Giáo án Tuần 28 - Lớp Bốn

ĐẠO ĐỨC

Tiết 28: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (có liên quan đến HS)

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

* GDKNS: - Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.

- Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông.

*GDQBPCTE, GDANQP, ATGT

II. Đồ dùng dạy học:

 - SGK Đạo đức 4.

 - Một số biển báo giao thông.

 - Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 37 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 28 - Lớp Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu đã học (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số tờ phiếu kẻ sẵn bảng để HS phân biệt 3 kiểu câu kể BT1.
- 1 tờ giấy viết sẵn lời giải BT1.
- 1tờ phiếu viết sẵn đoạn văn ở BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
a) Phần giới thiệu:
* Nêu mục tiêu tiết học ôn tập và kiểm tra giữa học kì II. 
b) Hướng dẫn ôn tập : 
* Bài tập 1 :
- GV gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Nhắc HS xem lại các tiết LTVC: câu kể Ai làm gì? (tuần 17 tr. 166 và 171; tuần 19 tr6 tập hai; Câu kể ai thế nào? (tuần 21; 22 trang 23, 29, 26); Câu kể Ai là gì ? (tuần 24, 25 tr.57, 61, 68) để lập bảng phân biệt đúng 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
+ Phát giấy khổ rộng cho các nhóm HS làm bài 
- Nhóm trưởng có thể giao cho mỗi bạn viết về một kiểu câu kể, rồi điền nhanh vào bảng so sánh.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài bằng cách dán các phiếu bài làm lên bảng.
+ Gọi HS chữa bài, nhận xét, bổ sung 
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Y/c HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
+ Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài tập 2:
- GV gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Nhắc HS: các em lần lượt đọc từng câu trong đoạn văn xuôi, xem mỗi câu thuộc kiểu câu kể gì, xem tác dụng của từng câu (dùng để làm gì ?)
+ Yêu cầu HS làm việc cá nhân làm bài vào vở sau đó tiếp nối nhau phát biểu.
- GV chốt lại kết quả đúng .
Bài tập 3:
- GV gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Nhắc HS: Trong đoạn văn ngắn viết về bác sĩ Ly các em cần sử dụng 
+ Câu kể: Ai là gì? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly (ví dụ: Bác sĩ Ly là người hết sức nhân từ)
+ Câu kể: Ai làm gì ? để kể về hành động của bác sĩ Ly (ví dụ: Cuối cùng bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp biển hung hãn)
+ Câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly (ví dụ: Bác sĩ Ly là người rất hiền từ và nhân hậu nhưng cũng hết sức cứng rắn và cương quyết)
- Yêu cầu HS suy nghĩ và viết đoạn văn.
- Yêu cầu tiếp nối nhau đọc trước lớp.
- Nhận xét.
 4. Củng cố: 
* Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II đến nay nhiều lần để tiết sau kiểm tra.
5. Nhận xét – dặn dò: 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
- Lắng nghe.
- 1 Hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm 
+ lắng nghe và xem lại các tiết LTVC đã học có 3 kiểu câu kể nêu trên.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm dàn bài làm lên bảng.
Ai làm gì ?
 Ai thế nào ? 
Ai là gì ?
Định nghĩa
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai
( con gì )?
- Vị ngữ là ĐT hay cụm ĐT
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai
(cái gì, con gì )?
- Vị ngữ trả lời câu hỏi: Thế nào?
- Vị ngữ là ĐT hay TT cụm ĐT và cụm TT
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi : Ai
( cái gì , con gì)?
- Vị ngữ thường là DT 
Ví dụ 
Các cụ già nhặt cỏ đốt lá 
Bên đường, cây cối xanh um 
Hồng Vân là học sinh lớp 4 A
+ HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Lắng nghe.
+ Tiếp nối nhau phát biểu:
Câu
Kiểu câu
Tác dụng
Câu1
Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười .
Ai là gì?
Giới thiệu nhân vật " tôi "
Câu2
Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuỗng cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một 
Ai làm gì ?
Kể các hoạt động của nhân vật " tôi"
Câu3
Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.
Ai thế nào ?
Kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông 
+ Nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Lắng nghe.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- Tiếp nối nhau đọc đoạn văn trước lớp.
- Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và nhân hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
**********************************************
THỂ DỤC
Tiết 55:	 MÔN TỰ CHỌN TRÒ CHƠI: “DẪN BÓNG”
Giáo viên bộ môn 
********************************************** 
Thứ tư, ngày 22 tháng 3 năm 2017
KỂ CHUYỆN
Tiết 28: ÔN TẬP GIỮA KÌ II 
I. Mục tiêu : 
 - Năm được một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong ba chủ điểm Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm (BT1, BT2); Biết lựa chọn từ ngữ thích hợp theo chủ điểm đã học để tạo thành cụm từ rõ ý (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu kẻ bảng để HS làm BT1, 2 - viết rõ các ý để HS dễ dàng điền nội dung (xem mẫu phiếu ở dưới)
- Bảng lớp (hoặc một tờ phiếu ) viết nội dung BT3 a, b , c theo hàng ngang.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a) Phần giới thiệu:
* Từ đầu học kì II, các em đã học qua các chủ điểm: Người ta là hoa của đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm. Qua tiết LTVC trong ba chủ điểm ấy đã cung cấp cho các em một số từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ. Tiết ôn tập hôm nay giúp các em hệ thống hoá các từ ngữ đã học, luyện ập sử dụng các từ ngữ đó . 
b) Bài tập 1 và 2 : 
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.
+ Đề bài yêu cầu ta làm gì?
+ GV chia cho mỗi tổ lập bảng tổng kết vốn từ, vốn thành ngữ, tục ngữ thuộc 1 chủ điểm, phát phiếu đã kẻ bảng cho các nhóm làm bài - Sau thời gian qui định, đại diện các nhóm lên dán tờ phiếu của mình lên bảng .
+ Gọi HS đọc lại nội dung bảng tổng kết.
+ GV nhận xét và chốt lại ý đúng, ghi điểm những nhóm có bảng hệ thống vốn từ đầy đủ nhất.
 Bài tập 3 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV gợi ý cho HS:
- Ở từng chỗ trống, các em thử lần lượt điền các từ cho sẵn sao cho tạo ra cụm từ có nghĩa.
- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở 
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài tập 
- Mời 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 ý .
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố: 
* Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ đầu HKII đến nay nhiều lần học thuộc lòng các bài thơ để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
- Lắng nghe .
- 1Học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm 
+ Ghi lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học trong tiết MRVT thuộc 3 chủ điểm: “Người ta là hoa của đất - Vẻ đẹp muôn màu - Những người quả cảm”.
+ Lớp chia nhóm thảo luận và ghi các vốn từ vào bảng .
+ Các nhóm gắn phiếu bài làm của mình lên bảng .
 Người ta là hoa đất 
Từ ngữ
Thành ngữ, tục ngữ
tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng 
- Những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh : vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn ,...
- Những hoạt động có lợi cho sức khoẻ: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chơi thể thao, ăn uống, điều độ, nhỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí,...
- Người ta là hoa của đất .
- Nước lã mà vã nên hồ 
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Chuông có đánh mới kêu 
Đèn có khêu mới tỏ 
- Khoẻ như voi, như trâu, như hùm, như beo,...
- Nhanh như cắt, như gió, như sóc, như chớp, như điện,..
- Ăn được ngủ được là tiên, Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo .
 Vẻ đẹp muôn màu 
 Từ ngữ 
Thành ngữ, tục ngữ 
- đẹp, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, tha thướt,... 
- thuỳ mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân thành, chân thực, chân tình, thắng thắn, ngay thẳng, lịch sự, tế nhị, nết na, khẳng khái, khí khái ,..
- Tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng 
- Xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha,...
- tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, không tưởng tượng được, như tiên
- Mặt tươi như hoa 
- Đẹp người đẹp nết 
-Chữ như gà bơí
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
- Người thanh tiếng nói cũng thanh . Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu .
- Cái nết đánh chết cái đẹp 
- Trông mặt mà bắt hình dong. Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.
 Những người quả cảm 
 Từ ngữ 
Thành ngữ, tục ngữ 
- gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, gan lì , bạo gan, táo bạo, quả cảm, nhát, nhút nhát, e lệ, nhát gan hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, hèn hạ, bạc nhược, nhu nhược, khiếp nhược 
- tinh thần, dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm xông lên, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm cứu bạn, dũng cảm chống lại cường quyền, dũng cảm trước kẻ thù, dũng cảm nói lên sự thật
- Vào sinh ra tử 
- Gan vàng dạ sắt
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 HS lên làm bài trên bảng.
+ Lời giải a. 
- Một người tài đức vẹn toàn 
- Nét chạm trổ tài hoa 
- Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ
+ Lời giải b. 
- Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt 
- Một ngày đẹp trời 
- Những kỉ niệm đẹp đẽ 
+ Lời giải c. 
- Một dũng sĩ diệt xe tăng 
- Có dũng khí đấu tranh 
- Dũng cảm nhận khuyết điểm 
+ HS nhận xét bổ sung (nếu có)
- HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
********************************************** 
TẬP ĐỌC
Tiết 56:	ÔN TẬP GIỮA KÌ II 
I. Mục tiêu : 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu .
- Phiếu ghi sẵn nội dung chính của 6 bài tập đọc thuộc chủ đề “Những người quả cảm”
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a) Phần giới thiệu:
* Ở tiết này các em sẽ tiếp tục ôn tập giữa học kì II. 
b) Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra số học sinh cả lớp.
- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc.
-Theo dõi và ghi điểm theo thang điểm qui định của Vụ giáo dục tiểu học.
-Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại .
 3) Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm những người quả cảm : 
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.
+ Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
+ Yêu cầu HS suy nghĩ và nhắc lại tên và nội dung các bài tập đọc thuộc chủ đề “Những người quả cảm”.
+ Gọi HS đọc lại nội dung bảng tổng kết .
4. Củng cố: 
* Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ đầu HKII đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra .
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài 
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài (mỗi lần từ 5 - 7 em) HS về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong thì tiếp nối lên bốc thăm yêu cầu.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe bạn đọc.
- Hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- Nêu yêu cầu như SGK.
+ HS Tiếp nối nhau phát biểu.
Tên bài
Nội dung chính 
Nhân vật 
Khuất phục tên cướp biển 
Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục.
 - Bác sĩ Ly
- Tên cướp biển
Ga - vrốt ngoài chiến luỹ
Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga - vrốt, bất chấp hiểm nguy, ra ngoài chiến luỹ nhặt đạn để tiếp tế cho nghĩa quân 
Ga - vrốt 
+ Ăng - giôn - ra
+ Cuốc - phây - rắc
Dù sao trái đất vẫn quay !
Ca ngợi hai nhà khoa học Cô - péc - ních và Ga - li - lê dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
+ Cô - péc - ních 
+ Ga - li - lê
Con sẻ
Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của chim sẻ mẹ.
+ Sẻ mẹ, sẻ con 
+ Nhân vật xưng tôi 
+ Con chó săn
- HS cả lớp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
********************************************** 
TOÁN 
Tiết 138: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ
I. Mục tiêu :
- Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- Bài tập cần làm:Bài 1 HSTC làm hết các bài tập
II. Đồ dùng dạy học: 
- Viết sẵn các bài toán 1 và 2 lên bảng phụ.
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
- Thước kẻ, e ke và kéo.
III. Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi:
- Tỉ số của hai số có nghĩa như thế nào ?
- Nhận xét 
3. Bài mới 
a) Giới thiệu bài: - Tiết học hôm truớc các em đã được biết tỉ số của hai số. Bài học hôm nay chúng ta sẽ học cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số. 
b) Hướng dẫn các hoạt động
*) Giới thiệu bài toán 1 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài toán 1 gọi HS nêu ví dụ: 
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Vẽ sơ đồ đoạn thẳng để minh hoạ số bé được biểu thị 3 phần bằng nhau, số lớn được biểu thị 5 phần bằng nhau.
- Hướng dẫn giải bài toán theo các bước:
- Tìm tổng số phần bằng nhau: 3 + 5 = 8 (phần)
- Tìm giá trị của một phần: 86 : 8 = 12 
- Tìm số bé: 12 x 3 = 36 
- Tìm số lớn: 12 x 5 = 60 ( hoặc 96 - 36 = 60)
- Lưu ý HS:
-Có thể làm gộp bước 2 và 3 : 96 : 8 x 3 = 36 
*) Giới thiệu bài toán 2 
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn bài toán 2 gọi HS nêu ví dụ : 
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Vẽ sơ đồ đoạn thẳng để minh hoạ số vở của Minh được biểu thị 2 phần bằng nhau, số vở của Khôi được biểu thị 3 phần bằng nhau.
- Hướng dẫn giải bài toán theo các bước:
- Tìm tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 = 5 (phần)
- Tìm giá trị của một phần: 25 : 5 = 5 (quyển) 
- Tìm số vở của Minh : 5 x 2 = 10 (quyển) 
- Tìm số vở của Khôi : 25 - 10 = 15 (quyển) 
- Có thể làm gộp bước 2 và 3 : 25 : 5 x 2 = 10(quyển ) 
c) Thực hành:
*Bài 1:
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
Bài 2 /148:HSTC
- Yêu cầu HS đọc đề – tìm hiểu đề –tóm tắt đề bằng sơ đồ hình vẽ .
-Gọi 1 em lên giải .
Bài 3/148: Dành cho HSTC
- Gọi 1 em đọc – hs tìm hiểu đề tóm tắt và giải ,
- Số lớn nhất có hai chữ số là số nào? 
4. Củng cố:
- Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì ?
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 2 HS trả lời.
- Học sinh nhận xét bài bạn.
+ Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ HS lắng nghe và vẽ sơ đồ và giải bài vào nháp 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe và vẽ sơ đồ và giải bài vào nháp 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- Suy nghĩ tự làm vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng.
 Giải 
 Tổng số phần bằng nhau là :
2 + 7 = 9 ( phần )
 Số bé là : 333 : 9 x 2 = 74
 Số lớn là : 333 - 74 = 259
Đáp số : Số bé : 74
 Số lớn : 259
Bài giải 
Tổng số phần bằng nhau :
3 + 2 = 5 ( phần )
Số thóc ở kho thứ nhất :
125 : 5 3 = 75 ( tấn )
Số thóc ở kho thứ hai :
125 - 75 = 50 ( tấn )
Đáp số : kho 1 :75 tấn ;
 kho 2 :50 tấn .
- Là số 99.
Bài giải 
Tổng số phần bằng nhau :
4 + 5 = 9 ( phần )
 Số bé :
99 : 9 4 = 44
 Số lớn :
99 - 44 = 55
Đáp số : Số bé : 44 ; số lớn : 55
- Học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
********************************************** 
LỊCH SỬ 
TIẾT 55: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA	THĂNG LONG (NĂM 1786)
I. Mục tiêu :
- Nắm được đôi nét về nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
 - Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu cũng đánh thắng đến đó, năm 1789 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
 - Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước. 
 - Nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
 GV cho HS chuẩn bị SGK.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày tên các đô thị lớn hồi thế kỉ XVI-XVII và những nét chính của các đô thị đó.
- Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
 GV nhận xét.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Phát triển bài:
 * Hoạt động cả lớp:
 GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ khởi nghĩa tại Tây Sơn đã đánh đổ được chế độ thống trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong (1771), đánh đuổi được quân xâm lược Xiêm (1785). Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Đàng Trong và quyết định tiến ra Thăng Long diệt chính quyền họ Trịnh.
- GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.
- GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ.
* Hoạt động cả lớp: (Trò chơi đóng vai )
- GV cho HS đọc hoặc kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn.
- GV dựa vào nội dung trong SGK để đặt câu hỏi:
+ Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì?
+ Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
+ Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào ?
+ Nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long là gì ?
- Sau khi HS trả lời, GV cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn Quân Tây Sơn.
- GV theo dõi các nhóm để giúp HS tập luyện. Tùy thời gian GV tổ chức cho HS đóng tiểu phẩm “Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” ở trên lớp.
- GV nhận xét.
*Hoạt động cá nhân:
- GV cho HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
- GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc bài học trong khung.
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long nhằm mục đích gì ?
- Việc Tây Sơn lật đổ tập đoàn PK họ Trịnh có ý nghĩa gì ?
* Việc tiêu diệt họ Trịnh, tạo tiền đề quan trọng cho việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt là công lao vô cùng to lớn của nhà Tây Sơn .
 5. Nhận xét – dặn dò: 
- Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Quang Trung đại phá quân thanh năm 1789”.
- Nhận xét tiết học .
- HS chuẩn bị.
- HS hỏi đáp nhau và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS lên bảng chỉ.
- HS theo dõi.
- HS kể hoặc đọc.
- HS chia thành các nhóm, phân vai, tập đóng vai.
- HS đóng vai.
- HS đóng tiểu phẩm.
- HS thảo luận và trả lời: Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
- 3 HS đọc và trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp. 
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
********************************************** 
KĨ THUẬT 
Tiết 28: LẮP CÁI ĐU (tiết 2)
I. Mục tiêu:
Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu theo mẫu
II. Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu cái đu lắp sẵn 
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Hoạt động dạy- học:
Tiết 2
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Lắp cái đu và nêu mục tiêu bài học.
b) Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp cái đu.
- GV gọi một số em đọc ghi nhớ và nhắc nhở các em quan sát hình trong SGK cũng như nội dung của từng bước lắp.
a/ HS chọn các chi tiết để lắp cái đu
 - HS chọn đúng và đủ các chi tiết.
 - GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn.
b/ Lắp từng bộ phận
- Trong quá trình HS lắp, GV nhắc nhở HS lưu ý:
+ Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu.
+ Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ.
+ Vị trí của các vòng hãm.
c/ Lắp cái đu
- GV nhắc HS quan sát H.1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu.
- GV tổ chức HS theo cá nhân, nhóm để thực hành.
- Kiểm tra sự chuyển động của cái đu.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh gía sản phẩm thực hành:
+ Lắp cái đu đúng mẫu và theo đúng qui trình.
+ Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn gàng vào trong hộp.
4. Củng cố:
5. Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả lắp ghép của HS.
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Lắp xe nôi”.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS làm cá nhân, nhóm.
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
- Cả lớp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy 
 ********************************************** 
Thứ năm, ngày 23 tháng 3 năm 2017
ĐỊA LÍ
 NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu :
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
+ Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền trung: Nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền
* SDNLTK&HQ và GDHS ý thức bào vệ môi trường: không khí trong lành, xử lí rác hợp lí,
- BVMT, BTTN
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở ĐB duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung (nếu có).
- Mẫu vật: đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía và một thìa nhỏ (nếu có).
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: Hát
2. KTBC : 
- Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại ĐB duyên hải miền Trung?
 -Giải thích vì sao người dân ở ĐB duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối?
3.Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
b. Phát triển bài : 
3/. Hoạt động du lịch:
* Hoạt động cả lớp: 
- Cho HS quan sát hình 9 của bài và hỏi: Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì? Sau khi HS trả lời, cho một HS đọc đoạn văn đầu của mục này: yêu cầu HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi của SGK. GV nên dùng bản đồ VN gợi ý tên các thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
- GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm, thêm thu nhập) và vùng khác (đến ng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 28 Lop 4_12277800.doc