Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện - Nguyễn Đức Quang - Trường THCS cấp 1, 2 Lộc Linh

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay ácquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay .

 - Nêu được dòng điện là dòng của các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.

 - Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kẻ tên các nguồn điện thông dụng là pin , ácquy.

 - Nhận biết được cực dương cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.

 2. Kĩ năng

 - Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.

 3. Thái độ

 - Nghiêm túc, chú ý quan sát, tích cực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

 - GV : Tranh vẽ to hình 19.1; 19.2 (SGK). Các loại pin (mỗi loại 1 chiếc), 1 ac quy, 1 đinamô xe đạp.

 - HS : 1 mảnh phin nhựa, 1 mảnh len, 1 mảnh kim loại mỏng, 1 pin đèn, 1 bút thử điện, 1 bóng đèn pin + đế, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 19: Dòng điện - Nguồn điện - Nguyễn Đức Quang - Trường THCS cấp 1, 2 Lộc Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :22
Ngày soạn : 29 /01/ 2012
Tiết :21
Ngày dạy : 31/01/ 2012
BÀI 19 : DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay ácquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay..
 - Nêu được dòng điện là dòng của các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.
 - Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kẻ tên các nguồn điện thông dụng là pin , ácquy.
 - Nhận biết được cực dương cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
 2. Kĩ năng
 - Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối. 
 3. Thái độ
 - Nghiêm túc, chú ý quan sát, tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
 - GV : Tranh vẽ to hình 19.1; 19.2 (SGK). Các loại pin (mỗi loại 1 chiếc), 1 ac quy, 1 đinamô xe đạp.
 - HS : 1 mảnh phin nhựa, 1 mảnh len, 1 mảnh kim loại mỏng, 1 pin đèn, 1 bút thử điện, 1 bóng đèn pin + đế, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): - Có mấy loại điện tích ? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích ?
 - Nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử ? 
 3. Dạy bài mới (1 phút) « Tạo tình huống: Các thiết bị : bàn là, bếp điện, quạt điện, nồi cơm điện, ... chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua nó. Vậy dòng điện là gì ? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay .
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Hoạt động 1: Tìm hiểu dòng điện là gì ? (10 phút)
* Giới thiệu hình 19.1, yêu cầu học sinh tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước bằng các câu hỏi :
 - Đối chiếu hình a với hình b, hãy cho biết :
 + Mảnh phim nhựa tương tự như vật nào?
 + Điện tích trên mảnh phim nhựa tươngtự như vật nào ?
- Đối chiếu hình c với hình d, hãy cho biết :
 + Mảnh tôn phẳng, đèn bút thử điện tương tự như vật nào ?
+ Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa, qua bóng đèn và tay tương tự như hiện tượng gì?
- Khi nước ngừng chảy, ta phải làm sao để nước lại chảy qua ống xuống bình B?
- Đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn lại sáng ?
* Quan sát hình 19.1, từng học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên và câu C1, C2 . Thảo luận, thống nhất trên lớp:
 + Mảnh phim nhựa tương tự như bình A .
 + C1. a: nước
.
 + Mảnh tôn phẳng, đèn bút thử điện tương tự như ống thoát nước .
 + C1: b: chảy
- Để nước tiếp tục chảy xuống bình B, ta phải đổ thêm nước vào bình A . 
- C2: Chỉ cần thêm điện tích bằng cách cọ xát.
*Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay ácquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay..
 Nêu được dòng điện là dòng của các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.
I. Dòng điện
- C1. a: nước
 b: chảy
- C2. Muốn đèn lại sáng thì cần cọ xát để làm nhiễm điện mảnh phim nhựa, rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn đã được áp sát trên mảnh phim nhựa . 
- Nhận xét:
.dịch chuyển..
* Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng .
- Dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị : quan sát thấy các thiết bị điện đang hoạt động (đèn sáng, quạt điện quay...)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng (5 phút)
* Thông báo : Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Hai cực của pin hay acquy là cực dương (kí hiệu dấu +) và cực âm (kí hiệu dấu -) 
- Yêu cầu HS nêu ví dụ về các nguồn điện trong thực tế
- Hãy quan sát hình 19.2 và những chiếc pin thật, trả lời C3 .
- Ví dụ: Các lọai pin, các loại acquy, đinamô ở xe đạp, ổ lấy điện ở gia đình.
Từng HS quan sát các loại nguồn điện, trả lời C3: Các nguồn điện trong hình 19.2 : pin tiểu, pin tròn, pin vuông, pin dạng cúc áo, acquy
- Các nguồn điện khác : đinamô xe đạp, pin mặt trời, máy phát điện, nhà máy điện, ...
* Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kẻ tên các nguồn điện thông dụng là pin , ácquy.
 Nhận biết được cực dương cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
II. Nguồn điện
1. Các nguồn điện thường dùng.
- Nguồn điện: cung cấp dòng điện để các dụng cụ hoạt động.
- Mỗi nguồn điện có 2 cực: (+), (-).
- C3
Hoạt động 3: Mắc mạch điện đơn giản (13 phút)
- Yêu cầu HS quan sát hình 19.3.
- Kể tên nguồn điện.
- Nếu đèn không sáng, kiểm tra mạch tìm nguyên nhân và cách khắc phục?
- Nguồn điện (pin), khoá K, bóng đèn dây nối.
- HS nhận dụng cụ, hoạt động theo nhóm.
- Các nhóm tiến hành kiểm tra.
* Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.
2. Mạch điện có nguồn điện
Hoạt động 4 : Vận dụng (7 phút)
- Gọi lần lượt HS trả lời các câu C4, C5, C6.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
* Từng học sinh trả lời các câu C4, C5, C6. Thảo luận trên lớp thống nhất ý kiến .
III. Vận dụng
- C4: + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển qua nó .
 + Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua
 + Quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua .
- C5: Đèn pin, rađiô, đồng hồ điện tử, máy tính bỏ túi, máy ảnh tự động, ôtô đồ chơi chạy điện, ... 
 - C6: Để nguồn điện thắp sáng đèn, cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì sát vào lốp xe đạp khi bánh xe quay. Đồng thời dây nối từ đinamô tới đèn không có chỗ hở .
4. Củng cố (3 phút)
 - Dòng điện là gì? Nguồn điện có tác dụng gì?
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
 - Học bài, đọc phần “Có thể em chưa biết”.
 - Làm bài tập 19.1, 19.2, 19.3 SBT. Nghiên cứu trước bài mới. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Dòng điện - Nguồn điện - Nguyễn Đức Quang - Trường THCS cấp 1-2 Lộc Linh.doc