Giáo án Tin học 7 kì 1 - GV: Cù Thanh Hải - Trường THCS Lê Quý Đôn

Bài 1

CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?

I. Mục tiêu cần đạt

- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và học tập

- Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính

- Nhận biết các thành cơ bản của chương trình bảng tính

- Hiểu rõ những khái niệm hàng cột địa chỉ ô tính

- Biết nhập sửa xóa dữ liệu

- Biết cách di chuyển trên trang tính

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu

- Học sinh: SGK, vỡ ghi.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

 

doc 63 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 kì 1 - GV: Cù Thanh Hải - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Không có
Bài tập 1 SGK trang 11
GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
HS: Đọc đề bài.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời.
Bài tập 3 SGK trang 11
GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
HS: Đọc đề bài.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời.
Bài tập 3 SGK trang 21
GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
HS: Đọc đề bài.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời.
Bài tập 2 SGK trang 29
GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
HS: Đọc đề bài.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
HS: Thực hành trên máy tính và trả lời câu hỏi.
Bài Chương trình bảng tính là gì
Bài tập 1 SGK trang 11
Một vài ví dụ về thông tin dưới dạng bảng:
- Bảng thành tích Seagames.
- Bảng xếp hạng bóng đá.
- Bảng theo dõi sức khỏe của lớp em.
Bài tập 3 SGK trang 11
Màn hình của Excel có những công cụ đặc trưng cho chương trình bảng tính là:
- Công cụ Thanh công thức.
- Công cụ Formulas.
- Công cụ Data.
- Công cụ định dạng trang tính.
Bài Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
Bài tập 3 SGK trang 21
Nhập nội dung Z5000 vào hộp tên và nhấn phím Enter em sẽ thấy:
- Ô hộp tên sẽ có tên địa chỉ ô là Z5000.
- Trên vùng làm việc, sẽ hiển thị ô hiên tại là ô Z5000.
Bài tập 5 SGK trang 21.
Biết rằng trên trang tính chỉ có một ô được kích hoạt. Giả sử ta chọn một khối , ô tính được kích hoạt là ô đầu tiên bên trái của khối đó.
Bài thực hiện tính toán trên trang tính.
Bài tập 2 SGK trang 29
a) Đúng kết quả là 7.5.
b) Sai kết quả hiện ra #VALUE, nguyên nhân lỗi trên là do phép cộng chỉ được thực hiện với các số; còn trong phép cộng trên thì phép cộng được thực hiện trên cả chữ và số.
c) Đúng.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’)
1. Củng cố: 
- GV chốt lại những ý chính của các bài tập để cho học sinh nắm vững; 
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Về nhà xem lại kiến thức chuẩn bị tiết sau ôn tập.
Tuần 9
Tiết 18
Ngày soạn: 15/10/2017
Ngày dạy: 18/10/2017
ÔN TẬP
I. Mục tiêu cần đạt
Hệ thống hóa lại các kiến thức chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
Học sinh: SGK, vỡ ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
15’
10’
15’
Kiểm tra bài cũ: Không có
GV: Hệ thống lại một số kiến thức trọng tâm của bài.
HS: Quan sát và ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn hs trả lời một số bài tập SGK.
HS: Quan sát, ghi nhớ và trả lời một số bài tập SGK.
GV: Hệ thống lại một số kiến thức trọng tâm của bài.
HS: Quan sát và ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn hs trả lời một số bài tập SGK.
HS: Quan sát, ghi nhớ và trả lời một số bài tập SGK.
GV: Hệ thống lại một số kiến thức trọng tâm của bài.
HS: Quan sát và ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn hs trả lời một số bài tập SGK.
HS: Quan sát, ghi nhớ và trả lời một số bài tập SGK.
1. Chương trình bảng tính là gì?
Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng.
Thanh công thức: đặc trưng của chương trình bảng tính, sử dụng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
- Bảng chọn Data: gồm các lệnh dùng để xử lí dữ liệu.
- Trang tính: gồm các cột và hàng là miền làm việc chính của bảng tính.
- Ô: vùng giao nhau giữa hàng và cột. Dùng để chứa dữ liệu
- Địa chỉ ô tính: cặp tên cột và hàng mà ô nằm trên đó. Ví dụ: A1, B3,
- Khối: tập hợp các ô tính tạo thành 1 vùng hình chữ nhật. Địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải được phân biệt bằng dấu hai chấm :
2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
a) Các thành phần chính trên trang tính
- Hộp tên: ô ở góc trên, bên trái trang tính, hiển thị địa chỉ của ô được chọn.
- Khối: là một nhóm các ô liền nhau tạo thành một hình chữ nhật.
- Thanh công thức: cho biết nội dung của ô đang được chọn.
b) Chọn các đối tượng trên trang tính
- Chọn 1 ô: nháy chuột vào ô cần chọn
- Chọn 1 hàng: nháy chuột tại tên hàng
- Chọn 1 cột: Nháy chuột tại tên cột
- Chọn 1 khối: Kéo thả chuột từ ô góc trái trên đến ô góc phải dưới.
- Chọn nhiều ô không liên tiếp: ấn giữ phím Ctrl và chọn các ô cần chọn
- Chọn nhiều khối: chọn khối đầu tiên, ấn giữ phím Ctrl và chọn các khối tiếp theo.
- Trang tính có 2 kiểu dữ liệu cơ bản: dữ liêu kiểu số và dữ liệu kiểu chuổi.
3. Thực hiện tính toán trên trang tính.
Các kí hiệu được sử dụng để kí hiệu cho các phép toán trong công thức:
Kí hiệu
Phép toán
Ví dụ
+
Cộng
15 + 5
-
Trừ
15 - 2
*
Nhân
10 * 6
/
Chia
15 / 3
^
Lũy
thừa
5
2
%
Lấy phần trăm
5%
Nhập công thức vào ô tính
- Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu =
- Nhập công thức
- Nhấn phím Enter.
Sử dụng địa chỉ ô trong công thức
- Nháy chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu bằng
- Nhập công thức
- Nhấn Enter.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’)
1. Củng cố: 
GV nhận xét và nhắc lại một số kiến thức trọng tâm; 
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Về nhà xem lại tất cả lý thuyết và bài tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tuần 10
Tiết 19
Ngày soạn: 22/10/2017
Ngày dạy: 25/10/2017
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu cần đạt
Củng cố và kiểm tra lại các kiến thức đã học trong các bài 1, 2, 3 và các kiến thức trong các bài thực hành 1, 2 và 3.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Đề kiểm tra.
Học sinh: Ôn tập lại kiến thức đã học.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
	GV phát đề kiểm tra cho học sinh
Ngày soạn: 22/10/2017
Ngày dạy: 25/10/2017
Tuần 10
Tiết 20
Bài 4
SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN 
I. Mục tiêu cần đạt
Biết khái niệm hàm trong chương trình bảng tính và cấu trúc chung của hàm;
Biết các thao tác nhập hàm vào chương trình bảng tính.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
Học sinh: SGK, vỡ ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
