Giáo án Toán 1 - Tiết 26 - Phép cộng trong phạm vi 3

Tiết 26. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3

(SGK Toán 1 trang 44, SGV Toán 1 trang 60)

 KHAI THÁC BÀI

(Logic của việc hình thành kiến thức, kỹ năng. Dựa vào đó giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp).

 Giới thiệu phép cộng

Hoạt động 1: Thành lập các phép cộng 1 + 1 = 2, 2 + 1 = 3, 1 + 2 = 3

 

doc 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 1 - Tiết 26 - Phép cộng trong phạm vi 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
(SGK Toán 1 trang 44, SGV Toán 1 trang 60)
	KHAI THÁC BÀI
(Logic của việc hình thành kiến thức, kỹ năng. Dựa vào đó giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp).
	Giới thiệu phép cộng
Hoạt động 1: Thành lập các phép cộng 1 + 1 = 2, 2 + 1 = 3, 1 + 2 = 3
	 Phương pháp
Mô hình hợp hai tập hợp không giao nhau
Bài toán “Thêm”: 1 con gà thêm 1 con gà được mấy con gà? Trực quan,
	 Hỏi đáp.
Lược bỏ đơn vị: 1 thêm 1 bằng mấy?
Lập phép cộng: 1 + 1 = 2 Giới thiệu phép cộng, dấu + 
 Thực hành 
 Cách đọc, viết (bảng con)	 
Hoạt động 2: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 3 Trực quan, hỏi 
 đáp, thực hành 
Hoạt động 3: Luyện tập bài 1, 2, 3	 Thực hành
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TIẾT 26. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
Lập các phép cộng trong phạm vi 3.
Kỹ năng:
Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3.
Biết làm tính cộng trong phạm vi 3 (hàng ngang, hàng dọc).
Thái độ:
Phấn khởi (học thêm một điều mới).
Cẩn thận (tính dọc).
Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
• Vẽ lại các mô hình trong SGK hoặc các hình vẽ tương tự trên giấy khổ lớn.
• Dụng cụ che chữ số, phép tính để dạy học thuộc bảng cộng.
Học sinh:
Bộ đồ dùng dạy học Toán 1.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU PHÉP CỘNG
	 LẬP CÁC PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3.
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài:
Đã học các số đến 10, ngoài những điều đã biết, còn làm các phép tính với các số đó.
Phép cộng 1 + 1 = 2
• G chỉ tranh vẽ, nêu bài toán: Có một con gà, thêm một con gà nữa. Hỏi tất cả có mấy con gà?
• Một thêm một bằng mấy
• Ta viết một thêm một bằng hai như sau:
 1 + 1 = 2
Dấu + gọi là “cộng”
Đọc là “Một cộng một bằng hai”
Tập viết:
Một con gà thêm một con gà được 2 con gà.
Một thêm một bằng hai
HS lập lại
++ ++
1 + 1 = 2
Phép cộng 2 + 1 = 3
• G hướng dẫn HS tự quan sát hình vẽ và tự nêu bài toán
• Hướng dẫn HS trả lời
 • Viết hai thêm một bằng ba thế nào?
Có hai xe hơi, thêm một xe hơi nữa. Hỏi tất cả có mấy xe hơi?
• Có hai xe hơi, thêm một xe hơi được ba xe hơi.
• Hai thêm một bằng ba.
• 2 + 1 = 3 (bảng con)
Phép cộng 1 + 2 = 3
Làm tương tự việc 2.
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HS HỌC THUỘC BẢNG CỘNG
Chuyển ý: G nói rõ ý nghĩa của việc học thuộc bảng.
1 + 1 = 2 là phép cộng, 2 là kết quả của phép cộng này.
 2 + 1 = 3 ..
 1 + 2 = 3 ..
2. Hướng dẫn HS học thuộc:
G dùng dụng cụ che kết hợp hỏi HS, chẳng hạn:
• 1 + 1 bằng mấy ?
• 3 bằng mấy cộng mấy ?
• 1 cộng mấy bằng 3 ?
3. • Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ cuối cùng, đọc phép tính thích hợp
• Hãy nhận xét kết quả hai phép cộng này.
• Vậy hai cộng một bằng một cộng hai
1 + 1 = 2
3 = 2 + 1, 3 = 1 + 2
1 + 2 = 3
2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
Giống nhau (cùng bằng 3)
HS lập lại.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
Chuyển ý: G nói về ý nghĩa việc luyện tập và các công việc cần làm.
Bài 1:
1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 2 + 1 = 3
GV tổ chức sửa bài
1 HS làm trên bảng lớp hoặc bảng phụ, các HS còn lại làm vào SGK hay phiếu.
HS đổi tập chấm chéo.
Bài 2:
GV giới thiệu cách viết phép tính theo cột dọc, cách làm phép tính theo cột dọc, làm mẫu một bài
 1 1 2
 1 2 1
 2 
Sửa bài
1 HS làm trên bảng lớp
Các HS còn lại làm vào SGK hay phiếu.
HS đổi tập, chấm chéo.
Bài 3: GV giải thích cách làm
Có thể sửa bài bằng một trò chơi
HS làm vào SGK hoặc phiếu
HOẠT ĐỘNG 4: ĐÁNH GIÁ
GV hỏi lại bảng cộng (xuôi, ngược)
GV nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 5: DẶN DÒ VIỆC Ở NHÀ
• Học thuộc bảng cộng.
• Tập viết các phép cộng đã học theo cột dọc (trên bảng con).

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan lop 1_12264513.doc