Giáo án Tin học 6 - Trường THCS số 1 Phú Nhuận

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm về thông tin và hoạt động động thông tin của con người.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được các hoạt động thông tin của con người.

3. Thái độ:

- Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).

- Chuẩn bị phòng máy.

 

doc 90 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 6 - Trường THCS số 1 Phú Nhuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a màn hình 
- Lắng nghe à Ghi vở
– Quan sát à Trả lời: gồm có các menu: bảng chọn File, Student, Lessons
- Lắng nghe à Ghi vở
I. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MARIO:
1) Công dụng:
Mario là phần mềm được sử dụng để luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón.
2) Các thành phần của màn hình:
–Bảng chọn File: chứa các lệnh hệ thống 
–Bảng chọn Student: Cài đặt thông tin học sinh
– Bảng chọn Lessons: Lựa chọn các bài học
HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH SỬ DỤNG
- Mục tiêu: Bước làm quen với cách khởi động và đăng kí trò chơi
- Phương tiện: Sgk, máy tính đã được cài đặt phần mềm, máy chiếu
- Hãy trình bày cách khởi động một chương trình?
- Trình bày cách khởi động chương trình Mario.
– Trình bày cách đăng kí người luyện tập. Thực hiện thao tác mẫu.
– Trong quá trình chọn người dẫn đường ta nhìn thấy tại mục Goal WPM có một chỉ số. Đó là số lượng từ gõ đúng trong một phút dùng để đánh giá khả năng gõ bàn phím.
+ Nếu WPM đạt từ 5 – 10: khả năng gõ chưa tốt
+ Nếu WPM đạt từ 10 – 20: kết quả khá
+ Nếu WPM đạt trên 30: kết quả rất tốt.
– Hướng dẫn học sinh thực hiện việc đăng kí người luyện tập.
– Nếu có nhiều người cùng sử dụng chương trình thì làm thế nào để mỗi người có thể luyện tập tiếp bài luyện tập của mình?
à Giới thiệu cách nạp tên người luyện tập
– Thao tác mẫu nạp tên người luyện tập
à Giới thiệu cách Thiết đặt các lựa chọn đề luyện tập
– Thao tác mẫu Thiết đặt các lựa chọn đề luyện tập
– Trả lời: Nhấp đôi chuột lên biểu tượng chương trình. Hoặc chọn tên chương trình rồi nhấn Enter. 
– Lắng nghe à Ghi vở
– Quan sát à Ghi vở
– Thực hành thao tác đăng kí người luyện tập
– Trả lời: ta phải tiến hành chọn đúng tên người cần luyện tập phù hợp.
– Lắng nghe à Ghi vở
– Quan sát à Thực hành
– Lắng nghe à Ghi vở
– Quan sát à Thực hành
II. CÁCH SỬ DỤNG:
1) Khởi động chương trình:
– Double click lên biểu tượng MARIO.EXE 
2) Đăng kí người luyện tập:
– B1: nháy chuột tại mục Student > New (W)
– B2: Nhập tên (không dấu) tại New Student Name > nhấn Enter
– B3: Chọn người dẫn đường
– B3: Nhấp chuột chọn Done
3) Nạp tên người luyện tập:
– B1: Nháy chuột tại mục Student > Load (L)
– B2: Nhấp chuột chọn tên
– B3: Nhấp chuột chọn Done
4) Thiết đặt các lựa chọn đề luyện tập
- B1: Nháy chuột tại mục Student à Edit
- B2: Nháy chuột tại vị trí số của dòng Goal WPM, nhập giá trị mới. Nhấn Enter
- B3: Nháy chuột chọn người dẫn đường
- B4: Nháy chuột chọn Done
IV. DẶN DÒ:
– Học bài, xem trước bài mới “SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM” tiết 2
Ngày soạn: 28/9/2015
Ngày giảng: 6A1-7/10/2015; 6A2-8/10/2015 
Tiết: 14 + 15
BÀI 7: SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM
 (Tiết 2+3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Trình bày được qui trình thực hiện việc đăng kí tên người luyện tập, cách lựa chọn các bài học để luyện tập.
Thực hiện được bài gõ phím đơn giản nhất.
2. Kĩ năng : Học sinh thực hiện được các thao tác
Đăng kí tên để luyện tập, thiết lập các lựa chọn để luyện tập.
Lựa chọn bài học.
Gõ được bài luyện ở mức leve 1.
3. Thái độ:
Rèn luyện tính kiên trì trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
Tham khảo sách Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).
Chuẩn bị phòng máy.
2. Học sinh:
Ôn bài cũ.
Xem bài mới: “SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM”
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Hãy trình bày cách khởi động chương trình MARIO?
	* Trình bày cách đăng kí, nạp tên người luyện tập
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: CÁCH SỬ DỤNG (tt|)
– Giới thiệu cách lựa chọn bài học, mức độ gõ phím.
– Để hoàn thành một bài học, yêu cầu WPM đạt được phải lớn hoặc bằng WPM theo qui định ở mỗi mức luyện tập
– Khi hoàn thành 6 bài học ở một mức ta sẽ được luyện tập ở mức tiếp theo
– Mở Demo cho học sinh xem 4 mức luyện tập
– Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác chọn bài học và mức độ luyện gõ phím 
– Chú ý: kết hợp phím Shift để gõ kí hiệu nằm trên của những phím có 2 kí hiệu. Ví dụ: ở hàng phím số mỗi phím đều có 2 kí hiệu, để gõ kí hiệu ! ta kết hợp phím Shift và gõ phím 1.
– Trình bày các thành phần trong màn hình kết quả
– Để thoát khỏi một chương trình ta thực hiện như thế nào?
à Giới thiệu cách thoát chương trình, thao tác mẫu
– Lắng nghe à Ghi vở
– Quan sát à Thực hành
– Quan sát à Ghi vở
 Quan sát 
– Quan sát à Thực hành
– Lắng nghe à Ghi vở
– Click chọn nút X trên góc màn hình, nhấn Alt + F4
– Quan sát – Ghi vở
II. CÁCH SỬ DỤNG:
5) Lựa chọn các bài học và mức luyện gõ bàn phím
B1: nháy chuột vào mục Lessons, chọn bài học:
+ Home Row Only: Luyện các phím hàng cơ sở
+ Add Top Row: Luyện thêm các phím hàng trên
+ Add Bottom Row: Luyện thêm các phím hàng dưới
+ Add Symbols: Luyện thêm các phím kí hiệu
+ All Keyboard: Luyện kết hợp toàn bộ các phím
B2: nháy chuột trên biểu tượng (hoặc gõ từ 1à4) để chọn mức luyện tập
+Mức 1: đơn giản, WPM cần đạt 5
+Mức 2: trung bình, WPM cần đạt 10
+Mức 3: nâng cao, WPM cần đạt 30
+Mức 4: mức luyện tự do
 Chú ý: Để gõ được các kí hiệu nằm phía trên ở những phím có 2 kí hiệu ta kết hợp nhấn phím Shift khi gõ
– Màn hình kết quả:
+ Key typed: số kí tự đã gõ
+ Errors: số lần gõ sai
+ Word/Min: WPM đã đạt
+ Goal WPM: WPM cần đạt
+ Accuracy: tỉ lệ gõ đúng
+ Lesson Time: thời gian gõ
6) Thoát khỏi chương trình
– Nháy chuột chọn File > Quit (Q)
HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH
 Hướng dẫn học sinh thực hành luyện gõ chữ bằng mười ngón. 
– Thực hành : Luyện gõ các bài tập của chương trình theo mức độ từ cơ bản đến nâng cao
III. THỰC HÀNH :
– Thực hành luyện gõ các bài học trong chương trình Mario.
4. Củng cố
	- Nêu các mức luyện gõ bàn phím của trò Mairo?	
5. Dặn dò
- Học bài, xem trước bài mới : “Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời”
Ngày soạn: 4/10/2015
Ngày giảng: 6A1-........../10/2015; 6A2-............/10/2015 
Tiết: 16
BÀI 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Phát biểu được công dụng của chương trình Solar System 3D Simulator
Trình bày được quá trình khởi động và thoát khỏi phần mềm Solar System 3D Simulator.
