Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản - Dương Rương

I – Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là định dạng đoạn văn bản.

- Biết cách sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản.

2. Kỹ năng: Thực hiện được các thao tác định dạng văn bản bằng các nút lệnh.

 3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cận thận, kiên trì và định hướng cho HS làm việc một cách khoa học.

II – Chuẩn bị:

1. Giáo viên: 4 cục nam châm, 1 hình ảnh các nút lệnh và 1 bảng biểu có nội dung giống nội dung ở Tr.88 SGK.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà.

III – Phương pháp: Thuyết trình và minh họa.

IV – Tiến trình bài giảng:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1217Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 6 - Chương 4: Soạn thảo văn bản - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản - Dương Rương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Dương Rương Ngày soạn: 19/10/2010
Lớp: Tin - lý 14
Tiết 47 Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
I – Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là định dạng đoạn văn bản.
- Biết cách sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn bản.
2. Kỹ năng: Thực hiện được các thao tác định dạng văn bản bằng các nút lệnh.
 3. Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cận thận, kiên trì và định hướng cho HS làm việc một cách khoa học.
II – Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 4 cục nam châm, 1 hình ảnh các nút lệnh và 1 bảng biểu có nội dung giống nội dung ở Tr.88 SGK.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, xem trước bài ở nhà.
III – Phương pháp: Thuyết trình và minh họa.
IV – Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ (7 phút).
- Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ:
 + Thế nào là định dạng văn bản? Định dạng văn bản gồm mấy loại?
Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự, các đoạn văn và đối tượng khác trên trang. Gồm có 2 loại: định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
 + Định dạng kí tự là gì? Có mấy cách định dạng kí tự?
Định dạng kí tự thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự. Có 2 cách định dạng kí tự: sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài + Định dạng đoạn văn (20 phút).
- Các em đã biết định dạng văn bản gồm 2 loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản. Nếu như định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của các kí tự như: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc thì định dạng đoạn văn bản lại khác, nó thay đổi cái gì? Cách định dạng đoạn văn như thế nào? Và có ảnh hưởng như thế nào đến trang văn bản? Để biết đều đó chúng ta cùng nghiên cứu bài 17.
- Để biết định dạng đoạn văn bản là như thế nào thì chúng ta đi vào phần 1.
- Các em nghiên cứu SGK Tr.88 (3 phút) và cho thầy biết định dạng đoạn văn là gì?
- Hỏi HS về các tính chất của định dạng đoạn văn.
- Sau đó GV treo bảng biểu lên và giải thích 3 tính chất đầu.
- Yêu cầu HS nhìn vào SGK Tr.89 sau đó GV dựa vào bảng biểu trên và giải thích 2 tính chất cuối cùng.
- Yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa định dạng kí tự và định dạng đoạn văn?
- GV nhắc lại và chỉ ra sự khác biệt đó cho HS hiểu.
- Giải thích cho HS rõ tại sao chúng ta cần định dạng đoạn văn?
 => Mọi văn bản được sử dụng trong các công việc hàng ngày đều được định dạng. Do đó chúng ta phải biết cách để định dạng đoạn văn.
=> Mục đích của định dạng đoạn văn: Để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.
- Chỉ cho HS biết khi nào thì cần định dạng đoạn văn, tầm quan trọng của định dạng đoạn văn trong thực tế.
 - Cũng giống như định dạng kí tự, định dạng đoạn văn cũng có thể sử dụng hộp thoại hoặc các nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng. Để biết cách thực hiện định dạng như thế nào? Ta sang phần 2.
- Nghe và thắc mắc câu hỏi của thầy.
- HS nghiên cứu SGK và trả lời.
- Chỉ ra các tính chất của định dạng đoạn văn.
- HS lắng nghe.
- HS nhìn SGK.
- HS so sánh.
- HS lắng nghe.
Bài 17: Định dạng đoạn văn bản.
Định dạng đoạn văn.
- Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
 + Kiểu căn lề.
 + Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang.
 + Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
 + Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
 + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
2. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn.
Hoạt động 3: Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn (15 phút).
- Trước khi định dạng em phải làm thao tác gì?
- GV giải thích cho HS rõ cách thực hiện.
- Các em có biết các nút lệnh nằm ở đâu không?
- GV yêu cầu 2 – 3 HS thực hiện các thao tác do GV chỉ định.
- GV giải thích và nhấn mạnh những chỗ sai cho HS rõ (nếu có).
- Các em thấy tính chất 4 không có trên thanh công cụ =>GV giải thích.
- GV đưa ra điều kiện nếu như trong trang soạn thảo chưa có thanh công cụ thì ta làm như thế nào?
- GV giải thích: trong nhiều trường hợp các em chỉ thấy các nút lệnh căn trái, phải, giữa hay căn thẳng 2 bên, mà các nút lệnh khác các em lại ít thấy trên thanh công cụ. Nếu không thấy thì ta phải lấy nó ra bằng cách: 
 + Nháy mũi tên bên phải thanh công cụ định dạng.
 + Trỏ con trỏ chuột vào Add or Remove Buttons và sau đó trỏ vào Formatting.
 + Nháy chuột để đánh dấu nút lệnh cần hiện thị trên bảng chọn hiển ra sau đó.
- Bôi đen đoạn văn cần định dạng.
- Nằm trên thanh công cụ.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- Đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản và sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng: 
+ Căn lề:
 /) Căn thẳng lề trái: 
 /) Căn giữa: 
 /) Căn thẳng lề phải: 
 /) Căn thẳng hai lề: 
+ Nháy một trong các nút:
 * : Giảm mức thụt lề trái.
 * : Tăng mức thụt lề trái.
+ Nháy để thay đổi khoảng cách dòng trong đoạn văn.
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò (3 phút).
Củng cố: + Định dạng đoạn văn bản là gì?
 	+ Nêu cách thực hiện các nút lệnh để định dạng đoạn văn?
Dặn dò: Về nhà học bài, xem tiếp phần còn lại của bày 17. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Định dạng đoạn văn bản - Dương Rương.doc