Giáo án Văn hóa giao thông lớp 3 - Bài 6 - Khi em là người chứng kiến vụ va chạm giao thông

Bài 6: KHI EM LÀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN

 VỤ VA CHẠM GIAO THÔNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs biết tham gia giao thông an toàn, đúng luật.

- Chấp hành tốt luật giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.

2. Kỹ năng:

- Hs biết cách kêu gọi sự giúp đỡ của người khác, hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình.

- Hs biết sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai.

3. Thái độ:

- Hs biết thuật lại vụ việc chính xác, trung thực.

- Hs thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh ảnh về các hành động có ý thức/ không có ý thức khi tham gia giao thông.

- Các tranh ảnh trong bài ở sách Văn hóa giao thông.

2. Họcsinh:

- Sách văn hóa giao thông dành cho lớp 3.

- Đồ dung dạy học sử dụng trong tiết học theo sự phân công của giáo viên.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Trải nghiệm:

- Cho Hs xem 1 số tranh ảnh về các hành động tham gia giao thông an toàn và không an toàn.

- Hỏi: Từ các hành động tham gia giao thông không an toàn, em hãy nêu 1 số nguyên nhân gây va chạm giao thông?

- Gv mời một số Hs nêu, mời Hs khác nhận xét, Gv nhận xét chuyển ý vào bài mới.

 

docx 5 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 931Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Văn hóa giao thông lớp 3 - Bài 6 - Khi em là người chứng kiến vụ va chạm giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6:	 KHI EM LÀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN
 VỤ VA CHẠM GIAO THÔNG
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hs biết tham gia giao thông an toàn, đúng luật.
Chấp hành tốt luật giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.
Kỹ năng:
Hs biết cách kêu gọi sự giúp đỡ của người khác, hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình.
Hs biết sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai.
Thái độ:
Hs biết thuật lại vụ việc chính xác, trung thực.
Hs thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh ảnh về các hành động có ý thức/ không có ý thức khi tham gia giao thông. 
Các tranh ảnh trong bài ở sách Văn hóa giao thông.
Họcsinh:
Sách văn hóa giao thông dành cho lớp 3.
Đồ dung dạy học sử dụng trong tiết học theo sự phân công của giáo viên.
Các hoạt động dạy học:
Trải nghiệm:
Cho Hs xem 1 số tranh ảnh về các hành động tham gia giao thông an toàn và không an toàn.
Hỏi: Từ các hành động tham gia giao thông không an toàn, em hãy nêu 1 số nguyên nhân gây va chạm giao thông?
Gv mời một số Hs nêu, mời Hs khác nhận xét, Gv nhận xét chuyển ý vào bài mới.
Hoạt động cơ bản: Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông cần sẵn sang hỗ trợ người bị nạn theo khả năng của mình và thuật lại sự việc một cách trung thực.
Gv kể câu chuyện“ Phản hồi đúng sự thật” – Hs lắng nghe.
Gv nêu câu hỏi: 
+ Vì sao xe Bình va phải bé Bo?
+ Khi bé Bo ngã, Mai đã làm gì?
+ Tại sao Mai không bênh vực Bình dù Mai và Bình là bạn thân?
Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi sau: Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông, chúng ta nên làm gì?
Gv mời đại diện nhóm trình bày câu trả lời, nhóm khác bổ sung ý kiến.
Gv nhận xét chốt ý:
Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông, em cần sẵn sàng hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình và thuật lại vụ việc một cách trung thực.
Hoạt động thực hành:
Gv yêu cầu Hs đọc thầm nội dung củacác tình huống kết hợp xem tranh.
Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm đôi.
+ Tình huống 1: Theo em, em sẽ làm gì nếu chứng kiến vụ va chạm giao thông trên?
+ Tình huống 2:
Theo em, em sẽ làm gì nếu chứng kiến vụ va chạm giao thông trên?
Theo em, bạn nàotham gia giao thông chưa an toàn?
Gv mời đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Gv nhận xét, chốt ý:
Chứng kiến tai nạn diễn ra
	Sẵn lòng giúp đỡ dẫu là không quen
	Nếu cần thuật lại rõ thêm
	Đúng, sai, phải, trái, đôi bên rõ ràng.
Hoạt động ứng dụng:
Gv cho Hs thảo luận nhóm 3, diễn lại tình huống ở hoạt động thực hành.
+ Gv mời 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến, Gv nhận xét.
Gv cho Hs thảo luận nhóm 4 tình huống: Trên đường đi học về nếu em nhìn thấy hai bạn học sinh đi xe đạp va phải nhau. Cả hai bạn đều ngã bất tỉnh. Em sẽ làm gì trước tình huống đó?
+ Gv mời 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến, Gv nhận xét.
Gv chốt ý:
Khi gặp tai nạn hiểm nguy
Kịp thời kêu gọi người đi giúp liền.
Củng cố - dặn dò:
Gv cho Hs trải nghiệm tình huống: Nêu lại sự việc hai bạn va chạm nhau mà các em từng chứng kiến.
Gv liên hệ giáo dục: Để tránh va chạm giao thông, các em cần phải làm gì?
Gv nhận xét tiết học, dặn dò Hs chuẩn bị bài sau.
Bài 7:	 NHÌN THẤY VẬT CẢN KHÔNG AN TOÀN 
 TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hs biết thế nào là giao thông an toàn, đúng luật.
Chấp hành tốt an toàn giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.
Kỹ năng:
Hs biết cách xử lý khi nhìn thấy vật cản trên đường giao thông để đảm bảo an toàn cho mọi người
Thái độ:
Hs hình thành thói quen dọn dẹp, xử lý vật cản không an toàn khi nhìn thấy trên đường giao thông
Hs thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện an toàn khi tham gia giao thông.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh ảnh về các loại đường giao thông và 1 số vật cản trên các đường giao thông đó
Các tranh ảnh trong bài ở sách Văn hóa giao thông.
Học sinh:
Sách văn hóa giao thông dành cho lớp 3.
Đồ dung dạy học sử dụng trong tiết học theo sự phân công của giáo viên.
Các hoạt động dạy học:
Trải nghiệm:
Yêu cầu HS nêu các loại đường giao thông đã được học ở lớp 2
Cho HS xem 1 số hình ảnh về đường giao thông có vật cản nằm trên đó, hỏi: 
Em hãy cho biết đường giao thông trong hình là loại đường giao thông gì? Em có nhìn thấy gì trên đường giao thông đó không?
GV hỏi: Em đã bao giờ thấy vật cản nằm trên đường đi của mình chưa? Khi đó em đã làm gì?
Chuyển ý để giới thiệu cho Hs vào bài mới
Hoạt động cơ bản: Đọc truyện “ Có phải tại viên gạch”
Y/c 2 HS đọc câu chyện “Có phải tại viên gạch”.
Y/c HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi trong sách/ 28
Nêu câu hỏi, mời các nhóm trình bày
+ Khi đang đứng đợi ba mẹ đi làm về, Việt và Nam đã nhìn thấy điều gì?
+ Nhín thấy những viên gạch rơi xuống đường, Nam đã bảo Việ làm gì? Việt có đồng ý làm theo lời Nam không?
+ Tại sao ba mẹ Việt bị ngã?
Câu hỏi phụ: Nếu em là Việt trong câu chuyện, em sẽ làm gì? 
Chốt: Vậy khi nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông, chúng ta nên làm gì?
Sau khi HS trả lời, GV chốt ý, y/c hs đọc câu thơ của hoạt động cơ bản:
Nếu thấy vật cản trên đường
	 Hãy mau dọn dẹp, tai ương đâu còn.
( GV có thể giải thích cho HS hiểu từ “tai ương”)
Hoạt động thực hành:
Y/c HS quan sát các hình ảnh ở HĐ thực hành trong sách/ 28, 29, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: “Em sẽ làm gì nếu nhìn thấy trên đường phố những hình ảnh sau?”
“ Nếu để nguyên vật cản đó trên đường thì sẽ có điều gì xảy ra?”
GV đưa từng hình ảnh, y/c HS trả lời cách xử lý của mình khi nhìn thấy vật cản trên đường phố.
GV chốt sau mỗi khi HS trả lời, nhận xét, lưu ý những vật cản quá to hoặc có thể gây nguy hiểm cần nhờ người lớn giúp đỡ.
H: Theo em, nếu ai nhìn thấy vật cản trên đường phố mà làm ngơ, không dọn dẹp thì điều gì sẽ xảy ra?
Chốt: Vậy khi nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông, chúng ta không được làm ngơ mà cần dọn những vật đó sang 1 bên. Nếu vật cản quá to nặng hoặc có thể gây nguy hiểm như dây điện, các em nên nhờ người lớn giúp đỡ, không nên tự làm 1 mình để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người qua đường.
Ngoài ra, chúng ta cần phải có ý thức nhắc nhở nhau không thờ ơ khi nhìn thấy các vật cản nằm trên đường, hình thành thói quen dọn dẹp, hoặc kêu gọi sự giúp đỡ của người đỡ để dọn dẹp các vật cản đó.
Y/c HS đọc các câu thơ:
Vật làm cản trở giao thông
	Gây bao nguy hiểm ta không thể ngờ
	Người, xe qua lại hàng giờ
	Chung tay dọn dẹp không chờ đợi ai.
GV giới thiệu thêm 1 số hình ảnh về vật cản không an toàn đối với giao thông ở vùng nông thôn, giao thông đường thủy, đường hàng không và cách xử lý.
Hoạt động ứng dụng
Y/c HS tự suy nghĩ và viết tiếp nội dung câu chuyện ở sách / 30
Mời 1 số HS đọc câu chuyện của mình. Bạn nhận xét, bổ sung
Y/c HS tập đóng vai theo nhóm đôi, xử lý tình huống trong câu chuyện trên, tiết học sau các nhóm sẽ trình bày.
Củng cố - dặn dò:
Y/c HS liên hệ trường hợp bản thân mình đã nhìn thấy vật cản gây nguy hiểm trên đường và cách xử lý.
Gv liên hệ giáo dục
Gv nhận xét tiết học, dặn dò Hs chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAO AN AN TOAN GIAO THONG.docx