Giáo án Tuần 08 - Lớp 1

Tiết 1: Chào cờ

 Tiết 2 + 3: Học vần

Bài 30: ua - ưa

1. Mục tiêu dạy học:

 Sau tiết học, HS có khả năng:

1.1. Kiến thức

- Nhận biết được vần ua, ưa và từ cua bể, ngựa gỗ.

- Đọc và viết được: vần ua, ưa và từ cua bể, ngựa gỗ.

- Đọc được câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.

1.2. Kĩ năng:

 Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Giữa trưa.

1.3. Thái độ:

 Tích cực đọc viết âm ua, ưa.

2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu

1.1.Cá nhân

- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.

- Các hình ảnh hoặc vật có chữ: ua, ưa in và chữ ua, ưa viết.

2.2. Nhóm học tập

Thảo luận nhóm tìm chữ ua, ưa trong các đoạn văn bản, qua sách báo

Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt

3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp

 

docx 25 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 08 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 10 năm 2017
Tiết 1 + 2: Tiếng việt
Bài 32: oi - ai
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức: 
- Nhận biết được vần oi, ai và từ nhà gói, bé gái.
- Đọc và viết được: vần oi, ai và từ nhà gói, bé gái.
- Đọc được câu ứng dụng: Chú bói cá nghĩa gì thế? Chú nghĩ về bữa trưa.
1.2. Kĩ năng: 
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Sẻ, ri ri, bói cá, le le.
1.3. Thái độ: 
 Hứng thú đọc viết vần ua, ưa.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
- Các hình ảnh hoặc vật có vần oi, ai in và chữ oi, ai viết.
- Vở tập viết 1.
2.2. Nhóm học tập
- Thảo luận nhóm tìm vần oi, ai trong các đoạn văn bản, qua sách báo.
- Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Dạy vần oi, ai
* Mục tiêu: nhận biết được vần oi, ai và từ nhà ngói, bé gái.
* Cách tiến hành:
a. Dạy vần oi:
- Nhận diện vần: Vần oi được tạo bởi o và i.
- GV đọc mẫu: oi
- Phát âm vần: oi (cá nhân, đồng thanh).
- Ghép bảng cài: oi đánh vần oi.
- Đọc tiếng khoá và từ khoá: ngói, nhà ngói.
- Phân tích tiếng ngói.
- Ghép bảng cài: ngói đánh vần ngói.
- Đọc: oi- ngói- nhà ngói (cá nhân, đồng thanh).
b. Dạy vần ai: (Qui trình tương tự vần oi)
- So sánh vần oi, ai.
- Giống: kết thúc bằng i.
- Khác: oi bắt đầu o, ai bắt đầu a.
- HS đánh vần: ai – gái – bé gái.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân – đồng thanh)
- Đánh vần, đọc trơn: oi ai
 ngói gái
 nhà ngói bé gái
3.2. Hoạt động 2: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng quy trình vần, tiếng và từ.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn viết:
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
- HS viết bảng con: oi, ai, nhà ngói, bé gái.
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
3.3. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu: HS đọc được các từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- HS đọc GV kết hợp giảng từ: ngà voi, cái còi, gà mái, bài vở.
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng (cá nhân - đồng thanh)
- Đọc lại bài ở trên bảng.
Tiết 2
3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc 
* Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng 
* Cách tiến hành:
- Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng:
+ Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Chú bói cá nghĩa gì thế?
 Chú nghĩa về bữa trưa.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học trong câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng (Cá nhân- đồng thanh)
- Đọc SGK (Cá nhân- đồng thanh)
3.5. Hoạt động 5: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng các từ vào vở.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng
- HS viết vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV nhận xét vở tập viết học sinh tuyên dương trước lớp.
3.6. Hoạt động 6: Luyện nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Sẻ, ri ri, bói cá, le le”
*Cách tiến hành:
- Hỏi:
+ Trong tranh vẽ con vật gì?
+ Em biết con chim nào?
+ Con le le, bói cá sống ở đâu và thích ăn gì?
+ Chim nào hót hay? Tiếng hót như thế nào?
- HS quan sát tranh và trả lời.
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh đọc SGK.
- HS tìm tiếng có chứa vần oi, ai – HS thi đua tìm.
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- 1 HS học đọc lại toàn bài
- GV đưa câu văn để HS tìm oi, ai “Các bạn gái lớp em rất xinh đẹp.”
- GV nhận xét tiết học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Về tìm vần oi, ai qua sách báo.
- Học sinh chuẩn bị xem trước bài 33: ôi - ơi.
- Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần ôi, ơi. 
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________
Tiết 3: Toán
Phép cộng trong phạm vi 5
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Nhận biết được khái niệm ban đầu về phép cộng.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
- Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
1.2. Kỹ năng:
 Đọc, viết được các phép tính trong phạm vi 5.
1.3. Thái độ:
- Hứng thú học thuộc các bảng cộng trong phạm vi 5.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. GV: Tranh vẽ, một số vật mẫu,
2.2. HS: Que tính, bộ đồ dùng toán, hồ dán.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập thực hiện các phép tính cộng trong phạm vi 4.
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ được khái niệm về bảng cộng trong phạm vi 4.
* Cách tiến hành
- GV cho HS làm vào bảng con.
- 2 HS lên bảng viết bài.
- 2 HS đọc.
- HS, GV nhận xét và tuyên dương HS làm bài đúng.
3.2. Hoạt động 2: Nhận biết quan hệ giữa phép cộng và bảng cộngtrong phạm vi 5.
* Mục tiêu: HS nhận biết số lượng trong phạm vi 5.
* Cách tiến hành
- Giới thiệu phép cộng và bảng cộng trong phạm vi 5.
 4 + 1 = 5	 3 + 2 = 5
 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5
- HS quan sát mô hình GV đính trên bảng.
- GV hướng HS nêu bài toán. 
- HS nêu phép tính (4 + 1 = 5)
- HS thực hiện phép tính trên thanh gài.
- GV viết phép tính lên trên bảng.
- HS đọc (Cả lớp).
- GV hướng dẫn HS đọc bài toán, phép tính trong (SGK).
- Ghi nhớ bảng cộng.
- HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5.
- GV xoá dần, HS đọc lại công thức.
- GV hỏi:
 + Vì sao: 4 + 1 = 1 + 4; 2 + 3 = 3 + 2.
- Vài HS trả lời.
- GV kết luận.
3.3. Hoạt động 3: HS làm bài tập vận dụng.
* Mục tiêu: HS thực hiện được các phép tính, đọc được kết quả của các phép tính.
* Cách thức tiến hành:
+ Bài 1: HS làm bài tập số 1 trang 49 SGK
- Mục đích: HS thực hiện được các phép tính, viết đúng được kết quả của của các phép tính.
 - HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm bài.
 - HS viết vào vở.
 - GV quan sát uốn nắn HS.
 - HS, GV nhận xét tuyên dương.
+ Bài 2: HS làm bài tập số 2 trang 49 SGK
 - Mục đích: HS biết cách đặt các phép tính theo hàng dọc và thực hiện các phép tính đó.
- HS nêu yêu cầu, GV hớng dẫn cách tính.
- HS làm bài vào vở, bảng lớp (2HS).
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
 + Bµi 4: HS làm bài tập 4 trang 49 SGK.
 - Mục đích: HS viết được phép tính thích hợp (phần a).
 - GV nêu yêu cầu.
 - HS nhìn hình vẽ nêu bài toán, phép tính.
 - 1 HS lên bảng viết phép tính, lớp viết vào vở.
 - GV nhận xét sửa sai.
4. Kiểm tra, đánh giá.
 Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Trò chơi củng cố: 
- GV cho HS chơi trò chơi “Tính kết quả nhanh”.
- GV nêu cách chơi.
- HS chia làm 2 đội chơi, cử đại diện lên chơi.
- HS, GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau
 GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài luyện tập, tập nêu bài toán ở bài tập 5 trang 50 và tranh, ảnh, hình các con bướm, con thỏ , hình tròn,
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017
Tiết 1 + 2: Học vần
Bài 33: ôi - ơi
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức: 
- Nhận biết được vần ôi, ơi và từ trái ổi, bơi lội.
- Đọc và viết được: vần ôi, ơi và từ trái ổi, bơi lội.
- Đọc được câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
1.2. Kĩ năng: 
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Sẻ, ri ri, bói cá, le le.
1.3. Thái độ: 
 Tích cực tìm những vần, tiếng, từ có vần ôi, ơi.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
- Các hình ảnh hoặc vật có vần ôi, ơi in và chữ ôi, ơi viết.
- Vở tập viết 1.
2.2. Nhóm học tập
- Thảo luận nhóm tìm vần ôi, ơi trong các đoạn văn bản, qua sách báo.
- Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Dạy vần ôi, ơi
* Mục tiêu: nhận biết được vần ôi, ơi và từ trái ổi, bơi lội.
* Cách tiến hành:
a. Dạy vần ôi:
- Nhận diện vần: Vần ôi được tạo bởi ô và i.
- GV đọc mẫu: ôi
- So sánh ôi và oi?
Giống: kết thúc bằng i.
Khác: ôi bắt đầu bằng ô, oi bắt đầu bằng o.
- Phát âm vần: ôi (cá nhân, đồng thanh).
- Ghép bảng cài: ôi đánh vần ôi.
- Đọc tiếng khoá và từ khoá: ổi, trái ổi.
- Phân tích tiếng ổi.
- Ghép bảng cài: ổi đánh vần ổi.
- Đọc: ôi - ổi – trái ổi (cá nhân, đồng thanh).
b. Dạy vần ơi: (Qui trình tương tự vần ôi)
- So sánh vần ôi, ơi.
- Giống: i kết thúc.
- Khác: ôi bắt đầu ô, ơi bắt đầu ơ.
- HS đánh vần: ơi – bơi – bơi lội.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân – đồng thanh)
- Đánh vần, đọc trơn: ôi ơi
 ổi bơi
 trái ổi bơi lội
3.2. Hoạt động 2: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng quy trình vần, tiếng và từ.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn viết:
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
- HS viết bảng con: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
3.3. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu: HS đọc được các từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- HS đọc GV kết hợp giảng từ: cái chổi, ngói mới, thổi còi, đồ chơi.
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng (cá nhân - đồng thanh)
- Đọc lại bài ở trên bảng.
Tiết 2
3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc 
* Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng 
* Cách tiến hành:
- Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng:
+ Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học trong câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng (Cá nhân- đồng thanh)
- Đọc SGK (Cá nhân- đồng thanh)
3.5. Hoạt động 5: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng các từ vào vở.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng
- HS viết vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV nhận xét vở tập viết học sinh tuyên dương trước lớp.
3.6. Hoạt động 6: Luyện nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Lễ hội”
*Cách tiến hành:
- Hỏi:
+ Tại sao em biết tranh vẽ về lễ hội?
+ Quê em có những lễ hội nào? Vào mùa nào?
+ Qua ti vi, hoặc nghe kể em thích lễ hội nào nhất?
- HS quan sát tranh và trả lời.
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh đọc SGK.
- HS tìm tiếng có chứa vần ôi, ơi – HS thi đua tìm.
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- 1 HS học đọc lại toàn bài
- GV đưa câu văn để HS tìm ôi, ơi “Bạn Hà có áo mới.”
- GV nhận xét tiết học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Về tìm vần ôi, ơi qua sách báo.
- Học sinh chuẩn bị xem trước bài 34: ui - ưi.
- Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần ui, ưi. 
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________
Tiết 4: Toán
Luyện tập 
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
1.2. Kỹ năng:
 Đọc, viết được các phép tính trong phạm vi 5.
1.3. Thái độ:
- Tích cực thực hiện các phép tính trong phạm vi 5.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. GV: tranh, ảnh, SGK.
2.2. HS: Vở, bảng, bút, thước kẻ
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về phép cộng trong phạm vi 5.
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ được khái niệm về bảng cộng trong phạm vi 5.
* Cách tiến hành
- GV cho HS làm vào bảng con. 2 + 3 = ; 1 + 2 = 
- HS viết vào bảng con.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 4 HS đọc.
- HS, GV nhận xét và tuyên dương HS làm đúng.
3.2. Hoạt động 2: HS làm bài tập vận dụng
* Mục tiêu: HS ôn lại phép cộng trong phạm vi 5.
* Cách tiến hành:
+ Bài 1: HS làm bài tập 1 trang 50 SGK 
- Mục đích: HS thực hiện các phép tính, đọc các phép tính.
- HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn cách làm
- HS làm bài vào bảng con.
- 2 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp đọc các phép tính.
- HS, GV nhận xét tuyên dương những HS làm bài tốt.
+ Bài 2: HS làm bài tập số 2 trang 50 SGK
- Mục đích: HS thực hiện được các phép tính theo hàng dọc và cách đọc.
- HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu kết quả.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
+ Bài 3: HS làm bài tập số 3 (dòng 1) trang 45 SGK
- Mục đích: HS thực hiện được các phép tính, đọc, viết được các số vào chấm.
- GV hướng dẫn cách làm.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài và nêu kết quả.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.
+ Bài 5: HS làm bài tập số 5 trang 50 SGK.
- Mục đích: HS nhìn tranh và nêu bài toán.
- GV hướng dẫn HS cách nêu bài toán.
- 2 HS nêu
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài và nêu kết quả.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.
4. Kiểm tra, đánh giá.
 Sản phẩm cá nhân: Tuyên dương những HS có sự chuẩn bị tốt, làm bài đúng. Động viên, khích lệ các HS khác cùng cố gắng
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Bài tập củng cố: 
- GV cho HS làm các phép tính vào bảng con: 4 + 1 =  ; 1 + 4 =  ; 2 + 3 = ;
 3 + 2 = .
- Mục đích: Nhằm củng cố thứ tự các số trong phạm vi 5.
- HS trả lời.
- HS, GV nhận xét tuyên dương HS trả lời tốt.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài sau
 - Cá nhân: HS về xem lại bài, chuẩn bị cho bài số 0 trong phép cộng trang 51 SGK. Xem trước các phép tính 3 + 0 =  ; 0 + 3 = ; tranh, ảnh, một số hình tròn, bộ đồ dùng học toán,
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Tiết 3: Thủ công
Xé, dán hình cây đơn giản (Tiết 1)
1. Mục tiêu dạy học
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Biết cách xé, dán giấy để tạo hình cây đơn giản.
- Thực hành xé, dán hình cây đơn giản. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. 
- Với HS khéo tay có thể xé, dán được hình cây đơn giản. Đường xé ít bị răng cưa. Hình dán phẳng. Có thể xé dán hình cây đơn giản có kích thước, hình dáng, màu sắc khác. 
1.2. Kỹ năng:
Xé dán được hình cây đơn giản đường xé ít răng cưa, hình dán tương đối phẳng.
1.3. Thái độ:
Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ cho HS trong khi xé, dán hình.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
2.1. Cá nhân: Mỗi HS chuẩn bị giấy thủ công, giấy nháp, hồ dán.
2.2. Nhóm học tập: 
4 nhóm, mỗi nhóm một tờ giấy A4, giấy màu các màu, hồ dán.
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp:
3.1. Hoạt động 1: HDHS quan sát, nhận xét.
* Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét đúng bài mẫu.
* Cách tiến hành:
- GV đưa bài mẫu đẹp về xé, dán hình cây đơn giản cho HS quan sát.
+ Đây là hình gì?
+ Vòm cây như thế nào?
+ Tán lá cây như thế nào?
- HS quan sát nhận xét:
+ Đây là hình cây
+ Vòm cây tròn to
+ Tán là giống cây chuối, cây dừa,
3.2. Hoạt động 2: Thực hành.
* Mục tiêu: HS xé và dán được hình cây đơn giản.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS xé hình cây đơn giản.
- Xé hình chữ nhật (vòm cây).
- Xé hình thân cây.
- Xé các mép tạo hình cây đơn giản.
- HS làm theo hướng dẫn
- HS thao tác xé hình theo hướng dẫn của GV.
- Dán hình cây đơn giản.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- Sau khi HS xé xong hình GV cho HS dán hình vào vở.
- HS thao tác dán hình cây đơn giản.
* HS khéo tay có thể xé, dán được hình cây đơn giản. Đường xé ít bị răng cưa. Hình dán phẳng. Có thể xé dán hình cây đơn giản có kích thước, hình dáng, màu sắc khác.
4. Kiểm tra, đánh giá.
- GV gọi HS trưng bày sản phẩm.
- GV khen ngợi và tuyên dương HS.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- GV chia lớp thành 4 nhóm cho lớp chơi trò chơi “Thi ghép hình nhanh”
- Các nhóm thi ghép hình.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm hoàn thành xong trước có hình ghép đẹp.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Cá nhân: Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy nháp, giấy màu, bút chì, hồ dán.
- Nhóm: 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị 3 tờ giấy nháp, giấy màu, bút chì, hồ dán.
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________
Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017
Tiết 1 + 2: Học vần
Bài 34: ui - ưi
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức: 
- Nhận biết được vần ui, ưi và từ đồi núi, gửi thư.
- Đọc và viết được: vần ui, ưi và từ đồi núi, gửi thư.
- Đọc được câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
1.2. Kĩ năng: 
Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Đồi núi.
1.3. Thái độ: 
 Tích cực tìm những vần, tiếng, từ có vần ui, ưi.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu
2.1. Cá nhân
- Học sinh chuẩn bị sách giáo khoa tiếng Việt Tập 1.
- Các hình ảnh hoặc vật có vần ui, ưi in và chữ ui, ưi viết.
- Vở tập viết 1.
2.2. Nhóm học tập
- Thảo luận nhóm tìm vần ui, ưi trong các đoạn văn bản, qua sách báo.
- Bộ đồ dùng bảng gài môn Tiếng việt
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Dạy vần ui, ưi
* Mục tiêu: nhận biết được vần ui, ưi và từ đồi núi, gửi thư.
* Cách tiến hành:
a. Dạy vần ui:
- Nhận diện vần: Vần ui được tạo bởi u và i.
- GV đọc mẫu: ui
- So sánh ui và oi?
Giống: kết thúc là i.
Khác: ui bắt đầu u, oi bắt đầu o.
- Phát âm vần: ui (cá nhân, đồng thanh).
- Ghép bảng cài: ui đánh vần ui.
- Đọc tiếng khoá và từ khoá: núi, đồi núi.
- Phân tích tiếng núi.
- Ghép bảng cài: núi đánh vần núi.
- Đọc: ui - núi – đồi núi (cá nhân, đồng thanh).
b. Dạy vần ưi: (Qui trình tương tự vần ui)
- So sánh vần ui, ưi.
- Giống: i kết thúc.
- Khác: ui bắt đầu u, ưi bắt đầu ư.
- HS đánh vần: ưi – gửi – gửi thư.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân – đồng thanh)
- Đánh vần, đọc trơn: ui ưi
 núi gửi
 đồi núi gửi thư
3.2. Hoạt động 2: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng quy trình vần, tiếng và từ.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn viết:
+ Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
- HS viết bảng con: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh trên bảng con.
3.3. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
* Mục tiêu: HS đọc được các từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- HS đọc GV kết hợp giảng từ: cái túi, gửi quà, vui vẻ, ngửi mùi.
- Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng (cá nhân - đồng thanh)
- Đọc lại bài ở trên bảng.
Tiết 2
3.4. Hoạt động 4: Luyện đọc 
* Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng 
* Cách tiến hành:
- Luyện đọc:
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng:
+ Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
- Tìm tiếng có chứa vần đã học trong câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng (Cá nhân- đồng thanh)
- Đọc SGK (Cá nhân- đồng thanh)
3.5. Hoạt động 5: Luyện viết
* Mục tiêu: HS viết đúng các từ vào vở.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS viết vở theo dòng
- HS viết vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
- GV nhận xét vở tập viết học sinh tuyên dương trước lớp.
3.6. Hoạt động 6: Luyện nói
* Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: “Đồi núi”
*Cách tiến hành:
- Hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Đồi núi thường có ở đâu? Em biết tên vùng nào có đồi núi?
+ Trên đồi núi thường có gì?
- HS quan sát tranh và trả lời.
4. Kiểm tra đánh giá
- Cho học sinh đọc SGK.
- HS tìm tiếng có chứa vần ui, ưi – HS thi đua tìm.
- GV nhận xét HS - tuyên dương trước lớp
5. Định hướng học tập tiếp theo
5.1. Bài tập củng cố (hoặc nâng cao).
- 1 HS học đọc lại toàn bài
- GV đưa câu văn để HS tìm ui, ưi “Mẹ em đang lúi húi ngoài vườn.”
- GV nhận xét tiết học.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Về tìm vần ui, ưi qua sách báo.
- Học sinh chuẩn bị xem trước bài 35: uôi, ươi.
- Các hình ảnh hoặc vật mẫu các vần uôi, ươi. 
* Bổ sung, điều chỉnh sau tiết dạy: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
__________________________________________
Tiết 3: Toán
Số 0 trong phép cộng 
1. Mục tiêu dạy học:
Sau tiết học, HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Biết kết quả phép cộng một số với 0; biết số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó.
- Nhìn tranh, tập nói được đề toán và biểu thị bằng một phép tính thích hợp.
1.2. Kỹ năng:
 Đọc, viết được các phép tính.
1.3. Thái độ:
- Hứng thú học thuộc bảng cộng và nói được tình huống trong mỗi bức tranh.
2. Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu:
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS: mỗi HS chuẩn bị bảng con, bộ đồ dùng học toán
3. Tổ chức hoạt động dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an ca nam_12295233.docx