A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Biết được nhu cầu của việc lọc dữ liệu.
- Biết các bước để thực hiện lọc dữ liệu.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện lọc dữ liệu theo yêu cầu cụ thể.
3. Thái độ:
- Hình thành phương pháp làm việc khoa học.
- Nghiêm túc và tích cực trong học tập.
B.Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử
- Sơ đồ logic nội dung.
- Máy tính, Projector
2. Học sinh
- SGK, và dụng cụ học tập.
Ngày soạn: 23/02/2011 Ngày dạy: 26/02/2011 Lớp: 7 Giáo viên hướng dẫn: Lê Đình Trung Giáo viên soạn: Cái Thị Hạ Ngân Tiết 46, Bài 8 SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU(T2) (GIÁO ÁN DỰ GIỜ) A. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức: - Biết được nhu cầu của việc lọc dữ liệu. - Biết các bước để thực hiện lọc dữ liệu. 2. Kỹ năng: - Thực hiện lọc dữ liệu theo yêu cầu cụ thể. 3. Thái độ: - Hình thành phương pháp làm việc khoa học. - Nghiêm túc và tích cực trong học tập. B.Chuẩn bị 1. Giáo viên - Bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử - Sơ đồ logic nội dung. - Máy tính, Projector 2. Học sinh - SGK, và dụng cụ học tập. C. Phương pháp - Thuyết trình. - Vấn đáp. - Trực quan. - Phát hiện và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình lên lớp I. Ổn định tổ chức (1p) - Kiểm tra sĩ số( vắngphép,không phép). - Ổn định chổ ngồi học sinh. II. Kiểm tra bài cũ (5p) Câu hỏi : Thế nào là sắp xếp dữ liệu? Để sắp xếp dữ liệu ta thực hiện các bước nào? III. Triển khai bài mới (2p) Trong một danh sách dữ liệu nhu cầu sắp xếp và lọc dữ liệu là một nhu cầu thường xuyên trong cuộc sống, nhất là trong quản lý.Ví dụ khi tạo ra một danh sách lớp, dữ liệu được lưu trong các ô theo đúng thứ tự em đã nhập.Nếu muốn xếp theo thứ tự tăng dần theo họ tên ,hoặc theo kết quả học tập...,hoặc muốn tìm ra các bạn có điểm giỏi thì chúng ta phải làm như thế nào? Để tìm ra câu trả lời thì hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “Sắp xếp và lọc dữ liệu”. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI MỚI Hoạt động 1: Lọc dữ liệu. (20p) GV: Cho HS quan sát hai bảng điểm có cùng nội dung, có một bản đã được lọc dữ liệu. HS: Trả lời. GV: Thế nào là lọc dữ liệu? HS: Trả lời. GV: Giới thiệu thực hiện cho HS quan sát sau đó gọi HS trình bày các thao tác đó. HS: Theo dõi. GV: Khái quát và nhận xét. HS: Ghi bài. Lọc dữ liệu. * Lọc dữ liệu là chọn và chỉ hiện thị các hàng thoả mãn các tiêu chuẩn nhất định nào đó. * Thực hiện các thao tác sau: Bước 1. Chuẩn bị: - Nháy chuột chọn 1 một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc. - Mở bảng chọn Data à Filter à AutoFilter. sẽ xuất hiện các mũi tên. Bước 2. Lọc: - Chọn tiêu đề để lọc - Nháy vào nút trên hàng tiêu đề cột. - Kết thúc lọc: Chọn Data à Filter à Show All (Hiển thị tất cả). * Lưu ý: Các hàng mà dữ liệu của ô tại cột đó đúng bằng giá trị chọn sẽ được hiển thị và tất cả các hàng khác bị dấu đi. Tên các hàng đó được chọn đổi thành màu xanh. Hoạt động 2: Lọc các hàng có giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất. (13p) GV: Giới thiệu: Khi nháy chuột ở mũi tên trên tiêu đề cột có lựa chọn Top 10: Lọc các hàng có giá trị dữ liệu thuộc một số giá trị. HS: Chú ý. GV: Thực hiện các thao tác sau đó yêu cầu HS trình bày các thao tác vừa làm. HS: Theo dõi để trả lời. GV: Ghi bảng. HS: Ghi bài. Lọc các hàng có giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất. Các thao tác: Chọn Top (lớn nhất) hoặc Bottom(nhỏ nhất). Chọn hoặc nhập số hàng cần lọc. Nháy OK IV. Củng cố (3p) Câu 1: Em hãy cho biết mục đích của việc lọc dữ liệu là gì? Câu 2: Các bước cần thực hiện khi lọc dữ liệu? V. Dặn dò (1p) Đọc trước Bài thực hành 8 và ôn lại kiến thức + Các thao tác sắp xếp dữ liệu. + Các bước lọcs dữ liệu. E. RÚT KINH NGHIỆM Ngày 25 tháng 02 năm 2011 Duyệt GV hướng dẫn Lê Đình Trung
Tài liệu đính kèm: