nhỏ, thực hiện các thao tác tương ứng trên các hình vuông này.
- Trong mức 5, trên màn hình xuất hiện một cửa sổ và biểu tượng nhỏ, kéo thả biểu tượng vào bên trong khung cửa sổ
* Hoạt động 2
- GV: nháy đúp chuột vào biểu tượng Mouse Skills.
- Hướng dẫn HS cách thực hiện.
- HS: làm theo hướng dẫn của GV.
- Khi luyện tập xong 5 mức sẽ có phần tính tổng điểm và đánh giá trình độ sử dụng chuột.
 Beginner: Bắt đầu.
 Not Bad: Tạm được.
 Good: Khá tốt.
 Expert: rất tốt.
3. Luyện tập.
- Khởi động phần mềm Mouse Skills.
- Nhấn phím bất kì để bắt đầu vào cửa sổ luyện tập chính.
- Luyện tập các thao tác theo từng mức.
- Khi thực hiện xong 1 mức, phần mềm sẽ xuất hiện thông báo kết thúc, nhấn phím bất kì để chuyển sang mức tiếp theo.
- Có thể nhấn phím N để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện hết 10 thao tác luyện tập tương ứng.
- Nháy chuột vào nút Try Again để thực hiện lại.
- Chọn Quit để thoát khỏi phần mềm.
4) Củng cố :
- Nhắc lại các nội dung chính đã học.
- HS thu dọn ghế và máy tính.
5) Hướng dẫn về nhà :
- Luyện tập lại các thao tác sử dụng chuột máy tính.
Tiết 7. 	Ngày dạy: 
Bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính
I. Mục tiêu bài giảng :
+ HS nắm được những khả năng làm việc của máy tính: Tính toán nhanh, chính xác, làm việc cao
+ Giúp cho HS tìm hiểu xem máy tính có thể được dùng vào những công việc gì, sức mạnh của máy tính có được là nhờ đâu.
II. Phương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1) Ổn định tổ chức lớp : 
2) Kiểm tra bài cũ :
- HS1: Em hãy nêu vai trò của việc biểu diễn thông tin ?
- HS2: Thông tin được biểu diễn trong máy tính dưới dạng nào ?
3) Nội dung bài mới : 
	Các em biết chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại của hiện đại hoá, tự động hoá thì máy tính điện tử có tầm quan trọng như thế nào, ứng dụng của nó ra sao, nó giúp chúng ta những việc gì trong cuộc sống ® bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: Máy tính có những khả năng mà con người không thể làm được
+ Máy tính có khả năng tính toán các phép tính rất nhanh và rất chính xác, không nhầm lẫn, bộ nhớ máy tính có thể lưu trữ tương đương với 100 000 quyển sách. Và nó còn có khả năng làm việc trong thời gian dài không nghỉ
1. Một số khả năng của máy tính.
- Khả năng tính toán nhanh: Máy tính có thể thực hiện được hàng tỉ phép tính trong thời gian rất ngắn
- Tính toán với độ chính xác cao: Máy tính cho ra kết quả với độ chính xác cao.
- Khả năng lưu trữ lớn: Máy tính nhờ có các thiết bị nhớ được gắn ở bên trong làm cho máy tính trở thành một kho lưu trữ khổng lồ.
- Khả năng làm việc không mệt mỏi: máy tính có thể làm việc không nghỉ trong một thời gian dài.
* Hoạt động 2
- GV: Trong cuộc sống ngày nay, với khả năng rất lớn của máy tính, em hãy cho biết em đã dùng máy tính vào những công việc gì ?
- HS: Trả lời
- Máy tính đuợc sử dụng rất nhiều trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học. Ngày nay thì tất cả mọi người trong công việc cũng như học tập đều cần dùng đến máy tính do những tiện ích mà máy vi tính đem lại
2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì ?
- Thực hiện các tính toán: với khả năng tính toán nhanh và rất chính xác, máy tính có thể thực hiện được những phép tính rất lớn.
