Giáo án Tin học khối 7 - Trường THCS Nâm N’Đir

1. MỤC TIÊU:

.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1: - Học sinh biết thêm một phần mềm học tập hay để phục vụ cho việc luyện gõ phím bằng 10 ngón; biết cách khởi động phần mềm, khởi động một trò chơi trong phần mềm.

 - Học sinh hiểu được sự cần thiết, hiểu được ý nghĩa và một số chức năng chính của phần mềm.

* Hoạt động 2: - Học sinh biết cách khởi động 2 trò chơi của phần mềm: Trò Bubbles và trò ABC, biết thao tác, cách chơi từng trò chơi.

 - Học sinh hiểu được các thành phần chính; các lưu ý trong mỗi trò chơi để thuận lợi cho việc luyện gõ qua các trò chơi của phần mềm.

.2. Kĩ năng:

• Hs thực hiện được:

- Việc khởi động phần mềm; khởi động trò chơi, thao tác và chơi được 2 trò chơi: Trò Bubbles và trò ABC do phần mềm cung cấp.

• Hs thực hiện thành thạo:

- Việc khởi động phần mềm; khởi động trò chơi, thao tác và chơi được 2 trò chơi: Trò Bubbles và trò ABC do phần mềm cung cấp.

 

doc 61 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học khối 7 - Trường THCS Nâm N’Đir", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
Gv: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
Hs: Đọc yêu cầu bài tập.
Gv: Hướng dẫn các em thực hiện bài tập.
 Yêu cầu học sinh làm theo nhóm và viết thu hoạch vào giấy nộp ở cuối giờ?
Hs: Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
Gv: Yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập 1.
Hs: Các nhóm thực hành bài tập 1.
Gv: Quan sát các nhóm thực hành. Hướng dẫn những em chưa thực hiện được.
 Yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
Hs: Đại diện nhóm trình bày.
Gv: Gọi các nhóm khác nhận xét.
Hs: Các nhóm nhận xét, đánh giá.
Bài tập 
Bài tập 2:
- Dữ liệu mới nhập vào sẽ xoá dữ liệu cũ của ô.
à Để Sửa chữa nội dung cho 1 ô chúng ta cần thực hiện : C1 : Nháy đúp chuột vào ô cần sửa.
 C2 : Nháy chọn ô cần sửa và nhấn phím F2.
- Phím Delete dùng để xoá dữ liệu trong ô.
Bài tập 3:
- Nhập đúng nội dung.
- Rút ra nhận xét về vị trí dữ liệu dạng số và dạng chữ trên ô tính.
 * Dữ liệu kiểu số căn thẳng lề phải còn dữ liệu kiểu văn bản căn thẳng lề trái của ô tính.
- Lưu kết quả và thoát khỏi Excel:
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết. (3p)
- Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành
- Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành.
Hướng dẫn học tập. (5p)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà các em xem lại bài thực hành và thực hiện thành thạo khởi động; di chuyển trên trang tính; nhập hay xóa dữ liệu; lưu kết quả và thoát khỏi chương trình Excel.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Đọc bài đọc thêm số 1: Chuyện cổ tích về Visicalc.
- Xem trước và chuẩn bị bài 2 cho tiết sau:
 + Ngoài các thành phần trên màn hình Excel (đã được giới thiệu trong bài 1) thì Excel còn có các thành phần chính nào?
5. PHỤ LỤC VÀ RÚT KINH NGHIỆM.
Tuần 6 - Tiết 9	Ngày soạn: 25/09/2017
 Lớp dạy: 7A1,4
BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU
 TRÊN TRANG TÍNH
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động 1: - Học sinh biết cấu trúc của bảng tính; biết các thao tác với các trang tính: đổi tên trang tính; chèn hay xóa trang tính; thay đổi thứ tự trang tính.
 * Hoạt động 2: - Học sinh biết thêm chương trình bảng tính còn có 3 thành phần chính khác: Hộp tên; khối và thanh công thức.
 - Học sinh hiểu được khối là nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật để có thế xác định được địa chỉ khối.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Các thao tác với các trang tính: đổi tên trang tính; chèn hay xóa trang tính; thay đổi thứ tự trang tính.
- Xác định được hộp tên và thanh công thức trên trang tính; xác định được địa chỉ khối.
Hs thực hiện thành thạo:
- Các thao tác với các trang tính: đổi tên trang tính; chèn hay xóa trang tính; thay đổi thứ tự trang tính.
