Giáo án Tuần 10 - Lớp 4 chuẩn

TẬP ĐỌC:

ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK1 (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc hay đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh,

chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

* Mở rộng: HS đọc tương đối lưu loát, hay được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 75 tiếng/phút)

II. Chuẩn bị:

- GV: Phiếu tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu

- Vở BT tiếng việt.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: 1 hs đọc bài: Điều ước của vua Mi-đát và nêu ý nghĩa của bài.

B. Bài mới: GV nêu yêu cầu tiết ôn tập.

HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/3 số HS trong lớp)

- GV cho HS bốc thăm chọn bài sau đó về xem lại khoảng 1-2 phút.

- HS thực hiện theo yêu cầu trong thăm. GV nhận xét.

HĐ2: Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm

doc 20 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 10 - Lớp 4 chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 túi xách tay bằng vải, ...)
- Vật liệu và dụng cụ:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu có kìch thước 20 cm x 30 cm
+ Len hoặc sợi khác với màu vải.
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: HD HS qua sát mẫu
- GV giớt thiệu mẫu, HD HS quan sát
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền mép vải.
HĐ2: GV HD thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn HS quan sát H1, 2, 3, 4 và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
- HS đọc nội dung của mục 1 kết hợp quan sát H1, H2a, 2b SGK để trả lời câu hỏi về gấp mép vải.
- HS thao tác vạch hai đường dấu trên mảnh vải được gim trên bảng. Một HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét các thao tác của HS, sau đó hướng dẫn HS thao tác giống trong SGK
- HD HS kết hợp đọc nội dung của mục 2, mục 3 H4 - SGK để trả lời câu hỏi và thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền dường gấp mép vải bàng mũi khâu đột.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học, dặn giờ học sau mang đủ đồ dùng học tập.
Thứ ba ngày 7 tháng 11 năm 2017
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được cộng, trừ các số có đến 6 chữ số.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật. 
- Bài tập cần làm: 1a, 2a, 3b, 4
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 1HSchữa bài tập 3 trong Vở bài tập.
B. Bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1a: Đặt tính rồi tính
- HS làm bài cá nhân vào vở ôli, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét đối chiếu kết quả, GV chốt kết quả đúng.
Bài 2a: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS tự làm bài vào vở ôli. GV theo dõi và HD đối với HS làm chậm. GV gợi ý cách làm cho các em. 
- GV gọi 1HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kết quả đúng:
a. 6257 + 989 + 743 = (6257 + 743) + 989
= 7000 + 989
= 7989
Bài 3b: Giải toán.
- 1 HS đọc nội dung bài toán, GV kết hợp vẽ hình lên bảng.
- HS làm bài tập cá nhân vào vở, GV HD HS còn chậm 
- 1 HS lên bảng chữa bài. HS cả lớp chú ý nhận xét kết quả, bổ sung. 
- HS đổi vở kiểm tra nhau.
- GV chốt kết quả đúng: b. DH vuông góc với các cạnh: AD, BC, IH 
Bài 4: Tính diện tích hình chữ nhật
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
GV gợi ý HD HS xác định dạng toán.
- Hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Chiều rộng: 16 cm
Chiều dài: 
 4cm
- Tính diện tích hình chữ nhật? 
- HS làm bài theo cặp, 1 cặp làm vào bảng nhóm và gắn bài trên bảng lớp.
- GV chốt kết quả đúng:
Bài giải: 
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
(16 - 4) : 2 = 6 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
6 + 4 = 10 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
10 x 6 = 60 (cm2)
Đáp số: 60 (cm2)
 C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà học bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 ÔN TẬP (Tiết 3)
I.Mục đích, yêu cầu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II. Chuẩn bị: Phiếu ghi tên từng bài, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- GV cho HS bốc thăm chọn bài sau đó về xem lại khoảng 1 - 2 phút.
- HS thực hiện theo yêu cầu trong thăm đã bốc được. 
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2: HS đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng và hoàn thành bảng sau:
Tên bài
Nội dung chính 
Nhân vật
Giọng đọc
- HS thảo luận theo nhóm đôi. GV HD các nhóm.
- Sau đó HS viết vào vở bài tập Tiếng Việt 4.
- GV gọi 1HS lên bảng chữa bài tập.
- HS cả lớp nhận xét. GV chốt câu trả lời đúng. 
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết ôn tập sau.
KHOA HỌC:
ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
* Ôn tập các kiến thức về: 
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa. 
- Dinh dưỡng hợp lí.
- Phòng tránh đuối nước.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Các tranh ảnh, mô hình như rau, quả, con giống bằng nhựa hoặc vật thật về các loại thức ăn.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- HS nhắc lại tiêu chuẩn một bữa ăn cân đối. (Một bữa ăn cân đối có nhiều loại thức ăn chứa đủ các nhóm thúc ăn với tỉ lệ hợp lí.)
B. Bài mới: Ôn tập
HĐ1: Chọn thức ăn hợp lí
Mục tiêu: áp dụng các kiến thức đã học về việc lựa chọn thức ăn hàng ngày.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn cho HS hoạt động nhóm 4.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm làm việc theo gợi ý của GV, GV HD các nhóm còn lúng túng.
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Các nhóm trình bày bữa ăn của mình, nhóm khác nhận xét.
+ GV cho cả lớp thảo luận xem làm như thế nào để cho một bữa ăn có đủ dinh dưỡng.
+ HS về nhà nói lại với cha, mẹ, . . . những gì đã học qua bài học này.
HĐ2: Thực hành
- Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên của Bộ Y Tế về dinh dưỡng hợp lý.
Mục tiêu: Hệ thống hóa những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
+ HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn ở mục thực hành trang 40 SGK.
Bước 2: HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp.
- GV dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng này vào chỗ thuận tiện, dễ đọc.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS làm bài VBT và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ:
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiết 4)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên trên đôi cánh ước mơ).
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Viết sẵn bài tập 1vào bảng phụ. HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: HS nhắc lại tên bài ôn.
B. Bài mới: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm	
- GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1
- HS thảo luận theo cặp, trao đổi và làm bài, gọi 3 HS lên bảng làm bài, 
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng:
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
Từ cùng nghĩa: thương người, nhân hậu, nhân đức, nhân từ, bao dung , hiền hậu
Cưu mang, giúp đỡ, . . .
Từ cùng nghĩa:
Trung thực , thẳng thắn,chân thật, tự trọng, . . .
ước mơ, ước muốn, ước ao, . . .
Từ khác nghĩa:
Độc ác, hung ác,tàn ác, bất hòa, hành hạ, đánh đập, . . .
Từ khác nghĩa:
Dối trá, gian dối
Lừa bịp, lừa đảo, . . .
- GV yêu cầu HS nhắc lại nhắc lại. Lớp chữa bài vào vở bài tập nếu còn sai.
 Bài 2: Tìm một thành ngữ, tục ngữ đã học thuộc các chủ điểm đã học. Đặt câu với các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được.
- HS thảo luận theo nhóm 4. GV HD các nhóm. 
- HS nối tiếp nêu trước lớp và đặt câu, gv ghi nhanh các thành ngữ lên bảng.
- GV nhận xét, sửa sai và chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3: Lập bảng tổng kết 2 dấu câu mới học
- GV gọi 1-2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân trong vở bài tập. 
- GV gọi một số HS nêu bài làm trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng. HS chữa lại bài nếu còn sai.
C. Củng cố, dặn dò: Dặn HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra ở tiết sau.
Thứ tư ngày 8 tháng 11 năm 2017
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.
* Mở rộng: HS đọc hay được đoạn văn, thơ, kịch đã học.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, HTL, bảng phụ viết lời giải bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 1HSnêu các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
B. Bài mới:
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- GV tiếp tục kiểm tra các HS còn lại chưa được kiểm tra.
- Hình thức kiểm tra như các tiết 1, 2. 
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: HS đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ và hoàn thành bảng sau:
Tên bài
Thể loại
Nội dung chính
Giọng đọc
- Gọi 1- 2 HS nêu tên, số trang 6 bài tập đọc trong chủ điểm. GV ghi nhanh lên bảng.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. GV HD các nhóm.
- Sau đó HS viết vào vở bài tập.
- HS đọc bài làm trước lớp. GV cho cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét chốt kq đúng (GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng) để đối chiếu.
- 1HS đọc lại bài. 
Bài 3: Ghi chép về các nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ và hoàn thành bảng sau:
Nhân vật
Tên bài
Tính cách
- HS nêu tên 3 bài tập đọc là truyện kể: Đôi giày ba ta màu xanh, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi-đát
- HS làm bài vào vở bài tập. GV gọi 3- 4 HS trình bày bài làm.
- Lớp nhận xét. GV treo (bảng phụ) lên bảng và kết luận.
C. Củng cố, dặn dò: Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị kiểm tra.
TOÁN:
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
(HS làm bài kiểm tra trong phiếu)
I. Mục tiêu:
Tập trung vào đánh giá:
- Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng và lớp.
- Đặt tính và biết thực hiện phép cộng, trừ các có số đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- Chuyển đổi số đo thời gian đã học; chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng. 
- Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù; hai đường thẳng song song, vuông góc; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Giải bài Toán tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.
* Mở rộng: HS đọc hay được đoạn văn, thơ, kịch đã học.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, HTL, bảng phụ viết lời giải bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 1HSnêu các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
B. Bài mới:
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- GV tiếp tục kiểm tra các HS còn lại chưa được kiểm tra.
- Hình thức kiểm tra như các tiết 1, 2. 
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: HS đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ và hoàn thành bảng sau:
Tên bài
Thể loại
Nội dung chính
Giọng đọc
- Gọi 1- 2 HS nêu tên, số trang 6 bài tập đọc trong chủ điểm. GV ghi nhanh lên bảng.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. GV HD các nhóm.
- Sau đó HS viết vào vở bài tập.
- HS đọc bài làm trước lớp. GV cho cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét chốt kq đúng (GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng) để đối chiếu.
- 1HS đọc lại bài. 
Bài 3: Ghi chép về các nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ và hoàn thành bảng sau:
Nhân vật
Tên bài
Tính cách
- HS nêu tên 3 bài tập đọc là truyện kể: Đôi giày ba ta màu xanh, Thưa chuyện với mẹ, Điều ước của vua Mi-đát
- HS làm bài vào vở bài tập. GV gọi 3- 4 HS trình bày bài làm.
- Lớp nhận xét. GV treo (bảng phụ) lên bảng và kết luận.
C. Củng cố, dặn dò: Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị kiểm tra.
LỊCH SỬ:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ NHẤT (Năm 981)
I. Mục tiêu:
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu đất nước và hợp với lòng dân.
+ Kể lại một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981 
quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quan sĩ đã suy tôn ông lên làm vua (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi.
II. Chuẩn bị: GV Hình trong SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược
- HS thảo luận theo cặp.
- HS đọc thầm SGK, đoạn: “Năm 979, ... sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”
- HS trả lời câu hỏi: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược?
- Gv nhận xét bổ sung và kết luận:
+ Đinh Bộ Lĩnh và con trai cả là Đinh Liễn bị giết hại. Con trai thứ là đinh Toàn lên ngôi nhưng còn quá nhỏ. Quân Tống lợi dụng thời cơ sang xâm lược nước ta. Lúc đó Lê Hoàn đang là Thập đạo tướng quân là người tài giỏi được mời lên làm vua.
+ Triều đại của ông được sử cũ gọi là Tiền Lê. Ông lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân Tống.
HĐ2: Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất
- GV treo lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống (năm 981)
- GV chia nhóm: 4 nhóm
- Các nhóm thảo luận và kể lại một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
- GV chốt kết quả đúng: Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
HĐ3: Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Tống:
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
? Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
- GV chốt kết quả đúng: Cuộc kháng chiến thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh dân tộc.
- GV cho 4- 5 HS nhắc lại.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà làm các bài tập trong vở bài tập.
Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN TẬP (Tiết 6)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật), động từ trong đoạn văn ngắn.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
III. Các hoạt động dạy học:
* Bài mới: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1, 2: Đọc đoạn văn (SGK). 
- Tìm tiếng có có mô hình cấu tạo: chỉ có vần và thanh; có đủ âm đầu, vần, thanh
- HS làm bài tập cá nhân vào vở bài tập. GV theo dõi, gợi ý, hướng dẫn.
- 1HSlàm bài trên bảng.
- HS trình bày kết quả, lớp cùng gv nhận xét.
Bài 3: Tìm trong đoạn văn trên 3 từ đơn, 3 từ ghép, 3 từ láy
- HS nhắc lại thế nào là từ đơn? Từ ghép? Từ láy?
- HS làm bài tập cá nhân vào vở bài tập. 1HS chữa bài.
- GV chốt kết quả:
Từ đơn
Dưới, tầm, lá,cánh, chú, lũy, tre, xanh, trong, bờ, ao, những gió, rồi, cảnh, còn, tầng, ...
Từ láy
Rì rào, rung rinh, thung thăng
Từ ghép
Bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút.
- Sau khi chữa bài xong GV cho 1HS đọc lại bài làm trên bảng và chữa bài.
Bài 4: Tìm trong đoạn văn trên 3 danh từ, 3 động từ 
- GV tiến hành tương tự bài tập 3
- GV chốt kết quả:
Danh từ
Tầm, cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bờ, ao, đất nước, ...
Động từ
Rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay.
C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I (Tiết 7)
(KT trên phiếu của PGD)
TOÁN:
NHÂN VỚI SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số (tích có không quá 6 chữ số).
- Bài tập cần làm: 1, 3a
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Củng cố kiến thức nhân với số có một chữ số
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép nhân sau: 324 x 2 và 45 234 x 2
- GV yêu cầu HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- GV cùng HS nhận xét bổ sung. GV chốt lại kết quả đúng.
HĐ2: Cách nhân số có sáu chữ số với một chữ số
- GV viết phép nhân lên bảng: 
a. 241324 x 2 = ?
- GV yêu cầu HS thực hiện vào vở nháp. GV theo dõi nhắc nhở HS thực hiện.
- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính nhân, đồng thời nêu cách thực hiện.
241324
x 2
482648
- HS nhận xét kết quả. GV chốt kết quả đúng.
- GV yêu cầu 1HS nêu lại cách thực hiện
- GV nhấn mạnh: 
 + Đặt tính: thừa số thứ hai ở dưới thừa số thứ nhất.
 + Nhân lần lượt từ phải sang trái.
 * Đây là phép nhân không nhớ.
b. 136204 x 4 = ?
+ GV viết ví dụ lên bảng và gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện.
+ HS ở dưới làm vào vở nháp, GV theo dõi và HD các em thực hiện tốt.
+ GV yêu cầu HS nhận xét, đối chiếu kết quả: 136204 x 4 = 544816
- Qua 2 ví dụ GV cho HS nhận xét và nêu sự khác nhau trong trường hợp nhân có nhớ.
HĐ3: Hướng dẫn thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS tự làm bài vào vở ôli. GV gợi ý giúp HS còn chậm.
- Sau đó gọi 3 HS lên bảng lớp chữa bài 3 bài.
- HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
- GV chốt kết quả đúng đồng thời củng cố lại cách nhân.
Bài 3a: Tính
- GV cho HS thực hành cá nhân. Sau đó 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
C. Củng cố, dặn dò: Củng cố và nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC:
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, ... hằng ngày một cách hợp lý.
* Mở rộng: HS biết được vì sao phải tiết kiệm thời giờ; Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, ... hằng ngày một cách hợp lý. 
* GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá; Kĩ năng bình luận phê phán lãng phí thời gian. 
* GDSDTK&HQNL:
- Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
- Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
II. Chuẩn bị: HS Vở bài tập đạo đức, 1 thẻ xanh, 1 thẻ đỏ.
III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 2 HS trả lời Vì sao chúng ta cần tiết kiệm thời giờ? A. Bài mới:
 HĐ1: Xử lí tình huống (Bài tập 1 SGK)
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 trong sách giáo khoa.
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân. GV theo dõi và giúp HS làm bài.
- GV yêu cầu HS trình bày trao đổi trước lớp.
- GV kết luận:
+ Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
+ Các việc làm b, đ, e, không phải là tiết kiệm thời giờ.
HĐ2: Thảo luận bài tập 4 (SGK)
- GV gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới. GV gợi ý thêm cho các nhóm.
- HS trình bày trước lớp, lớp trao đổi chất vấn, nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ đồng thời cũng nhắc nhở HS chưa biết tiết kiệm thời giờ.
HĐ3: Kể về một tấm gương biết tiết kiệm thời giờ
- GV yêu cầu HS chọn tư liệu đã sưu tầm chuẩn bị kể trong nhóm.
- HS trao đổi trong nhóm đôi, sau đó thi kể trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV kết luận GDSDTK&HQNL:
- Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
- Tiêt kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn HS thực hiện tiết kiệm thời giờ.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017
TOÁN:
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Bài tập cần làm: 1, 2a, b
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS lên bảng thực hiện phép nhân và so sánh kết quả.
 7 x 5 và 5 x 7
B. Bài mới:
HĐ1: So sánh giá trị của hai biểu thức
- GV cho HS quan sát ví dụ mà HS vừa làm và so sánh. 
- Kết quả bằng nhau: 7 x 5 = 5 x 7
- GV viết kết quả vào ô trống
- GV treo bảng phụ như đã chuẩn bị (Các cột chưa có giá trị)
- GV yêu cầu, HS lên bảng nối tiếp thực hiện yêu cầu.
- GV cho HS so sánh và rút ra nhận xét.
- GV kết luận: Ta thấy giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
a x b = b x a
* HS rút ra tính chất: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- Gọi HS nhắc lại nhiều lần. GV nói đó chính là tính chất giao hoán của phép cộng.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
- HS làm bài cá nhân, 4 HS lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kq đúng.
- GV hỏi HS cách làm bài này. GV củng cố tính chất giao hoán.
Bài 2a, b: Tính
- HS làm cá nhân vào vở. GV quan sát HD hs chậm.
- Sau đó gọi 4 HS lên bảng thực hiện. Lớp đối chiếu kết quả.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- GV chốt lại: Một số nhân với 1 bằng chính số đó. Một số nhân với 0 bằng 0.
- HS nhắc lại.
C. Củng cố, dặn dò: GV củng cố nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
THỂ DỤC 
ĐỘNG TÁC :VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN, LNG BỤNG VÀ TOÀN THÂN
TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu:
 - Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu học sinh thực hiện đúng động tác và biết phối hợp giữa các động tác.
 -Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu học sinh tham gia chơi nhiệt tình, chủ động.
II. Địa điểm - Phương tiện tập luyện:
 - Địa điểm: sân trường, vệ sinh sạch sẽ, an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: 1 còi, kẻ sân trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu:
- Tập trung, ổn định tổ chức, báo cáo sĩ số.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học.
 Khởi động:
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường thành hình vòng tròn hít thở sâu.
 Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 5 động tác đã học	
B. Phần cơ bản:
1. Bài thể dục phát triển chung:
a) Ôn: Động tác vơn thở, tay, chân, lng bụng và toàn thân
+ Lần 1: GV vừa hô vừa làm mẫu cho HS tập.
+ Lần 2: GV vừa hô vừa quan sát để sửa sai cho HS, nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai thì dừng lại để sửa.
+ Lần 3,4: Cán sự hô nhịp cho lớp tập, GV sửa sai, xen kẽ giữa các lần tập, GV có nhận xét.(GVcó thể cho HS tập theo từng nhóm) 	
2. Trò chơi vận động:
Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức “
- GV phổ biến ngắn gọn cách chơi, luật chơi, thị phạm, tổ chức chơi, thử chơi thật.
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện đúng yêu cầu của GV.
- Bật nhảy chụm chân vào ô số 1. - Sau đó bật nhảy 2 chân vào ô số 2 và 3.
- Nhảy chụm chân vào ô số 4.
- Cứ lần lượt như vậy cho tới đích thì quay lại chạy về vạch xuất phát đa tay chạm vào bạn tiếp

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10LOP 4_12177183.doc