25’
15’
Kiểm tra bài cũ: Không có
GV: Giới thiệu cho hs khái niệm hàm trong Excel.
HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
GV: Giải thích cho hs của hàm thông qua ví dụ
HS: Quan sát, nghe giảng và ghi nhớ.
GV: Giải thích lợi ích của hàm: Tính toán nhanh và dễ dàng đặc biệt là đối với những phép toán phức tạp.
GV: Giới thiệu cho hs biết cú pháp tổng quát của hàm: gồm tên hàm và tham số của hàm.
HS: Quan sát và ghi nhớ.
GV: Chú ý hs khi sử dụng hàm không phân biệt hoa thường nhưng phải đúng cú pháp của hàm.
HS: Chú ý và ghi nhớ
GV: Lưu ý học sinh khi sử dụng hàm
GV: Giới thiệu cho hs các cách nhập hàm vào ô tính.
GV: Thực hiện thao tác trước lớp cho hs quan sát.
HS: Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ.
1. Hàm trong chương trình bảng tính
Trong chương trình bảng tính, hàm là công thức (hoặc kết hợp nhiều công thức) được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.
Ví dụ 1: Tính trung bình cộng của ba số: 3, 10 và 2 
 + Dùng công thức:
 = (3 + 10 +2)/3
 + Dùng hàm:
 = average(3,10,2)
Ví dụ 2: Tính tổng của ba số 5, 6, 9
 + Dùng công thức:
 = (5 + 6 + 9)
 + Dùng hàm:
 = sum(5,6,9)
- Giống như công thức, địa chỉ ô cũng có thể dùng làm biến trong hàm.
Ví dụ 3:
 + Dùng công thức:
 = A1 + B1 + C1
 + Dùng hàm:
 = Sum(A1,B1,C1)
Mỗi hàm có tên hàm và phần tham số của hàm, các tham số được liệt kê trong cặp dấu () và cách nhau bởi dấu phẩy (,).
2. Cách sử dụng hàm
- Giống như với công thức, khi nhập hàm vào một ô, dấu bằng = là kí tự bắt buộc cần phải nhập đầu tiên.
- Khi sử dụng hàm em cần biết cách viết, tức cú pháp của hàm. Mỗi hàm có một cú pháp riêng, nhưng chúng có một số điểm chung:
 + Mỗi hàm có hai phần: tên hàm và các biến của hàm. Tên hàm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Các biến được liệt kê trong cặp dấu mở-đóng ngoặc đơn “( )” và cách nhau bởi dấu phẩy “,”.
 + Giữa tên hàm và dấu mở ngoặc đơn “(“ không được có dấu cách hay bất kỳ kí tự nào khác.
- Cụ thể, để nhập hàm vào một ô, em thực hiện:
 + Bước 1: Chọn ô cần nhập hàm để tính toán.
 + Bước 2: Gõ dấu =.
 + Bước 3: Gõ hàm theo đúng cú pháp của nó (tên hàm, các đố số).
 + Bước 4: Nhấn phím Enter.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’)
1. Củng cố: 
HS nhắc lại các thao tác sử dụng hàm và nhập hàm vào ô tính;
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Về nhà xem tiếp phần 3 “Một số hàm thường dùng” SGK trang 34.
Tuần 11
Tiết 21
Ngày soạn: 28/10/2017
Ngày dạy: 01/11/2017
Bài 4
SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tt)
I. Mục tiêu cần đạt
Viết đúng cú pháp và tính toán được kết quả đối với các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN;
Sử dụng được địa chỉ khối làm tham số của hàm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
Học sinh: SGK, vở ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
10’
10’
10’
10’
Kiểm tra bài cũ: Không có
GV: Giới thiệu hs cú pháp và ý nghĩa của hàm tính tổng SUM.
HS: Chú ý và ghi nhớ.
GV: Giải thích hàm SUM thông qua một số ví dụ
HS: Chú ý, ghi nhớ và thực hiện các ví dụ trên máy tại lớp.
GV: Chúng có thể kết hợp số, địa chỉ ô, địa chỉ khối trong công thức.
HS: Quan sát và ghi nhớ
HS: Thực hành các ví dụ trên máy tính.
GV: Giới thiệu hs cú pháp và ý nghĩa của hàm tính tổng AVERAGE.
HS: Chú ý và ghi nhớ.
GV: Giải thích hàm AVERAGE thông qua một số ví dụ
HS: Chú ý, ghi nhớ và thực hiện các ví dụ trên máy tại lớp.
GV: Chúng có thể kết hợp số, địa chỉ ô, địa chỉ khối trong công thức.
HS: Quan sát và ghi nhớ.
HS: Thực hành các ví dụ trên máy tính.
GV: Giới thiệu hs cú pháp và ý nghĩa của hàm tính tổng MAX.
HS: Chú ý và ghi nhớ.
GV: Giải thích hàm MAX thông qua một số ví dụ
HS: Chú ý, ghi nhớ và thực hiện các ví dụ trên máy tại lớp.
GV: Chúng có thể kết hợp số, địa chỉ ô, địa chỉ khối trong công thức.
HS: Quan sát và ghi nhớ
GV: Giới thiệu hs cú pháp và ý nghĩa của hàm tính tổng MIN.
HS: Chú ý và ghi nhớ.
GV: Giải thích hàm MIN thông qua một số ví dụ
HS: Chú ý, ghi nhớ và thực hiện các ví dụ trên máy tại lớp.
GV: Chúng có thể kết hợp số, địa chỉ ô, địa chỉ khối trong công thức.
HS: Quan sát và ghi nhớ
3. Một số hàm thường dùng.
a) Hàm tính tổng
Em hãy tính tổng của các số sau: 5, 10, 15
Em hãy tính tổng của dãy số sau: 1, 6, 7, 7, 4, 9, 10, 37, 35
- Cú pháp: = SUM(a, b, c, ... )
- Ý nghĩa: Tính tổng của một dãy số
* Trong đó:
 + a, b, c, .... : danh sách biến (các số hay địa chỉ ô tính) và đặt cách nhau bởi dấu phẩy (,).
 + Không hạn chế số lượng biến
Ví dụ 1: Tính tổng ba số 5, 10, 15 ?
= SUM(5, 10, 15)
Kết quả: 30 (5 + 10 + 15)
Ví dụ 2: Giả sử ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27.
= Sum(A2, B8) 
Kết quả 32 (A2 + B8 ó 5 + 27)
Ví dụ 3: Khối A1:A3 lần lượt chứa các số 7, 3 và 5
= SUM(A1:A3) ó (A1 + A2 + A3) ó Kq: 15
Chú ý: 
Hàm tính tổng cho phép sử dụng kết hợp địa chỉ ô, địa chỉ khối và biến số trong công thức tính.
Ví dụ: Giả sử khối A1:A3 lần lượt chứa các số 3, 7 và 5
 = SUM( A1, A1:A3, 5)
Kết quả: A1 + A1 + A2 + A3 + 5 
	ó 3 + 3 + 7 + 5 + 5
	ó Kq: 23
b) Hàm tính trung bình cộng
Em hãy tính trung bình cộng của các số sau: 5, 7, 3
Em hãy tính trung bình cộng của dãy số sau: 
2, 6, 7, 8,35, 79, 56, 78,10
Cú pháp: = AVERAGE(a, b,c, ... )
- Ý nghĩa: Tính trung bình cộng của một dãy số
Trong đó:
 + a, b, c, .... : danh sách biến (các số hay địa chỉ ô tính), đặt cách nhau bởi dấu phẩy (,)
 + Không hạn chế số lượng biến
Ví dụ 1: Tính trung bình cộng của 3 số 5, 7, 3
	= Average(5, 7, 3)
	Kết quả: 5 ((5 + 7 + 3)/ 3)
Ví dụ 2: Giả sử ô A1 chứa số 5, B1 chứa số 3
	= Average(A1, B1)
	Kết quả: = (A1 + B1)/2 ó (5 + 3)/2 = 4
Chú ý: 
Hàm Average cho phép sử dụng kết hợp các số, địa chỉ ô tính và địa chỉ khối trong công thức tính.
Ví dụ: Giả sử khối A1:A3 lần lượt chứa các số 3, 7 và 5
= Average(A1, A1:A3, 10)
Kết quả: (A1 + A1 + A2 + A3 + 2)/5 
	ó(3 + 3 + 7 + 5 + 2)/5 = 4
c) Hàm xác định giá trị lớn nhất
Em hãy xác định số lớn nhất trong các số sau: 1, 7, 89
Em hãy tìm số lớn nhất trong các số sau:
1, 6, 5, -89, 67, 45, 78, 687, 98, 78, 689, 87654, -98966
- Cú pháp: = MAX(a, b, c, ... )
- Ý nghĩa: Xác định số lớn nhất trong dãy số
* Trong đó:
 + a, b, c, ... : danh sách biến (các số hay địa chỉ ô tính), đặt cách nhau bởi dấu phẩy;
 + Số lượng biến không hạn chế.
Ví dụ 1: Tìm số lớn nhất trong 3 số 1 , 7 và 89
= Max(1, 7, 89)
Kết quả: 89
Ví dụ 2: 
Khối A1:A5 lần lượt chứa các số 10, 7, 9, 27 và 2
= Max(A1:A5) 
ó Max(A1, A2, A3, A4, A5) ó Max( 10, 7, 9, 27, 2)
Kết quả: 27
Chú ý: 
Hàm MAX cho phép sử dụng kết hợp các số, địa chỉ ô tính và địa chỉ khối trong công thức tính.
Ví dụ: Khối A1:A5 lần lượt chứa các số 10, 7, 9, 27 và 2
= Max(A1, A1:A5, 101) 
Max(A1, A1, A2, A3, A4, A5, 101)
Max(10, 10, 7, 9, 27, 2, 101)
Kq: 101
d) Hàm xác định giá trị nhỏ nhất
Em hãy xác định số nhỏ nhất trong các số sau: 1, 4, 5, -1
Em hãy xác định số nhỏ nhất trong dãy số sau: 
567, 876, 89, -9876, 99, 78, 38, 678, 9876, 890, 98776
- Cú pháp: = MIN(a, b, c, ... )
- Ý nghĩa: Xác định số nhỏ nhất trong dãy số
* Trong đó:
 + a, b, c, ... : danh sách biến (các số hay địa chỉ ô tính), đặt cách nhau bởi dấu phẩy;
 + Số lượng biến không hạn chế.
Ví dụ 1: 
Tìm số nhỏ nhất trong các số sau: 1, 4, 5, -1
= Min(1, 4, 5, -1)
Kết quả: -1
Ví dụ 2: 
Khối A1:A5 lần lượt chứa các số 10, 7, 9, 27 và 2
= Min(A1:A5)
ó Min(A1, A2, A3, A4, A5) ó Min(10, 7, 9, 27, 2)
Kết quả: 2
Chú ý: 
Hàm MIN cho phép sử dụng kết hợp các số, địa chỉ ô tính và địa chỉ khối trong công thức tính.
Ví dụ: Khối A1:A5 lần lượt chứa các số 10, 7, 9, 27 và 2
= Min(A1, A1:A3, 10)
Min(A1, A1, A2, A3, 10) 
Min(10, 10, 7, 9, 27, 2, 10)
Kq: 2
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’)
1) Củng cố
1. Bài tập trắc nghiệm: Em hãy cho biết các cách nhập hàm nào sau đây không đúng
a) = SUM(1, 2, 3, A3)	b) = Average(5, A3, B1)
c) = Min(5, A3, B1)	c) = Max(A1; B1;B10)
2. Em hãy cho biết tên hàm dùng để thực hiện các công việc sau
Tính trung bình cộng của một dãy số (AVERAGE)
Tìm số lớn nhất trong một dãy số (MAX)
Tìm số nhỏ nhất trong một dãy số (MIN)
Tính tổng của một dãy số (SUM)
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Thực hành lại các ví dụ SGK
Xem và trả lời các câu hỏi và bài tập SGK trang 36, 37 chuẩn bị tiết sau sửa bài tập.
Ngày soạn: 28/10/2017
Ngày dạy: 01/11/2017
Tuần 11
Tiết 22
Bài thực hành 4
BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
I. Mục tiêu cần đạt
Biết nhập công thức và hàm vào ô tính;
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
Học sinh: SGK, vỡ ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
20’
20’
Kiểm tra bài cũ: Không có
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 1 SGK trang 3.
- Lập bảng tính “Bảng điểm lớp em”
- Nhập dữ liệu tương tự như Hình 1.32 SGK trang 39
- Thiết lập công thức thích hợp để tính điểm trung bình các hs trong danh sách.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn, thực hành trên máy, thảo luận nhóm, ghi báo cáo thực hành.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 2 SGK trang 39.
- Mở lại bảng tính “Sổ theo dõi thể lực”
- Sử dụng công thức thích hợp để tính chiều cao trung bình, cân nặng trung bình của các bạn trong lớp.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn, thực hành trên máy, thảo luận nhóm, ghi báo cáo thực hành
Bài 1: Lập trang tính và sử dụng công thức
Bảng điểm lớp em
 Bài 2:
Sổ theo dõi thể lực
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (5’)
1. Củng cố:
HS báo cáo kết quả thực hành;
GV nhận xét tiết thực hành.
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Về nhà xem tiếp phần còn lại của bài thực hành ở SGK trang 40.
Ngày soạn: 05/11/2017
Ngày dạy: 08/11/2017
Tuần 12
Tiết 23
Bài thực hành 4
BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM (tt) + KIỂM TRA 15’
I. Mục tiêu cần đạt
Sử dụng được hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN trong tính toán đơn giản.
Rèn luyện việc nhập công thức.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, đề kiểm tra 15 phút cho học sinh.
Học sinh: SGK, vỡ ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
15’
15’
Kiểm tra bài cũ: Không có
GV: Yêu cầu hs sử dụng hàm để tính lại các kết quả trong bài tập 1.
HS: thực hiện
= Average(C8:E8)
= Average(C9:E9)
= Average(C10:E10)
= Average(C11:E11)
..
= Average(C13:E13)
GV: Yêu cầu hs so sánh giữa cách sử dụng hàm và sử dụng công thức.
HS: Thảo luận nhóm trả lời.
GV: Yêu cầu hs sử dụng hàm Max, Min để xác định điểm trung bình cao nhất và điểm trung bình thấp nhất trong bảng điểm.
HS: Thực hành
= Max(F3:F13)
= Min(F3:F13)
GV: Yêu cầu HS lập trang tính có nội dung như hình 31 SGK và lập công thức tính Tổng giá trị sản xuất của vùng.
HS: Thực hành
= Sum(B4:D4)
= Sum(B5:D5)
= Sum(B6:D6)
..
= Sum(B9:D9)
Bài 3: Sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN
a) Sử dụng hàm thích hợp để tính lại các kết quả đã tính trong bài tập 1 và so sánh với cách tính bằng công thức.
b) Sử dụng hàm Average để tính điểm truing bình từng môn học của cả lớp.
c) Sử dụng hàm Max, Min để xác định điểm trung bình cao nhất và điểm trung bình thấp nhất.
Bài 4: Lập trang tính và sử dụng hàm SUM
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (15’)
Củng cố
GV củng cố thông qua nhận xét tiết thực hành.
Cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút
2. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Xem trước bài 5: “Thao tác với bảng tính” SGK trang 41.
Ngày soạn: 05/11/2017
Ngày dạy: 08/11/2017
Tuần 12
Tiết 24
Bài 5
THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
I. Mục tiêu cần đạt
Biết nguyên nhân nội dung ô tính bị che khuất, nguyên nhân xuất hiện dấu # trong ô tính.
Biết cách sử dụng chuột điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.
Biết chèn thêm, hàng đúng vị trí mong muốn. Biết cách xóa cột, hàng.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
Học sinh: SGK, vỡ ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
5’
7’
8’
5’
5’
5’
5’
Kiểm tra bài cũ: Không có
GV: Giới thiệu một số trường hợp thường gặp khi nhập dữ liệu vào trang tính:
Dãy ký tự quá dài được hiễn thị ở các ô bên phải.
Cột quá rộng
Dữ liệu số quá dài sẽ xuất hiện kí hiệu dấu #
GV: Yêu cầu hs quan sát các trường hợp và rút ra nhận xét.
HS: Quan sát và nhận xét.
GV: Hướng dẫn hs thay đổi độ rộng cột
HS: Quan sát và ghi nhớ
GV: Thao tác cho hs quan sát
HS: Thực hành lại trên máy.
GV: Hướng dẫn hs thay đổi độ rộng cột
HS: Quan sát và ghi nhớ
GV: Thao tác cho hs quan sát
HS: Thực hành lại trên máy.
GV: Hướng dẫn hs thao tác thay đổi độ rộng cột vừa khít với dữ liệu có trong hàng và cột
GV: Thao tác cho hs quan sát
HS: Thực hành lại tại lớp.
GV: Hướng dẫn hs chèn thêm cột.
HS: Quan sát và ghi nhớ
GV: Thao tác cho hs quan sát
HS: Thực hành lại trên máy.
GV: Hướng dẫn hs chèn thêm hàng.
HS: Quan sát và ghi nhớ
GV: Thao tác cho hs quan sát
HS: Thực hành lại trên máy.
GV: Chú ý hs khi thao tác chèn nhiều cột hoặc nhiều hàng cùng 1 lúc
HS: Chú ý và ghi nhớ
GV: Thao tác cho hs quan sát
HS: Thực hành lại trên máy
GV: Hướng dẫn hs thao tác xóa cột và hàng
HS: Quan sát và ghi nhớ
GV: Thao tác cho hs quan sát
HS: Thực hành
GV: Chú ý về sự thay đổi của các cột và hàng khi xóa cột và hàng
HS: Chú ý và ghi nhớ
Điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng
Nhận xét: Phải điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng sao cho phù hợp với dữ liệu được nhập vào ô tính.
* Điều chỉnh độ rộng cột
Đưa trỏ chuột vào vạch ngăn cách bên phải của cột cần mở rộng
Kéo thả sang phải để mở rộng hay sang trái để thu hẹp độ rộng của cột
* Thay đổi độ cao các hàng
Đưa trỏ chuột vào đường viền dưới của hàng.
Kéo thả chuột lên/xuống để thay đổi độ cao của hàng.
Chú ý: Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng sẽ điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng.
2. Chèn thêm hoặc xóa hàng và cột
a) Chèn thêm cột hoặc hàng
* Chèn thêm cột
Nháy chọn 1 cột
Mở bảng chọn Insert à Columns. Một cột trống sẽ được chèn vào bên trái cột được chọn.
* Chèn thêm hàng
Chọn 1 hàng
Insert à Rows. Một hàng trống sẽ được chèn bên trên hàng được chọn
Chú ý: Nếu chọn trước nhiều cột hay nhiều hàng, số cột hoặc số hàng mới thêm vào sẽ đúng bằng số cột hay số hàng đã chọn.
b) Xóa cột hoặc hàng
* Xóa cột:
Chọn các cột cần xóa
Vào menu Edit à Delete
* Xóa hàng
Chọn các hàng cần xóa
Vào menu Edit à Delete
Chú ý: Khi cột hoặc hàng bị xóa thì cột bên phải sẽ được đẩy sang trái và hàng bên dưới sẽ được đẩy lên trên.
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Củng cố (7’)
Trắc nghiệm
Em hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào các chổ trống sau:
nháy đúp chuột	 chèn thêm cột mới	Edit / Delete	
Insert / Rows	xóa hàng	xóa cột
Lệnh Insert / Columns là dùng để (1) 
Để xóa cột hoặc hàng được chọn ta dùng thao tác (2) 
Thao tác (3) .. là dùng để chèn thêm dòng mới.
Thao tác (4) .. vào vạch phân cách của cột là để điều chỉnh dữ liệu vừa khít với độ rộng của cột.
Thực hành
Cho bảng tính sau
Yêu cầu:
 Em hãy chèn thêm cột mới sau cột Vật Lý.
Em hãy chèn thêm hàng mới sau hàng tiêu đề của bảng tính sau
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (3’)
Xem tiếp phần 3 và 4 của bài.
Trả lời câu hỏi và bài tập 1 và 2 / SGK 44.
Tuần 13
Tiết 25
Ngày soạn: 12/11/2017
Ngày dạy: 15/11/2017
Bài 5
THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH (tt)
I. Mục tiêu cần đạt
Biết sao chép và di chuyển dữ liệu.
Biết sao chép công thức.
Hiểu được sựu thay đổi của địa chỉ ô tính khi sao chép công thức.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
Học sinh: SGK, vỡ ghi.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
10’
15’
15’
Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Em hãy thực hiện thao tác thay đổi độ rộng cột và độ cao hàng?
Câu 2: Em hãy thực hiện thao tác chèn thêm cột mới, xóa cột?
Câu 3: Em hãy thực hiện thao tác chèn thêm hàng mới, xóa hàng?
GV: hướng Dẫn hs thao tác sao chép dữ liệu
HS: Quan sát và ghi nhớ
GV: Thực hiện thao tác trên máy cho hs xem
GV: Khi sao chép em cần chú ý những điều sau nhằm tránh xảy ra trường hợp sao đè lên dữ liệu đang có.
HS: chú ý Và ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn hs thao tác di chuyển nội dung ô tính.
HS: Quan sát và ghi nhớ
GV: Thực hiện thao tác trên máy cho hs xem
GV: Hướng dẫn hs sao chép nội dung ô có công thức bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste.
HS: Quan sát và ghi nhớ.
GV: Chú ý hs khi xóa hay chèn thêm hàng hoặc cột
GV:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tin hoc 7 HK1 đầy đủ.doc