- Xác định được địa chỉ khối bất kì.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên: Phòng máy, chương trình bảng tính hoạt động tốt.
2.2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2p)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng. (5p)
Câu 1: Nêu cách thực hiện các thao tác: Khởi động Excel, lưu kết quả và thoát khỏi Excel?
Câu 2: Ngoài các thành phần trên màn hình Excel (đã được giới thiệu trong bài 1) thì Excel còn có các thành phần chính nào? 
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của bảng tính (15p)
Gv: Một bảng tính có có được từ nhiều trang tính khác nhau. (Ví dụ như tập)
Hs: Lắng nghe.
Gv: Vậy theo các em số lượng các trang tính có bị giới hạn không?
Hs: Trả lời
Gv: Giới thiệu cách đổi tên trang tính, chèn thêm trang tính và xóa trang tính, thay đổi thứ tự các trang tính.
Hs: Ghi bài
Gv: Gọi một số học sinh thực hiện lại các thao tác trên.
Hs: Thực hiện lại thao tác theo yêu cầu của giáo viên.
Gv: Gọi học sinh khác nhận xét .
Hs: Nhận xét thao tác của bạn
1. Bảng tính :
- Bảng tính được tạo thành từ các trang tính
+ Trang tính bao gồm các ô, cột, hàng.
+ Trang tính được kích hoạt là trang tính đang được hiển thị trên màn hình, có nhãn trang màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.
+ Mỗi bảng tính chứa rất nhiều trang tính.
- Một số thao tác với các trang tính:
+ Đổi tên trang tính: Nháy chuột phải vào tên trang tính cần đổi, chọn Rename
+ Chèn trang tính: Nháy chuột phải vào tên trang tính cần chèn, chọn Insert/Wordsheet.
+ Xóa trang tính: Nháy chuột phải vào trang tính muốn xóa, chọn Delete.
+ Thay đổi thứ tự trang tính: Chọn trang tính, nhấn giữ chuột trái và rê chuột đến thứ tự tùy ý.
Hoạt động 2: Các thành phần chính trên trang tính (15p)
Gv: Ngoài các thành phần của trang tính như ô tính, hàng, cột thì còn có các thành phần gì nữa?
Hs: Nêu Hộp tên, Khối, Thanh công thức
Gv: Rút ra kết luận và lấy ví dụ cụ thể về hộp tên, khối, thanh công thức.
Hs: Chú ý lắng nghe, nắm kiến thức.
Gv: Đưa ra một số ví dụ, gọi Hs trả lời.
Hs: Trả lời.
2. Các thành phần chính trên trang tính:
 Ngoài các thành phần của trang tính như ô tính, hàng, cột thì trên trang tính còn có các thành phần khác:
Hộp tên: Là ô hiển thị địa chỉ của ô được chọn.
- Khối: là nhóm ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
Vd: B2:D5
- Thanh công thức: Cho biết nội dung của ô đang được chọn. 
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết. (5p)
 - Gọi Hs thực hiện lại các thao tác với các trang tính: đổi tên trang tính; chèn hay xóa trang tính; thay đổi thứ tự trang tính.
Hướng dẫn học tập. (3p)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà các em xem lại các kiến thức đã học của bài học hôm nay.
- Thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện).
- Làm các bài tập 1,2 và 3 trong Sgk.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước nội dung mục 3 và mục 4 để chuẩn bị cho tiết học sau.
- Nêu những dạng dữ liệu mà Excel có thể xử lí?.
5. PHỤ LỤC VÀ RÚT KINH NGHIỆM.
Tuần 6 - Tiết 10	Ngày soạn: 25/09/2017
 Lớp dạy: 7A1,4
BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ DỮ LIỆU
 TRÊN TRANG TÍNH (TT)
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động 1: - Học sinh biết cách chọn các đối tượng trên trang tính (Chọn một ô, một hàng, một cột, một khối và chọn đồng thời nhiều khối)
 * Hoạt động 2: - Học sinh biết có thể nhập nhiều dạng dữ liệu khác nhau vào các ô của trang tính. Có hai dạng dữ liệu thường dùng : Dữ liệu kí tự và dữ liệu số 
 - Học sinh biết ở chế độ ngầm định trong ô tính dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề phải ; dữ liệu kiểu kí tự được căn thẳng lề trái.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Các thao tác chọn đối tượng trên trang tính: Chọn một ô, một hàng, một cột, một khối và chọn đồng thời nhiều khối.
- Xác định được ô tính nào chứa dữ liệu kiểu số và ô tính nào chứa dữ liệu kí tự trong các ô dữ liệu có sẵn.
Hs thực hiện thành thạo:
- Các thao tác chọn đối tượng trên trang tính: Chọn một ô, một hàng, một cột, một khối và chọn đồng thời nhiều khối.
- Xác định được ô tính nào chứa dữ liệu kiểu số và ô tính nào chứa dữ liệu kí tự trong các ô dữ liệu có sẵn.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên: Phòng máy, chương trình bảng tính hoạt động tốt.
3.2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2p)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng. (5p)
Câu 1: Một em hãy lên thực hiện lại các thao tác với các trang tính: đổi tên trang tính; chèn hay xóa trang tính; thay đổi thứ tự trang tính?
Câu 2: Em hãy nêu những dạng dữ liệu mà Excel có thể xử lí?.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Chọn các đối tượng trên trang tính. (15p)
Gv: Quan sát hình 15 Sgk và cho thầy biết cách chọn các đối tượng trên trang tính.
Hs: Quan sát hình vẽ, nghiên cứu Sgk trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét và tổng kết lại
Hs: Lắng nghe, ghi chép
Gv: Cho Hs quan sát các hình vẽ 16 -18 trong sách giáo khoa và rút ra nhận xét.
Hs: Tập trung nghiên cứu và phát biểu.
Gv: Hãy quan sát hình vẽ 19 SGK, em hãy cho biết có gì khác so với các hình vẽ khác?
Hs: Có 2 khối ô được chọn, đó là C6:D10 và F6:F12
Gv: Vậy để chọn đồng thời nhiều khối khác nhau chúng ta làm thế nào?
Hs: Trả lời
Gv: Tổng kết lại. Gọi Hs thực hiện thao tác.
3. Chọn các đối tượng trên trang tính.
 Để chọn các đối tượng trên trang tính, em thực hiện như sau: 
- Chọn 1 ô: Đưa con trỏ chuột đến ô đó và nháy chuột.
- Chọn 1 hàng: Nháy chuột tại nút tên hàng.
- Chọn 1 cột: Nháy chuột tại nút tên cột.
- Chọn 1 khối: Kéo thả chuột từ 1 ô góc đến ô góc đối diện. (ô chọn đầu tiên sẽ là ô được kích hoạt)
- Chọn đồng thời nhiều khối: Chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các khối tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại dữ liệu trên trang tính: (15p)
Gv: Em hãy cho thầy biết trên trang tính sau đây có những loại dữ liệu gì?
Hs: Có dữ liệu số, chữ.
Gv: Đưa ra kết luận: Có thể nhập nhiều dạng dữ liệu khác nhau vào các ô của trang tính. Có 2 dạng dữ liệu thường dùng là dữ liệu số và kí tự.
Hs: Nghe giảng, ghi chép
Gv: 1. Em hãy quan sát hình ảnh và cho thầy biết dữ liệu nào là dữ liệu kiểu ký tự, dữ liệu nào là dữ liệu kiểu số?
 2. Có nhận xét gì về vị trí của dữ liệu số và kí tự so với lề ô tính? 
Hs: Lần lượt nhận dạng các kiểu dữ liệu và đưa ra nhận xét. 
Gv: Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Hs: Lắng nghe, ghi chép.
4. Dữ liệu trên trang tính:
 Có thể nhập nhiều dạng dữ liệu khác nhau vào các ô của trang tính. Có hai dạng dữ liệu thường dùng : Dữ liệu kí tự và dữ liệu số : 
a. Dữ liệu số:
- Là các số 0,1, 9, dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu trừ (-) chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm.
Vd: 120; +38; -150.
- Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề phải trong ô tính.
- Thông thường, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu, dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân.
b. Dữ liệu ký tự:
- Là các dãy các chữ cái, chữ số và các ký hiệu.
Vd: Lớp 7A, Cộng hòa.
- Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kiểu kí tự căn thẳng lề trái trong ô tính.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết. (3p)
Câu 1:Cụm từ “F8”trong hộp tên có nghĩa là:
Phím chức năng F8
Phông chữ hiện thời là F8
Ô ở cột F hàng 5
Ô ở hàng F cột 5
Câu 2: Trang tính có thể chứa dữ liệu thuộc kiểu nào sau đây?
Kí tự
Số
Thời gian
Tất cả các kiểu dữ liệu trên
 (Thông qua các câu hỏi nhắc lại kiến thức của bài.)
Hướng dẫn học tập. (3p)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà các em xem lại các kiến thức đã học của bài học hôm nay.
- Thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện).
- Làm các bài tập 4 và 5 trong Sgk.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước nội dung bài thực hành số 2 để chuẩn bị cho tiết học sau.
- Nêu cách lưu bảng tính với tên khác hoặc địa chỉ khác?.
5. PHỤ LỤC VÀ RÚT KINH NGHIỆM
----------˜˜&™™----------
Tuần 7 - Tiết 11	Ngày soạn: 02/10/2017
 Lớp dạy: 7A1,4
 Bài thực hành 2: LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU 
 TRÊN TRANG TÍNH
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động: - Học sinh biết mục đích và yêu cầu của bài thực hành số 2; biết được cách mở một trang tính mới khác; mở một tệp có sẵn trên máy và lưu bảng tính với tên khác.
 - Học sinh hiểu hơn các thành phần chính trên trang tính: ô, hàng, cột, hộp tên và thanh công thức qua tiết thực hành.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được các thao tác khởi động; mở một trang tính mới khác; mở một tệp có sẵn trên máy và lưu bảng tính với tên khác.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo và linh hoạt các thao tác khởi động; mở một trang tính mới khác; mở một tệp có sẵn trên máy và lưu bảng tính với tên khác.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen thực hành, tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn tin học cũng như các môn học khác. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên: Máy tính, phần mềm Microsoft Excel.
2.2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2p)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng. 
 Lòng trong quá trình học sinh thực hành.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Mục đích, yêu cầu; khởi động, lưu kết quả và thoát khỏi Excel. (15p)
Gv: Gọi 1-2 Hs đứng lên đọc mục đích và yêu cầu của bài thực hành số 1.
Hs: Đọc to, rõ ràng.
Gv: Gọi Hs nhắc lại các cách khởi động chương trình bảng tính. 
Hs: Nhắc lại kiến thức.
Gv: Sau khi khởi động, một bảng tính trống sẽ được mở ra. Muốn mở trang tính khác ta làm như thế nào?
Hs: Ta nháy nút lệnh New trên thanh công cụ.
Gv: Gọi Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn. Vậy để để mở một tệp bảng tính đã có trên máy tính ta làm thế nào? 
Hs: Mở thư mục chứa tệp và nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp.
Gv: Mở thư mục chứa tệp và nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp.
Hs: Quan sát và lắng nghe.
Gv: Gọi 1-2 Hs thực hiện lại các thao tác cho cả lớp quan sát.
1. Mục đích, yêu cầu: 
 - Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần chính của trang tính.
 - Mở và lưu bảng tính trên máy tính.
 - Chọn các đối tượng trên trang tính.
 - Phân biệt và nhập các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
2. Nội dung:
a. Mở bảng tính:
Khởi động chương trình trang tính:
C1: Chọn Start\All program\ Microsoft Excel
C2: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên desktop.
 + Sau khi khởi động, một bảng tính trống sẽ được mở ra. Muốn mở trang tính khác ta nháy nút lệnh New trên thanh công cụ.
 + Để mở một tệp bảng tính đã có trên máy tính ta thực hiện như sau: Mở thư mục chứa tệp và nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp.
b. Lưu bảng tính với một tên khác:
 Để lưu một bảng tính có sẵn với một tên hoặc địa chỉ khác ta sử dụng lệnh File à Save As 
Hoạt động 2: Thực hành bài tập 1. (20p)
Gv: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
Hs: Đọc yêu cầu bài toán.
Gv: Hướng dẫn các em thực hiện bài tập.
Hs: Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
Gv: Yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập 1.
Hs: Các nhóm thực hành bài tập 1.
Gv: Quan sát các nhóm thực hành. Hướng dẫn những em chưa thực hiện được..
Hs: Thay nhau thực hành trên bảng tính.
Bài tập 
Bài tập 1: Tìm hiểu các thành phần chính của trang tính
