1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Vận dụng kiến thức về định dạng trang tính như: định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ; định dạng màu chữ; căn lề; tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số; tô màu nền và kẻ đường biên của các ô tính.
b. Về kỹ năng: Thực hành tốt các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính.
c. Về thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức lí thuyết đã học trong bài 6 vào giải bài tập trong SGK cũng như trong thực tế.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phòng máy thực hành tin học đã cài đặt phần mềm Netop School.
b. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, học kĩ nội dung bài 6.
Ngày soạn: 8/11/2014 Ngày dạy: 14/11/2014 Dạy lớp 7A Tiết 26 - Bài thực hành 6: TRÌNH BÀY BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM. 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: Vận dụng kiến thức về định dạng trang tính như: định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ; định dạng màu chữ; căn lề; tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số; tô màu nền và kẻ đường biên của các ô tính. b. Về kỹ năng: Thực hành tốt các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính. c. Về thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức lí thuyết đã học trong bài 6 vào giải bài tập trong SGK cũng như trong thực tế. 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phòng máy thực hành tin học đã cài đặt phần mềm Netop School. b. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, học kĩ nội dung bài 6. 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức. Lớp 7A: Sĩ số: ../ Vắng:...................................................... a. Kiểm tra bài cũ: (6’) Câu hỏi 1: Hãy chỉ ra một số công cụ định dạng trang tính trong hình ảnh thanh định dạng sau: (Chiếu) Học sinh chỉ vào thanh công cụ chỉ và kể tên một số công cụ định dạng đã học trong bài học trước, gồm: Công cụ định dạng font chữ; Công cụ định dạng cỡ chữ; Công cụ định dạng kiểu chữ (đậm, nghiêng, gạch chân); Công cụ căn lề (căn thẳng lề trái ô, căn giữa ô, căn thẳng lề phải ô); Gộp các ô được chọn thành một ô và nội dung được căn giữa ô; Tăng, giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số; Công cụ kẻ đường biên; Công cụ tô màu nền; Công cụ định dạng màu chữ. Câu hỏi 2: Em hãy cho biết ô đang được chọn có định dạng như thế nào? Trả lời: - Phông chữ: Times New Roman; Cỡ chữ: 14; Kiểu chữ đậm; - Màu nền vàng; Chữ màu đỏ; - Căn giữa ô tính; Ô có kẻ đường biên. Đặt vấn đề: Như vậy các em đã nắm được một số công cụ định dạng đã học để trả lời bài tập. Trong tiết học hôm nay các em sẽ sử dụng các kiến thức đó để thực hành. Tiết 26 - Bài thực hành 6: TRÌNH BÀY BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM b. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng GV - Phổ biến nội dung bài thực hành: bài thực hành 6 chia thành 2 tiết, tiết 1 các em thực hiện nội dung mục 1 và bài tập 1 của mục 2. ? Em hãy cho biết mục đích, yêu cầu của bài thực hành là gì? HS Thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính. GV Phổ biến mục đích, yêu cầu của bài học. 1. Mục đích, yêu cầu. (2’) Thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính. GV Vậy thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính như thế nào? Chúng ta nghiên cứu phần 2 nội dung 2. Nội dung. (20’) ? Bài tập 1 yêu cầu thực hành những nội dung gì? Thực hành trên bảng tính nào? Bài tập 1 (SGK/53) HS Thực hành định dạng văn bản và số, căn chỉnh dữ liệu, tô màu văn bản, kẻ đường biên và tô màu nền. Mở bảng tính Bang diem lop em lưu trong bài thực hành 5. Thực hiện điều chỉnh thích hợp như hình 72 và lưu lại bảng tính. GV Yêu cầu học sinh mở và quan sát bảng điểm lưu trong bài thực hành 5. ? Trang tính đã lưu trong bài thực hành 5 đã được định dạng chưa? TB Trang tính đã lưu trong bài thực hành 5 chưa được định dạng ? Em hãy cho biết có gì khác biệt giữa trang tính chưa được định dạng và trang tính đã được định dạng như trong hình 72 SGK? HS Tiêu đề bảng, tiêu đề mỗi cột được in đậm, màu sắc nổi bật trên màu nềnDữ liệu số được căn giữa, phần điểm các môn của 5 học sinh được tô màu để dễ phân biệttoàn bộ phần nội dung của bảng dữ liệu được kẻ đường biên. ? Cách trình bày trang tính nào có ưu điểm hơn? Đó là những ưu điểm nào? KH Bảng điểm sau khi được căn chỉnh có ưu điểm hơn. Dữ liệu cân đối hơn, dễ phân biệt, dễ so sánh và dễ đọc hơn. Dữ liệu quan trọng là Điểm trung bình có màu riêng biệt ? Để có được kết quả bảng điểm như hình 72 em cần thực hiện những yêu cầu gì? TB - Thực hiện định dạng với phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ, màu sắc khác nhau; dữ liệu số được căn giữa. - Hàng 2 có các ô từ A2 đến G2 được gộp thành một ô và nội dung được căn giữa bảng. - Các cột và các hàng được tô các mầu nền và kẻ đường biên để dễ phân biệt. ? Để các ô từ A2 đến G2 được gộp thành một ô và nội dung được căn giữa bảng em thao tác như thế nào? KG Một học sinh thực hiện cho cả lớp theo dõi. ? Trong bảng điểm ta thường hay làm tròn điểm trung bình đến chữ số thứ mấy sau dấu phẩy? Em thực hiện điều chỉnh trong cột Điểm trung bình? KG Một học sinh thực hiện cho cả lớp theo dõi. GV Sau đây các em thực hành trên máy làm bài tập trong 10 phút. HS Thực hành. GV Hướng dẫn, quan sát HS thực hiện, chỉnh sửa và giải đáp thắc mắc cho HS. GV - Giáo viên nhận xét kết quả. - Chốt: Khi trình bày bảng dữ liệu nói chung, chúng ta cần định dạng làm cho bảng dễ so sánh, dễ phân biệt, dễ đọc hơn. Các em có thể coi đây là một mẫu định dạng mà các em có thể dựa vào để làm theo. GV Giới thiệu cho học sinh công cụ sao chép định dạng trên bảng tính. Củng cố, luyện tập. (15’) ? Trong thực tế thì bảng điểm này còn thiếu mấy môn? Để thêm cho đủ các em cần làm gì? TB Thiếu 6 môn, cần phải chèn thêm 6 cột và cho điểm 6 môn. ? Khi các em thực hiện chèn và nhập thêm điểm cho 6 môn thì công thức tính trong cột điểm trung bình có thay đổi không? TB Khi đó cột điểm trung bình thay đổi để tính toán lại với dữ liệu mới. ? Từ bảng tính vừa định dạng em hãy thực hiện các thao tác cần thiết để có bảng tính như sau.(chiếu) ? Để có bảng tính như trên em sẽ thực hiện những thao tác gì? KG Chèn thêm 6 cột, nhập thêm điểm cho 6 môn, xoay chữ trên tiêu đề cột của các môn, nhập lại công thức tính. ? Việc xoay dọc tiêu đề cột có mục đích gì? KG Làm cho bảng điểm gọn hơn. GV Hướng dẫn: - Xoay chữ tiêu đề cột: mở bảng chọn Format, chọn cell, hộp thoại hiện ra chọn trang Alignments, mục Orientation nhập vào ô Degrees số 90; - Căn chỉnh dữ lệu nằm giữa ô: mở bảng chọn Format, chọn cell, hộp thoại hiện ra chọn trang Alignment, mục Horizontal chọn Center, mục Vertical chọn Center; - Nhấn OK GV Yêu cầu học sinh lưu nội dung vào máy. GV Chốt: Đây là một bảng điểm tương tự như trong thực tế mà cô giáo chủ nhiệm vẫn tính điểm cho các em trong mỗi kì học và cả năm học. Về nhà các em có thể tự lập bảng tính điểm tương tự để tự tính điểm cho mình. GV Chiếu nội dung bài tập sau: Hãy trang trí cho thời khóa biểu dưới đây theo ý em sao cho nổi bật và đẹp mắt bằng cách sử dụng các công cụ định dạng mà các em đã học. *) Bài tập ? Bài tập yêu cầu gì? HS Trang trí cho thời khóa biểu theo ý em sao cho nổi bật và đẹp mắt bằng cách sử dụng các công cụ định dạng đã học. GV - Yêu cầu học sinh thực hành. - Hướng dẫn, quan sát HS thực hiện, chỉnh sửa và giúp đỡ học sinh hoàn thành bài tập. GV Chốt: Trong quá trình trình bày phải lưu ý, tránh định dạng quá nhiều kiểu chữ, màu sắc khác nhau làm cho dữ liệu không còn dễ đọc, dễ hiểu, dẫn đến phản tác dụng. GV Chốt toàn bài: Qua bài học các em cần nắm chắc và sử dụng thành thạo các công cụ định dạng trang tính đã học để định dạng trang tính sao cho hài hòa, hợp lí. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’) - Nắm vững phần cách làm bài tập đã thực hành; - Tự tìm hiểu thêm một số công cụ định dạng trên thanh định dạng. - BTVN: bài tập 6.5, 6.6, 6.7 (SBT – Tr.33); - Nghiên cứu trước bài tập 2 trong bài thực hành 6
Tài liệu đính kèm: