Giáo án Tuần 13 - Khối 4

TOÁN

GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài 3 SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HĐ1(5'): Củng cố kiến thức nhân với số có hai chữ số

 - Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 47 x 11 và 54 x 11, HS dưới lớp làm vào giấy nháp- HS - GV nhận xét.

HĐ2(1')GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài

HĐ3(10') HD nhân nhẩm với 11

* Trường hợp 2 chữ số bé hơn 10

 - Cả lớp đặt tính và tính 27 x 11, 1 HS lên bảng thực hiện.

 - Cho HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 nhằm rút ra kết luận:

 Để có 297 ta đã viết số 9 ( là tổng của 2 và 7 ) xen giữa hai chữ số 27.

* Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10

 - Ch HS thử nhân nhẩm 48 x11 theo cách trên, khi HS thấy tổng hai chữ số lớn hơn 10 hướng dẫn cách làm.

 - HS thực hành ví dụ.

 

doc 28 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 13 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ao hồ đục hơn.
 -Các nhóm dùng phễu để lọc nước vào hai chai đã chuẩn bị
 -Các nhóm quan sát miếng bông vừa lọc.
 b) HS đọc SGK và thảo luận câu hỏi: Bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy những thực vật nào sống ở ao, hồ ?
 Bước 3: Đánh giá
 -Các nhóm làm xong, GV tới kiểm tra kết quả và nhận xét
 -Khen ngợi các nhóm nào thực hiện đúng quy trình làm thí nghiệm.
 -Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: Tại sao nước sông, ao, hồ hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy ?
 *Kết luận: -Nước sông, ao, hồ hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều chất, cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẫn đục.
 -Nước mưa giữa trời, nước giếng, nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát, bụi nên thường trong.
HĐ3(15'): Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch.
 MT: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
 Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 -GV giao yêu cầu cho các nhóm thảo luận và dưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em ( đề nghị các em không mở SGK )
 Bước 2: Làm việc theo nhóm
 Nhóm trưởng đièu khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. Kết quả thảo luận nhóm được thư kí ghi lại theo mẫu sau:
Tiêu chuẩn đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1. Màu
 Bước3: Trình bày và đánh giá
 -Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.
 -GV yêu cầu HS mở SGK Tr 53 ra đối chiếu. Các nhóm tự đánh xem nhóm mình đánh giá xem làm đúng sai như thế nào.
 -GV nhận xét và khen nhóm có kết quả đúng, liên hệ thực tế.
 * Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 53, SGK
 -Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. Kết quả 
 Bước 4: Làm việc cả lớp:
 HS trình bày sản phẩm trước lớp
HĐ4(3'): Tổng kết, dặn dò
 -Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2017
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ(TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: SGK, bảng phụ chép bài tập 2, 3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(5'): Củng cố kiến thức
 -Gọi hai học sinh lên bảng thực hiện hai phép nhân sau:
	345 x 432 và 423 x 501 
 -HS dưới lớp làm vào vở nháp.
 -HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng 
HĐ2(2')Giới thiệu bài: GV giới thiệu nêu mục tiêu của tiết học
HĐ3(8'): Giới thiệu cách đặt tính và tính
 -HS cả lớp đặt tính và thực hiện phép tính sau: 258 x 203, gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
 -HS nhận xét kết quả và tích riêng thứ hai
 -GV hướng dẫn HS viết gọn các tích riêng lại ( không cần viết các tích riêng thứ hai ) nhưng lưu ý là lùi 516 sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.
HĐ4(22'): Thực hành
Bài1: Luyện k/n nhân với số có 3 chữ số
 -1HS đọc yêu cầu bài tập.
 -HS hoạt động cá nhân, 2 HS lên bảng thực hiện trên bảng. Cả lớp chú ý nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2 : Luyện k/n làm toán trắc nghiệm củng cố về nhân với số có 3 chữ số
 -GV treo bảng phụ đã chuẩn bị.
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
-HS tự làm bài tập vào vở BT, 4 HS lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi nhận xét - GV nhận xét, đánh giá 4 HS
HĐ4(3')Củng cố dặn dò: 
 -Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong SGK.
TẬP ĐỌC
VĂN HAY CHỮ TỐT
I. MỤC TIÊU:
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 - Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (Trả lời được câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: tranh minh hoạ bài đọc, một số VSCĐ của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(5')Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau bài Người đi tìm đường lên các vì sao và nêu ý chính của từng đoạn. GV nhận xét, ghi điểm
HĐ2(2')Giới thiệu bài: GV giới thiệu bằng tranh, HS quan sát tranh. nhắc tên bài
HĐ3(10')Luyện đọc
 -HS đọc tiếp nhau nhau ( 2, 3 lượt ) từng đoạn ( 3 đoạn )
 -GV kết hợp giúp HS hiểu một số từ được chú giải sau bài. HS đọc mục chú giải
 -HD HS đọc tiếng khó: thuở, Cao Bá Quát, oan uổng, 
 -HS luyện đọc theo cặp. Một HS khá đọc toàn bài - GV đọc mẫu.
HĐ4(12')Tìm hiểu bài 
 *Đoạn 1: (Từ đầu ... đến xin sẵn lòng). HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi: 
+Bà hàng xóm nhờ ông làm gì?
 +Thái độ của Cao Bá Quát ra sao khi nhận lời giúp bà cụ hàng xóm ?
 +GV ghi chi tiết nổi bật của đoạn lên bảng.
 -HS tìm ý chính đoạn 1: Cao Bá Quát thường bị điểm thấp vì viết chữ xấu, rất sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm.
*Đoạn 2: (Lá đơn viết ... sao cho đẹp). -HS đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi
+Theo em bà cụ cụ bị quan lính đuổi về, Cao Bá Quát có cảm giác như thế nào ?
 -GV ghi các từ ngữ: ân hận, lên bảng, HS nhắc lại nghĩa của các từ đó.
 -HS nêu ý chính đoạn 2: Cao Bá Quát ân hận vì chữ mình xấu làm bà cụ không giải được oan ?
 *Đoạn 3 (còn lại). -HS đọc thầm đoạn 3 để trả lời câu hỏi:
+Qua việc luyện chữ em thấy Cao Bá Quát là người thế nào ?
+Theo em nguyên nhân nào làm Cao Bá Quát làm nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt ?
 	HS trả lời, GV nhận xét và kết luận đó chính là ý chính đoạn 3 ( Cao Bá Quát nổi danh khắp đát nước là người văn hay chữ tốt nhờ ông kiên trì tập luyện suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn của ông từ nhỏ. ) - HS TB nhắc lại, GV ghi bảng.
 *HS đọc lướt toàn bài nêu nội dung chính của bài.
HĐ5(8')Luyện đọc nâng cao
 -GV hướng dẫn luyện đọc giọng toàn bài với giọng từ tốn. Giọng bà cụ khẩn khoản, giọng Cao Bá Quát vui vẻ, xởi lởi. Đoạn đầu đọc chậm. Đoạn cuối bài đọc nhanh thể hiện ý chí quyết tâm luyện chữ bằng được của cao Bá Quát. Hai câu cuối đọc với cảm hứng ca ngợi ca, sảng khoái.
 +Đối với HS khá, giỏi: luyện đọc hay và thi đọc diễn cảm bài văn
 +Đối với HS TB luyện đọc để đọc tốt hơn. GV nhận xét, đánh giá.
HĐ6(3')Củng cố, dặn dò
 -Nhắc lại nội dung của bài. Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh. 
ĐỊA LÍ
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
 - Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
 - Sử dụng tranh ảnh mo tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân vườn ao,
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
- Nêu được MQH của thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà ở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh ảnh về truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân đồng băng đồng bằng Bắc Bộ (GV-HS sưu tầm )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2')Giới thiệu bài: GV giới thiệu nêu mục tiêu của tiết học
 1-Chủ nhân của đồng bằng
HĐ2(10'): Làm việc cả lớp
 -HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi sau:
 +Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân ?
 +Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào ? 
HĐ3(12'): Thảo luận nhóm
 Bước 1: HS dựa vào tranh ảnh, SGK thảo luận các câu hỏi sau:
 + Làng của người kinh đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
 + Nêu các đặc điểm về nhà ở của người kinh ở đồng bằng của nước ta có đặc điểm gì ? Vì sao lại có những đặc điểm đó ?
 +Làng Việt cổ có đặc điểm gì ?
 +Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
Bước 2:HS các nhóm trình bày kết quả làm việc.
 -GV nhận xét, chốt ý chính.
 2-Trang phục và lễ hội
 HĐ4(13'): Thảo luận nhóm
 Bước 1:
 -HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận các câu hỏi sau:
 + Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người kinh ở đồng Bằng Bắc Bộ.
 +Người dân thường tổ chức lễ hội vào htời gian nào ? Nhằm mục đích gì ?
 + Trong lễ hội có những hoạt động gì ? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
 +Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
 Bước 2:
 -HS các nhóm trình bày lần lượt từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. GV giúp HS chuẩn xác kiến thức.
HĐ5(3') Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học 
 Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
KĨ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết cách thêu móc xích.
 - Thêu được được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
 -HS hứng thú học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh quy trình thêu móc xích; Mẫu thêu móc xích được thêu bằng sợi len trên vải khác màu ( mũi thêu dài khoảng 2cm ); mẫu khâu đột mau của bài 6 và một số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
 -Vật liệu và dụng cụ:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu có kìch thước 20 cm x 30 cm
 +Len, chỉ thêu khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kim thêu, phấn vạch, thước, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2')Giới thiệu bài: GV giới thiệu nêu mục tiêu của tiết học
HĐ2(5'): GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
 -GV giới thiệu mẫu, yêu cầu HS quan sát 2 mặt đường thêu móc xích kết hợp H1 để tìm ra đặc điểm của đường thêu móc xích.
 -HS nêu khái niệm thêu móc xích.
 -GV giới thiệu 1 số sản phẩm thêu móc xích.
 HĐ3(25'): GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 -GV treo tranh quy trình thêu móc xích, hướng dẫn HS quan sát kết hợp H2, SGK về cách thêu móc xích.
 -HS so sánh cách thêu móc xích với cách thêu lướt vặn.
 -Hướng dẫn HS kết hợp đọc nội dung 2 với quan sát H3a, 3b, 3c ( SGK ) để trả lời các câu hỏi trong SGK.
 -HD HS quan sát H4 để trả lời vể cách kết thúc đường thêu móc xích và so sánh đường thêu móc xích với cách kết thúc đường thêu lướt vặn.
 -HD HS thao tác cách kết thúc đường thêu móc xích.
 -GV nhắc HS thêu từ trái sang phải,..........
 -GV hướng dẫn nhanh 2 lần cách thao tác thêu và cách kết thúc đường thêu.
 -HS đọc ghi nhớ trong SGK.
 -Thời gian còn lại, HS tập thêu.
HĐ4(3')Tổng kết,dặn dò
 -Nhận xét tiết học , dặn giờ học sau mang đủ đồ dùng học tập để thực hành.
Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP(TR.74)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 -Biết cách nhân với số có hai chữ số, ba chữ số.
 -Ôn lại các tính chất: nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính chất giao hoán của phép nhân, tính chất kết hợp của phép nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ2(35'): Hướng dẫn HS luyện tập
Bài1: Củng cố k/n nhân với số có 3 chữ số
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 YC HS tự làm bài vào vở. Sau đó gọi 3HS lên bảng lớp chữa bài, HS cả lớp chú ý theo dõi và nhận xét.
 GV chốt kết quả đúng.
Bài 3: Rèn k/n tính nhanh 
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn cách làm: áp dụng một số nhân một tổng, một số nhân với một hiệu, nhân với số tròn trăm. HS hoạt động cá nhân, sau đó 3HS lên bảng làm bài.
 -Cả lớp theo dõi nhận xét , bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
Bài 5a: Vận dụng công thức tính diện tích HCN để tính giá trị biểu thức chứa chữ 
HS nêu y/c và tự làm bài . Gv theo dõi HD thêm. HS nêu kết quả .T/c nhận xét 
 GV chốt chung.
HĐ3(3')-Củng cố.dặn dò: Nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu. ý ... cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2')-Giới thiệu bài : GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài
HĐ2(5')-Nhận xét chung bài làm của HS
 -Một HS đọc lại đề bài, phát biểu ý kiến về từng đề.
 -GV nhận xét chung: 
* ưu điểm: -Hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào ?
 -Dùng đại từ nhân xưng có nhất quán không?
 -Diễn đạt câu, ý ?
 -Chính tả, hình thức trình bày bài văn.
* Nhược điểm:
 -GV nêu lỗi về ý, dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả ....
 -GV treo bảng phụ đã ghi một số lỗi để nhận xét.
 -Trả bài cho HS
HĐ3(15')-HD HS chữa bài
 -HS tự sửa lỗi, GV giúp đỡ HS sửa lỗi.
HĐ4(15')-Học tập những đoạn văn, bài văn hay
 -GV đọc một vài bài làm tốt của HS.
 -HS trao đổi, tìm ra cái hay.
-HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình
HĐ5(3')-Củng cố, dặn dò.
 -Nhận xét tiết học, những HS viết chưa đạt về nhà viết lại,
 -Chuẩn bị bài tập làm văn sau.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết(ND Ghi nhớ) 
 -Xác định được câu hỏi trong một bản (BT1,mục III);bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT1,2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Giấy khổ to chép sẵn bài tập phần nhận xét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(5')Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra 2 HS làm lại BT 1 ( Tiết LT&C: MRVT: ý chí - nghị lực ) 
-HS đọc đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực. GV nhận xét.
HĐ2(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ3(12')Phần nhận xét
 -GV treo bảng phụ kẻ các cột của bài tập phần nhận xét.
 * Bài tập 1: -HS đọc yêu cầu bài tập 1
 -Cả lớp đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, phát biểu. GV chép những câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi: Vì sao quả bóng có cánh mà vẫn bay được ? Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế ?
 *Bài tập 2, 3: -Một HS đọc yêu cầu của BT2, 3
 -HS trả lời. GV ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó gọi 1 HS đọc bảng kết quả trên vào bảng
HĐ4(5')-Phần ghi nhớ:-HS đọc phần ghi nhớ. Yêu cầu 1 -2 HS lấy ví dụ.
HĐ5(13) Luyện tập
a-Bài 1: -GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập 1
 -HS đọc yêu cầu nội dung bài tập và bài tập mẫu.
 -HS hoạt động cá nhân làm bài trên VBT ( HS nối tiếp lên bảng làm bài tập )
 -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng.
b-Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài tập
 -HS hoạt động theo cặp, trao đổi về yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở, đại diện một số cặp trình bày kết quả.
 -HS nối tiếp lên bảng điền kết quả. -GV nhận xét, đánh giá.
c -Bài 3 :-HS đọc thầm yêu cầu bài tập và làm việc cá nhân, một số HS đọc câu văn của mình, cả lớp nghe nhận xét. Gv chốt kết quả đúng.
HĐ6(3') Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌC
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU:
 -Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
 +Xả rác, phân, nước thải bừa bãi...
 +Sử dụng phân bón hoá học thuốc trừ sâu.
 +Khói bụi và khí thải từ nhà máy,xe cộ,
 +Vỡ đường ống dẫn dầu,
 -Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người:lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1-GV: -Hình vẽ trang 54, 55 SGK, sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương và tác hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2')Giới thiệu bài: GV giới thiệu nêu mục tiêu của tiết học
HĐ2(15'): Tìm hiểu một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
 Mục tiêu: 
 -Phân tích các nguyên nhân làm nước sông, ao, hồ, kênh, rạch, biển, ... bị ô nhiễm.
 -Sưư tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
 Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 -Yêu cầu HS quan sát từ hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 - SGK; tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
 Bước 2: Làm việc theo nhóm hai 
 -HS quay lại chỉ vào từng tranh trang 54, 55 - SGK để hỏi và trả lời như GV đã gợi ý như ở bước 1
 -GV quan sát các nhóm, giúp đỡ
 -Tiếp theo HS liên hệ nguyên nhân làm nước ô nhiễm ở địa phương.
 Bước 3: Làm việc cả lớp
 -GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc của nhóm Mỗi nhóm chỉ nói về một nội dung.
 -GV - HS nhân xét, đánh giá
 Kết luận: như mục bạn cần biết trang 55, SGK
 HĐ3(15'): Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước
 Mục tiêu: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
 Cách tiến hành: -GV yêu cầu HS thảo luận: Điều gì sẽ sảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ?
 -HS quan sát hình và mục bạn cần biết trang 55, SGK và những thông tin sưu tầm được để trả lời.
 -HS lần lượt trình bày, các HS khác nhận xét. GV cùng HS nhận xét , đánh giá.
 Kết luận: Mục bạn cần biết trang 55, SGK.
HĐ4(3')Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG(TR.75)
I. MỤC TIÊU:
 -Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng;diện tích(cm2, dm2, m2).
 -Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
 -Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ2(35'): Luyện tập
Bài 1: Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng và đo diện tích đã học
 -HS hoạt động cá nhân, 3 HS lên bảng chữa bài. HS cả lớp nhận xét. GV chốt kết quả đúng.
Bài 2(dòng1) : Củng cố k/n nhân với số có 3 chữ số
 -Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập. HS hoạt động cá nhân làm bài vào vở GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng chưa hiểu cách làm, sau đó gọi 3 HS lên bảng thực hiện. HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 3 : Củng cố k/n tính nhanh
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3; HS nêu cách tính, vài HS nhắc lại cách tính. Cả làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
 -HS cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng. HS chữa bài .
HĐ3(3') Tổng kết, dặn dò: Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU:
 -Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. 
 -Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT(3) a/b, BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Bút dạ +2 tờ phiếu phô tô phóng to nội dung bài tập 2, 3 b trong VBT TV4 Tr87
 -HS: VBT, vở viết chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ2(25') HD HS nghe -viết chính tả
 -GV đọc bài chính tả Người tìm đường lên các vì sao. HS theo dõi SGK.
 -HS đọc thầm lại bài chính tả, nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số
 -HS gấp SGK, GV đọc từng câu - HS nghe viết
 -GV đọc, HS soát bài
 -GV chấm, chữa bài, nêu nhận xét.
HĐ3(10')HD HS làm bài tập
 -HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào VBT
 -GV dán 2 tờ phiếu đã chuẩn bị lên bảng, gọi 2 HS lên điền kết quả nhanh
 -HS cả lớp theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ4(3')-Củng cố dặn dò
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS dò.
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được một số đặc điểm đã học (nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu truyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật
 và ý nghĩa của câu truyện để trao đổi với bạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(2'): Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ2(35')-HD ôn tập
 Bài tập 1:
 -Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
 -GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2,3:
 -HS đọc yêu cầu của bài tập 2, 3.
 -Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
 -HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
 -Từng cặp HS thực hành kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu bài tập BT 3.
 -HS thi kể trước lớp, mỗi HS kể xong sẽ trao đổi, đối thoại cùng các bạn về nhân vật trong truyện, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, cách mở đầu, cách kết thúc câu chuyện.
HĐ3(3')-Củng cố, dặn dò
 -Nhận xét giờ học
 -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I/ MỤC TIÊU: 
- HS được đánh giá nhận xét hoạt động của tuần 12.
- Nghe GV phổ biến kế hoạch tuần 13 và biện pháp thực hiện 
- HS biết sưu tầm tranh ảnh về ATGT
- Tham gia VS MT và phòng chống dịch .
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT : 
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần 12:12’
- Tổ trưởng các tổ báo cáo hoạt động của tổ mình, của từng cá nhân trong tổ.
- Tổ khác nhận xét, bổ sung.
+ Nề nếp xếp hàng 
+ Nề nếp thể dục giữa giờ
+ nề nếp học bài và làm bài về Nhà 
+ Vệ sinh chuyên và vệ sinh lớp học 
+ Thân thiện với môi trường 
 + Nói lời hay, làm việc tốt 
+ Mặc đồng phục 
- GV đánh giá, nhận xét, xếp loại.
- Nhận xét nền nếp, đạo đức và kết quả học tập của đợt thi kiểm tra định kì giữa học kì I của HS.
- Lồng ghép cho HS sinh hoạt Đội, nhận xét nền nếp của chi đội.
HĐ2: Phổ biến kế hoạch tuần 13; 15’
- GV phổ biến kế hoạch tuần 13: Tiếp tục thực hiện các nề nếp 
+ Nề nếp xếp hàng 
+ Nề nếp thể dục giữa giờ thi đồng diễn vào 20 - 11
+ nề nếp học bài và làm bài về Nhà 
+ Vệ sinh chuyên và vệ sinh lớp học 
+ Thân thiện với môi trường 
 + Nói lời hay, làm việc tốt 
+ mặc đồng phục các ngày 2, 4,6
+ Tập trung thi múa hát và thể dục thể thao chào mừng 20 - 11
+ Nhắc nhở HS nộp tiền quỹ đầy đủ, kịp thời.
- GV nêu các biện pháp thực hiện.
 Thường xuyên kiểm tra và tự quản tốt theo tổ, nhóm học tập, giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ.
- HS đóng góp ý kiến.
- GV kết luận chung.
- Tổ chức phong trào thi đua học tốt chào mừng 20-11 
- Duy trì và thực hiện tốt vệ sinh trường - Thực hiện và tham gia chống dịch trong gia đình và nhà trường.
HĐ3: Củng cố - dặn dò: GV nhận xét chung
Tuần 13 Chiều thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017
THỰC HÀNH TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố kĩ năng :
 - Thực hiện phép nhân với số có ba chữ số.
 -Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có ba chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
HS : Vở bài tập toán 4 tập 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ1(1')Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài 
HĐ2(32') Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Rèn k/n nhân với số có 3 chữ số
 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
 -HS hoạt động cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài
 -HS nhận xét kết quả trên bảng, GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Rèn k/n nhân với số có 3 chữ số
 Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
 -HS hoạt động cá nhân, 3 HS lên bảng làm bài
 -HS nhận xét kết quả trên bảng, GV chốt kết quả đúng.
Bài 3: Rèn k/n vận dụng nhân với số có ba chữ số để giải toán
 -Gọi 1 HS đọc nội dung, yêu cầu bài toán. 
HS làm bài vào vở; HS nêu cách giải, HS TB nhắc lại cách giải
 -YC HS làm bài tập vào vở, GV giúp đỡ HS và 1 HS lên bảng chữ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 13.doc