Giáo án Vật lí lớp 7 - Môi trường truyền âm

1/ MỤC TIÊU:

1.1/. Kiến thức:

- Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm. Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí. Âm không truyền được trong chân không. Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

1.2/. Kĩ năng:

- Biết làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền được qua các môi trường nào.

1.3/. Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập.

2/ NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Nêu được một số hieän töôïng về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí. Âm không truyền được trong chân không.

3/ CHUẨN BỊ:

3.1/. Giáo viên:

+ 2 trống, 2 quả banh, dùi

+ 1 bình to đựng đầy nước

+ 1 nguồn phát âm trong bình nhỏ.

+ nguồn điện

3.2/. Học sinh: Mỗi nhóm HS: bảng nhóm, xem trước nội dung bài học

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 7 - Môi trường truyền âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Tiết 14
Ngày dạy: 28/11/2017
BAØI 13 : MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM 
1/ MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức:
- Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm. Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí. Âm không truyền được trong chân không. Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
1.2/. Kĩ năng:
- Biết làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền được qua các môi trường nào.
1.3/. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập. 
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nêu được một số hieän töôïng về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí. Âm không truyền được trong chân không.
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/. Giáo viên: 
+ 2 trống, 2 quả banh, dùi
+ 1 bình to đựng đầy nước
+ 1 nguồn phát âm trong bình nhỏ.
+ nguồn điện
3.2/. Học sinh: Mỗi nhóm HS: bảng nhóm, xem trước nội dung bài học 
4/ TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/Ổn định tổ chức và kiểm diện: (Slide 1)
Kiểm diện học sinh
Kiểm tra vệ sinh lớp
4.2/ Kiểm tra miệng : (Slide 2)
Câu 1: khi nào âm phát ra to, khi nào thì âm phát nhỏ ? 
Hs: Âm phát ra to khi biên độ dao động lớn, âm phát ra nhỏ khi biên độ dao động bé.
Câu 2: đơn vị độ to của âm là gì ? Cho biết ngưỡng đau của tai ?
Hs: Độ to của âm đo bằng đơn vị đêxiben kí hiệu: dB
Ngưỡng của tai là 130 dB
4.3/ Tiến trình bài học:
HOẠT DỘNG 1: ( 3 phút )
Mục tiêu: Giới thiệu bài 
* Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Vậy âm đă truyền từ nguồn phát âm đến tai người nghe như thế nào , qua những môi trường nào? 
HOẠT ĐÔNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 2: ( 15 phút )
Mục tiêu: Môi trường truyền âm
1) Sự truyền âm trong chất khí : (Slide 3)
 * Cho 2 Hs đọc thí nghiệm 1 
 * HS nêu nội dung thí nghiệm, thảo luận thống nhất. 
 * GV làm TN Hs bố trí theo nhóm, quan sát trả lời câu C1, C2? (Slide 4) 
 Lưu yù: để 2 tâm của 2 trống nằm song song với giá đỡ và cách nhau khoảng từ 10 đến 12 cm.
Hs: Trả lời.
2) Sự truyền âm trong chất rắn: (Slide 5)
 * Yêu cầu Hs đọc thí nghiệm 2 trong SGK, bố trí thí nghiệm như h13.2 trong SGK. 
 + Các nhóm thực hiện thí nghiệm như hình 13.2 với điều kiện bạn B đứng quay lưng lại không nhìn thấy bạn A , coøn bạn C áp tai xuống mặt bàn. Bạn A tiến hành goû bút chì xuống bàn và 2 bạn B và C lắng nghe và đếm tiếng goõ xem ai thính tai nhất.
 + Đại diện nhóm trả lời câu hỏi C3
 * Cho HS lần lượt làm thay đổi vị trí cho nhau để tất cả cùng thấy được hiện tượng.
 3) Sự truyền âm trong chất lỏng: (Slide 6)
 * Yêu cầu Hs đọc thí nghiệm 3 trong SGK.
* Giáo viên tiến hành thí nghiệm biểu diễn như hình 13.3 sgk. Gắn nguồn âm với nguồn điện 6V sau đó đặt nguồn âm vào 1 bình nước. 
 * Qua 3 TN trên yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C4 vào bảng phụ ( phiếu học tập)
4) Sự truyền âm trong chân không (Slide 7)
 * Giáo viên giới thiệu tranh h13.4,
 + Hs dự đoán trả lời câu C5
GV tự trả lời C5: Âm không thể truyền qua môi trường chân không(Slide 8)
 * Yêu cầu Hs tự đọc và hoàn thành kết luận(Slide 9)
HOẠT ĐỘNG 3: ( 10 phút )
Mục tiêu: Tìm hiểu vận tốc truyền âm(Slide 10)
 * Hai hs đọc mục 5 trang 39 sgk
 + Các nhóm thảo luận, thống nhất trả lời câu C6(Slide 11)
HOẠT ĐỘNG 4: ( 10 phút )
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
*Học sinh hoàn chỉnh các câu C7,C8,C9, của phần vận dụng vào tập. (Slide 12)
* C10: các nhà vu hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường được vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ. (Slide 13)
I/ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM:
1/ Sự truyền âm trong chất khí:
C1: 
- Quả cầu bấc treo ở gần trống 2 dao động.
- Hiện tượng đó chứng tỏ âm đã truyền qua không khí.
 C2: 
Độ to của âm nhỏ dần khi truyền đi xa trong không khí.
2/SỰ TRUYỀN ÂM TRONG CHẤT RẮN:
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn.
3/ SỰ TRUYỀN ÂM TRONG CHẤT LỎNG: 
C4: Âm truyền đến tai qua những môi trường khí, rắn, lỏng
 => Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.
 4/ ÂM CÓ THỂ TRUYỀN ĐƯỢC TRONG CHÂN KHÔNG HAY KHÔNG?
Kết luận:
 - Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua môi trường chân không.
 - Ở các vị trí càng xa (hoặc gần) nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ (hoặc to)
 5/ VẬN TỐC TRUYỀN ÂM:
 C6: Vận tốc truyền âm qua chất khí nhỏ hơn qua nước và nhỏ hơn qua thép.
 => Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng , trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
II/ VẬN DỤNG:
 C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí
 C8: Khi bơi ở dưới nước có thể nghe thấy tiếng sùng sục của bong bóng nước
 C9: Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.
 C10: Không thể nói chuyện bình thường được vì chân không không thể truyền được âm.
 4.4/ Tổng kết: (Slide 14,15,16)
 Câu 1: Âm có thể truyền qua những môi trường nào và không thể truyền qua môi trường nào ? Khi lan truyền độ to của âm như thế nào?
Hs: - Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
- Ở các vị trí càng gần nguồn âm thì âm nghe càng to.
Câu 2: Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể “trò chuyện” với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền tới tai hai người đó như thế nào?
Hs: Âm đã truyền tới tai hai người đó qua hai cái mũ của họ, tức là qua môi trường chất rắn. 
Câu 3:Âm KHÔNG thể truyền qua môi trường nào sau đây? 
a/. Tầng khí quyển bao quanh Trái đất 
b/. Tường bê tông
c/. Chân không ( Đúng )
d/. Nước biển
4.5/ Hướng dẫn học tập: (Slide 17)
	* Đối với bài học ở tiết này:
 - Học thuộc phần ghi nhớ
 - Hoàn thành các câu từ C1 -> C10 trong SGK vào vở bài tập
 - Làm bài tập 13.1, 13.5 SBT. 
	* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
 - Chuẩn bị bài: “Phản xạ âm-tiếng vang” vaø chuù yù khi naøo thì coù tieáng vang.
 - Kết thúc: (Slide 18) 
5/ PHỤ LỤC:
@T?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13 Moi truong truyen am_12215490.doc