Giáo án Tin học lớp 7 - Phần I: Bảng tính điện tử - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán - Trường THCS Lý Tự Trọng

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như: Hàm tính tổng (Sum), hàm tính trung bình cộng (Average), hàm tìm giá trị lớn nhất (Max), hàm tìm giá trị nhỏ nhất (Min).

 - Viết đúng cú pháp các hàm.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 - Hỏi – đáp, quan sát trực quan, thuyết trình, diễn giải tìm hướng giải quyết vấn đề.

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - Giáo án, SGK tin 7, một máy tính để giới thiệu.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

docx 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 7 - Phần I: Bảng tính điện tử - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán - Trường THCS Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 5/10/2014
Lớp: 7.1
Tiết 18 – Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (t1)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như: Hàm tính tổng (Sum), hàm tính trung bình cộng (Average), hàm tìm giá trị lớn nhất (Max), hàm tìm giá trị nhỏ nhất (Min).
	- Viết đúng cú pháp các hàm.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Hỏi – đáp, quan sát trực quan, thuyết trình, diễn giải tìm hướng giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- Giáo án, SGK tin 7, một máy tính để giới thiệu.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 
	1) Lên tính biểu thức sau: a) 12.32 +6 - 4 + 3/2	
	 b) (5 + 2 )2 +10 – 1/5
	c) 3/2 + 53 . 22 – ( 3 + 2)2 + 3 + 10 + 105 +17 + 9 +25 + 41
	2) Chọn khối ô và cho biết ô nào đang được kích hoạt?.
	* BÀI MỚI:
	* HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu.
 Các em đã được biết trang tính cho phép nhập dữ liệu vào các ô tính và tính toán bằng cách nhập công thức trực tiếp hoặc tính toán theo địa chỉ ô tính.
?Hãy quan sát bài cú câu C để tính toán được phép toán này các em cần mấy phép toán cộng?
* HS: Cần 9 phép toán cộng.
?Vậy có cách nào giúp cho việc tính toán nhanh, đơn giản hơn lại chính xác cao. Bảng tính điện tử cho phép ta sử dụng hàm để thay các phép toán.
* Sử dụng hàm như thế nào? Ta tìm hiểu bài mới.
	* HOẠT ĐÔNG 2: Tìm hiểu cách sử dụng hàm trong chương trình bảng tính.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
* GV: Ghi phép toán lên bảng: 10+ 3+ 6 + 20 + 150
* Gọi một HS lên nhập phép toán này vào một ô của trang tính – HS thao tác.
* Gọi một HS lên nhập các giá trị sau vào các ô tính: 200, 17, 6, 4, 7, 15, 30, 100, 90, 76, 42, 18 – HS thao tác.
* Gọi một HS lên tính tổng giá trị của số liệu vừa nhập – HS thao tác.
* Gọi một HS lên tính trung bình cộng của các giá trị trên – HS thao tác.
* GV: Giả sử cô có 2.500 ô chứa dữ liệu nếu tính toán như thế sẽ như thế nào?
* HS: Nếu lần lượt nhập từng địa chỉ ô sẽ rất dài, khó khăn, dễ nhầm lẫn và có khi lại bị sai sót.
* GV: - Để tính toán nhanh lại không bị nhầm lẫn, bảng tính cho phép ta sử dụng các hàm để tính toán thay cho các phép toán.
 - Sử dụng các ô tính có chứa dữ liệu đã nhập ở trên.
 - GV thao tác tính tổng của các ô từ A1 đến E5
=Sum(A1:E5) – HS quan sát và nhận xét kết quả
* HS: Kết quả như nhập công thức nhưng cách viết lại nhanh và chính xác hơn.
* Gọi một HS thao tác tính tổng của các ô từ A1 đến F1- HS thao tác.
* GV: Nếu tính trung bình cộng của ba số: 6, 10, 9 các em tính như thế nào?
* HS: ta sẽ cộng ba số lại và chia cho ba (6 + 10 + 9)/3
* GV: ta có thể sử dụng hàm thay cho các phép toán cộng và chia đó là hàm Average.
Ví dụ: có bảng dữ liệu sau
A
B
C
D
1
15
Hôm
10
7
2
12
9
Đi
3
17
6
8
4
Quê
30
6
5
4
5
* Gọi hai HS lên sử dụng hàm Sum để tímh tổng
 + Một tính tổng theo địa chỉ ô
 + Một tính tổng theo khối ô từ A1 đến D5 – HS thao tác
* GV: Chốt lại
* GV: Từ bảng dữ liệu trên ta có thể dễ dàng tính tổng, tính trung bình cộng của các giá trị đó nhanh chóng bằng cách sử dụng hàm để tính.
1. Hàm trong chương trình bảng tính:
* Cách viết:
=Tên hàm(tham số của hàm)
* Chú ý: - Mỗi tham số được viết cách nhau bởi dấu phẩy (,).
VD: Tính tổng của các ô A1, A3, B1, C5
=Sum(A1,A3,B1,C5)
 - Nếu tham số là một khối ô liền kề thì ta chỉ việc viết địa chỉ ô đầu:địa chỉ ô cuối.
VD: Tính tổng của khối ô từ A1 đến G15
 =Sum(A1:G15)
- Hàm là công thức được định nghĩa sẵn của bảng tính.
- Hàm được sử dụng để tính toán theo công thức dễ dàng và nhanh chóng.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách sử dụng hàm
* GV: Để sử dụng hàm ta cần nhập hàm vào ô tính bằng cách nhập tương tự nhập công thức.
Ví dụ: =Average(A1:A10)
* Gọi một em lên nhập hàm tính trung bình cộng của các ô A1, C1, D1, B2, C2, A3
* HS: =Average(A1,C1,D1,B2,C2,A3)
 Tên hàm Tham số
?Nêu cách bước thực hiện sử dụng hàm – HS trả lời
2. Cách sử dụng hàm:
B1: Nháy chịn ô cần nhập hàm
B2: Gõ dấu =
B3: Nhập hàm
B4: Nhập tham số cho hàm (Nhập giá trị)
B5: Gõ phím Enter để kết thúc
	* HOẠT ĐỘNG 4: HS Lên máy thao tác
Cho bảng dữ liệu sau
A
B
C
D
1
25
4
9
70
2
60
45
23
6
3
105
72
51
13
4
150
250
165
5
5
201
10
95
76
1. Tính tổng của từng hàng – HS lên máy thao tác
 =Sum(A1:D1) ; =Sum(A2:D2) ; =Sum(A3:D3) ; =Sum(A4:D4) ; =Sum(A5:D5) ; 
2. Tính trung bình cộng của từng hàng.
 =Average(A1:D1) ; =Average(A2:D2) ; =Average(A3:D3) ; =Average(A4:D4) ; =Average(A5:D5); 
3. Tính tổng của khối ô từ A1 đế D5: =Sum(A1:D5)
4. Tính trung bình cộng của khối ô từ A1:D5: =Averege(A1:D5)
E. DẶN DÒ: - Về nhà làm bài tập 1, 2 SGK trang 31
	- Chuẩn bị bài mới: Xem tiếp bài 4 phần 3 để tiết sau học.

Tiết 18 – Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (t2)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Biết cách sử dụng một số hàm cơ bản như: Hàm tính tổng (Sum), hàm tính trung bình cộng (Average), hàm tìm giá trị lớn nhất (Max), hàm tìm giá trị nhỏ nhất (Min).
	- Sử dụng hàm để tính kết hợp các số và địa chỉ pp tính cũng như địa chỉ các khối ô trong công thức.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 	- Hỏi – đáp, quan sát trực quan, thuyết trình, diễn giải tìm hướng giải quyết vấn đề.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	- Giáo án, SGK tin 7, một máy tính để giới thiệu.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
	* BÀI CŨ: 
A
B
C
D
1
15
11
100
2
30
16
20
3
4
5
7
4
9
120
3
	1) Cho bảng dữ liệu sau
	 1. Tính tổng giá trị dòng 1 và 2 bằng cách nhập trực tiếp giá trị.
	=15+11+100+30+16+20
	 2. Tính tổng giá trị dòng 1 và 2 bằng cách nhập theo địa chỉ ô.
	=A1+B1+C1+A2+B2+C2)
	 3. Tính trung bình cộng của khối ô
	=(15+11+100+30+16+20+4+5+7+9+120+3)/12 
	* BÀI MỚI:
* HOẠT ĐÔNG 1: Tìm hiểu một số hàm trong chương trình bảng tính.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
* GV: Để tiện cho việc tính toán nhanh lại chính xác, bảng tính cho phép sử dụng hàm thay các phép toán.
* GV: - Để tính toán nhanh các câu hỏi ở bài cũ ta thay các phép toán cộng, chia bằng hàm Sum, Average sẽ tính toán nhanh hơn rất nhiều.
 - GV thao tác mẫu – HS quan sát
* Gọi một em thao tác lại – HS thao tác
?Nêu các cách sử dụng hàm để tính tổng?- HS trả lời
* GV: Để tính trung bình cộng ta cũng thực hiện các cách như tính tổng.
?Để tính trung bình cộng ta sử dụng hàm nào?
* HS: Ta sử dụng hàm Average.
* Dựa vào bảng dữ liệu của bài cũ, gọi ba em lên thao tác mỗi em thực hiện một cách.
* HS: Thao tác.
?Nêu các cách sử dụng hàm để tính trung bình cộng?- HS trả lời
* GV: Hàm tính trung bình cộng nghĩa là Excel tự động cộng tất các các giá trị có trong các ô sau đó tự động chia cho tổng các giá trị.
* GV: Từ bảng dữ liệu trên GV thay đổi dữ liệu của một số ô (chỉnh lại bảng dữ liệu như sau
A
B
C
D
1
15
100
2
30
16
quê
3
150
7
4
9
em
3
* Gọi lần lượt hai em lên tính tổng, tính trung bình cộng của khối ô từ A1 đến C4 – HS thao tác – Cả lớp quan sát.
?Hãy nhận xét giá trị khi tính toán?
* HS: Giá trị được tính toán với dữ liệu là số, không tính dữ liệu là kí tự.
?Hãy quan sát bảng dữ liệu hãy cho biết giá trị nào lớn nhất? - HS: 150 là lớn nhất
?Làm thế nào để tìm nhanh địa chỉ ô có giá trị lớn nhất?
* HS: Ta sử dụng hàm Max để tìm giá trị lớn nhất.
* Gọi Hai HS lên thao tác – HS thao tác.
?Nêu các cách tìm giá trị lớn nhất? – HS trả lời.
* Tương tự để tìm giá trị nhỏ nhất ta là thế nào? – HS trả lời.
* Gọi một HS thao tác – HS thao tác
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính:
 a. Hàm tính tổng (SUM):
C1: =Sum(Giá trị 1, giá trị2, ..,giá tri n)
C2: =Sum(Địa chỉ ô 1, địa chỉ ô2,, địa chỉ ô n)
 C3: =Sum(Địa chỉ ô đầu:địa chỉ ô cuối)
b. Hàm tính trung bình cộng (Average):
 C1: =Average(Giá trị 1, giá trị2,..,giá tri n)
 C2: =Average(Địa chỉ ô 1, địa chỉ ô2,, địa chỉ ô n)
 C3: =Average(Địa chỉ ô đầu:địa chỉ ô cuối)
* Chú ý: Khi tính toán Excel chỉ tính địa chỉ ô có chứa dữ liệu là số, còn các ô không chứa dữ liệu hoặc chứa dữ liệu là kí tự thì Excel sẽ bỏ qua không tính.
e. Hàm xác định giá trị lớn nhất (Max):
 C1: =Max(Giá trị 1, giá trị2,..,giá tri n)
 C2: =Max(Địa chỉ ô 1, địa chỉ ô2,, địa chỉ ô n)
 C3: =Max(Địa chỉ ô đầu:địa chỉ ô cuối)
d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất (Min):
 C1: =Min(Giá trị 1, giá trị2,..,giá tri n)
 C2: =Min(Địa chỉ ô 1, địa chỉ ô2,, địa chỉ ô n)
 C3: =Min(Địa chỉ ô đầu:địa chỉ ô cuối)
E. DẶN DÒ: 
	- Về nhà làm bài tập 3 SGK trang 31.
	- Tự làm thêm một số ví dụ với dữ liệu tùy ý bằng cách sử dụng bốn hàm vừa học.
	- Chuẩn bị bài mới bài thực hành 4 để tiết sau thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 4. Sử dụng các hàm để tính toán - Trường THCS Lý Tự Trọng.docx