Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại - Trần Quốc Dũng - Trường THCS Sơn Trung

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức :

 - Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.

 - Kể tên được một số vật dẫn điện ( hoặc vật liệu dẫn điện), vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.

 - Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do địch chuyển có hướng.

 2. Kỹ năng :

 - Mắc mạch điện đơn giản .

 - Làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện, vật cách điện.

 3. Thái độ : Có thói quen sử dụng điện an toàn.

II. Chuẩn bị của thầy và trò

- Nhóm HS : + 1 bóng đèn có phích cắm ( Bóng thắp sáng trong gia đình)

 + 2 pin, 1 bóng đèn pin nhỏ, 1 khoá, 5 dây dẫn.

 + 1 dây đồng, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn vỏ nhựa dây điện, 1 ruột bút chì.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Chương 3: Điện học - Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại - Trần Quốc Dũng - Trường THCS Sơn Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 6/2/2011
 Tiết 22 
chất dẫn điện và chất cách điện
 dòng điện trong kim loại 
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức :
 - Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
 - Kể tên được một số vật dẫn điện ( hoặc vật liệu dẫn điện), vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng.
 - Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do địch chuyển có hướng.
 2. Kỹ năng :
 - Mắc mạch điện đơn giản .
 - Làm thí nghiệm xác định vật dẫn điện, vật cách điện.
 3. Thái độ : Có thói quen sử dụng điện an toàn.
II. Chuẩn bị của thầy và trò 
Nhóm HS : + 1 bóng đèn có phích cắm ( Bóng thắp sáng trong gia đình)
 + 2 pin, 1 bóng đèn pin nhỏ, 1 khoá, 5 dây dẫn.
 + 1 dây đồng, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn vỏ nhựa dây điện, 1 ruột bút chì. 
GV: +Bảng ghi kết quả thí nghiệm của các nhóm .
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Dây đồng
Vỏ nhựa
Dây thép
Ruột bút chì
 Đánh dấu + cho vật dẫn điện, 0 cho vật cách điện .
III. Tổ chức hoạt đông dạy và học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập
1.Kiểm tra 
GV?
1. Dòng điện là gì ? Điều kiện để có dòng điện lâu dài trong dây dẫn điện là gì ? 
2. Nguồn điện có tác dụng gì? Chỉ ra cực dương, cực âm trên pin con thỏ .
Hai HS lên bảng trả lời , HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét .
2. Tổ chức tình huống học tập . 
GV? Nếu giữa 2 mỏ kẹp ta nối với một đoạn dây đồng thì trong mạch điện có dòng điện không ?
HS: Nêu dự đoán.
GV: Mắc thử mạch điện để kiểm tra.
 ? Nếu thay đoạn dây đồng bằng vỏ nhựa bút bi, có dòng điện chạy trong mạch không?
HS: Dự đoán.
GV: Mắc mạch điện để kiểm tra.
GV thông báo : Dây đồng gọi là vật dẫn điện, còn vỏ nhựa của bút bi gọi là vật cách điện.
 Vậy vật dẫn điện là gì? Vật cách điện là gì?
HĐ2 : Xác định chất dẫn điện và chất cách điện .
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK 
 ? Chất dẫn điện là gì ?
HS: Đọc mục I và trả lời câu hỏi của GV.
GV? Khi nào chất dẫn điện được gọi là vật liệu dẫn điện ?
HS: Khi chất dẫn điện được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện.
GV? Chất cách điện là gì ?
GV? Khi nào chất cách điện được gọi là vật liệu cách điện .
HS: Khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện .
GV? Trong bộ thí nghiệm (Dây đồng, vỏ nhựa, ruột bút chì ) vật nào dẫn điện, vật nào cách điện ?
HS: Dự đoán .
GV? Muốn kiểm tra vỏ bọc nhựa của dây dẫn là vật dẫn điện hay cách điện ta làm thế nào ?
HS: Nêu cách kiểm tra ( Mắc vào 2 mỏ kẹp của dây dẫn trong mạch điện ).
GV? Dấu hiệu nào cho biết vật cần kiểm tra là vật dẫn điện hay cách điện ?
HS: Nếu đèn sáng thì vật cần kiểm tra là vật dẫn điện . Đèn không sáng thì vật cần kiểm tra là vật cách điện .
GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra theo nhóm . Nhắc nhở HS đầu tiên phải chập 2 mỏ kẹp để đèn sáng .
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm . Ghi kết quả vào bảng của nhóm mình.
GV: Yêu cầu HS quan sát bóng đèn có đui và phích cắm theo nhóm, kết hợp với hình 20.1 SGK . Tìm hiểu xem bóng đèn và phích cắm có những bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện ?
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi C1
GV? Khi cắm phích điện vào ổ điện thì tay ta cầm vào phần nào để cắm ?
HS: Vỏ nhựa của chốt cắm .
GV: Lưu ý không cắm hay rút phích cắm bằng cách giật vào dây nối làm đứt lõi hoặc làm rạn hở lõi dây rất nguy hiểm .
GV? Lấy thêm thí dụ về vật liệu được dùng làm vật dẫn điện, cách điện trong thực tế ?
HS: Trả lời C3 
GV: ở điều kiện thường không khí không dẫn điện nhưng ở điều kiện đặc biệt nào đó thì không khí vẫn có thể dẫn điện : Ví dụ không khí giữa đám mây nhiễm điện mạnh và mặt đất .
 - Các loại nước thường dùng: Nước máy, nước mưa, nước ao hồ đều đẫn điện trừ nước nguyên chất . Như vậy , vật dẫn điện hay cách điện chỉ có tính chất tương đối , tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể . 
HĐ3 :Tìm hiểu dòng điện trong kim loại 
GV? Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ?
HS: Trả lời .
GV? Nếu nguyên tử thiếu 1 êlectrôn thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì ? Tại sao ?
HS: Mang điện tích dương .
GV Thông báo : Các nhà khoa học đã khẳng định rằng trong kim loại có các êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại . Chúng được gọi là các êlectrôn tự do .
GV: Cho HS quan sát hình 20.3 
 ? Ký hiệu nào biểu diễn các êlectrôn tự do, ký hiệu nào biểu điễn phần còn lại của nguyên tử ?
HS: Lên bảng chỉ trên hình trả lời C5 .
GV: Treo hình 20.4 cho HS quan sát . Yêu cầu trả lời C6 .
HS: Trả lời C6 và thảo luận toàn lớp về câu trả lời . 1 HS lên vẽ thêm mũi tên cho mỗi êlectrôn tự do .
GV: Yêu cầu HS hoàn thành kết luận trang 56 SGK . 
HĐ4: Vận dụng – củng cố 
GV? Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì ?
HS : Trả lời, HS khác nhận xét.
GV? Định nghĩa dòng điện trong kim loại.
HS : Trả lời .
GV: Yêu cầu HS vận dụng làm C7, C8, C9 .
HS : Lần lượt trả lời C7, C8, C9 và thảo luận toàn lớp về các câu trả lời 
HĐ5 : Hướng dẫn học ở nhà 
GV : Hướng dẫn :
 - Học bài kết hợp SGK và vở ghi - thuộc phần ghi nhớ. 
 - Làm bài tập 20.1 và 20.3 SBT
 - Đọc phần “có thể em chưa biết”
 - Chuẩn bị bài : Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện . 
1/Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Điều kiện để có dòng điện lâu dài chạy trong dây dẫn là phải có nguồn điện mắc với dấy dẫn điện thành mạch kín. 
2. Nguồn điện có tác dụng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. 
I.Chất dẫn điện và chất cách điện . 
* Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
* Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua 
C1: 
1- Các bộ phận dẫn điện: Dât tóc, dây trục, 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm, lõi dây .
2- Các bộ phận cách điện : Trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây dẫn .
C2: 
+ Vật liệu dẫn điện: Các kim loại, các dung dịch muối, axít, bazơ .
+ Vật liệu cách điện: Nước nguyên chất, cao su, thuỷ tinh, không khí khô sạch....
C3: 
II. Dòng điện trong kim loại 
1. Êlectrôn tự do trong kim loại. 
- Trong kim loại có các êlectrôn tự do 
2. Dòng điện trong kim loại.
C6: Các êlectrôn tự do bị cực âm đẩy, cực dương hút .
* Kết luận : Các êlectrôn tự do trong kim loại chuyển dịch có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. 
III. Vận dụng 
C7: Chọn B
C8: Chọn C 
C9: Chọn C : 1 đoạn dây nhựa.
 *Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại - Trần Quốc Dũng - Trường THCS Sơ.doc