2. Kĩ năng: Học sinh thực hiện được các thao tác :
Khởi động và thoát khỏi chương trình Solar System 3D Simulator.
Điều khiển các nút lệnh của chương trình để tìm hiểu phần mềm Solar System 3D Simulator.
3. Thái độ:
Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).
Chuẩn bị phòng máy.
2. Học sinh:
Ôn bài cũ.
Xem bài mới: “QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI”
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài:
Hiện tượng nguyệt thực, nhật thực là gì?
Làm thế nào để quan sát được trái đất và các hành tinh trong hệ mặt trời?
Giới thiệu bài mới: “QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI”
Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu phần mềm SOLAR SYSTEM 3D SIMULATOR
- Hãy cho biết sự chuyển động giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất?
à Giới thiệu phần mềm Solar Sytem 3D Simulator.
– Phần mềm Solar Sytem 3D Simulator là chương trình mô phỏng Hệ Mặt Trời.
– Khung chính của màn hình gồm:
+ Mặt trời màu lửa đỏ rực nằm ở trung tâm.
+ Các hành tinh khác nằm ở các quỹ đạo khác nhau.
+ Mặt trăng chuyển động quanh trái đất.
– Lưu ý: Mới đây Hiệp hội Thiên Văn quốc tế đã thống nhất để phân loại và xác định một thiên thể có phải là một hành tinh hay không. Theo tiêu chí mới thì thiên thể Diêm Vương không còn là hành tinh trong Hệ Mặt Trời à Hệ Mặt Trời chỉ còn 8 hành tinh 
- Hãy trình bày cách khởi động chương trình.
- Trình bày cách khởi động chương trình.
– Trình bày các nút lệnh dùng điều khiển khung nhìn hệ mặt trời để quan sát.
– Click chuột chọn các nút lệnh trong màn hình phần mềm: điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn, tốc độ chuyển động các hành tinh
– Thông tin chi tiết sẽ hướng dẫn chúng ta biết được: đường kính, khối lượng, quỹ đạo, thời gian quay một vòng, tốc độ quay trung bình, độ lệch tâm, độ nghiêng, thời gian một ngày trên hành tinh, nhiệt độ, tỷ trọng của các hành tinh.
– Mặt trời đứng yên, trái đất quay xung quanh mặt trời, mặt trăng chuyển động quanh trái đất.
– Lắng nghe – Ghi vở
- Trả lời: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của chương trình
– Quan sát – Ghi vở
I. Giới thiệu phần mềm
1) Công dụng:
– Phần mềm Solar Sytem 3D Simulator là chương trình mô phỏng Hệ Mặt Trời.
2) Màn hình giao diện: 
+ Mặt trời màu lửa rực lửa nằm ở trung tâm.
+ Các hành tinh khác nằm ở các vĩ đạo khác nhau: Trái đất (Earth), Sao Hải Vương (Neptune) , sao Thủy (Mercury), sao Hỏa (Mars), sao Thổ (Saturn), sao Kim (Venus), sao Mộc (Jupiter), Sao Thiên Vương (Uranus)
+ Mặt trăng chuyển động quanh trái đất.
II. Các lệnh điều khiển
1) Khởi động chương trình
Nháy đúp chuột lên biểu tượng 
2) Các nút lệnh điều khiển:
+ Nút Orbits: hiện/ ẩn quỹ đạo chuyển động.
+ Nút View: chọn vị trí thích hợp.
+ Thanh cuốn Zoom: phóng to/ thu nhỏ khung nhìn.
+ Thanh cuốn Speed: thay đổi tốc độ chuyển động các hành tinh.
+ Các nút: , dùng nâng lên hoặc hạ xuống vị trí quan sát.
+ Các nút: , , , dịch chuyển toàn khung nhìn theo các hướng.
+ Nút chuyển về vị trí mặc định chương trình.
+ Nút xem thông tin chi tiết các vì sao.
HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH 
– Khởi động: double click lên biểu tượng 
– Điều khiển khung nhìn: click chọn các nút mũi tên sao cho khung nhìn thích hợp để quan sát
– Cho biết chuyển động giữa Trái đất và Mặt trăng như thế nào?
à Hiện tượng Mặt trăng lúc tròn lúc khuyết, hiện tượng ngày và đêm.
– Hiện tượng nhật thực là gì?
– Hiện tượng nguyệt thực là gì?
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành theo mẫu cho bên dưới
– Trả lời: Mặt trăng quay quanh Trái đất và tự xoay xung quanh mình, luôn hướng một mặt về phía Mặt trời. Trái đất quay quanh Mặt trời.
– Trả lời: Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất.
– Trả lời: Trái đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng
– Chia nhóm làm bài tập thực hành
III. Thực hành
+ Khởi động phần mềm.
+ Điều khiển khung nhìn thích hợp để quan sát.
+ Quan sát chuyển động của Trái đất và Mặt trăng
+ Quan sát hiện tượng nhật thực.
+ Quan sát hiện tượng nguyệt thực.
+ Bài tập thực hành
IV. DẶN DÒ:
– Học bài, xem trước bài mới 
 Ngày soạn: 11/10/2015
Ngày giảng: 6A1-........../10/2015; 6A2-............/10/2015 
Tiết: 17
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Trình bày một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân.
Trình bày được khái niệm thông tin, nhiệm vụ của tin học
Trình bày được một số ứng dụng của máy tính
Trình bày được công dụng của chuột máy tính.
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt được các thành phần của máy tính và phần mềm máy tính
3. Thái độ:
Hứng thú, tìm kiếm khám phá các thiết bị trên máy tính. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
Tham khảo giáo trình Tin học dành cho Trung Học Cơ Sở (Quyển 1).
Các câu hỏi trắc nghiệm
2. Học sinh:
Xem bài 1, 2, 3, 4, 5, 6
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày các dạng thông tin cơ bản?
Đơn vị chính dùng để đo dung lượng bọ nhớ là gì? 
3. Giới thiệu bài:
4. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: Một số câu hỏi tự luận
Mục tiêu: Năm chắc về các thành phần của máy tính, phân loại được phần mềm máy tính
Phương tiện: Máy tính, sgk, giáo án
GV nêu câu hỏi 1
Câu 1 : Hãy chia sắp xếp các thiết bị sau theo đúng chức năng: USB, bàn phím, máy in, đĩa mềm, chuột, màn hình, loa, đĩa CD, máy Scan (máy Quét), ổ đĩa cứng, máy vẽ, RAM.
Gv nêu câu hỏi 2
Phần mềm là gì? Phần cứng là gì? 
Hãy trình bày công dụng và đặc điểm của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài của máy tính 
?Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng nào ?Nếu những dạng cơ bản của thông tin ?
?Em hãy vẽ mô hình xử lý thông tin ?
 - Thảo luận và trả lời
- Thảo luận và trả lời
Câu 1 : 
Bộ nhớ
Thiết bị vào
Thiết bị ra
Ram
Chuột
loa
Đĩa cứng
Bàn phím
màn hình
Đĩa mềm
Máy quét
Máy in
Đĩa CD
Máy vẽ
USB
Câu 2: Phần mềm, phần cứng
Phần mềm là chương trình máy tính
Phần cứng là chính máy tính và thiết bị kèm theo
- Hãy trình bày công dụng và đặc điểm của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài của máy tính 
Bộ nhớ trong : Lưu trữ khi máy làm việc, khi tắt máy thông tin sẽ bị mất
Bộ nhớ ngoài : Lưu trữ lâu dài, khi tắt máy thông tin không bị mất
Câu 3 :
- Ba dạng cơ bản của thông tin là: văn bản, hình ảnh, âm thanh.	
- Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bít chỉ gồm 2 kí hiệu 0 và 1.	