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết. (3p)
- Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành
- Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành.
Hướng dẫn học tập. (5p)
Đối với bài học ở tiết này:- Về nhà các em xem lại bài thực hành và thực hiện thành thạo các thao tác đã được học.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước bài tập 2,3 và bài tập 4 để chuẩn bị cho tiết sau tiếp tục thực hành
5. PHỤ LỤC VÀ RÚT KINH NGHIỆM
----------˜˜&™™----------
 Tuần 7 - Tiết 12	Ngày soạn: 02/10/2017
 Lớp dạy: 7A1,4
 Bài thực hành 2: LÀM QUEN VỚI CÁC KIỂU DỮ LIỆU 
 TRÊN TRANG TÍNH
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động: - Học sinh biết Dữ liệu kiểu số căn thẳng lề phải còn dữ liệu kiểu văn bản căn thẳng lề trái của ô tính; biết nhập dữ liệu cho trang tính; biết được phím Delete dùng để xoá dữ liệu trong ô.
 - Học sinh hiểu các thao tác khởi động; các thao tác cơ bản nhất trên trang tính; lưu kết quả và thoát khỏi chương trình Excel; Hiểu được rằng dữ liệu mới nhập vào sẽ xoá dữ liệu cũ của ô.
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Học sinh thực hiện được các thao tác khởi động; di chuyển trên trang tính; nhập dữ liệu cho trang tính; lưu kết quả và thoát khỏi chương trình Excel.
Hs thực hiện thành thạo:
- Học sinh thực hiện thành thạo các thao tác khởi động; di chuyển trên trang tính; nhập dữ liệu cho trang tính; lưu kết quả và thoát khỏi chương trình Excel.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen thực hành, tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn tin học cũng như các môn học khác. 
Tính cách:
- Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên: Máy tính, phần mềm Microsoft Excel.
2.2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2p)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng. 
 Lòng trong quá trình học sinh thực hành.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động : Thực hành bài tập 2, 3 và bài tập 4. (35p)
Gv: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
Hs: Đọc yêu cầu bài tập.
Gv: Hướng dẫn các em thực hiện bài tập.
 Yêu cầu học sinh làm theo nhóm và viết thu hoạch vào giấy nộp ở cuối giờ?
Hs: Lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
Gv: Yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập 2.
Hs: Các nhóm thực hành bài tập 2.
Gv: Quan sát các nhóm thực hành. Hướng dẫn những em chưa thực hiện được.
 Yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
Hs: Đại diện nhóm trình bày.
Gv: Gọi các nhóm khác nhận xét.
Hs: Các nhóm nhận xét, đánh giá.
Gv: Chính xác hóa kiến thức.
Hs: Lắng nghe, ghi bài.
Gv: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 và 4.
Hs: Đọc yêu cầu bài tập.
Gv: Hướng dẫn các em thực hiện bài tập.
Hs: Lắng nghe giáo viên hướng dẫn. Và thực hành 2 bài tập 3,4.
Gv: Quan sát các nhóm thực hành. Hướng dẫn những em chưa thực hiện được.
Bài tập thực hành:
Bài tập 2: Chọn các đối tượng trên trang tính:
- Nội dung của hộp tên thay đổi trong quá trình chọn ô, hàng, cột hay khối.
- Để chọn các đối tượng liền kề nhau ta chọn đối tượng đầu tiên; nhấn giữ chuột trái và rê đến đối tượng cuối cùng. 
- Để chọn các đối tượng không liền kề nhau ta chọn đối tượng đầu tiên; nhấn giữ phím Ctrl và chọn các đối tượng tiếp theo.
- Có thể chọn các dối tượng ô, cột, hàng hay khối thông qua hộp tên.
Bài tập 3: Mở bảng tính:
- Mở bảng tính mới. 
- Mở bảng tính Danh sach lop em đã được lưu trong Bài thực hành 1.
Bài tập 4: Nhập dữ liệu vào trang tính:
 - Nhập dữ liệu cho bảng tính như hình (Hình 21-Tr21)
 - Lưu bảng tính với tên So theo doi the luc
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết. (3p)
- Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành.
- Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành.
Hướng dẫn học tập. (5p)
Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà các em xem lại bài thực hành và thực hiện thành thạo các thao tác đã được học.
- Thực hành lại các bài tập.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Xem trước bài: Luyện gõ phím nhanh bằng Typing Test. (Trang 97):
 + Phần mềm Typing Test dùng để làm gì và phần mềm có bao nhiêu trò chơi?
5. PHỤ LỤC VÀ RÚT KINH NGHIỆM
----------˜˜&™™----------
Tuần 8 - Tiết 13	 Ngày soạn: 09/10/2017
Lớp dạy: 7A1,4
BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
1. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 * Hoạt động 1: 
 - Học sinh biết các kí hiệu của các phép toán sử dụng trong chương trình bảng tính; biết được trong chương trình bảng tính công thức được thực hiện theo trình tự thông thường như trong toán học.
 - Học sinh hiểu và nhận thức rõ việc viết công thức trong bảng tính phải tuân thủ theo đúng cú pháp và các ký hiệu đã quy định.
 * Hoạt động 2: 
 - Học sinh biết các bước nhập công thức vào một ô tính trong chương trình bảng tính; biết dấu = là kí tự đầu tiên và bắt buộc.
 - Học sinh hiểu các bước nhập công thức vào một ô tính trong chương trình bảng tính..
Kĩ năng: 
Hs thực hiện được:
- Sử dụng các kí hiệu phép toán trong chương trình bảng tính để chuyển đổi các công thức toán học khác nhau sang công thức trong chương trình bảng tính.
- Nhập công thức vào một ô tính trong chương trình bảng tính.
Hs thực hiện thành thạo:
- Sử dụng các kí hiệu phép toán trong chương trình bảng tính để chuyển đổi các công thức toán học khác nhau sang công thức trong chương trình bảng tính.
- Nhập công thức vào một ô tính trong chương trình bảng tính.
Thái độ:
Thói quen:
- Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ‏ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. 
Tính cách:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ:
2.1. Giáo viên: Phòng máy, chương trình bảng tính hoạt động tốt.
2.2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2p)
Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
Kiểm tra miệng. (5p)
Câu 1: Phần mềm Typing Test dùng để làm gì và phần mềm có bao nhiêu trò chơi?
Câu 2: Hãy nêu trình tự thực hiện phép toán sau: (3+6/3)^2-5 
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Sử dụng công thức để tính toán. (15p)
Gv: Em nào có thể cho thầy biết các phép toán trong toán học?
Hs: Cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, phần trăm.
Gv: Nhận xét câu trả lời. Ký hiệu các phép toán trong toán học.
Hs: Trả lời +; -; x; :; %
Gv: Nhận xét và tổng kết lại: Chúng ta có thể thực hiện tất cả những phép toán trên trong chương trình bảng tính. Nhưng các ký hiệu các phép toán trên có một số thay đổi như sau:
Gv: Trình chiếu lên màn hình bảng ký hiệu phép toán trong toán học và trong chương trình bảng tính.
Hs: Quan sát, nghe giảng.
Gv: Yêu cầu Hs thực hiện các phép tính ở dưới lớp. Sau 1, 2 phút, gọi 1 học sinh lên đọc đáp án của mình. Cả lớp nhận xét và góp ý.
a. (23+4)/3-6
b. 8-2^3+5
c. 50+5*3^2-9
d. (20-30/3)^2-80
e. (7*7-9):5
Gv: Đưa ra đáp án, nêu ra phương án sai để học sinh nhận thức rõ việc viết công thức trong bảng tính phải tuân thủ theo đúng cú pháp và các ký hiệu đã quy định.
1. Sử dụng công thức để tính toán :
Phép toán
Toán học
Chương trình bảng tính
Cộng
+
+
Trừ
-
-
Nhân
x
*
Chia
:
/
Lũy thừa
52
5^2
Phần trăm
%
%
- Trong bảng tính có thể sử dụng các phép tính: +, -, *, /, ^, % để tính toán.
- Trong bảng tính cũng cần thực hiện thứ tự phép tính: Biểu thức có dấu ngoặc đơn “(“ và “ )”được thực hiện trước; sau đó đến phép nâng lên lũy thừa; tiếp theo là các phép nhân và phép chia; cuối cùng là các phép cộng và trừ.
 + Các phép toán lũy thừa, *, /, +, -.
Hoạt động 2: Cách nhập công thức trong bảng tính (10p)
Gv: Yêu cầu HS quan sát hình 22 trong SGK.
Hs:Quan sát.
Gv: Mở bảng tính Exc

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tin hoc 7 tuan 112_12178713.doc