Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 16: Định dạng văn bản - Dương Thùy Giang - Trường THCS Kim Sơn

1. Kiến thức:

- Hiểu được mục đích của việc định dạng văn bản.

- Học sinh biết cách trình bày văn bản, định dạng ký tự đạt những yêu cầu cần thiết như : rõ ràng, đẹp, làm nổi bật được các phần trọng tâm của văn bản.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hoàn chỉnh một văn bản với những kiểu dáng đạt yêu cầu chung.

3. Thái độ: Tập trung để lĩnh hội và khắc sâu kiến thức, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 16: Định dạng văn bản - Dương Thùy Giang - Trường THCS Kim Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ KHỐI PHỔ THÔNG
Trường:THCS Kim Sơn
MÔN HỌC: Tin học KHỐI LỚP: 6
Họ tên giáo viên: Dương Thuỳ Giang
Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Trình độ chuyên môn:Cao đẳng Tin học
Trình độ Tin học: Cao đẳng
Địa chỉ: THCS Kim Sơn
Số tiết của bài dạy:01
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được mục đích của việc định dạng văn bản.
- Học sinh biết cách trình bày văn bản, định dạng ký tự đạt những yêu cầu cần thiết như : rõ ràng, đẹp, làm nổi bật được các phần trọng tâm của văn bản...
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hoàn chỉnh một văn bản với những kiểu dáng đạt yêu cầu chung.
3. Thái độ: Tập trung để lĩnh hội và khắc sâu kiến thức, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II. Yêu cầu của bài dạy:
1. Về kiến thức của học sinh
a) Kiến thức về CNTT 
- Nắm được các thao tác để trình bày văn bản, định dạng ký tự bằng cách sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại FONT.
b) Kiến thức chung về môn học
- Biết cách vận dụng linh hoạt để trình bày văn bản đẹp, rõ ràng, hợp lý ... 
2. Về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học
a) Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
- Phần cứng:
+ Máy vi tính cài đặt hệ điều hành Windows XP.
+ Máy chiếu, phông chiếu.
- Phần mềm : 
+ LectureMaker 2.0
+ Office 2003.
b) Trang thiết bị khác/Đồ dùng dạy học khác:
III. Chuẩn bị cho bài giảng:
1. Chuẩn bị của Giáo viên: Chuẩn bị giáo án và các phương tiện dạy học.
2. Chuẩn bị của Học sinh: Học bài cũ và nghiên cứu trước bài mới.
IV. Nội dung và tiến trình bài giảng 
(Sử dụng CNTT một cách sáng tạo hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học)
1. Tổ chức lớp (thời gian 1 phút): 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (thời gian 8 phút):
 - Trình bày cách sao chép một đoạn văn bản.
 - Em hãy nêu cách di chuyển một đoạn văn từ trang này sang trang khác.
 - Sắp xếp lại tên nút lệnh và điền công dụng nút lệnh cho đúng.
Nút lệnh
Tên
Công dụng nút lệnh
1- 
Print
2- 
Paste
3- 
Cut
4- 
Open
5- 
New
6- 
Print Preview
7- 
Copy
8- 
Save
Đáp án: 
- Cách sao chép một đoạn văn bản:
+ Chọn phần văn bản muốn sao chép và nháy nút Copy trên thanh công cụ. Khi đó phần văn bản đã chọn được lưu vào bộ nhớ của máy tính.
+ Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép và nháy nút Paste 
- Em hãy nêu cách di chuyển một đoạn văn từ trang này sang trang khác.
+ Chọn văn bản cần di chuyển và nháy nút Cut trên thanh công cụ chuẩn để xoá phần văn bản đó tại vị trí cũ. Phần văn bản đó được lưu vào bộ nhớ của máy tính.
+ Đưa con trỏ soạn thảo sang vị trí mới và nháy nút Paste 
- Sắp xếp và điền công dụng:
Nút lệnh
Tên
Công dụng nút lệnh
1- 
New
Mở văn bản mới
2- 
Open
Mở văn bản đã có
3- 
Save
Lưu văn bản
4- 
Print
In văn bản
5- 
Print Preview
Xem trước khi in 
6- 
Paste
Dán văn bản
7- 
Cut
Di chuyển văn bản
8- 
Copy
Sao chép văn bản
3. Giảng bài mới (thời gian 28 phút):	
a) Giới thiệu, dẫn nhập 
- ? Qua bài thực hành tiết trước em có nhận xét gì về soạn thảo văn bản trên máy tính.
(Đưa ra ví dụ đoạn văn bản để HS quan sát và trả lời)
Chia HS thành 4 nhóm, cử đại diện của từng nhóm trả lời câu hỏi.
TL: Dễ sửa chữa những từ hoặc những đoạn văn bị lỗi gõ sai.
- ? Nếu có những đoạn văn hoặc câu văn giống nhau thì em xử lý thế nào cho nhanh chóng.
(Đưa ra đoạn văn bản có những đoạn văn hoặc câu văn giống nhau)
Chia HS thành 4 nhóm, cử đại diện của từng nhóm trả lời câu hỏi.
TL: Chọn 01 đoạn văn hoặc 1 câu văn đó, sau đó chọn lệnh Copy và Paste chúng đến nơi ta cần, thay vì phải gõ lại cùng nội dung đó.
- ? Cũng trong bài thực hành tiết trước các em thấy nhược điểm gì.
(Đưa ra một đoạn văn bản chưa định dạng để HS quan sát trả lời)
Chia HS thành 4 nhóm, cử đại diện của từng nhóm trả lời câu hỏi.
TL: Văn bản cùng một kiểu chữ, không có gì làm nổi bật những điểm cần nhấn trong đoạn văn.
Như vậy trong bài học này chúng ta sẽ tiếp tục giải quyết một số vấn đề để văn bản của chúng ta tạo ra rõ ràng, đẹp hơn. Những nội dung như vậy ta gọi là định dạng văn bản.
b) Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV giải thích ý nghĩa của định dạng văn bản. Các loại định dạng văn bản.
(Tạo liên kết từ bài dạy sang phần mềm soạn thảo, GV di chuột đến một số biểu tượng trên thanh công cụ và đưa ra mốt số đoạn văn bản đã được định dạng để học sinh quan sát)
GV :? Tính chất của định dạng ký tự là gì?
- HS trả lời.
- GV giới thiệu và cho HS ghi chép.
GV: ? Muốn cho ký tự hay nhóm ký tự đó sau khi định dạng có kết quả đúng như ý định thì em làm thế nào.
TL: Chọn ký tự hoặc nhóm ký tự sau đó kích chuột vào biểu tượng mà ta cần định dạng.
- GV cho HS ghi chép cách định dạng
GV: ? Cho ví dụ cụ thể
VD : "Tre xanh" với phông chữ Arial và cỡ chữ 30.
TL : B1- Chọn câu "Tre xanh" bằng cách để con trỏ chuột ở đầu câu rồi bôi đen câu đó bằng chuột hoặc bằng tổ hợp phím Shift + phím mũi tên phải.
B2: Trên thanh công cụ chọn nút Font chọn font Arial và chọn nút Font Size, chọn cỡ chữ 30.
 (Tạo liên kết sang Word để thực hiện)
GV: ? Em hãy nêu cách chọn màu đỏ, kiểu chữ đậm cho câu ví dụ trên.
(Tạo liên kết sang Word để thực hiện)
GV: ? Ngoài những biểu tượng trên thanh công cụ còn có các định dạng nào khác.
HS suy nghĩ trả lời.
(GV hướng dẫn vào các hộp thoại)
Để định dạng ký tự ta còn có thể sử dụng hộp thoại Font.
- GV đưa ra ví dụ cụ thể hưóng dẫn cách định dạng ký tự bằng cách sử dụng hộp thoại Font (tạo file liên kết sang Word để thực hiện).
GV: ? Trên hộp thoại Font có các lựa chọn định dạng ký tự tương đương với các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng không.
(Tạo liên kết sang Word và thực hiện phần Lưu ý)
- GV cho HS ghi chép phần Ghi nhớ.
1- Trình bày văn bản
Trình bày văn bản là thay đổi kiểu dáng của các ký tự (con chữ, số, kí hiệu) các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang. Định dạng văn bản nhằm mục đích để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.
Trình bày văn bản còn gọi là định dạng văn bản.
Định dạng văn bản gồm 2 loại:
- Định dạng ký tự
- Định dạng đoạn văn bản.
2- Định dạng ký tự
- Định dạng ký tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm ký tự.
- Các tính chất phổ biến:
+ Phông chữ : 
+ Cỡ chữ: 
Thủ đô Thủ đô Thủ đô 
+ Kiểu chữ:
Thủ đô Thủ đô Thủ đô Thủ đô 
+ Màu sắc : 
Thủ đô Thủ đô Thủ đô Thủ đô 
Ngoài ra còn nhiều tính chất khác. Để định dạng ký tự còn nhiều cách để thực hiện, sau đây ta sẽ làm quan với hai cách: Sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font.
a)- Sử dụng các nút lệnh
Để thực hiện định dạng ký tự, ta chọn phần văn bản cần định dạng và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
Các bước thực hiện:
B1: Chọn phần văn bản cần định dạng.
B2: Chọn một hoặc các nút lệnh sau :
- Chọn phông chữ : Nháy nút ở bên phải hộp Font và chọn Font thích hợp.
- Chọn cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Size và chọn cỡ chữ cần thiết.
- Chọn kiểu chữ : Nháy các nút Bold (chữ đậm) , Italic (chữ nghiêng),Underline(chữ gạch chân) .
- Chọn màu chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Color (màu chữ) và chọn màu thích hợp.
b)- Sử dụng hộp thoại Font
Các bước thực hiện;
B1: Chọn phần văn bản muốn định dạng.
B2: Mở bảng chọn Format, chọn lệnh Font. Hộp thoại Font hiện ra.
B3: Chọn các tính chất định dạng thích hợp và chọn nút lệnh OK.
Lưu ý : - Định dạng văn bản không làm thay đổi nội dung văn bản mà chỉ thay đổi cách hiển thị.
- Nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó.
Tóm lại : Muốn định dạng ký tự ta có thể thực hiện : sử dụng các nút lệnh hoặc sử dụng lệnh Format/Font....
Ghi nhớ : - Hai loại định dạng cơ bản là định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
- Có thể sử dụng các nút lệnh định dạng ký tự trên thanh công cụ định dạng hoặc vào bảng chọn format/font để thực hiện các thao tác định dạng.
c) Mở rộng, khái quát kiến thức (thời gian 2 phút) 
Ngoài việc sử dụng các nút lệnh và hộp thoại Font để định dạng văn bản ta còn có thể sử dụng các tổ hợp phím tắt để thực hiện một số định dạng như : 
+ Chọn phông chữ : Ctrl+Shift + F 
+ Chọn cỡ chữ : Ctrl+ Shift + P
+ Tăng, giảm cỡ chữ : Ctrl+], Ctrl+[
+ Chọn kiểu chữ đậm : Ctrl+B
+ Chọn kiểu chữ nghiêng: Ctrl+ I
+ Chọn kiểu chữ gạch chân: Ctrl+ U
+ Chuyển ký tự thành chỉ số trên : Ctrl+ Shift +dấu "+"
+ Chuyển ký tự thành chỉ số dưới : Ctrl+ dấu "+"
4. Liên hệ đến các môn học khác (thời gian 1 phút)
Việc định dạng văn bản rõ ràng, hợp lý là một trong những điều kiện giúp việc trình bày ở các môn học khác như : Ngữ văn, Toán học, Tiếng anh,... hấp dẫn và thu hút sự chú ý, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
5. Củng cố kiến thức và kết thúc bài (thời gian 5 phút)
- Cho HS làm BT trắc nghiệm.
a)- Ý nghĩa của các nút lệnh để định dạng kí tự là :
- Chữ đậm, chữ gạch chân, chữ nghiêng
- Chữ nghiêng, chữ gạch chân, chữ đậm
- Chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân
- Chữ nghiêng, chữ đậm, chữ gạch chân
- Tất cả đều sai.
(Đáp án thứ 3)
b)- Nếu em chọn phần văn bản là chữ nghiêng và nháy nút , phần văn bản đó sẽ trở thành:
- Vẫn là chữ nghiêng
- Chữ không nghiêng
- Chữ vừa gạch chân, vừa nghiêng
- Chữ vừa đậm, vừa nghiêng
Hãy chọn phương án đúng (Đáp án thứ 2 : Chữ không nghiêng)
- Thế nào là định dạng văn bản.
- Trình bày các bước thực hiện định dạng đoạn văn bản để thay đổi thành Font Time New Roman, cỡ 14, kiểu Italic.
Bài tập về nhà: Học bài cũ, trả lời các câu hỏi 1 đến 6 SGK Tr88 và đọc trước bài mới.
V. Nguồn tài liệu tham khảo
1- Tài liệu tham khảo
- Sách giáo viên tin học quyển 1 của Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách giới thiệu giáo án tin học quyển 1 của Nhà xuất bản Hà Nội.
2- Phần mềm hỗ trợ
- LectureMaker 2.0 : Tải từ trang Web: El.edu.net.vn. Đây là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử của Công ty Daulsoft Hàn Quốc.
VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy 
Việc ứng dụng CNTT vào bài học đã giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên đến học sinh dễ dàng, hiệu quả, sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn, đồng thời đã tạo cho học sinh sự hứng thú, say mê khi tham gia vào bài học. Nếu bài học chỉ trình bày, mô tả bằng lời thì hiệu quả thường rất hạn chế, Chính vì vậy việc ứng dụng CNTT vào bài học đã tạo cho sự lĩnh hội và khắc sâu kiến thức của học sinh được nâng cao hơn. Đây là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của bài học.
 Ngày 12 tháng 3 năm 2009
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI SOẠN 
 Dương Thuỳ Giang

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 16. Định dạng văn bản - Dương Thùy Giang - Trường THCS Kim Sơn.doc