Thông tin vào -> Xử lý->	Thông tin ra
HOẠT ĐỘNG 2: Một số câu hỏi trắc nghiệm
Mục tiêu : Giúp hs làm quen với một số dạng câu hỏi trắc nghiệm
Phương tiện : Sgk, máy tính, giáo án
Gv nêu câu hỏi 
Học sinh trả lời
1. Phần mềm máy tính có 2 loại sau đây:
	a. Phần mềm hệ thống, phần mềm trò chơi
	b. Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng
	c. Phần mềm ứng dụng, phần mềm trò chơi
	d. Tất cả đều sai
2. Hạn chế của máy tính hiện nay là:
	a. Khả năng lưu trữ ít	b. Chưa nói được như người
	c. Không có khả năng tư duy	d. Kết nối Internet còn chậm
3. Máy tính không thể dùng để:
	a. Lưu trữ các phim ảnh	b. Lưu trữ các bài văn
	c. Lưu trữ các mùi vị thức ăn	d. Lưu trữ các bài hát
4. Văn bản, âm thanh, hình ảnh lưu trong máy tính gọi là:
	a. Chương trình	b. Chỉ dẫn
	c. Dữ liệu	d. Thông tin
5. Các chương trình là thiết bị được lắp đặt trong máy tính
	a. Đúng 	b. Sai
6. Phần mềm Windows XP là :
	a. Phần mềm hệ thống 	b. Phần mềm ứng dụng
	c. Một trò chơi điện tử	d. Cả a, b, c đều sai
7. Truyện tranh Đôrêmon thuộc dạng thông tin:
	a. Văn bản	b. Âm thanh
	c. Hình ảnh	d. Tổng hợp cả văn bản và hình ảnh
8. Thông tin là những gì đem lại  . về  xung quanh và về chính 
	a. thế giới, con người, hiểu biết	
 b. từ con người, thế giới, hiểu biết
	c. sự hiểu biết, thế giới, con người	
 d. Cả a, b, c đều sai.	
9. Cách thức hoạt động của máy tính
	a. Chỉ có phần cứng hoạt động	
	b. Là sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng.
	c. Chỉ có phần mềm hoạt động	
	d. Cả a, b, c đều sai
11. Có 2 loại phần mềm
	a. Phần mềm hệ thống	b. Phần mềm ứng dụng
	c. Phần mềm trò chơi 	d. Phần mềm luyện ngón 
10. Chọn câu sai trong các câu sau đây:
a. RAM là chương trình máy tính b. RAM là phần cứng máy tính
c. RAM là bộ nhớ trong	d. Cả a, b, c đều sai
IV. DẶN DÒ:
Học bài 1, 2, 3, 4, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn: 11/10/2014
Ngày giảng: 6A1-........../10/2014; 6A2-............/10/2014; 
Tiết: 18
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh sẽ
Trình bày một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân.
Trình bày được khái niệm thông tin, nhiệm vụ của tin học
Trình bày được cấu trúc của máy tính.
Trình bày được lợi ích của việc gõ phím 10 ngón.
Trình bày được công dụng của chuột máy tính.
2. Kĩ năng: 
	- Hs có kĩ năng làm bài.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, hứng thú.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
	- Đề bài
2. Học sinh:
- Giấy kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Kiểm tra 
- GV phát đề cho học sinh. Thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề.
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
Câu 1. Phần mềm máy tính có 2 loại sau đây:
	a. Phần mềm hệ thống, phần mềm trò chơi
b. Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng
	c. Phần mềm ứng dụng, phần mềm trò chơi
	d. Tất cả đều sai
Câu 2. Hạn chế của máy tính hiện nay là:
	a. Khả năng lưu trữ ít	b. Chưa nói được như người
	c. Không có khả năng tư duy	d. Kết nối Internet còn chậm
Câu 3. Phần mềm Mario dùng để:
	a. Luyện gõ phím bằng 10 ngón.	b. Lưu trữ các bài văn
	c. Lưu trữ các mùi vị thức ăn	d. Lưu trữ các bài hát
Câu 4. Văn bản, âm thanh, hình ảnh lưu trong máy tính gọi là:
	a. Chương trình	b. Chỉ dẫn
	c. Dữ liệu	d. Thông tin
Câu 5. Truyện tranh Đôrêmon thuộc dạng thông tin:
	a. Văn bản	b. Âm thanh
	c. Hình ảnh	d. Tổng hợp cả văn bản và hình ảnh
Câu 6. Thông tin là những gì đem lại  . về  xung quanh và về chính
	a. thế giới, con người, hiểu biết	b. từ con người, thế giới, hiểu biết
	c. sự hiểu biết, thế giới, con người	d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 7. Các chương trình là thiết bị được lắp đặt trong máy tính.
	a. Đúng 	b. Sai
Câu 8. Khu vực chính của bàn phím máy tính có mấy hàng phím ?
	a. 1 hàng phím	b. 2 hàng phím
	c. 3 hàng phím.	c. 5 hàng phím
II. PHẦN TỰ LUẬN: (8.0 điểm) 
Câu 1 : (2 điểm)
 Phần mềm là gì? Phần cứng là gì? Hãy trình bày công dụng và đặc điểm của bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài của máy tính 
Câu 2 : ( 1 điểm).	Em hãy vẽ mô hình xử lý thông tin ?
Câu 3 : (2 điểm).
	Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng nào ?Nếu những dạng cơ bản của thông tin ?
Câu 3 : (3 điểm). 
Hãy chia sắp xếp các thiết bị sau theo đúng chức năng (Bộ nhớ, thiết bị vào, thiết bị ra): USB, bàn phím, máy in, đĩa mềm, chuột, màn hình, loa, đĩa CD, ổ đĩa cứng, RAM.
HẾT
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2.0 điểm)
 Mỗi đáp án đúng được 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
B
C
A
C
D
C
B
C
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8.0 điểm) 
Câu 1: (2 điểm)
 - Phần mềm là chương trình máy tính.	0,5đ
 - Phần cứng là chính máy tính và thiết bị vật lí kèm theo. 0,5đ
 - Bộ nhớ trong : Lưu trữ khi máy làm việc, khi tắt máy thông tin sẽ bị mất 0,5đ
- Bộ nhớ ngoài : Lưu trữ lâu dài, khi tắt máy thông tin không bị mất	 0,5đ
Câu 2: (1 điểm)
Xử lý
 Thông tin vào	Thông tin ra
Câu 3: ( 2 điểm)
	- Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng dãy bít chỉ gồm 2 kí hiệu 0 và 1.	1đ.
	- Ba dạng cơ bản của thông tin là: văn bản, hình ảnh, âm thanh.	1đ.
Câu 4: (3 điểm)
- Bộ nhớ gồm: Ổ đĩa cứng, RAM, đĩa mềm, đĩa CD, USB.	1đ.
- Thiết bị vào: Bàn phím, chuột.	1đ.
- Thiết bị ra: Máy in, màn hình, loa.	1đ.
Ngày soạn: 18/10/2014
Ngày giảng: 6A1- ./10/2014; 6A2-../10/2014; 
Tiết: 19
BÀI 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Trình bày được vì sao cần có hệ điều hành trên máy tính .
2. Kĩ năng:
Nhận biết được vai trò của hệ điều hành trong máy tính.
3. Thái độ:
Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
Máy chiếu
Chuẩn bị phòng máy.
2. Học sinh:
Ôn bài cũ.
Xem bài mới: “VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH?”
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài:
Phần mềm máy tính là gì? Các loại phần mềm máy tính?
Trong các phần mềm hệ thống quan trọng nhất là phần mềm nào ?
Giới thiệu bài mới: “VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH?”
4. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và thảo luận 2 ví dụ thực tế.
MT: Hs thấy được vai trò của điều khiển, điều hành.
ĐD: Máy tính, máy chiếu.
*Thảo luận quan sát 1.
GV: Chiếu hình như trong SGK.
-  Thảo luận cùng HS.
? Quan sát bức tranh và cho
bết bứctranh đang mô tả về vấn đề gì?
? Có những phưong tiện nào? Kểtên  các  phương  tiện  tham giao thông trong tranh.
? Những lúc giao thông ùn tắc, 
em thấy vai trò của người cảnh 
sát điều khiển giao thông như 
thế nào?
* Thảo luận quan sát 2.
GV : Đưa tình huống:
Trong trường học mất TKB thi
Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
HS: Đưa ra các phương án.
? Từ 2 quan sát trên, em có nhận xét gì về vai trò của các phương tiện điều khiển?
HS: Nhận xét.
GV: Đưa ra nhận xét. 
– HS thảo luận.
-HS trả lời: Giao thông đường bộ).
- Người cảnh sát có nhiệm vụ phân luồng cho các phương tiện và điều khiển các hoạt động giao thông.
- Giáo viên không tìm được lớp học cần dạy và học sinh không biết học môn nào.
1. Các quan sát :
a) Quan sát 1:
- Cảnh ùn tắc giao thông sảy ra. Hệ thống điều khiển giao thông có vai trò quan trọng trong việc phân luồng, điều khiển hoạt động giao thông.
b) Quan sát 2 :
-  Thời  khoá  biểu  đóng  vài  trò  quan  trọng 
trong việc điều khiển các hoạt động học tập 
trong nhà trường.
c) Nhận xét :
Như  vậy  vai  trò  của  
các phương  tiện  điều 
khiển là rất lớn
HOẠT ĐỘNG 2: CÁI GÌ ĐIỀU KHIỂN MÁY TÍNH
– Máy tính có những thiết bị phần cứng nào?
– Ta có thể làm được những gì trên máy vi tính?
– Làm thế nào để quản lí việc điều khiển các thiết bị máy tính và tổ chức thực hiện các chương trình trên máy tính?
– Chính hệ điều hành máy tính giữ vai trò quan trọng này.
– Trả lời: Phần cứng : bộ nhớ, CPU, đĩa cứng, bàn phím, máy in, chuột ,
– Trả lời : có thể nghe nhạc, soạn thảo văn bản, xem phim, vẽ, học
– Trả lời: máy tính phải có bộ phận đảm nhận vai trò điều khiển các thiết bị và các chương trình đó.
– Lắng nghe à Ghi vở
II. CÁI GÌ ĐIỀU KHIỂN MÁY TÍNH?
– Hệ điều hành có vai trò: điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm, tham gia vào quá trình xử lí thông tin.
IV. CỦNG CỐ:
- Cái gì điều khiển máy tính?
- Vai trò của hệ điều hành?
V. DẶN DÒ:
– Học bài, trả lời câu hỏi: 1,2,3,4,5* trong SGK.
- Chuẩn bị trước bài Hệ điều hành làm những việc gì?
Ngày soạn: 18/10/2014
Ngày giảng: 6A1- ./10/2014; 6A2-./10/2014; 
Tiết: 20
BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: 
Phát biểu được khái niệm hệ điều hành là gì.
2.Kĩ năng:
Nhận biết được các hệ điều hành máy tính.
3.Thái độ:
Hứng thú, tìm kiếm khám phá cái mới. 
CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
Máy tính, máy chiếu.
Chuẩn bị phòng máy.
2.Học sinh:
Ôn bài cũ.
Xem bài mới: “HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?”
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
- Nêu vai trò của hệ điều hành?
3.Giới thiệu bài:
Ta đã biết vì sao máy tính cần có Hệ điều hành . Vậy Hệ điều hành là gì? Nhiệm vụ của Hệ điều hành trên máy tính như thế nào/
Giới thiệu bài mới: “HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?”
4. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG
KIẾN THỨC CƠ BẢN
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG 1: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀ GÌ?
- MT: Hs biết được hệ điều hành là gì.
- ĐD: Máy tính, máy chiếu.
– Hệ điều hành có phải là một thiết bị được lắp trong máy vi tính hay không? 
à Kết luận: Hệ điều hành là một phần mềm máy tính.
– Cho biết vai trò quan trọng của hệ điều hành so với các chương trình khác?
– Giới thiệu một số hệ điều hành hiện nay: có nhiều hệ điều hành (Windows XP, Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Linux, Mac OS,)
– Hiện nay hệ điều hành được dùng phổ biến nhất là hệ điều hành Windows của hãng Microsoft.
– Trả lời: Hệ điều hành không phải là m

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Thong_tin_va_tin_hoc.doc