Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 2: Phần mềm học tập - Bài 8: Quan sát Trái Đất và các vì sao trong Hệ Mặt Trời

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

 - HS biết:

 - Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm.

 - Biết được các nút điều khiển quan sát.

 - HS hiểu:

 - Trái đất quay xung quanh mặt trời như thế nào. Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, hệ mặt trời chúng ta có những hành tinh nào.

 1.2. Kĩ năng:

- Học sinh biết cách vào/ra chương trình.

- Học sinh biết sử dụng các nút lệnh để điều khiển quan sát và tìm hiểu về hệ mặt trời.

 1.3. Thái độ:

 - Tích cực phát biểu xây dựng bài, nghiêm túc trong học tập.

2. TRỌNG TÂM:

 - Các lệnh điều khiển quan sát

3. CHUẨN BỊ

 3.1 Giáo viên: Phòng máy được cài đặt sẵn phần mềm Solar System 3D.

3.2 Học sinh: Đọc bài trước.

4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

4.2. Kiểm tra miệng

 4.3 Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2527Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 2: Phần mềm học tập - Bài 8: Quan sát Trái Đất và các vì sao trong Hệ Mặt Trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 8 - Tiết: 17 + 18
Tuần: 9
Ngày dạy: 15/10/2013
QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO
TRONG HỆ MẶT TRỜI
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức:
	- HS biết:
	 - Biết cách khởi động và thoát khỏi phần mềm. 
 - Biết được các nút điều khiển quan sát.
 - HS hiểu:
	 - Trái đất quay xung quanh mặt trời như thế nào. Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, hệ mặt trời chúng ta có những hành tinh nào.
 1.2. Kĩ năng:
- Học sinh biết cách vào/ra chương trình.
- Học sinh biết sử dụng các nút lệnh để điều khiển quan sát và tìm hiểu về hệ mặt trời.
 1.3. Thái độ:
	- Tích cực phát biểu xây dựng bài, nghiêm túc trong học tập.
2. TRỌNG TÂM:
	- Các lệnh điều khiển quan sát
3. CHUẨN BỊ
 3.1 Giáo viên: Phòng máy được cài đặt sẵn phần mềm Solar System 3D.
3.2 Học sinh: Đọc bài trước.
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng
 4.3 Bài mới
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài
Để hiểu được sự chuyển động của trái đất và vì sao có hiện tượng ngày/ đêm,  ta tìm hiểu bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách khởi động phần mềm
* Trái đất chúng ta quay xung quanh mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào?
 GV: Các em sẽ tìm hiểu và trả lời các câu hỏi này khi thực hành phần mềm.
 GV: Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời sẽ giải đáp cho chúng ta các câu hỏi đó.
?Để thực hiện được với phần mềm đầu tiên ta phải làm gì?
* HS: Khởi động phần mềm
GV: Nêu các cách khởi động phần mềm mà em biết?
* HS trả lời
*GV: thao tác mẫu - HS quan sát
GV: Hãy cho biết các em nhìn thấy trong khung chính của màn hình có gì?
* HS: Mặt trời và các vì sao
*GV giới thiệu:
- Mặt trời màu lửa đỏ rực nằm ở trung tâm.
- Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời nằm trên các quỹ đạo khác nhau quay xung quanh Mặt Trời.
- Mặt trăng chuyển động như một vệ tinh quay xung quanh trái đất.
* Lưu ý rằng hiện nay hệ mặt trời chỉ có 8 hành tinh. (không có sao Diêm vương - Pluto).
* Để quan sát được rõ ta cần điều khiển tầm nhìn bằng cách điều khiển các nút lệnh.
*GV giới thiệu sơ lược về chương trình này - Nêu những đặc điểm và nói yêu cầu. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu các lệnh quan sát
Hướng dẫn cách điều chỉnh khung nhìn, sử dụng các nút lệnh trong cửa sổ của phần mềm. Các nút lệnh này sẽ giúp điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến hệ mặt trời và tốc độ chuyển động các vì sao. 
* Học sinh quan sát trên máy qua đó học cách điều khiển
Hoạt động 4: Thực hành
*Gọi 3 em lên thao tác - HS thao tác
1. CÁC LỆNH ĐIỀU KHIỂN QUAN SÁT:
1. Nháy chuột vào nút để hiện (hoặc làm ẩn đi) quỹ đạo chuyển động của các hành tinh.
2. Nháy chuột vào nút tầm nhìn quan sát tự động chuyển động trong không gian. 
3. Phóng to hoặc thu nhỏ khung nhìn. 
4. Thay đổi vận tốc chuyển động của các hành tinh.
5. Các nút lệnh , dùng để nâng lên hoặc hạ xuống vị ví quan sát của toàn hệ mặt trời.
6. Các nút lệnh , , , dùng để dịch chuyển toàn bộ khung nhìn lên trên, xuống dưới, sang trái, phải. Nút dùng để đặt lại vị trí mặc định hệ thống, đưa mặt trời về trung tâm của cửa sổ màn hình.
7. Nháy nút , có thể xem thông tin chi tiết của các vì sao.
2. Thực hành
- Khởi động phần mềm: kích đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình.
- Điều chỉnh khung hình, quan sát các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
- Quan sát chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng.
- Quan sát hiện tượng Nhật Thực.
- Quan sát hiện tượng Nguyệt Thực.
Câu 1: Khởi động phần mềm.
Câu 2: Điều khi quĩ đạo chuyển động để quan sát sự chuyển động của Trái Đất và các vì sao
Câu 3: 
?Hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất?
Câu 4: 
 - Hãy giải thích hiện tượng nhật thực.
- Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nhật thực.
Câu 5: 
 - Hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. 
- Điều khiển khung nhìn phần mềm để quan sát được hiện tượng nguyệt thực.
Câu 6: 
? Sao Kim và sao Hỏa, sao nào ở gần Mặt trời hơn?
Câu 7: 
Điều khiển khung nhìn để quan sát được toàn bộ quá trình trái đất quay xung quanh mặt trời và nhìn rõ được cách mặt trăng quay xung quanh trái đất.
Câu 8: 
 Sử dụng thông tin của phần mềm hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Trái đất nặng bao nhiêu?
- Độ dài quĩ đạo Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời một vòng?
- Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?
- Nhiệt độ trung bình trên Trái đất là bao nhiêu độ?
- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt sao Hỏa là bao nhiêu độ?
*GV đưa nhận xét đánh giá. 
*Xem thông tin chi tiết:
- Diameler: Đường kính
- Orbit : Tốc độ quĩ đạo di chuyển
- Orbittal period: Mặt Trời
- Mean orbittal velocity: Tốc độ trung bình/giây
- In clinnation to Ecliptic: độ dốc, độ nghiêng
- Planet Day : Hành tinh quay quanh 1 vòng
- Mass : Khối lượng
- Den Sity : Độ dày
- Tem Pera ture : Nhiệt độ
* VỊ TRÍ CÁC VÌ SAO:
1. Mecury : Sao thuỷ
2. Venus : Sao kim
3. Earth : Trái đất
5. Jupiter : Sao mộc
6. Saturu : Sao thổ
7. Uranus : Sao thiên vương
8. Neptune : Sao hải vương
Câu 9: Thoát khỏi phần mềm
Câu 1:
Nháy đúp chuột vào biểu tượng Solar Sytem 3D
Câu 2: - Nháy chuột vào nút ORBits, View
HS quan sát
Câu 3: 
 Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh mình nhưng luôn hướng một mặt về phía Trái Đất, Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Sở dĩ có hiện tượng ngày và đêm là:
 - Hiện tượng ngày: Khi nữa Trái Đất hướng về phía Mặt Trời.
 - Hiện tượng đêm: Nữa Trái Đất hướng về Mặt Trang
Câu 4: 
Hiện tượng nhật thực
Mặt Trời - Mặt Trăng – Trái Đất. thẳng hàng
HS điều khiển và quan sát
Câu 5: 
Hiện tượng nguyệt thực
Mặt Trăng – Trái Đất - Mặt Trời. thẳng hàng
HS điều khiển và quan sát
Câu 6: 
Sao Kim ở gần Mặt Trời hơn
Câu 7: 
HS thực hành
Câu 8: 
HS hoạt động theo nhóm
Học sinh báo cáo kết quả
Công bố kết quả và phương pháp làm việc của từng nhóm - chọn khoảng 6 nhóm tiêu biểu cho các em trình bày với lớp 
Câu 9: 
Alt + F4
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
 Câu 1: Hãy giải thích hiện tượng nguyệt thực. 
 Đáp án câu 1: Hiện tượng nguyệt thực là Mặt Trăng – Trái Đất - Mặt Trời. thẳng hàng
 Câu 2: Hãy giải thích hiện tượng nhật thực.
 Đáp án câu 2: Hiện tượng nhật thực là Mặt Trời - Mặt Trăng – Trái Đất. thẳng hàng
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
	- Đối với bài học ở tiết học này:
 + Nắm cách khởi động phần mềm, các lệnh điều khiển quan sát.
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem trước bài “Vì sao cần có hệ điều hành?”
 + Các quan sát
	 + Cái gì điều khiển máy tính
5. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Đồ dùng dạy học:	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Quan sát Trái Đất và các vì sao trong Hệ Mặt Trời.doc