_______________________________
Tiết 2 + 3: Tiếng việt
Bài 22: p – ph – nh
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Nhận biết được chữ p, ph và nh; từ: phố xá, nhà lá.
- Đọc được câu ứng dụng: Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
1.2. Kĩ năng:
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Chợ, phố, thị xã.
1.3. Thái độ:
Yêu thích môn học
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
- Các hình ảnh hoặc vật có chữ p, ph, nh in và chữ p, ph, nh viết.
2.2. Nhóm học tập
- Thảo luận nhóm tìm chữ p, ph, nh trong các đoạn văn bản, qua sách báo.
- Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm p, ph, nh.
* Mục tiêu: nhận biết được âm p, ph và âm ph.
oặc vật có âm đã học. * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _______________________________________ Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2017 Tiết 1 + 2: Tiếng việt Bài 24: q – qu – gi 1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Nhận biết được chữ q, qu và gi; từ chợ quê, cụ già. - Đọc được câu ứng dụng: Chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá. 1.2. Kĩ năng: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Quà quê. 1.3. Thái độ: Yêu thích môn học 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu 2.1. Cá nhân - Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1. - Các hình ảnh hoặc vật có chữ q, qu, gi in và chữ q, qu, gi viết 2.2. Nhóm học tập - Thảo luận nhóm tìm chữ q, qu, gi trong các đoạn văn bản, qua sách báo. - Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp 3.1. Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm q, qu, gi * Mục tiêu: nhận biết được âm q, qu và âm gi. * Cách tiến hành: a. Dạy chữ ghi âm q: - Nhận diện chữ: Chữ q gồm nét cong hở phải, nét sổ thẳng. Hỏi: So sánh q với a? Thảo luận và trả lời: Giống: nét cong hở phải. Khác: q có nét sổ dài, a có nét móc ngược. - Phát âm q. - HS phát âm (Cá nhân- đồng thanh) b. Dạy chữ ghi âm qu: - Nhận diện chữ: Chữ qu ghép từ hai con chữ q và u. Hỏi: So sánh qu và q? Giống: chữ q. Khác: qu có thêm u. - Phát âm và đánh vần tiếng: qu, quê. - HS đọc (Cá nhân- đồng thanh) - HS ghép bảng gài âm q, qu, tiếng quê, đánh vần, đọc trơn: quê. + Đọc trơn từ: “chợ quê”. c. Dạy chữ ghi âm gi: - Nhận diện chữ: Chữ gi ghép từ hai con chữ g và i. Hỏi: So sánh gi và g? Giống: chữ g. Khác: gi có thêm i. - Phát âm và đánh vần tiếng: gi, già. - HS đọc (Cá nhân- đồng thanh) - HS ghép bảng gài âm gi, tiếng già, đánh vần, đọc trơn: già. + Đọc trơn từ: “cụ già”. 3.2. Hoạt động 2: Luyện viết * Mục tiêu: HS viết đúng quy trình q ,qu, gi, quê, già. * Cách tiến hành: Hướng dẫn viết: - Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút) - HS viết bảng con: q ,qu, gi, quê, già. - Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con. 3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc tiếng từ ứng dụng * Mục tiêu: Đọc được các tiếng từ ứng dụng quả thị, giỏ cá, qua đò, giã giò. * Cách tiến hành: HS đọc từ ứng dụng GV kết hợp giảng từ. - Đọc lại toàn bài trên bảng - HS đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp. - GV nhận xét tiết học Tiết 2 3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc * Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng. * Cách tiến hành: - Đọc lại bài tiết 1 (Cá nhân - đồng thanh) - Đọc câu ứng dụng: + Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? Thảo luận và trả lời: bé tô chữ, số. + Tìm tiếng có âm mới học (gạch chân: qua, giỏ) - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá. - Đọc câu ứng dụng (Cá nhân - đồng thanh) - Đọc SGK (Cá nhân - đồng thanh) 3.5. Hoạt động 5: Luyện viết * Mục tiêu: HS viết đúng q, qu, gi, chợ quê, cụ già. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng - HS viết vở tập viết: q, qu, gi, chợ quê, cụ già. 3.6. Hoạt động 6: Luyện nói * Mục tiêu: Phát triển lời nói: Quà quê. * Cách tiến hành: Hỏi: - Quà quê gồm những gì? Em thích quà gì nhất? Ai hay cho em quà? - Được quà em có chia cho mọi người không? - Mùa nào thường có nhiều quà từ làng quê? - HS Thảo luận và trả lời. 4. Kiểm tra đánh giá - Cho học sinh thi đua viết bảng chữ q, qu, gi đọc chữ quê, già. - Gv đưa câu văn để HS tìm chữ q, qu, gi “Ông em ở quê đã già lắm rồi.” - Tìm tiếng ngoài bài có âm q, qu, gi? - HS thi tìm - GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp 5. Định hướng học tập tiếp theo 5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao). - 1 HS học đọc lại toàn bài. - GV hỏi hôm nay cô dạy mấy âm mới? Mấy tiếng mới? - Nhận xét tuyên dương 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau - Về tìm chữ q, qu, gi qua sách báo. - Học sinh chuẩn bị xem trước bài 25: ng, ngh. - Các hình ảnh hoặc vật có âm đã học. * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _______________________________________ Tiết 3: Toán Luyện tập 1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10 - Biết đọc, viết, so sánh các số lượng trong phạm vi 10, cấu tạo của số 10. 1.2. Kỹ năng: Có kĩ năng quan sát và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy cá nhân, rèn kỹ năng so sánh cho HS,.. 1.3. Thái độ: - Yêu thích môn học. 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: mỗi HS chuẩn bị 1phiếu bài tập, bảng con, bộ đồ dùng học toán 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp: 3. 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về số 10 * Mục tiêu: Giúp HS nhớ được khái niệm về số 10 * Cách tiến hành: - GV cho HS viết số10 - HS viết vào bảng con. - 2 HS lên bảng viết bài. - 2 HS đọc. - HS, GV nhận xét và tuyên dương HS viết đúng, đẹp. 3. 2. Hoạt động 2: HS làm bài tập vận dụng * Mục tiêu: HS ôn lại về các số từ 0 đến 10. * Cách tiến hành: + Bài 1: HS làm bài tập 1 trang 38 SGK - Mục đích: HS đếm, nối được theo mẫu. - HS nêu yêu cầu, - GVhướng dẫn cho HS cách làm. - HS làm bài vào vở, bảng lớp. - HS, GV nhận xét tuyên dương những HS làm bài tốt. + Bài 3: HS làm bài tập số 3 trang 39 SGK - Mục đích: HS tìm được số hình tam giác và viết vào ô trống. - GV hướng dẫn cách làm. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân. - HS làm bài và nêu kết quả. - HS, GV nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt. + Bài 4: HS làm bài tập số 4 trang 39 SGK - Mục đích: HS đọc, điền được dấu , = vào ô trống, viết được các số bé hơn 10 và tìm số bé nhất, số lớn nhất trong các số từ 0 đến 10. - GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu, cách làm. - HS làm bài cá nhân. - HS làm bài và nêu kết quả. - HS,GV nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt. 4. Kiểm tra, đánh giá. Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng. 5. Định hướng học tập tiếp theo. 5.1. bài tập củng cố: - GV cho HS chơi trò chơi “Xếp đúng thứ tự”. - Mục đích: Nhằm củng cố thứ tự các số trong phạm vi 10. - Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và cách chơi. - HS chia làm 2 đội, mỗi đội 10 HS xếp thành hàng ngang. - GV quy định thời gian chơi. - GV quan sát và giúp đỡ HS - HS, GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc. 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau - Cá nhân: HS về xem lại bài, chuẩn bị cho bài luyện tập chung, một số hình tròn, bộ đồ dùng học toán, * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _________________________________________ Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017 Tiết 1 + 2: Tiếng việt Bài 25: ng, ngh 1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Nhận biết được chữ ng và ngh; từ: cá ngừ, củ nghệ. - Đọc được câu ứng dụng: Nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga. 1.2. Kĩ năng: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Bê, nghé, bé. 1.3. Thái độ: Yêu thích môn học 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu 2.1. Cá nhân - Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1. - Các hình ảnh hoặc vật có chữ ng, ngh in và chữ ng, ngh viết. 2.2. Nhóm học tập - Thảo luận nhóm tìm chữ ng, ngh trong các đoạn văn bản, qua sách báo. - Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp 3.1. Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm k - kh * Mục tiêu: nhận biết được âm ng và âm ngh. * Cách tiến hành: a. Dạy chữ ghi âm ng: - Nhận diện chữ: Chữ ng là chữ ghép từ hai con chữ n và g. Hỏi: So sánh ng với n? Thảo luận và trả lời: Giống: chữ n. Khác: ng có thêm g. - Phát âm và đánh vần: ng, ngừ. - HS đọc (Cá nhân- đồng thanh) - HS ghép bảng gài âm ng, tiếng ngừ, đánh vần, đọc trơn: ngừ. - Đọc trơn từ: “cá ngừ” b. Dạy chữ ghi âm ngh: - Nhận diện chữ: Chữ ngh là chữ ghép từ ba con chữ n, g và h. Hỏi: So sánh ngh và ng? Giống: đều có chữ ng. Khác: ngh có thêm h. - Phát âm và đánh vần tiếng: ngh, nghệ. - HS đọc (Cá nhân- đồng thanh) - HS ghép bảng gài âm ngh, tiếng nghệ, đánh vần, đọc trơn: nghệ. - Đọc trơn từ: “củ nghệ” 3.2. Hoạt động 2: Luyện viết * Mục tiêu: HS viết đúng quy trình ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. * Cách tiến hành: Hướng dẫn viết: - Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút) - HS viết bảng con: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. - Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con. 3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc tiếng từ ứng dụng * Mục tiêu: Đọc được các tiếng từ ứng dụng. * Cách tiến hành: HS đọc từ ứng dụng GV kết hợp giảng từ ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ. - Đọc lại toàn bài trên bảng - HS đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp. - GV nhận xét tiết học Tiết 2 3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc * Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng. * Cách tiến hành: - Đọc lại bài tiết 1 (Cá nhân- đồng thanh) - Đọc câu ứng dụng: + Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? + Tìm tiếng có âm mới học (gạch chân: nghỉ, nga) - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga. - Đọc câu ứng dụng (Cá nhân- đồng thanh) - Đọc SGK (Cá nhân- đồng thanh) 3.5. Hoạt động 5: Luyện viết * Mục tiêu: HS viết đúng ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng - HS viết vở tập viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. 3.6. Hoạt động 6: Luyện nói * Mục tiêu: Phát triển lời nói: Bê, nghé, bé. * Cách tiến hành: Hỏi: - Trong tranh vẽ gì? - Ba nhân vật trong tranh có gì chung? - Bê là con của con gì? Nó có màu gì? - Nghé là con của con gì? Nó có màu gì? - Bê, nghé ăn gì? - Em có biết hát bài nào về “bê, nghé” không? - Thảo luận và trả lời. 4. Kiểm tra đánh giá - Cho học sinh thi đua viết bảng chữ ng, ngh đọc chữ ngừ, nghệ. - Gv đưa câu văn để HS tìm chữ ng, ngh “Nghỉ hè, bé đi chăn nghé.” - Tìm tiếng ngoài bài có âm ng, ngh? - HS thi tìm - GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp 5. Định hướng học tập tiếp theo 5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao). - 1 HS học đọc lại toàn bài. - GV hỏi hôm nay cô dạy mấy âm mới? Mấy tiếng mới? - Nhận xét tuyên dương 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau - Về tìm chữ ng, ngh qua sách báo. - Học sinh chuẩn bị xem trước bài 26: y – tr. - Các hình ảnh hoặc vật có âm đã học. * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _______________________________________ Tiết 3: Toán Luyện tập chung 1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10 - Biết đọc, viết, so sánh các số lượng trong phạm vi 10. Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10. 1.2. Kỹ năng: Có kĩ năng quan sát và giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy cá nhân, rèn kỹ năng so sánh cho HS,.. 1.3. Thái độ: - Yêu thích môn học. 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: mỗi HS chuẩn bị 1 phiếu bài tập, bảng con, bộ đồ dùng học toán 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp: 3. 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về các số từ 1 đến 10 * Mục tiêu: Giúp HS nhớ được khái niệm về các số từ 1 đến 10 * Cách tiến hành - GV cho HS đọc, viết các số từ 1 đến 10 - HS viết vào bảng con. - 2 HS lên bảng viết bài. - HS đọc . - HS, GV nhận xét và tuyên dương HS viết đúng, đẹp. 3. 2. Hoạt động 2: HS làm bài tập vận dụng * Mục tiêu: HS ôn lại về các số từ 0 đến 10. * Cách tiến hành: + Bài 1: HS làm bài tập 1 trang 40 SGK - Mục đích: HS đếm, nối được các số theo mẫu. - HS nêu yêu cầu, - GVhướng dẫn cho HS cách làm. - HS làm bài vào vở, bảng lớp. - HS, GV nhận xét tuyên dương những HS làm bài tốt. + Bài 3: HS làm bài tập số 3 trang 41 SGK - Mục đích: HS đọc, viết được các số từ 0 đến 10. - GV hướng dẫn cách làm. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài cá nhân. - HS làm bài và nêu kết quả. - HS, GV nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt. + Bài 4: HS làm bài tập số 4 trang 41 SGK - Mục đích: HS đọc, viết các số 6, 1, 3, 7, 10 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. - GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu, cách làm. - HS làm bài cá nhân. - HS làm bài và nêu kết quả. - HS, GV nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt. 4. Kiểm tra, đánh giá. Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng. 5. Định hướng học tập tiếp theo. 5.1. Trò chơi củng cố: - GV cho HS chơi trò chơi “Nhận biết số lượng là 10”. - Mục đích: Nhằm củng cố thứ tự các số trong phạm vi 10. - Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu và cách chơi. - GV vẽ một hình lớn trong đó có các hình nhỏ mỗi hình vẽ có số lượng khác nhau, HS phải nhận biết nhanh hình nào có số lượng là 10 để điền vào. - HS chia làm 2 đội cử đại diện. Đội nào cố bạn làm đúng và nhanh thì đội đó thắng. - GV quy định thời gian chơi. - GV quan sát và giúp đỡ HS - HS, GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc. 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau - Cá nhân: HS về xem lại bài, chuẩn bị cho bài luyện tập chung trang 42 SGK một số hình tròn, bộ đồ dùng học toán, * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ________________________________________ Tiết 4: Thủ công Xé, dán hình quả cam (Tiết 1) 1. Mục tiêu dạy học Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Biết cách xé, dán giấy để tạo hình quả cam. - Thực hành xé, dán hình quả cam. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Có thể dùng bút màu để vẽ cuống và lá. - HS khéo tay có thể xé, dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít bị răng cưa. Hình dán phẳng. Có thể xé dán hình quả cam có kích thước, hình dáng, màu sắc khác. Có thể trang trí quả cam. 1.2. Kỹ năng: Xé dán được hình quả cam đường xé ít răng cưa, hình dán tương đối phẳng. 1.3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ cho HS trong khi xé dán hình. 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu: 2.1. Cá nhân: Mỗi HS chuẩn bị giấy thủ công, giấy nháp, hồ dán. 2.2. Nhóm học tập: 4 nhóm, mỗi nhóm một tờ giấy A4, giáy màu các màu, hồ dán. 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp: 3.1. Hoạt động 1: HDHS quan sát, nhận xét. * Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét đúng bài mẫu. * Cách tiến hành: - GV đưa bài mẫu đẹp về xé, dán hình quả cam cho HS quan sát. + Đây là quả gì? + Quả cam có màu gì? + Quả cam có dạng hình giống gì? - HS quan sát nhận xét: + Đây là hình quả cam. + Có màu xanh, có màu vàng,... + Hình tròn. + Giống cái bánh, ông trăng tròn,... 3.2. Hoạt động 2: Thực hành. * Mục tiêu: HS quan sát và nhận nhận biết được thao tác xé, dán hình. * Cách tiến hành: - GV nêu lại thao tác xé hình chữ vuông, hình tròn. - GV nêu lại thao tác dán hình. - HS làm theo hướng dẫn. 3.3. Hoạt động 3: Thực hành. * Mục tiêu: HS xé và dán được hình vuông, hình tròn. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS xé hình vuông, hình tròn. - Xé các mép tạo hình quả cam. - HS làm theo hướng dẫn - HS thao tác xé hình theo HD của GV. - GV quan sát giúp đỡ HS. - Sau khi HS xé xong hình GV cho HS dán hình vào vở. - HS thao tác dán hình quả cam. * HS khéo tay có thể xé, dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít bị răng cưa. Hình dán phẳng. Có thể xé dán hình quả cam có kích thước, hình dáng, màu sắc khác, trang trí quả cam. 4. Kiểm tra, đánh giá. - GV gọi HS nhắc lại thao tác xé, dán hình quả cam. - GV khen ngợi và tuyên dương HS. 5. Định hướng học tập tiếp theo. 5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao). - GV chia lớp thành 4 nhóm cho lớp chơi trò chơi “Thi ghép hình nhanh” - Các nhóm thi ghép hình. - GV nhận xét tuyên dương nhóm hoàn thành xong trước có hình ghép đẹp. 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau. - Cá nhân: Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy nháp, giấy màu, bút chì, hồ dán. - Nhóm: 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị 3 tờ giấy nháp, giấy màu, bút chì, hồ dán. * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... __________________________________________________ Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2017 Tiết 1 + 2: Tiếng việt Bài 26: y – tr 1. Mục tiêu dạy học: Sau tiết học, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Nhận biết được chữ y và tr; từ: y tá, tre ngà. - Đọc được câu ứng dụng: Bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã. 1.2. Kĩ năng: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Nhà trẻ. 1.3. Thái độ: Yêu thích môn học 2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu 2.1. Cá nhân - Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1. - Các hình ảnh hoặc vật có chữ y, tr in và chữ y, tr viết. 2.2. Nhóm học tập - Thảo luận nhóm tìm chữ y, tr trong các đoạn văn bản, qua sách báo. - Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt 3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp 3.1. Hoạt động 1: Dạy chữ ghi âm y - tr * Mục tiêu: nhận biết được âm y và âm tr. * Cách tiến hành: a. Dạy chữ ghi âm y: - Nhận diện chữ: Chữ y gồm nét xiên phải, nét móc ngược, nét khuyết dưới. Hỏi: So sánh y với u? Thảo luận và trả lời: Giống: phần trên dòng kẻ đậm, chúng tương tự nhau. Khác: y có nét khuyết dưới. - Phát âm và đánh vần: ng, ngừ. - HS đọc (Cá nhân- đồng thanh) - HS ghép bảng gài âm y, tiếng y, đánh vần, đọc trơn: y. - Đọc trơn từ: “y tá” b. Dạy chữ ghi âm tr: - Nhận diện chữ: Chữ tr là chữ ghép từ hai con chữ t và r. Hỏi: So sánh tr và t? Giống: đều có chữ t. Khác: tr có thêm r. - Phát âm và đánh vần tiếng: tr, tre. - HS đọc (Cá nhân- đồng thanh) - HS ghép bảng gài âm tr, tiếng tre, đánh vần, đọc trơn: tre. - Đọc trơn từ: “tre ngà” 3.2. Hoạt động 2: Luyện viết * Mục tiêu: HS viết đúng quy trình y, tr, y tá, tre ngà. * Cách tiến hành: Hướng dẫn viết: - Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút) - HS viết bảng con: y, tr, y tá, tre ngà. - Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con. 3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc tiếng từ ứng dụng * Mục tiêu: Đọc được các tiếng từ ứng dụng. * Cách tiến hành: HS đọc từ ứng dụng GV kết hợp giảng từ y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ. - Đọc lại toàn bài trên bảng - HS đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp. - GV nhận xét tiết học Tiết 2 3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc * Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng. * Cách tiến hành: - Đọc lại bài tiết 1 (Cá nhân- đồng thanh) - Đọc câu ứng dụng: + Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? + Tìm tiếng có âm mới học (gạch chân: y) - Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã. - Đọc câu ứng dụng (Cá nhân- đồng thanh) - Đọc SGK (Cá nhân- đồng thanh) 3.5. Hoạt động 5: Luyện viết * Mục tiêu: HS viết đúng y, tr, y tá, tre ngà. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng - HS viết vở tập viết: y, tr, y tá, tre ngà. 3.6. Hoạt động 6: Luyện nói * Mục tiêu: Phát triển lời nói: Nhà trẻ. * Cách tiến hành: Hỏi: - Trong tranh vẽ gì? - Các em bé đang làm gì? - Hồi bé em có đi nhà trẻ không? - Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là cô gì? - Trong nhà trẻ có đồ chơi gì? - Nhà trẻ khác lớp Một em đang học ở chỗ nào? - Em có nhớ bài hát nào hồi đang còn học ở nhà trẻ và mẫu giáo không? Em hát cho cả lớp nghe? - Thảo luận và trả lời. 4. Kiểm tra đánh giá - Cho học sinh thi đua viết bảng chữ y, tr, ngh đọc chữ y, tr. - Gv đưa câu văn để HS tìm chữ y, tr “Ở trạm xá có cô y tá.” - Tìm tiếng ngoài bài có âm y, tr? - HS thi tìm - GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp 5. Định hướng học tập tiếp theo 5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao). - 1 HS học đọc lại toàn bài. - GV hỏi hôm nay cô dạy mấy âm mới? Mấy tiếng mới? - Nhận xét tuyên dương 5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau - Về tìm chữ y, tr qua sách báo. - Học sinh chuẩn bị xem trước bài 27: ôn tập. - Các hình ảnh hoặc vật có âm đã học. * Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ...............................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: