Giáo án Tuần 2 - Lớp 3

 Chào cờ Tiết 2: Tuần 2

Toán Tiết 6: Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)

I. Mục tiêu.

- Biết cách trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc ở hàng trăm)

- Vận dụng vào giải toán có lời văn (có một phép trừ)

- HS yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: bảng phụ HS: Bảng con

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 2 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài
3.2. Hướng dẫn viết.
a.Tìm hiểu về nội dung đoạn chép:
- GV đọc bài 1 lần
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
b. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- HS lắng nghe - 3 HS đọc lại đoạn viết
- Đoạn văn nói đến tâm trạng hối hận của En – ri – cô. En-ri-cô ân hận, rất muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
- GV hướng dẫn HS nhận xét
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả?
+ Tên riêng của người nước ngoài có gì đặc biệt?
- GV nhận xét
- Có 5 câu.
- Cơm, Tôi, Chắc, Bỗng, Cô-rét-ti
- có dấu gạch nối giữa các chữ
- GV đọc cho HS viết từ ngữ khó, sửa sai cho HS
- HS viết vào bảng con các từ: Cô-rét-ti, khuỷu tay, sứt chỉ, xin lỗi...
b. Đọc cho HS viết bài.
- HS viết bài vào vở
- Đọc cho HS soát lỗi. 
- HS nghe - soát lỗi chính tả. 
c. Chấm chữa bài.
 - GV chấm 6 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập. 
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập.
Bài 2. Tìm các từ ngữ chứa tiếng:
Có vần uêch
Có vần uyu
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc
- GV hướng dẫn HS làm bài
- GV phát bảng nhóm, cho HS thảo luận tìm từ và viết vào bảng sau đó trình bày lên bảng lớp
 - HS thảo luận nhóm, tìm từ viết vào bảng và trình bày bảng lớp
a) Có vần uêch: nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, khuếch khoác, ...
b) Có vần uyu: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu,...
- GV nhận xét, cho HS viết vào vở
Bài 3. Em chọn chữ nào trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bài vào bảng con
- GV nhận xét
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi, làm bài vào bảng con
a) cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ, xắn tay áo, củ sắn
4. Củng cố: GV hệ thống bài. Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại nội dung bài viết
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà cho HS.
Tập viết	Tiết 2:	 Ôn chữ hoa Ă, Â
I. Mục tiêu.
- Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng), Â, L (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
 - Viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; viết đúng khoảng cách các chữ trong từng cụm từ
- GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch. 	
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Mẫu chữ cái Ă, Â, L - HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng viết từ: Anh em, Vừ A Dính
- GV nhận xét
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa Ă, Â, L trong tên riêng và câu ứng dụng, qua bài: “Ôn chữ hoa Ă, ”
- GV gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
- Ă, Â, L.
- Học sinh theo dõi, quan sát.
- Cho HS tập viết bảng con
- HS viết trên bảng con ( 2 lần )
- Nhận xét, uốn nắn HS, nhắc lại quy trình viết.
3.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Giới thiệu từ ứng dụng
- Vì sao Âu Lạc lại viết hoa?
Âu Lạc là tên nước ta thời cổ có vua An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
 - Từ ứng dụng gồm mấy chữ, là những chữ nào?
- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- Cho HS viết từ ứng dụng vào bảng con
3.4. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã giúp mình, những người đã làm ra những thứ cho mình hưởng
- HS đọc câu từ dụng: Âu Lạc
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- Gồm 2 chữ: Âu, Lạc
- Chữ hoa  và chữ L cao 2 ô li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ô li
- Bằng khoảng cách viest 1 con chữ o
- HS viết bảng con
- HS đọc
- HS lắng nghe
- Cho HS nhận xét câu ứng dụng:
- HS quan sát nhận xét:
+ Những chữ có độ cao 2,5 ô li ?
+ Chữ q, d cao bao nhiêu ô li
+ Chữ nào có độ cao 1,5 ô li?
+ Các chữ cái: Ă, h, k, g, y
+ 2 ô li
+ Chữ t
+ Những chữ còn lại cao bao nhiêu ô li?
+ Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
+ Những chữ còn lại cao 1 ô li
+ Bằng khoảng cách viết chữ cái o
- GV viết mẫu chữ “Ăn”
- HS quan sát
- Cho HS tập viết
-HS viết vào bảng con (2 lần) Ăn quả, Ăn khoai
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
 * Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- GV uốn nắn tư thế ngồi và nhắc nhở HS trong khi viết.
- HS bài vào vở Tập viết viết theo yêu cầu của GV.
* Chấm chữa bài:
- GV chấm bài 5 - 7 bài nhận xét
- HS lắng nghe
4. Củng cố: Hệ thống bài. Nhận xét giờ. 
- HS nhắc lại nội dung của câu ứng dụng
5. Dặn dò:Giao bài về nhà cho HS.
- Luyện viết bài ở nhà.
	`	
Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017
Toán	 Tiết 8:	 Ôn tập các bảng nhân
I. Mục tiêu.
- Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5. Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức.
- Vận dụng được vào tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn (có một phép nhân).
 - HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học.GV:bảng phụ HS:Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. GV gắn bảng phụ có nội dung bài tập, gọi HS lên bảng làm 
5 3  2 5 ; 4 7 . 7 4 ; 
3 7 . 3 8 ; 5 5 . 4 5
- GV nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Tiết học hôm nay các em sẽ được ôn lại các bảng nhân 2,3,4,5 và củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình tam giác và giải bài toán có lời văn, qua bài: “Ôn tập các bảng nhân”
- 4 HS lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi, nhận xét
5 3 > 2 5 ; 4 7 = 7 4 ; 
3 7 4 5
- HS nhận xét	
- HS lắng nghe
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
- HS nhắc tựa bài
Bài 1.Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nhẩm sau đó nối tiếp sửa bài
- GV nhận xét
Bài 2. Tính (theo mẫu):
- Goi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV viết bảng biểu thức mẫu: 4 × 3 + 10 =...
- Yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách tính của mình
- GV nhận xét cho HS làm bài vào vở
- Gọi HS lên bảng sửa bài
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét
Bài 3. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán
+ Trong phòng ăn có mấy cái bàn?
+ Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế?
+ Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần?
+ Muốn tính số ghế trong phòng ăn ta làm thế nào?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
Bài 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác
- Yêu cầu HS nhận xét hình tam giác ABC có điểm gì đặc biệt?
- Có thể tính chu vi hình tam giác ABC bằng cách nào?
- GV cho HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm
- GV nhận xét
4.Củng cố,dặn dò:NX tiết học,giao bài về nhà cho HS
- HS đọc
- HS nhẩm, nối tiếp nêu kết quả:
a) 3 × 4 = 12 2 × 6 = 12 4 × 3 = 12 5 × 6 = 30
 3 × 7 = 21 2 × 8 = 16 4 × 7 = 28 5 × 4 = 20
 3 × 5 = 15 2 × 4 = 8 4 × 9 = 36 5 × 7 = 35
 3 × 8 = 24 2 × 9 = 18 4 × 4 = 16 5 × 9 = 45
b) 200 × 2 = 400 300 × 2 = 600
 200 × 4 = 800 400 × 2 = 800
 100 × 5 = 500 500 × 1 = 500
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nêu
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng sửa bài
a) 5 × 5 + 18 = 25 + 18 c) 2 × 2 × 9 = 4 × 9
 = 43 = 36 
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS nêu: 
+ Có 8 cái bàn
+ Mỗi bàn xếp 4 cái ghế
+ 4 cái ghế được lấy 8 lần
+ Ta thực hiện tính 4 × 8
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
Bài giải
Trong phòng ăn có số cái ghế là:
4 × 8 = 32 (cái ghế)
Đáp số: 32 cái ghế
- HS nhận xét
- HS đọc
- Muốn tính chu vi hình tam giác, ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó
- Độ dài các cạnh đều bằng 100cm
- Cách 1: tính tổng 3 cạnh
- Cách 2: lấy độ dài 1 cạnh nhân 3
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng nhóm
Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
100 × 3 = 300 (cm)
 Đáp số: 300cm
- HS nhận xét
Tập đọc	 Tiết 5:	 Cô giáo tí hon
I. Mục tiêu.
- Đọc trôi chảy cả bài, chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm sai. Hiểu ND: Bài văn là bức tranh sinh động, ngộ nghĩnh về trò chơi lớp học của bốn chị em Bé. Qua đó, thấy được tình yêu đối với cô giáo của bốn chị em và ước mơ trở thành cô giáo của Bé.
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. 
- Giáo dục HS biết yêu mến thầy cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ ghi câu văn hướng dẫn đọc. 
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV 
 Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức. Hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài: Ai có lỗi?
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- GV nhận xét
- HS nhận xét
3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài:
- Khi còn nhỏ, ai cũng thích chơi trò đóng vai. Một trong những trò chơi các em ưa thích là đóng vai thầy giáo, cô giáo. Bạn Bé trong bài Cô giáo tí hon các em học hôm nay đóng vai cô giáo trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Ba má bạn ấy đang tham gia chiến đấu. Bé ở nhà một mình trông em, cùng các em bày trò chơi lớp học.
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc: giọng vui tươi, thong thả, nhẹ nhàng
- HS nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: bắt chước, khoan thai, ngọng líu, núng nính...
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng trong bài; Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
+ Đọc từng đoạn trước lớp. 
- Bài được chia làm mấy đoạn?
- GV nhận xét, chia đoạn:
+Đoạn 1: Bé kẹp lại tóc...chào cô
+Đoạn 2: Bé treo nón...Đàn em ríu rít đánh vần theo.
+Đoạn 3: còn lại
- HS nêu
- Cho HS đọc. 
- GV nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi 
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài (1lần)
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, luyện đọc
Bé đưa mắt/ nhìn đám học trò,/ tay cầm nhánh trâm bầu/ nhịp nhịp trên tấm bảng.// 
- GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải thích từ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu,núng nính
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (lần 2)
- HS đọc
+ Đọc trong nhóm: Cho HS đọc, theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
- HS đọc theo nhóm 3
+ Thi đọc giữa các nhóm : Cho HS thi đọc đoạn
- Yêu cầu HS nhận xét, GV khen ngợi các nhóm đọc tốt.
+ Đọc đồng thanh: đọc cả bài
- HS thi đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn, cả bài) 
- HS nhận xét
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Truyện có những nhân vật nào?
- Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
- Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú nhất?
- Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám ”học trò”? 
- GV: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em
HS đọc và trả lời các câu hỏi.
- Bé, ba đứa em là Hiển, Anh và Thanh
- Chơi trò chơi lớp học: Bé đóng vai cô giáo, Các em đóng vai học trò
+ Bé ra vẻ người lớn: Kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy nón má đội lên đầu.
+ Bé bắt chước cô giáo vào lớp: đi khoan thai vào lớp, treo nón, mặt tỉnh khô, đưa mắt nhìn đám học trò...
+ Làm y hệt học trò: đứng dậy, khúc khích cười chào cô, ríu rít đánh vần theo cô.
+ ....
3.4. Luyện đọc lại
- GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi nhấn giọng đúng ở đoạn 1 trong bài
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên
- Gọi 2 HS thi đọc cả bài.
- GV nhận xét
- HS nghe 
- HS theo dõi
- HS đọc
- HS nhận xét
4. Củng cố. 
- Các em có thích chơi trò chơi lớp học không? Có thích trở thành cô giáo không?
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu
- HS lắng nghe
5. Dặn dò . Giao bài về nhà cho HS. 
Tự nhiên và xã hội	 Tiết 3:	 Vệ sinh hô hấp
I. Mục tiêu.
- Nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng
- Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp
*KNS: Tư duy phê phán, ra quyết định, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Giáo dục các em biết ích lợi của việc tập thể dục buối sáng và biết giữ sạch mũi miệng.
II. Đồ dùng - dạy học. - GV: hình SGK
III. Các Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời
+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
+ Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
- GV nhận xét
- 2 HS trả lời
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: Để giúp các em nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng, kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Vệ sinh hô hấp”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
*KNS: Tư duy phê phán
*Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4, các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 SGK trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết ích lợi việc thở sâu vào buổi sáng? 
-Hàng ngày em nên làm gì để giữ sạch mũi họng?
- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi 
- Giáo viên theo dõi nhận xét và bổ sung 
- Nhắc học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng.
- Tiến hành thực hiện chia nhóm, thảo luận và báo cáo kết quả.
- Đại diện trả lời.
- Thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì có không khí trong lành, ít khỏi bụi...Cơ thể được vận động để mạch máu lưu thông... 
- Ta cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp .
*Hoạt động 2: thảo luận theo cặp
*KNS: ra quyết định, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
* Mục tiêu: Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp
- Làm việc với sách giáo khoa.
- Yêu cầu từng cặp HS mở SGK quan sát các hình ở trang 9, lần lượt người hỏi người trả lời.
- Bạn hãy chỉ vào hình và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh hô hấp ?
- Hướng dẫn học sinh giúp các em đặt thêm câu hỏi.
- Hình này vẽ gì? Việc làm của các bạn trong hình có lợi hay có hại đối với đường hô hấp ? Tại sao ?
- Gọi một số cặp HS lên hỏi đáp trước lớp.
- Yêu cầu chỉ và phân tích một bức tranh.
- Theo dõi sửa chữa bổ sung và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
* Yêu cầu học sinh cả lớp liên hệ thực tế: 
- Kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?
- Nêu những việc làm để giữ cho bầu không khí trong lành xung quanh nhà ở 
- Quan sát hình vẽ trang 9 nêu nội dung của bức tranh thông qua bức tranh nói cho nhau nghe về những việc nên và không nên làm đối với cơ quan hô hấp.
- Lên bảng chỉ và phân tích một bức tranh 
- Lần lượt kể ra một số việc làm nhằm bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp và giữ cho bầu không khí trong lành .
- HS tự do phát biểu.
- Học sinh nêu bài học SGK
* GV nhận xét, kết luận: Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào và chơi đùa nơi có nhiều khói bụi. Khi quét dọn vệ cinh cần đeo khẩu trang.
-Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc
- Tham gia vệ sinh đường đi, ngõ xóm...
- HS nghe
4. Củng cố- Nhận xét giờ. 
- HS lắng nghe
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
Thủ công	 Tiết 2:	 Gấp tàu thủy hai ống khói (tiết 2) 
I. Mục tiêu.
- HS biết cách gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Rèn HS gấp được tàu thủy 2 ống khói đúng quy trình kỹ thuật, các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học. – GV, HS: kéo, giấy màu, keo 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS
- Các tổ trưởng báo cáo
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- GV: Các em đã nắm được quy trình gấp tàu thủy hai ống khói, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thực hành gấp tàu thủy qua tiết 2: “Gấp tàu thủy hai ống khói (tiết 2)”
- Gọi HS nhắc tựa bài
3.2.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hành.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói. 
- GV nhắc lại các bước.
- GV thao tác lại cách gấp tàu thuỷ cho HS quan sát.
* Hoạt động 2: Thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành gấp.
- Quan sát uốn nắn và giúp đỡ HS còn lúng túng.
* Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm. 
- HD nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét đánh giá kết quả.
- HS nêu lại các bước.
Bước 1: Gấp cắt từ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp lấy điểm dấu giữa.
Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ 2 ống khói.
- HS theo dõi.
- HS thực hành gấp theo nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm trên bảng.
- HS nêu ý kiến nhận xét bài của bạn.
4. Củng cố:
 - Tàu thuỷ thường dùng làm gì?
+ Giáo viên nhận xét giờ – tuyên dương.
- HS nêu
- HS nghe
5. Dặn dò. Giao bài về nhà cho HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017
Toán	 Tiết 9: Ôn tập các bảng chia 
I. Mục tiêu.
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong các bảng chia đã học
- Thực hành chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm và giải bài toán có lời văn bằng một phép chia
 - HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bảng phụ HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: hát
- HS hát
2.Kiểm tra bài cũ. – Gọi HS đọc bảng chia đã học
- GV nhận xét
- 4 HS đọc
- HS nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài
- Để giúp các em củng cố kĩ năng thực hành tính trong các bảng chia đã học, thực hành chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm và giải bài toán có lời văn bằng một phép chia, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “ôn tập các bảng chia đã học”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2.Thực hành:
Bài 1.Tính nhẩm:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nhẩm sau đó nối tiếp sửa bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS nhẩm, nối tiếp nêu kết quả:
a) 3 × 4 = 12 2 × 5 = 10 5 × 3= 15 4 × 2= 8 
 12 : 3 = 4 10 : 2 = 5 15 : 3= 5 8 : 2= 4 
 12 : 4 = 3 10 : 5 = 2 15 : 5= 3 8 : 4= 2 
- HS nhận xét
Bài 2.Tính nhẩm 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướngdẫn mẫu
2 trăm : 2 = 1 trăm
200 : 2 = 100
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, sau đó HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tắt bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
- HS đọc
- HS theo dõi
- HS làm bài vào vở, lần lươt HS lên bảng làm bài
400 : 2 = 200; 800 : 2 = 400
600 : 3 = 200; 300 : 3 = 100
400 : 4 = 100; 800 : 4 = 200
- HS nhận xét
- HS đọc
Tóm tắt
24 cái cốc xếp : 4 hộp
Mỗi hộp:...cái cốc?
Bài giải
Mỗi hộp có số cái cốc là :
24:4= 6 (các cốc)
 Đáp số: 6 cái cốc
- HS nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Chính tả	 Tiết 3:	 (Nghe viết) Cô giáo tí hon
I. Mục tiêu.
- Nghe - viết đúng một đoạn trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Nghe - viết chính xác và làm đúng các bài tập tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x
- HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
 II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ. - HS: Bảng con
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết bảng con nghệch ngoạc, khuỷu tay
- HS viết bảng con
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nhận xét bạn
 3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết một đoạn trong bài Cô giáo tí hon và tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ lẫn. 
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn viết 
- HS nghe - 2 HS đọc.
+ Đoạn văn gồm có mấy câu?
+ Chữ đầu các câu viết như thế nào?
+ Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
+ Tìm tên riêng trong đoạn văn?
+ Cần viết tên riêng như thế nào?
- GV nhận xét
- Cho HS viết từ khó
- GV nhận xét, cho HS đọc lại các từ
+ 5 câu
+ Viết hoa chữ cái đầu
+ Viết lùi vào 1 ô
+ Bé
+ Viết hoa
- HS nhận xét
-HS viết bảng: vắng lặng, cuối hè, dẫn, lang thang, loang lổ, ...
- HS đọc
b. GV đọc cho HS viết.
- HS viết bài.
- Chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi, ghi ra lề vở.
c. Chấm chữa bài.
- GV chấm 8 bài nhận xét. 
- HS lắng nghe
3.3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2. Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn cho HS làm bài vào vở
- GV chia lớp thành 2 đội lên tham gia trò chơi Ai nhanh hơn để sửa bài
- Yêu cầu HS nhận xét, GV chữa bài.
- HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS tham gia trò chơi: 
a, xét: xét xử, xét nghiệm, xem xét, xét hỏi, xét duyệt.
b, sét: sấm sét, đất sét, lưõi tầm sét
c, xào: xào thịt, xào rau, xào xáo
d, sào: cái sào, sào đất
e, xinh: xinh xắn, xinh đẹp, xinh xinh
g, sinh: học sinh,sinh viên, sinh hoạt
- HS nhận xét
4. Củng cố: - Nhận xét giờ học
- HS lắng nghe
5. Dặn dò: Giao bài về nhà cho HS.
Luyện từ và câu	 Tiết 2:	 Từ ngữ về thiếu nhi – Ôn tập câu Ai là gì?
I. Mục tiêu.
- Tìm được một số từ ngữ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em. 
- Ôn tập kiểu câu : Ai (cái gì, con gì) là gì? 
- HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức hát
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS kiểm tra miệng BT1(tuần 1) - GV nhận xét
- HS trả lời theo yêu cầu của GV
- HS nhận xét
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: 
- Để giúp các em tìm được một số từ ngữ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em. Sau đó, các em sẽ tiếp tục ôn kiểu câu Ai (con gì, cái gì) – là gì?, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài:“Từ ngữ về thiếu nhi. Ôn kiểu câu Ai là gì?”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS lắng nghe
- HS nhắc tựa bài
3.2. Hướng dẫn làm bài tập:
HS nêu yêu cầu và làm các bài tập:
Bài 1. Tìm các từ 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc
- GV hướng dẫn HS : 
- GV cho HS suy nghĩ thảo luận nhóm đôi và tìm từ, sau đó trình bày trước lớp
- GV nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận nhóm đôi và đại diện trình bày
- Chỉ trẻ em: thiếu nhi, nhi đồng, trẻ em, thiếu niên, trẻ nhỏ ...
- Chỉ tính nết của trẻ em: lễ phép, ngoan ngoãn, ngây thơ, hiền lành, thật thà ...
- Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: yêu quý, yêu mến, thương yêu..
- HS nhận xét, sửa bài
Bài 2. Tìm các bộ phận của câu:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV gắn bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài
- HS đọc
- HS theo dõi, làm bài miệng:
a

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 2 CKTKN 2017 2018_12191355.doc