Chương trình bồi dưỡng giáo viên phần địa phương do Bộ GD&ĐT đang triển khai xây dựng theo quan điểm và định hướng đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên. Quan điểm và định hướng này đặt yêu cầu phải biên soạn được chương trình bồi dưỡng thường xuyên thiết thực đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên và từng cơ sở giáo dục. Yêu cầu này tất yếu dẫn đến sự lựa chọn kiểu chương trình bồi dưỡng mềm dẻo linh hoạt, tạo khả năng thích ứng cao cho các giáo viên, giúp họ có thể đạt mục tiêu của chương trình bồi dưỡng theo nhịp độ riêng của bản thân.
Thực tế hiện nay, ở nhiều trường THCS chưa coi trọng việc khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học, việc áp dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đối với giáo viên giảng dạy môn GDCD chưa được quan tâm đúng mức nên còn gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học môn GDCD.
Để đáp ứng công tác bồi dưỡng giáo viên của các địa phương, Sở GD-ĐT Quảng Bình biên soạn một số nội dung trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên môn GDCD, nhằm mục đích giới thiệu kịp thời phương pháp tiếp cận tài liệu bồi dưỡng thường xuyên mới.
Với ý nghĩa đó, chương trình bồi dưỡng “Hướng dẫn khai thác, sử dụng tài liệu, phương tiện đồ dùng trong dạy học môn Giáo dục Công dân ở trưởng THCS” nhằm cung cấp thêm những kiến thức và kỹ năng cơ bản để giáo viên được luyện tập, có thêm kinh nghiệm xây dựng và tổ chức các hoạt động giảng dạy bộ môn.
ạt động đó nhằm mục đích gì? Những hoạt động trên có ý nghĩa, tác dụng gì? Những hoạt động đó do ai tổ chức? Em hiểu thế nào là hoạt động chính trị – xã hội? Có mấy loại hình hoạt động chính trị – xã hội? Bằng hệ thống câu hỏi ấy, học sinh thảo luận rất sôi nổi và hào hứng. Qua quan sát tranh, ảnh các em chăc chắn se có câu trả lời tốt, hiểu sâu sắc bài học hơn. III. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG DẠY HỌC PHẦN PHÁP LUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD. 1. Mục tiêu khai thác và sử dụng các câu chuyện pháp luật trong dạy học chương trình môn GDCD THCS Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng các câu chuyện, tình huống pháp luật vào nhiều dạng khác nhau nhằm những mục đích khác nhau. Nhưng nhìn chung có các dạng cơ bản thường được các giáo viên sử dụng một cách hiệu quả. 1.1. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào nội dung bài học, tiết học, đơn vị kiến thức. Khi giảng bài, giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình, kể chuyện, dùng lời nói để dẫn dắt học sinh vào bài học hoặc vào một tiết học. Có hai hình thức để dẫn học sinh vào nội dung bài học: Sử dụng các câu chuyện pháp luật để vào bài mới Đây là hình thức giáo viên dùng một câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với chủ đề bài học để đưa học sinh vào bài thay cho phần giới thiệu bài thông thường. Từ nội dung của câu chuyện, giáo viên làm rõ chủ đề của bài học và bằng những câu hỏi có tính logic để dẫn học sinh vào bài mới. Học sinh sẽ hứng thú để bước vào bài. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để dẫn học sinh vào từng đơn vị kiến thức của bài học Cũng giống như sử dụng câu chuyện pháp luật để vào bài mới, chỉ có điều khác ở đây giáo viên sử dụng câu chuyện pháp luật để vào một phần nào đó, một đơn vị kiến thức nào đó của bài học. Do vậy, nội dung của câu chuyện ở đây có thể không phải là nội dung chung của toàn bài mà chỉ là một câu chuyện mang một nội dung của một phần bài học. 1.2. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để làm rõ, khắc sâu kiến thức. Giáo viên dùng câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp để làm sáng tỏ tri thức của bài học. Qua nội dung câu chuyện, học sinh sẽ nắm được tri thức bài học, hay nói cách khác là thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri thức bài học cho học sinh, đây là hình thức gắn kiến thức với thực tiễn, góp phần củng cố nội dung bài học. 1.3. Sử dụng các câu chuyện pháp luật, tình huống pháp luật để kiểm tra bài cũ: - GV cho HS xem đoạn video về nữ sinh đánh nhau và trả lời câu hỏi: Theo em hành vi của bạn HS nữ đó đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân? Nếu em là người chứng kiến sự việc trên em sẽ làm gì? - GV cho HS xem đoạn video về giữ người trái PL và trả lời câu hỏi: Theo em hành vi giữ người trái PL trong đoạn phim trên đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân và sẽ bị xử lý như thế nào? 1.4. Sử dụng các câu chuyện pháp luật để củng cố bài học, ôn tập. Đây là hình thức sử dụng các câu chuyện pháp luật sau khi kết thúc bài học... Giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp với bài học, trong đó nhấn mạnh đến những chi tiết thể hiện kiến thức của bài học để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho học sinh. 2. Các bước sử dụng các câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD THCS. Sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học cũng là một phương tiện dạy học của giáo viên. Thông qua câu chuyện, tình huống, giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh một cách tích cực. Trong dạy học môn GDCD việc sử dụng câu chuyện pháp luật có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện dạy học. Tuy nhiên ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến việc sử dụng câu chuyên pháp luật thông qua phương pháp kể chuyện, hình ảnh, video Với đặc thù kiến thức môn GDCD THCS có các tình huống, nội dung pháp luật thường khó và phải suy luận lâu. Do đó, khi sử dụng câu chuyên pháp luật để dạy học cần có sự chuẩn bị kỹ trước khi lên lớp. Trước khi dạy bài mới, ngoài việc giáo viên nhắc các em chuẩn bị đọc bài mới ở nhà, mà thông qua các kiến thức đã đọc hãy sưu tầm, tìm hiểu những ví dụ, những câu chuyện pháp luật liên quan đến nội dung. Như vậy vào bài mới các em sẽ chủ động, tránh được tình trạng giáo viên nói còn học sinh chỉ ngồi nghe một chiều. Sử dụng câu chuyện pháp luật để dạy học chương trình môn GDCD THCS giáo viên có thể thực hiện các bước sau. Thứ nhất: Giáo viên sưu tầm các câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp với nội dung kiến thức sắp dạy. Tùy theo hình thức tổ chức dạy học (cá nhân hay nhóm) mục đích sử dụng câu chuyện pháp luật (dạy bài mới, củng cố bài, giới thiệu bài) mà giáo viên khai thác các câu chuyện theo định hướng nhất định. Thứ hai: Giáo viên hoặc học sinh kể câu chuyện trước lớp (do giáo viên lựa chọn), giáo viên yêu cầu học sinh phân tích và trả lời câu hỏi ở cuối câu chuyện tùy theo mục đích của giáo viên. Trong khi học sinh thảo luận hoặc suy nghĩ, giáo viên cần quan sát hướng dẫn cho các em. Giáo viên cho cá nhân hoặc đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, đồng thời những học sinh còn lại có thể bổ sung, nhận xét ý kiến mà các ban vừa nêu. Với chương trình môn GDCD THCS, các tình huống, nội dung pháp luật sẽ có rất nhiều ý kiến được đưa ra nhằm phát triển kĩ năng nói, lập luận, phản biện giúp các em tự tin hơn. Thứ ba: Giáo viên theo dõi lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh trả lời, đồng thời đưa ra ý kiến chính xác giúp học sinh nắm vững kiến thức. Mục đích của bước này là giúp học sinh rút ra được ý kiến riêng của bản thân, học hỏi rút kinh nghiệm từ những ý kiến của bạn bè. Giáo viên chỉ cần kết luận và rút ra vài ý kiến chính để định hướng cho các em. Công việc còn lại là khuyến khích học sinh tự nhận xét, đánh giá. Thông qua việc tổng kết đánh giá học sinh rút ra được bài học cho mình. Nếu nhận xét hoặc đánh giá của học sinh không đúng, chệch hướng, giáo viên cần khéo léo định hướng cho các em. Để làm rõ việc sử dụng câu chuyện pháp luật trong dạy học môn GDCD THCS, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ sau: Bước 1: Giáo viên tóm gọn ý chính và kể cho học sinh nghe về câu chuyện để củng cố phần 1b trong khoảng 2 phút. Giáo viên đưa ra câu hỏi sau khi kết thúc: ? Phân tích những hành vi ngược đãi, hành hạ dã man bé Nguyễn Thị Hảo của bà Nguyễn Thị Mỳ? ? Em có nhận xét gì về hành vi của bà Mỳ và ý kiến của em như thế nào? Bước 2: Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câuchuyện. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình, thời gian thảo luận 3phút. Giáo viên theo dõi, quan sát học sinh thảo luận. Đại điện các nhóm trả lời câu hỏi, những học sinh khác chú ý và bổ sung. Bước 3: Giáo viên theo dõi và phân tích tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung, kết luận đưa ra đáp án hoàn chỉnh: Hành vi của bà Mỳ là vi phạm pháp luật (vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái), đồng thời tỏ được thái độ lên án, tố cáo hành vi dã man, ngược đãi con cái của bà Mỳ nói riêng và những gia đình khác trong cuộc sống. Giáo viên có thể nhận xét quá trình làm việc của các cá nhân, nhóm, có thể cho điểm với những ý kiến hay để khuyến khích tinh thần học bài của các em. PHẦN THỨ BA MỘT SỐ CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT PHỤC VỤ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TRONG MÔN GDCD CHỦ ĐỀ 1 QUYỀN TRẺ EM; QUYỀN, NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH Các nội dung chính trong chủ đề: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em (Việt Nam) ; Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. 1. Có ý kiến cho rằng: chỉ có những trẻ em da trắng và da vàng mới có những quyền trẻ em được quy định trong công ước quốc tế về quyền trẻ em, còn trẻ em da đen ở những nước châu Phi thì không có những quyền này. Xin hỏi nhận định như thế có đúng không? Trả lời: Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Công ước có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1990. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đã tham gia công ước (193 quốc gia, trừ Hoa Kỳ và Somalia). Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Điều 2 của công ước khẳng định rằng các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền trẻ em được nêu ra trong công ước mà không có sự phân biệt, đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc. Như vậy, trẻ em ở bất cứ quốc gia nào đã tham gia công ước đều được hưởng những quyền trẻ em được ghi nhận trong công ước, không phụ thuộc vào màu da của các em. Trẻ em da đen cũng như trẻ em da trắng, đều có các quyền bình đẳng như nhau. Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Ngay sau đó, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào năm 1991 để ghi nhận các quyền trẻ em trong công ước này. 2. Chú Khang là hàng xóm nhà Tuyết. Bé Bi, con trai của chú Khang vừa mới tròn 2 tuổi. Tuyết thường hay sang chơi với bé Bi. Có một lần Tuyết nghe thấy bố mình hỏi chú Khang: “Em đã đăng ký khai sinh cho cháu Bi chưa?” Chú Khang cười rồi trả lời: “ Em chưa anh ạ. Đợi đến lúc bé Bi đi học tiểu học thì đăng ký cũng được. Vội gì!” Hỏi: Trẻ em có quyền được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời không? Pháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em như thế nào? Trả lời: Được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời là một quyền cơ bản của trẻ em. Khoản 1, Điều 7 Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ghi nhận rằng: "Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời" Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 của Việt Nam đã khẳng định rằng: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn; UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em, vận động cha mẹ, người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn. Trẻ em của hộ nghèo không phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh. Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch cũng quy định rõ : “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em”. Bé Bi đã tròn 2 tuổi mà chú Khang chưa đi đăng ký khai sinh cho bé là không đúng. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác trong tương lai của bé Bi. 3. Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục năm 2004 (Điều 24) quy định như sau: - Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. - Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triên toàn diện của trẻ em. - Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi. - Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật. 4. "Sáng ngày 25/5, trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi của quận H thấy một cháu bé khoảng 3 tuần tuổi bị bỏ rơi trước cửa trung tâm. Khắp người cháu bé bị bầm tím và sưng tấy do bị kiến cắn. Manh mối duy nhất để lại là một mảnh giấy ghi tên và ngày sinh của cháu. Công an đã nhanh chóng điều tra và tìm ra bố mẹ của cháu. Được biết, vì khi sinh ra, cháu đã bị teo não, bố mẹ không muốn nuôi nên đành bỏ cháu vào trung tâm". Đọc xong tin trên, Minh (13 tuổi) thắc mắc, muốn biết những quyền trẻ em nào đã bị vi phạm và hành vi bỏ rơi trẻ em như trên có bị pháp luật trừng trị không? Trả lời: Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, hành vi bố mẹ bỏ mặc trẻ em vì lý do trẻ em bị bệnh nói trên đã vi phạm đến nhiều quyền cơ bản của trẻ em bao gồm: - Quyền được sống chung với cha mẹ: Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình. - Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng: Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Cha mẹ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. - Quyền được chăm sóc sức khoẻ: Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Cha mẹ có trách nhiệm thực hiện việc chữa bệnh cho trẻ em. Theo Điều 9, Nghị định 91/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì cha mẹ, người giám hộ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: - Sau khi sinh con, cha hoặc mẹ bỏ con, không chăm sóc, nuôi dưỡng; - Cha, mẹ bỏ mặc con, người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, để trẻ em này rơi vào hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; - Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật. Đồng thời, để khắc phục hậu quả, pháp luật buộc cha, mẹ, người giám hộ thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em theo quy định của pháp luật do thực hiện hành vi nói trên. 5. Khi Mai học hết tiểu học thì bố quyết định cho Mai nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho Mai được đi học thì bố Mai cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Xin hỏi; Bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái hay không? Trách nhiệm bảo đảm quyền học tập của trẻ em được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Trả lời: Đối với trẻ em, học tập có ý nghĩa quan trọng. Trẻ em cần được học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, người hữu ích cho gia đình, xã hội và tương lai sẽ trở thành công dân tốt, người lao động tốt góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, Điều 16, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã khẳng định rằng: "Trẻ em có quyền được học tập." Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập của trẻ em. Trách nhiệm này được Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định tại Điều 28 như sau: - Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em được thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. - Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng giáo dục. - Người phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, theo các quy định của pháp luật, cha mẹ không có quyền bắt con cái bỏ học mà phải tạo điều kiện để con cái thực hiện quyền được học tập của mình. Suy nghĩ và hành động của bố Mai như thế là không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập của trẻ em. CHỦ ĐỀ 2 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Các nội dung chính của chủ đề : Thực hiện trật tự an toàn giao thông; Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS; Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 1. Vào giờ đi làm buổi sáng một vụ tai nạn giao thông xảy ra ngay trên đường đến nơi làm việc. Một phụ nữ đi xe máy va phải một xe máy khác, tiếp theo bị hất thẳng vào chiếc ô tô đang chạy. Hậu quả chị phụ nữ bị bánh trước xe ô tô chèn qua người, mặt va xuống mặt đường, máu đổ. Mấy chiếc ô tô chạy qua thấy cảnh đó nhưng đi thẳng, để mặc nạn nhân nằm trên đường trong khi người thanh niên chạy ra giúp bế nạn nhân lên và vẫy tay xin nhờ chở vào bệnh viện. Hỏi: Việc không cứu giúp người bị nạn có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Pháp luật quy định thế nào về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn? Trả lời: Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (sau đây gọi là luật Giao thông đường bộ) khi có tai nạn giao thông xảy ra, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn và báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Khoản 2 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông như sau: “2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: a) Bảo vệ hiện trường; b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn; c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn; đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền”. Đồng thời, để kịp thời giúp đỡ nạn nhân, khoản 3, Điều 38 Luật Giao thông đường bộ đã quy định trách nhiệm của người điều khiển phương tiện khác như sau: “Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu”. Khi có điều kiện cứu giúp mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông là một trong những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 18, Điều 8, Luật giao thông đường bộ. Như vậy, việc những chiếc ô tô chạy qua hiện trường vụ tai nạn nhưng đi thẳng, để mặc nạn nhân nằm trên đường, trong khi người thanh niên chạy ra giúp bế nạn nhân lên và vẫy tay xin nhờ chở vào bệnh viện cho thấy, những người lái xe ô tô đã không thực hiện đúng trách nhiệm cứu giúp người bị nạn theo quy định của pháp luật. Người có hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu cứu giúp có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm đ, khoản 3 Điều 14 Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 2. Tuấn 15 tuổi, học lớp 9. Cuối năm bài vở nhiều lại phải đi học thêm để chuẩn bị thi vào lớp 10 trung học phổ thông của tỉnh, Tuấn đòi mẹ mua cho xe máy để tiện việc đi lại học tập. Biết chuyện, bố Tuấn không đồng ý, ông nói tuổi của Tuấn chưa được phép sử dụng xe máy. Hỏi: Bố Tuấn nói đúng hay sai? Độ tuổi nào được phép đi xe máy. Khi điều khiển xe máy trên đường cần mang theo các giấy tờ gì? Trả lời: Bố Tuấn nói đúng. Tuấn mới 15 tuổi, chưa đủ tuổi được phép sử dụng xe máy theo quy định của pháp luật. Theo Luật Giao thông đường bộ, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Khoản 1 Điều 60, Luật Giao thông đường bộ quy định về độ tuổi của người lái xe như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy phải mang theo các giấy tờ sau: - Giấy phép lái xe; - Đăng ký mô tô, xe máy; - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 3. Trên đường đi học về, Lê và Hà chợt thấy một chiếc ô tô đang đổ phế liệu xây dựng xuống ven đường. Lê chạy lại đề nghị người lái xe không được đổ phế thải ra đường. Người lái xe sừng sộ nói: «Trẻ con biết gì. Đây không phải là trách nhiệm của chúng mày» và giơ tay định đánh Lê. Thấy vậy Hà kéo Lê bỏ đi. Hãy nhận xét về việc làm của người lái xe và cách xử sự của Lê và Hà và cho biết mức xử phạt đối với hành vi trên của người lái xe theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ môi trường. Trả lời: Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, bảo vệ môi trường là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Điều 29 Hiến pháp năm 1992 quy định: Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường. Khoản 2, Điều 4, Luật Bảo vệ môi trường cũng quy định: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hành vi đổ trộm chất thải xây dựng ra đường của lái xe đã vi phạm quy định về giữ vệ sinh môi trường vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm an toàn giao thông. Việc Lê góp ý với người lái xe là đúng. Nếu lái xe không tiếp thu ý kiến Lê có thể thông báo để cơ quan và người có trách nhiệm xử lý. Hà nên ủng hộ Lê, cùng Lê đấu tranh với hành vi đổ trộm chất thải xây dựng ra đường của lái xe. Người có hành vi đổ trộm phế
Tài liệu đính kèm: