A.MỤC TIÊU.
1) Kiến thức.
- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay.
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của nguồn điện qua các kí hiệu (+), ( - ) có ghi trên nguồn điện.
2) Kĩ năng.
- Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.
3) Thái độ.
- Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
B. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên:
- Tranh vẽ to hình 19.1; 19.2 (SGK).
- Các loại pin (mỗi loại 1 chiếc), 1 ac quy, 1 đinamô xe đạp.
2) Học sinh:
- 1 mảnh phin nhựa - 1 mảnh len
- 1 mảnh kim loại mỏng - 1 pin đèn
- 1 bút thử điện - 1 bóng đèn pin + đế
- 1 công tắc - 5 đoạn dây nối
BÀI 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN Tiết PPCT: 22 Ngày: .Lớp: 7a1, 7a2 A.MỤC TIÊU. 1) Kiến thức. - Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay... - Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy. - Nhận biết được cực dương và cực âm của nguồn điện qua các kí hiệu (+), ( - ) có ghi trên nguồn điện. 2) Kĩ năng. - Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối. 3) Thái độ. - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Có ý thức thực hiện an toàn khi sử dụng điện. B. CHUẨN BỊ 1) Giáo viên: - Tranh vẽ to hình 19.1; 19.2 (SGK). - Các loại pin (mỗi loại 1 chiếc), 1 ac quy, 1 đinamô xe đạp. 2) Học sinh: - 1 mảnh phin nhựa - 1 mảnh len - 1 mảnh kim loại mỏng - 1 pin đèn - 1 bút thử điện - 1 bóng đèn pin + đế - 1 công tắc - 5 đoạn dây nối C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP. 1) Ổn định , kiểm tra kiến thức cũ: (4’) Câu 1: 7a2: -Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích. - Khi nào vật bị nhiễm điện âm , khi nào vật bị nhiễm điện dương ? - Chữa bài tập 18.1 Câu 2: 7a1: Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích. - Nêu cấu tạo của nguyên tử. - Khi nào vật bị nhiễm điện âm , khi nào vật bị nhiễm điện dương ? - Chữa bài tập 18.3 Đáp án; - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron ,nhiễm điện dương khi mất bớt êlectron. - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân. - Bài 18.1D, 18.3. a. Tóc nhiễm điện dương. Khi đó êlectron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. b. Vì những sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau. 2) Giảng kiến thức mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung HĐ1: Tổ chức tình huống học tập.( 3’ ) Cho HS nêu lợi ích và thuận tiện khi dùng điện . “ Có điện” và “Mất điện” có nghĩa là gì? Có phải “có điện tích” và “mất điện tích” không? - Hãy kể tên một số dụng cụ, máy móc dùng điện mà em biết ? - Tuy nhiên những thiết bị trên chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua . Vậy dòng điện là gì ? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay, bài 19. HĐ 2:(10’)Tìm hiểu dòng điện là gì? C1: Hãy tìm hiểu sự tương tự của dòng điện và dòng nước. -Cho HS quan sát hình vẽ 19.1 và nêu sự tương tự: Mảnh phim nhựa tương tự như bình nước. Điện tích trên mảnh phim nhựa tương tự như nước đựng trong bình. Ống thoát nước. Điện tích di chuyển qua miếng tôn, bóng đèn từ tay tương tự như nước chảy qua ống thoát . Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự như nước trong bình vơi đi. - Cá nhân nhận xét , bổ sung câu trả lời của bạn. -Yêu cầu HS trả lời C2: Làm TN 19.1 C) C2: Khi nước chảy , ta phải đổ thêm nước vào bình A để nước lại chảy qua ống xuống bình B. đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn sáng lại?. HS nhận xét -GV nhận xét và có thể tiến hành TN để HS thấy rõ hơn. - Yêu cầu HS hoàn thành phần nhận xét . - Dòng điện là gì và dấu hiệu nhận biết dòng điện chạy qua các thiết bị điện. -GV nhận xét và thống nhất kết luận cho HS ghi vào vở -GV thông báo: Trong thực tế có thể ta cắm dây cắm nối từ ổ điện đến thiết bị dùng điện nhưng không có dòng điện chạy qua các thiết bị điện, thì các em cũng không được tự mình sửa chữa nếu chưa ngắt nguồn và chưa biết cách sử dụng để đảm bảo an toàn về điện. HĐ 3:(5’) Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng. Thông báo tác dụng của nguồn điện như SGK và hai cực của pin ,acquy. Kể tên các nguồn điện và mô tả các cực dương và cực âm của mỗi nguồn điện đó. C3.Các nguồn điện có trong hình19.2, các nguồn điện mà em biết và các cực dương và âm của mỗi nguồn: - GV hướng dẫn một số căn cứ để biết đâu là cực dương , cực âm . Pin tròn: Đáy bằng(-); núm nhô lên (+). Pin vuông: Đầu loe(-); đầu khum tròn(+). Pin cúc áo: Đáy tròn nhỏ(-); đáy tròn lớn(+) Acquy : Cực ghi dấu(-); cực ghi dấu(+). HĐ4:(15’) Mắc mạch điện với pin, bóng đèn, công tắc và dây điện để đảm bảo đèn sáng. - Phát mỗi nhóm 1 bảng điện , 1 công tắc , 1 nguồn điện , 1 bóng đèn và dây dẫn . - Yêu cầu HS mắc mạch điện như hình 19.3 , quan sát bóng đèn khi đóng và mở công tắc . -GV kiểm tra hoạt động của các nhóm, giúp đỡ nhóm yếu. -Đèn không sáng chứng tỏ mạch hở không có dòng điện qua đèn, phải thảo luận nhóm, phát hiện chỗ hở mạch để đảm bảo đèn sáng trong các mạch điện, lí do mạch hở và cách khắc phục. - Nếu đã bật công tắc mà đèn vẫn không sáng thì có thể do những nguyên nhân gì ? – Khi đèn sáng, các em thử ngắt công tắt, nới lỏng đuôi đèn hoặc vặn lỏng các mối nối, tháo bớt 1 pin. Đóng công tắc, quan sát => Cách khắc phục ? -Qua TN của các nhóm, GV nhận xét, đánh giá khen động viên HS. -Gọi HS nêu cách phát hiện và kiểm tra để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng, ghi vở. HĐ 5:(5’) Vận dụng. - Vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, hãy làm các BT sau - Yêu cầu HS lần lượt đọc và trả lời các câu C4, C5,C6 - Có thể đưa đinamô xe đạp thật hoặc tranh vẽ cho HS quan sát. - Hướng dẫn HS thảo luận , thống nhất câu trả lời C4: Cho các cụm từ và các từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích , dòng điện . Hãy viết 3 câu, mỗi câu có sử dụng hai trong số các từ, cụm từ đã cho. C5: Hãy kể tên 5 dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là pin ?. C6: Đinamô xe đạp tạo ra dòng điện để thắp sáng đèn .Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện hoạt động thắp sáng đèn? Điện tích có ở mọi nơi, mọi vật vì điện tích có trong nguyên tử. Không thể mất điện tích được . -Quạt điện, nồi cơm điện, tivi, máy lạnh,..... HS thu thập thông tin từ GV và SGK, hình vẽ và rút ra nhận xét và kết luận C1: a. Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như nước trong bình. b. Điện tích dịch chuyển qua bóng đèn đến tay tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B. C2: Muốn đèn sáng thì cần phải cọ xát mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã chạm với mảnh phim nhựa. -HS hoàn thành phần nhận xét - Bóng đèn thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó. -HS trả lời: - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Dấu hiệu nào để nhận biết: Đèn điện sáng, quạt điện quay -HS thu thập thông tin và thảo luận nhóm để trả lời C3: Các nguồn điện trong hình 19.2; Pin tiểu ,pin vuông , pin tròn , pin dạng cúc áo,acquy. Các nguồn điện khác: pin mặt trời , máy phát điện xách tay, đinamô xe đạp, máy phát thuỷ điện nhỏ, ổ lấy điện trong gia đình. - Các nhóm nhận dụng cụ TN và tiến hành TN theo hướng dẫn của GV . - Lắp mạch điện như hình 19.3 và quan sát bóng đèn khi đóng và mở công tắc. -HS mắc mạch điện theo nhóm, đóng góp ý kiến trong nhóm để tìm ra nguyên nhân mạch hở, cách khắc phục và mắc lại mạch để đảm bảo mạch kín, đèn sáng. - Nêu các nguyên nhân có thể làm đèn không sáng, cách khắc phục . Nguyên nhân mạch hở Cách khắc phục Dây tóc đèn bị đứt. Thay bóng đèn khác. Đui đèn tiếp xúc không tốt. Vặn lại đui đèn Các đầu dây tiếp xúc không tốt. Vặn chặt lại các chốt nối. Dây đứt ngầm bên trong Nối lại dây hoặc thay dây khác Pin cũ Thay pin mới. Kết luận: -Mỗi nguồn điện đều có hai cực . Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện . - Cá nhân nêu nội dung chính của bài. - HS lần lượt đọc và trả lời các câu C4,C6. - HS nhận xét , bổ sung câu trả lời của bạn. C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua .Các điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện . C5: Đèn pin, đồng hồ điện tử, radiô, máy tính, bộ phận điều khiển từ xa C6: Ấn đinamô để núm xoay của nó tỳ sát vào vành xe đạp. Khi bánh xe quay dây nối từ đinamô tới đèn trở thành mạch kín. Nên đèn sáng. Bài 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN I. Dòng điện: Nhận xét: - Bóng đèn thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó. Kết luận: -Dòng điện là dòng các điện tích di chuyển có hướng. Khi cho các thiết bị hoạt động: Vd: đèn sáng, quạt quay, ... -Lưu ý thực hiện an toàn khi sử dụng điện. II. Nguồn điện: 1. Các nguồn điện thường dùng: - Mỗi nguồn điện đều có hai cực : Cực dương (kí hiệu dấu+) và cực âm (kí hiệu dấu -). 2. Mạch điện có nguồn điện : Kết luận: -Mỗi nguồn điện đều có hai cực . Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện . II. Vận dụng: C4:-Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích -Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua - Quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua C5: Đèn pin, đồng hồ điện tử, radiô, máy tính, bộ phận điều khiển từ xa C6 : để đinamô hoạt động, ta bật chốt để đầu đinamô tì sát vào bánh xe, quay bánh xe 3) Cũng cố bài giảng(2’ ) -Dòng điện là gì? Nguồn điện có khả năng gì? Nguồn điện có mấy cực? Kể tên một số nguồn điện mà em biết 4) Hướng dẫn học tập ở nhà( 1’ ) - Xem lại bài và học thuộc phần ghi nhớ. -Làm các bài tập trong sách bài tập, và trả lời lại các câu hỏi C4, C5, C6 - Chuẩn bị cho mỗi viên pin 1,5V và bóng đèn cho bài học mới. D. RÚT KINH NGHIỆM Ngày tháng năm KÍ DUYỆT CỦA TTCM
Tài liệu đính kèm: