Giáo án Tự nhiên và xã hội – Lớp 3 bài 16 - Vệ sinh thần kinh ( tiếp theo)

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – Lớp 3

BÀI 16 : VỆ SINH THẦN KINH ( Tiếp theo)

1. Kiến thức:

- Nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về những việc làm có lợi và không có lợi cho cơ quan thần kinh từ tiết trước.

- Duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt vui chơi hợp lý để giữ gìn và bảo vệ cho cơ quan thần kinh.

2. Kĩ năng:

- Hiểu được tầm quan trọng của các cơ quan trên cơ thể người nói chung và cơ quan thần kinh nói riêng.

- Nhận biết được những việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.

- Biết được tầm quan trọng của việc giữ gìn và chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

- Làm quen và duy trì thói quen lập thời gian biểu và thực hiên nghiêm túc hàng ngày để có một cuộc sống khoa học.

-

3. Thái độ.

- Giúp HS có các hành vi tự giác, tránh những hành vi có hại cho sức khỏe.

- Học sinh chủ động nêu những ý kiến sáng tạo của mình.

4. Chuẩn bị.

- Hình vẽ SGK. Hình vẽ các cơ quan tiêu hóa cho các nhóm.

 - HS: SGK, VBT.

 

doc 3 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 990Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội – Lớp 3 bài 16 - Vệ sinh thần kinh ( tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI – Lớp 3 
BÀI 16 : VỆ SINH THẦN KINH ( Tiếp theo)
Kiến thức: 
Nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về những việc làm có lợi và không có lợi cho cơ quan thần kinh từ tiết trước. 
Duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt vui chơi hợp lý để giữ gìn và bảo vệ cho cơ quan thần kinh. 
Kĩ năng:
Hiểu được tầm quan trọng của các cơ quan trên cơ thể người nói chung và cơ quan thần kinh nói riêng.
Nhận biết được những việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
Biết được tầm quan trọng của việc giữ gìn và chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Làm quen và duy trì thói quen lập thời gian biểu và thực hiên nghiêm túc hàng ngày để có một cuộc sống khoa học. 
Thái độ.
Giúp HS có các hành vi tự giác, tránh những hành vi có hại cho sức khỏe. 
Học sinh chủ động nêu những ý kiến sáng tạo của mình. 
Chuẩn bị. 
- Hình vẽ SGK. Hình vẽ các cơ quan tiêu hóa cho các nhóm.
 - HS: SGK, VBT.
NỘI DUNG BÀI HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động, ổn định lớp học. 
Cô vào lớp, cho cả lớp chơi 1 vận động nho nhỏ : 
Các bạn hãy thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt của mình cho cô như sau 
+ biểu hiện cảm xúc tức giận 
+ biểu hiện cảm xúc sợ hãi
+ biểu hiện cảm xúc vui vẻ 
+ biểu hiện cảm xúc buồn rầu 
+ biểu hiện cảm xúc lo lắng 
+ biểu hiện cảm xúc hạnh phúc , sung sướng. 
... 
Chúng ta đã cùng thể hiện những cảm xúc khác nhau. Vậy theo các con vì sao chúng mình lại có thể thể hiện được những cảm xúc như vậy trên khuôn mặt. -> là do cơ quan thần kinh -> vậy thì những biểu hiện cảm xúc nào là có lợi với cơ quan thần kinh của chúng mình. ( vui vẻ, hạnh phúc sung sướng ) 
Kiểm tra bài cũ. 
Một bạn hãy cho cô biết những việc làm có lợi và có hại cho cơ quan thần kinh đã học ở tiết trước. 
Có lợi : đi ngủ và thức dậy đúng giờ, vui chơi, hoạt động thể thao hợp lý, 
Có hại : sử dụng các chất kích thích : ma túy, tượu bia, cafe ... hay cáu giận, lo lắng buồn phiền 
.... 
Giới thiệu bài mới
Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu cụ thể về những việc làm có lợi, có hại cho cơ quan thần kinh. Vậy thì hôm nay cô và chúng mình sẽ cùng tiếp tục học thêm một tiết nữa về Vệ Sinh Thần Kinh nhé. 
Dùng thẻ để nhận biết đúng sai qua bài tập sau ? 
+ giấc ngủ tốt là giấc ngủ sâu, say và ngủ đủ số giờ cần thiết ( đúng )
+ khi ngủ, bộ não, các cơ quan ... được nghỉ ngơi nhiều nhất, giúp sức khỏe được phục hồi, giúp kéo dài sự sống,. ( đúng )
+ trẻ em chỉ cần ăn nhiều mà không cần ngủ nhiều như người lớn ( sai)
+ trẻ càng nhỏ càng cần ngủ nhiều để cơ thể khỏe mạnh, mau lớn ( đúng)
+ có thể nghỉ ngơi bằng cách nằm thoải mái để nghe nhạc hay đọc sách ( đúng ) 
+ ở người có bệnh thì ngủ là biện pháp chữa bệnh tốt, làm giảm tác hại của bệnh, giúp bệnh mau khỏi ( sai ) 
+ cứ buồn ngủ và thích ngủ lúc nào thì ngủ lúc đấy. ( sai)
+ thường xuyên duy trì cảm giác vui vẻ, hạnh phúc để cơ quan thần kinh không bị căng thẳng, ức chế ( đúng)
Sau khi kết thúc bài tập vừa rồi chúng mình đã nhận biết được đâu là những việc làm tốt và không tốt với cơ quan thần kinh chưa ? 
Ăn, ngủ, học tập, làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý, không làm việc căng thẳng, quá sức, buồn bực, không dùng các chất kích thích độc hại là cách tốt nhất để giữ gìn cơ quan thần kinh. 
Lập thời gian biểu. ( dành thời gian nhiều nhất vì rèn kỹ năng cho các con ở phần này ) 
Cô hướng dẫn các con lập thời gian biểu. 
+ mấy giờ các con ngủ dậy. 
+ khi nào thì ăn sáng và đến trường 
+ sau khi kết thúc các hoạt động học tập ở trường về nhà các con thường làm gì ? 
+ các con đi ngủ lúc mấy giờ
+ trước khi đi ngủ cần làm gì ? 
Sau khi hướng dẫn cho các con 1 khoảng thời gian để lập biểu cho mình. 
Cô sẽ nhận xét, khen ngợi và sửa cho bạn chỗ nào chưa hợp lý. 
có ý thức tự giác làm theo thời gian biểu đã lập
rèn luyện và hình thành một thói quen tốt cho bản thân. Sống học tập, và làm việc khoa học.. 
Tổng kết bài học. 
Tổng kết lại những hoạt động có lợi có hại cho cơ quan thần kinh. Còn nhỏ nên các con hãy duy trì những thói quen tốt để có một sức khỏe tốt để học tập và làm việc có hiệu quả. 
Hãy nhìn theo thời gian biểu và thực hiện nó nghiêm túc đều đặn hàng ngày để có kết quả tốt nhất
- Học sinh làm các biểu hiện cảm xúc theo hiệu lệnh của cô.
Học sinh xung phong giơ tay trả lời. 
Học sinh dùng thẻ thể hiện đúng sai, giơ thật nhanh theo ý kiên mà mình cho là đúng hoặc sai. 
Cùng suy nghĩ và lập thời gian biểu cá nhân của mình. 
Thuyết trình về thời gian biểu của mình. 
Ghi nhớ, chào cô, kết thúc bài học. 
Rút kinh nghiệm tiết dậy 
........

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 16 Ve sinh than kinh tiep theo_12204341.doc