- Tự động hoá các công việc văn phòng: Máy tính được dùng để lập lịch làm việc, soạn thảo, in ấn, trình bày văn bản như các công văn, lá thư, bài báo hoặc được dùng làm công cụ thuyết trình trong các hội nghị.
- Hỗ trợ công tác quản lí: các thông tin liên quan đến con người, tài sản, các kết quả trong lao động và học tậpđược tổ chức thành các cơ sở dữ liệu lưu trữ trong máy tính
- Công cụ học tập và giải trí: Ta có thể dùng máy tính để học toán, ngoại ngữ và giải trí như xem tin tức, kết nối bạn bè, xem phim, chơi trò chơi
- Điều khiển tự động và Robot: Máy tính có thể được dùng để điều khiển tự động các dây truyền sản xuất, láp ráp ô tô, xe máy và điều khiển robot có thể làm thay thế nhiều công việc cho con người.
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến: nhờ có mạng máy tính ta có thể liên lạc với tất cả bạn bè, tra cứu các thông tin bổ ích trên Internet hay mua bán trực tuyến qua mạng.
* Hoạt động 3
GV: - Máy tính là công cụ rất tuyệt vời, tuy nhiên tất cả các sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Máy tính chỉ làm được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh. 
GV: - Nhờ có năng lực tư duy mà con người có thể sáng tạo nên tất cả các thiết bị để phục vụ cho con người. Tương lai nhờ sự sáng tạo của con người máy tính sẽ có những thế hệ mới hơn, hiện đại hơn
3. Máy tính và điều chưa thể.
- Tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định.
- Có rất nhiều việc mà máy tính không thể làm được ví dụ như việc phân biệt mùi vị, các cảm giác 
- Máy tính chưa thể có năng lực tư duy như con người
-> Vì vậy máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn con người 
4. Củng cố :
- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. 
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Về học nội dung bài đã học và đọc bài đọc thêm 2: cội nguồn sức mạnh của con người 	
Tiết 8. 	Ngày dạy: 
Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính
I. Mục tiêu bài giảng :
+ HS nắm được mô hình làm việc của qua trình xử lí thông tin trong đời sống.
+ Giúp cho HS biết được cấu trúc chung của một máy tính điện tử gồm những bộ phận nào.
II. Phương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1) Ổn định tổ chức lớp : 
2) Kiểm tra bài cũ :
- HS1: Em hãy nêu một số khả năng ưu việt của máy tính ?
- HS2: Kể tên một vài ví dụ mà máy tính có thể trợ giúp cho con người ?
3) Nội dung bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: Cho biết mô hình của quá trình xử lí thông tin đã được học ?
- HS: Trả lời
- Để thực hiện phép nhân: 3 x 5 = 15 ta phải trải qua những bước làm nào ?
- GV: Nêu các VD khác để cho thấy bất kì quá trình xử lý thông tin nào cũng trải qua quá trình của mô hình 3 bước ?
- HS: Trả lời
1. Mô hình quá trình 3 bước.
Nhập (INPUT)
Xử lí
Xuất (OUTPUT)
- Tất cả các quá trình trong thực tế đều được trải qua 3 bước.
- Như vậy, bất kì quá trình xử lí thông tin nào cũng đều trải qua 3 bước như trên. Do vậy, máy tính cần phải có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình 3 bước 
* Hoạt động 2
- GV: Máy tính điện tử có mặt ở rất nhiều nơi với nhiều chủng loại: máy tính để bàn, máy tính xách tay, siêu máy tính hay các máy tính trạm dùng để vận hành máy móc Tuy nhiên tất cả đều có cùng một cấu trúc chung
- GV: Theo em để lưu giữ thông tin trong máy tính cần có thêm bộ phận nào ?
- HS: Trả lời
GV: Ví dụ để giải bài toán:
 Tìm x: 3x - 6 = 21 ta cần phải thực hiện những bước nào?
 u 3x = 21 + 6 
 v => 3x = 27 
 w => x = 27/3 
 => x = 9
- Quá trình ta thực hiện qua các bước 1, 2, 3 để tìm được giá trị của x được gọi là chương trình.
- GV: Trong cơ thể chúng ta, bộ phận nào là quan trọng nhất, điều khiển mọi hoạt động của con người ?
- HS: Trả lời
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử.
- Máy tính ngày nay rất đa dạng và phong phú.
- Tuy nhiên tất cả đền được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc chung do nhà toán học Von Neumann đưa ra.
- Cấu trúc chung của máy tính gồm 3 khối chức năng cơ bản: 
 ­ Bộ xử lí trung tâm.
 ­ Thiết bị vào.
 ­ Thiết bị ra.
- Để lưu thông tin trong quá trình xử lí, máy tính còn có thêm bộ nhớ.
- Các khối chức năng trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính do con người lập ra.
- Chương trình: là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
a, Bộ xử lí trung tâm (CPU):
- Được coi là bộ não của máy tính.
- Thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
4) Củng cố :
- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. 
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
5) Hướng dẫn về nhà :
- Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
Tiết 9. 	Ngày dạy: 
Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (tiếp)
I. Mục tiêu bài giảng :
+ Giúp cho HS biết được cấu trúc chung của một máy tính điện tử gồm những bộ phận nào, các bộ phận đó dùng để làm gì.
+ HS nắm được các đơn vị đo thông tin trong máy tính và các thiết bị vật lí kèm theo.
+ HS hiểu thế nào là phần mềm, vì sao cần phải có phần mềm máy tính.
II. Phương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1) Ổn định tổ chức lớp : 
2) Kiểm tra bài cũ :
- HS1: Em hãy nêu mô hình quá trình xử lý thông tin ? Cho một ví dụ minh hoạ và phân tích ví dụ đó?
- HS2: Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào ?
3) Nội dung bài mới : 	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: Bộ phận nào là quan trọng nhất trong máy tính ?
- Để lưu giữ các thông tin trong máy tính cần phải có thiết bị nào ?
- Khả năng lưu trữ dữ liệu của bộ nhớ nhiều hay ít phụ thuộc vào dung lượng nhớ của thiết bị đó.
- GV: Ta nhập dữ liệu vào máy tính nhờ những thiết bị nào ?
- HS: Trả lời
- GV: Các dữ liệu được đưa ra ngoài nhờ các thiết bị nào ?
- HS: Trả lời
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử
b, Bộ nhớ:	
- Là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.
- Gồm 2 loại: 
 ­ Bộ nhớ trong: lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Phần chính là RAM. Khi máy tắt, các thông tin trong RAM sẽ bị mất.
 ­ Bộ nhớ ngoài: lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Bao gồm: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, bộ nhớ Flash (USB). Các thông tin vẫn được lưu lại khi tắt máy.
- Đơn vị chính để đo dung lượng nhớ: Byte.
- Ngoài ra còn có các đơn vị dẫn xuất: 
1 KB = 210 Byte = 1024 Byte
1 MB = 210 KB = 1 048 576 Byte
1 GB = 210 MB = 1 073 741 824 Byte
c, Thiết bị vào/ ra.
- Còn được gọi là thiết bị ngoại vi.
- Giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo giao tiếp với người sử dụng.
- Gồm 2 loại:
 ­ Thiết bị nhập dữ liệu: bàn phím, chuột, máy quét
 ­ Thiết bị xuất dữ liệu: Màn hình, máy in, loa 
* Hoạt động 2
- GV: Chúng ta có quá trình xử lý thông tin gồm 3 bước có các bộ phận tương ứng như hình vẽ
- HS: Vẽ hình
3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin.
- Mô hình hoạt đông 3 bước của máy tính 
Input (thông tin, các chương trình)
Xử lí và lưu giữ 
Output (văn bản, âm thanh, hình ảnh)
Input: bàn phím, chuột
Xử lý: CPU
Output: màn hình, máy in, loa
* Hoạt động 3
.
- GV: Nếu không có phần mềm thì chúng ta không thể làm bất cứ thứ gì được trên máy tính.
- Phần mềm đưa sự sống đến cho phần cứng.
- Em hãy nêu một số VD về các chương trình (phần mềm) mà em biết hoặc em thường sử dụng ?
4. Phần mềm và phân loại phần mềm.
a, Phần mềm là gì ?
- Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị máy tính kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm.
b, Phân loại phần mềm:
- Gồm 2 loại chính: 
­ Phần mềm hệ thống: Là các chương trình tổ chức việc quản lý, điều phối các hoạt động và chức năng của máy tính
VD: Hệ điều hành DOS, Windows 98, Windows XP
­ Phần mềm ứng dụng: Là các chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể.
VD: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ hoạ, phần mềm trò chơi
4) Củng cố :
- Nhấn mạnh nội dung quan trọng trong bài. 
- HS nhắc lại những nội dung quan trọng đó.
5) Hướng dẫn về nhà :
- Học kỹ các vấn đề vừa học trong bài này.
- Đọc bài đọc thêm 3 “ Von Neumann – Cha đẻ của kiến trúc máy tính điện tử”
Tiết 10. 	Ngày dạy: 
 BÀI THỰC HÀNH 1: 
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH
I. Mục tiêu bài giảng :
+ HS nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân (loại máy tính thông dụng nhất hiện nay).
+ HS biết cách bật/ tắt máy tính và bước đầu làm quen với bàn phím và chuột.
II. Phương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện	
+ GV: Giáo án, máy tính
+ HS: Đồ dùng học tập, SGK, máy tính ở phòng thực hành
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1) Ổn định tổ chức lớp : 
2) Kiểm tra bài cũ :
	- Kết hợp trong quá trình thực hành.
3) Nội dung bài mới : 	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: Phân nhóm HS vào từng máy (Theo danh sách).
- HS: Ổn định vị trí
- GV: Chỉ cho học sinh các bộ phận cơ bản của máy tính
- HS: Nhận biết các bộ phận cơ bản của máy tính.
- GV: Em hãy kể tên các thiết bị nhập, xuất dữ liệu ?
- HS: Trả lời
- Em hãy nêu các bộ phận cơ bản của máy tính mà em quan sát thấy?
- HS: Trả lời
1. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân.
a, Các thiết bị nhập cơ bản: 
- Bàn phím
- Chuột: 
b, Thân máy tính..
- Bao gồm: bộ vi xử lí (CPU), bộ nhớ (RAM), nguồn điệnđược gắn trên một bảng mạch gọi là bảng mạch chủ.
c, Các thiết bị xuất dữ liệu.
- Màn hình.
- Máy in
- Loa
- ổ ghi CD/DVD
d, Các thiết bị lưu trữ dữ liệu.
- Đĩa cứng
- Đĩa mềm
- Đĩa quang DVD, CD và USB
f, Các bộ phận cấu thành nên một máy tính để bàn: bàn phím, chuột, case máy tính, màn hình.
* Hoạt động 2
- GV: Hướng dẫn HS cách khởi động máy tính.
- HS: Tiến hành khởi động máy và quan sát 
- GV: Sau khi khởi động em đã quan sát thấy màn hình có những hiện tượng gì ?
- HS: Trả lời
2. Bật CPU và màn hình.
- Bật công tắc trên thân CPU.
- Bật công tắc trên màn hình.
* Hoạt động 3
- GV: Chỉ ra các khu vực của bàn phím.
- GV: Mở chương trình Notepad, yêu cầu HS gõ một vài phím.
- HS: Quan sát kết quả trên màn hình
- GV: Giải thích công dụng của các phím chức năng: Shift, Alt, Ctrl
- HS: Gõ câu sau: Trường THCS Lê Hồng Phong nhờ dùng phím chức năng và các phím cơ sở.
- GV: Giới thiệu bước đầu về chuột máy tính, cho học sinh di chuyển chuột .
- HS: Thực hành sử dụng chuột
3. Làm quen với bàn phím và chuột.
a, Bàn phím.
- Bao gồm: 
 + Khu vực chính.
 + Nhóm các phím chức năng.
 + Nhóm các phím số.
b, Chuột.
- Bước đầu làm quen với chuột, di chuyển chuột trên mặt phẳng, quan sát sự thay đổi của con trỏ chuột
* Hoạt động 4
- GV: Hướng dẫn HS cách tắt máy tính.
- HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV, quan sát sự thay đổi của máy tính khi kết thúc.
4. Tắt máy tính.
- Bước 1: Nháy chuột vào nút Start.
- Bước 2: Nháy chuột vào nút Turn off Computer.
4) Củng cố :
- Nhắc nhở sửa sai trong quá trình thực hành.
- HS thu dọn ghế và máy tính.
5) Hướng dẫn về nhà :
- Ôn lại các nội dung đã thực hành.
- Đọc trước bài “ Vì sao cần hệ điều hành”
Tiết 11. 	Ngày dạy: 
	Bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành?
I. Mục tiêu bài giảng :
+ HS tìm hiểu các quan sát trong đời sống, từ đó rút ra sự quan trọng và cần thiết của các phương tiện điều khiển.
+ HS nắm được cái gì giúp điều khiển máy tính.
+ Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.
II. Phương tiện và cách thức :
a. Phương tiện thực hiện
+ GV: Giáo án, tài liệu tham khảo.
+ HS: Đồ dùng học tập, SGK.
b. Cách thức tiến hành :
+ Lấy HS làm trung tâm.	
+ Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác.
III. Tiến trình giờ dạy :
1.Ổn định tổ chức lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Nội dung bài mới : 	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV: Trong đời sống ngày nay, có rất nhiều các phương tiện điều khiển trong các lĩnh vực, các phương tiện điều khiển này đống vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội.
- HS: đọc các quan sát trong SGK.
- Nếu không có đền tín hiệu giao thông thì sẽ gây ra ùn tắc và dẫn đến tai nạn giao thông.
- Nếu không có thời khoá biểu thì hoạt động học tập trong nhà trường sẽ bị hỗn loạn.
- GV: cho HS tự lấy các ví dụ về sự quan trọng của các phương tiện điều khiển trong đời sống.
VD: hệ thống pháp luật, các nội quy trong trường học
HS: rút ra kết luận về vai trò của các phương tiện điều khiển.
1. Các quan sát.
* Quan sát 1:
- Trên ngã tư đường phố có nhiều phương tiện giao thông qua lại, vào giờ cao điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông => Cần có hệ thống đèn tín hiệu giao thông giúp điều khiển hoạt động giao thông.
* Quan sát 2:
- Trong trường học, nếu thời khoá biểu bị mất thì học sinh sẽ không biết học môn nào, giáo viên sẽ không tìm được lớp để dạy học => Cần có thời khoá biểu để điều khiển các hoạt động học tập trong nhà trường.
* Quan sát 3:
- Trong nhà trường, nếu không có nội quy thì học sinh sẽ hỗn loạn => Các quy định, nội quy của nhà trường để điều khiển các hoạt động nề nếp của học sinh.
* Quan sát 4:
- Hệ thống pháp luật giúp nhà nước điều khiển các hoạt động trong đời sống của một quốc gia.
- Kết luận: Qua các quan sát trên cho thấy vai trò của các phương tiện điều khiển: hệ thống đèn tín hiệu giao thông, thời khoá biểu trong nhà trường, các nội quy của trường học, hệ thống pháp luật của nhà nước
4. Củng cố :
- Nhắc lại các nội dung chính đã học.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Ôn lại các nội dung chính đã học.
- Lấy thêm một số ví dụ trong cuộc sống cần có các phương tiện điều khiển
Tiết 12. 	Ngày dạy: 
Bài

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Thong_tin_va_tin_hoc.doc