Giáo án Vật lý lớp 8 - Bài 4: Biểu diễn lực

Bài: 4 BIỂU DIỄN LỰC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

- Nêu được lực là một đại lượng vectơ.

2. Kĩ năng: - Biểu diễn được lực bằng véc tơ.

3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận ,thích học bộ môn.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. GV: - Hình 4.1 và 4.2 SGK , hình 4.3 phóng to.

2. HS: - Nội dung bài học.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp: (1’)

- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 8 - Bài 4: Biểu diễn lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/9/2017
Ngày dạy: 02/10/2017
Lớp: 8A
Tiết CT: 04	 Bài: 4 	BIỂU DIỄN LỰC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được lực là một đại lượng vectơ.
2. Kĩ năng: - Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận ,thích học bộ môn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
1. GV: - Hình 4.1 và 4.2 SGK , hình 4.3 phóng to.
2. HS: - Nội dung bài học. 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (15’)
Câu 1:(5.0 điểm)
Chuyển động cơ học là gì? Hãy cho ví dụ về chuyển động cơ học trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc?
Câu 2: (5.0 điểm) 
a) Viết công thức tính vận tốc và giải thích các đại lượng có trong công thức?
b) Vận tốc của một ôtô là 36km/h, điều đó cho biết gì?
đều?
3. Tiến trình:
GV đặt vấn đề: - Cho nhắc lại 3 yếu tố của lực - Các em đã biết lực là 1 đại lượng có hướng vậy làm như thế nào để biểu diễn được lực tác dụng lên một vật.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn lại khái niệm về lực: (5’)
- Lực là gì?
- Cho hs làm việc cá nhân quan sát hình 4.1; 4.2 SGK và trả lời câu C1?
- Trả lời câu hỏi của GV và C1:
Hình 4.1: Nam châm tác dụng lực hút lên xe lăn làm tăng vận tốc của xe lăn, nên xe lăn chuyển động nhanh lên.
Hình 4.1 vợt t/d lực lên quả bóng làm cho nó bị biến dạng và đổi hướng CĐ đột ngột.
I. Ôn lại kiến thức: Lực có thể làm biến dạng hay thay đổi CĐ (thay đổi v) của vật.
- C1: + Lực hút của nam châm làm xe chuyển động nhanh dần (lực làm thay đổi CĐ)
+ Quả bóng làm cho lưới vợt tennis bị biến dạng. (lực làm biến dạng vật)
Hoạt động 2: Biểu diễn lực: (10’)
- GV thông báo 2 nội dung:
- Lực là một đại lượng véctơ 
- Biểu diễn véctơ lực:
+ Gốc là 1 điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực) 
+ Phương và chiều là phương và chiều của lực 
+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo 1 tỉ lệ xích cho trước 
- Véctơ lực được k/h bằng chữ F có mũi tên ở trên (), cường độ của lực được k/h chữ F không có mũi tên ở trên 
- GV treo hình 4.3 lên bảng y/c hs chỉ phương, chiều, điểm đặt ,độ lớn của lực
 - Nghe thu thập thông tin của GV và ghi vở.
* lực là đại lượng véctơ.
* Cách biểu diễn và kí hiệu lực 
+Lực có 3 yếu tố (phương chiều, điểm đặt, độ lớn)
+Véctơ lực kí hiệu bằng chữ F ở trên có mũi tên( ) . cường độ của lực kí hiệu bằng chữ F ở trên không có mũi tên (F)
- HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình .
II.Biểu diễn lực:
1. Lực là đại lượng vectơ :
- Lực là đại lượng vừa có độ lớn, phương, chiều, điểm đặc.
(đại lượng vectơ)
2.Cách biểu biễn lực: 
 Dùng dấu 
- Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (Tại trọng tâm của vật).
- Phương là phương của lực tác dụng.
- Chiều là chiều lực tác dụng. theo một tỉ lệ xích cho trước. 
- Vectơ lực kí hiệu F. Cường độ lực: F
Hoạt động 3: Vận dụng: (10’)
- Cho và hướng dẫn hs thực hiện lệnh C2,C3? 
C2: Một vật có khối lượng 5kg => P=?; Trọng lượng của vật có phương, chiều như thế nào? véctơ biểu diễn trọng lượng có phương, chiều như thế nào? ứng với 0,5cm =10N => độ dài của mũi tên bằng bao nhiêu cm?
Phần còn lại: Hướng dẫn tương tự như trên. 
- Cho hs hoàn thành C3?
C2: Ứng với (0,5cm = 10N)
C3: Ứng với (1cm =5000N) 
 C4: a.: Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên cường độ F1=20N. 
b.: Điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2=30N. 
c.: Điểm đặt tại C, phương nằm nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều từ dưới lên, cường độ F3= 30N
III. Vận dụng:
C2: Ứng với (0,5cm = 10N)
C3: Ứng với (1cm =5000N) 
 C4: a.: Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên cường độ F1=20N. 
b.: Điểm đặt tại B, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2=30N. 
c.: Điểm đặt tại C.
 Phương nằm nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều từ dưới lên, cường độ F3= 30N
4. Củng cố bài học: (2’) 
- Cho hs đọc ghi nhớ SGK? Hãy nêu 3 đặc điểm của lực?
- Cách biểu diễn và kí hiệu véctơ lực như thế nào?
5. Hướng dẫn tự học: (5’)
a. Bài vừa học:
- Học thuộc ghi nhớ SGK, 
- Làm BT 4.1, 4.2, 4.3 SBT.
b. Bài sắp học: Chuẩn bị bài mới: SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4 Ly 8.doc