BÀI 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản.
- Biết cách thực hiện các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xóa, sao chép và di chuyển các phần văn bản.
2. Kĩ năng: Thực hiện các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xóa, sao chép và di chuyển các phần văn bản.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
6A1:. 6A2:.
2. Kiểm tra bài cũ:
Lồng ghép trong nội dung bài thực hành.
3. Bài mới:
* Hoạt động khởi động: Làm thế nào để chỉnh sửa văn bản ta vào nội dung bài.
Ngày soạn: 23/01/2018 Ngày dạy: 25/01/2018 Tuần 23 Tiết: 43 BÀI 15: CHỈNH SỬA VĂN BẢN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản. - Biết cách thực hiện các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xóa, sao chép và di chuyển các phần văn bản. 2. Kĩ năng: Thực hiện các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xóa, sao chép và di chuyển các phần văn bản. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, tinh thần vươn lên vượt qua khó khăn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu. 2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 6A1:................................................................................................................ 6A2:................................................................................................................ 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong nội dung bài thực hành. 3. Bài mới: * Hoạt động khởi động: Làm thế nào để chỉnh sửa văn bản ta vào nội dung bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (19’) Tìm hiểu xóa và chèn thêm văn bản. + GV: Hướng dẫn HS vào bài mới giải quyết vấn đề đặt ra. + GV: Để xóa một vài kí tự em dùng phím nào trên bàn phím? + GV: Cho HS thao tác mẫu để kiểm chứng kết quả trả lời. + GV: Phím Backspace dùng để xóa kí tự đứng ở vị trí nào so với con trỏ? + GV: Phím Delete dùng để xóa kí tự đứng ở vị trí nào so với con trỏ? + GV: Thao tác lại cho HS quan sát và nhận biết. + GV: Để chèn thêm văn bản vào một vị trí ta thực hiện như thế nào? + GV: Xóa một phần văn bản lớn bằng phím Backspace và Delete yêu cầu HS quan sát và nhận xét. + GV: Để tránh mất thời gian ta phải thực hiện như thế nào? + GV: Quan sát quá trình thực hiện của các em. + GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác dưới sự hướng dẫn của GV. + GV: Củng cố lại các thao tác các em còn yếu và thiếu sót. + GV: Lưu ý quan trọng: Hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi xóa nội dung văn bản!. + GV: Nhận xét chốt nội dung. + HS: Chú ý lắng nghe bài giảng thực hiện theo yêu cầu của GV. + HS: Dùng phím Backspace và phím Delete. + HS: Lên bảng thực hiện thao tác xóa ký tự. + HS: Phím Backspace dùng để xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo. + HS: Phím Delete dùng để xóa kí tự ngay trước con trỏ. + HS: Quan sát và nhận biết các thao tác của GV. + HS: Di chuyển con trỏ soạn thảo vào vị trí đó và sử dụng bàn phím để gõ thêm nội dung. + HS: Dùng phím Backspace và Delete để xóa một văn bản lớn rất mất thời gian. + HS: Chọn phần văn bản cần xóa và nhấn phím phím Delete và Backspace. + HS: Thực hiện các thao tác vừa được tìm hiểu. + HS: Một số em lên bảng thực hiện các thao tác trên. + HS: Chú ý rèn luyện các thao tác còn chưa tốt. + HS: Chú ý lắng nghe, nhận biết và tránh sai sót. + HS: Thực hiện ghi bài vào vở. 1. Xóa và chèn thêm nội dung. - Để xóa một vài ký tự ta dùng phím Backspace và phím Delete. - Muốn chèn thêm văn bản, di chuyển con trỏ soạn thảo vào vị trí đó và sử dụng bàn phím để gõ thêm nội dung. Hoạt động 2: (20’) Tìm hiểu chọn phần văn bản. + GV: Yêu cầu HS đọc nguyên tắc SGK. + GV: Như vậy để xóa một phần văn bản hay đối tượng nào đó chúng ta phải thực hiện điều gì? + GV: Thao tác chọn phần văn bản và yêu cầu HS mô tả cách chọn văn bản mà GV vừa thực hiện. + GV: Các bạn khác nhận xét bổ xung. GV hướng dẫn thực hiện. + GV: Nếu các em thực hiện một thao tác không như ý muốn em có thể khôi phục lại trang thái của văn bản trước khi thực hiện không? + GV: Minh họa cách thực hiện và yêu cầu HS quan sát nhận biết. + GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác. + GV: Yêu cầu các HS khác nhận xét bổ sung. + GV: Cho HS rèn luyện các thao tác đã được học. + GV: Chú ý sửa cho HS các lỗi các em thường mắc phải. + GV: Giải đáp các thắc mắc mà HS gặp phải trong quá trình thực hiện. + HS: Nguyên tắc SGK. + HS: Trước hết cần chọn phần văn bản hay đối tượng đó. + HS: Để chọn phần văn bản em thực hiện. Bước 1: Đưa con trỏ chuột đến vị trí bắt đầu. Bước 2: Kéo thả chuột đến vị trí của phần văn bản cần chọn. + HS: Nhận xét bổ sung và quan sát nhận biết của GV. + HS: Khi thực hiện một thao tác không như ý muốn em có thể khôi phục lại trang thái của văn bản trước khi thực hiện. + HS: Quan sát nhận biết cách thực hiện của GV. + HS: Một số em lên bảng thực hiện các thao tác trên. + HS: Chú ý lắng nghe, nhận biết và tránh sai sót. + HS: Thực hiện các thao tác đã được học theo từng cá nhân. + HS: Thực hiện theo các yêu cầu của GV đưa ra. + HS: Đặt các vấn đề mà các em còn chưa rõ. 2. Chọn phần văn bản. - Để chọn phần văn bản ta thực hiện: Bước 1: Đưa con trỏ chuột đến vị trí bắt đầu. Bước 2: Kéo thả chuột đến vị trí cuối của phần văn bản cần chọn. 4. Củng cố: (4’) - Củng cố các thao tác xóa, chèn, chọn phần văn bản. 5. Dặn dò: (1’) - Ôn lại các thao tác, xem trước nội dung phần tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ..............................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: