Giáo án Vật lí lớp 7 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.

- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

2. Kĩ năng:

- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.

3. Thái độ:

- Có ý thức nghiêm túc trong học tập vận dụng kiến thức vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: - Tranh vẽ to hình 15. (1,2,3) SGK.

2. HS: - Nội dung bài học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp:(1 phút).

2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

Câu 1: Thế nào là vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém? Cho ví dụ?

Câu 2: Tiếng vang là gì?

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 7 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17-12-2015 
Ngày dạy: 19-12-2015 
Lớp: 7A
Tiết CT: 16 
Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
2. Kĩ năng: 
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
3. Thái độ: 
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Tranh vẽ to hình 15. (1,2,3) SGK. 
2. HS: - Nội dung bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:(1 phút). 
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) 
Câu 1: Thế nào là vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém? Cho ví dụ?
Câu 2: Tiếng vang là gì?
3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
Hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh thì cuộc sống chúng ta sẽ tẻ nhạt và khó khăn như thế nào? Tuy nhiên tiếng động lớn và kéo dài gây tác hại xấu tới thần kinh con người. Vì vậy trong các nhà máy, ở các thành phố công nghiệp, người ta phải tìm cách hạn chế bớt tiếng ồn. Cần phải làm thế nào?
- HS chú ý lắng nghe và đưa ra những dự doán của mình.
Hoạt động 2: Nhận biết ô nhiểm tiếng ồn:
- GV: cho học sinh quan sát các tranh vẽ 15.(1,2,3,4) mời cả lớp quan sát sau đó thảo luận và trả lời câu C1?
- GV: Gợi ý hình 15.1 thì tiếng sấm có to không, có kéo dài không?
- GV: Tiếng sấm có gây ra ô nhiễm tiếng ồn không?
- GV: Hình 15.2 thì tiếng máy khoan có to không, có kéo dài không?
- GV: Nó có gây ảnh hưởng gì cho con người?
- GV: Giới thiệu tiếng ồn này đã gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
- GV: Tương tự như trên GV cho HS quan sát và làm hình 15.3 trong SGK?
- GV: Chốt lại và cho HS ghi bài vào vở câu C1.
- Từ câu hỏi C1 cho hs hoàn thành phần kết luận?
- Hãy vận dụng câu trả lời trên y/c HS hoàn thành C2? 
- GV: Cho HS làm một số ví dụ để nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
- HS: Chú ý quan sát hình vẽ.
- HS: Hình 15.1: Tiếng sấm to nhưng không kéo dài.
- HS: Không gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
- Hình 15.2: Tiếng máy khoan bê tông to và kéo dài.
- HS: Ảnh hưởng đến người gọi điện thoại và có thể gay điếc tai người thợ khoan. 
- HS: Chú ý lắng nghe và thu thập thông tin.
- HS: Hình 15.3: Tiếng ồn từ chợ to, kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến việc học tập của hs. 
- HS: Ghi bài vào vở.
- HS: Kết luận: Tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người. 
- HS: C2: Dáp án (b); (d).
- HS: Làm theo hướng dẫn của GV.
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn:
C1: Hình 15.1: Tiếng sấm có độ to là 120 dB thuộc giới hạn ô nhiễm tiếng ồn (không gây ô nhiễm) vì không kéo dài.
- Hình 15.2: Tiếng máy khoan bê tông có độ to là 100dB ảnh hưởng đến người gọi điện thoại và có thể gay điếc tai người thợ khoan→ Tiếng ồn gây ô nhiễm.
- Hình 15.3: Tiếng ồn từ chợ có độ to bằng 80dB, kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến việc học tập của hs→ Tiếng ồn gây ô nhiễm.
*) Kết luận: Tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sinh hoạt của con người. 
C2: Dáp án (b); (c); (d)
Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn:
- GV: Giới thiệu cho HS về tác hại của ô nhiễm tiếng ồn?
- GV: Giới thiệu cho HS một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- GV: Cho hs đọc thông tin, sau đó thảo luận cá nhân C3 và đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả?
- GV: Cho hs làm việc cá nhân trả lời C4 =>Sau đó tổ chức thảo luận thống nhất nội dung trả lời?
- GV: Giới thiệu thêm cho một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- HS: Chú ý vấn đề giới thiệu của GV.
- HS: Chú ý theo dõi.
- HS: Hoạt động cá nhân hoàn thành câu hỏi.
- HS: C3: Cách làm giảm tiếng ồn 
+ Tác động vào nguồn âm-> cấm bóp còi.
+ Phân tán âm trên đường truyền của chúng =>Trồng cây xanh.
+ Ngăn không cho âm truyền tới ->Xây tường chắn, làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa.
- HS: C4: a) Những vật liệu dùng ngăn cản âm, làm cho âm truyền qua ít là gạch, bê tông, gỗ.......
b) Những vật phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: Kính, lá cây.....
- HS: Chú ý lắng nghe.
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn :
1. Treo biển báo cấm bóp còi tại những nơi gần trường học, bệnh viện.
2. Xây dựng tường bê tông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
3. Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau 
4. Làm trần nhà, tường nhà dầy bằng xốp, làm tường phủ dạ, tường phủ nhung để ngăn cách bớt âm truyền qua chúng. 
C3: Cách làm giảm tiếng ồn 
- Tác động vào nguồn âm→ cấm bóp còi. 
- Phân tán âm trên ddường truyền của chúng→Trồng cây xanh.
Ngăn không cho âm truyền tới →Xây tường chắn, làm trần nhà bằng xốp, tường phủ dạ, đóng cửa.
C4: a) Những vật liệu dùng ngăn cản âm, làm cho âm truyền qua ít là gạch, bê tông... 
b) Những vật phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là: Kính, lá cây... 
Hoạt động 4: Vận dụng: 
- GV: Cho các nhóm thảo luận câu C5?
- Cho hs làm việc cá nhân trả lời C6?
- HS: C5: Hình 15.2: Trong giờ làm việc máy khoan phát ra âm không quá to, người thợ khoan phải dùng bông bịt tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc. 
 Hình 15.3: Ngăn cách giữa các lớp học bằng cách đóng các cửa, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây xung quanh, chuyển lớp học hoặc chợ ra nơi khác 
C6: Các biện pháp
 + Đề nghị mở nhỏ âm thanh, tránh giờ nghỉ và giờ học. 
 + Phòng hát đảm bảo không cho âm truyền ra ngoài. 
III. Vận dụng:
C5: Hình 15.2:y/c trong giờ làm việc máy khoan phát ra âm không quá to, người thợ khoan phải dùng bông bịt tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc 
 Hình 15.3: Ngăn cách giữa các lớp học bằng cách đóng các cửa, treo rèm, xây tường chắn, trồng cây xung quanh, chuyển lớp học hoặc chợ ra nơi khác 
4. Củng cố bài học:
 Cho HS làm một số bài tập vận dụng.
Câu 1: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
Tiếng sấm rền.
Tiếng xình xịch của bánh tảu hoả đang chạy.
Tiếng sóng biển ầm ầm.
Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài.
Câu 2: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật cách âm giữa các phòng?
Tường bêtông.
Cửa kính hai lớp.
Rèm treo tường.
Cửa gỗ.
5. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: 
- Về nhà đọc phần có thể em chưa biết 
- Làm bài tập 15.1 -> 15.3 SBT 
- Học ghi nhớ SGK.
b. Bài sắp học: ÔN TẬP HK I

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 16 Ly 7.doc