Một số giải pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Sinh học 9

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, dẫn tới sự bùng nổ thông tin. Do dó khối lượng tri thức chung của toàn nhân loại tăng lên theo cấp số nhân, người giáo viên không thể cung cấp hết thông tin cho người học trong khi khả năng tiếp nhận và lĩnh hội nguồn tri thức mới của người học bị hạn chế bởi thời gian hạn hẹp của tiết học.

Mặt khác nhu cầu xã hội đòi hỏi tri thức của người học ngày càng cao, hiểu biết ngày càng rộng và sâu sắc, bên cạnh đó còn phải có những kĩ năng nhất định về tư duy, về giao tiếp xã hội, kĩ năng giữ gìn sức khỏe phòng chống bệnh tật, sự hợp tác trong cộng đồng. Học sinh của trường THCS N’Thôl Hạ hầu hết là con em đồng bào dân tộc Tây Nguyên, nhiều kĩ năng học tập cũng như kĩ năng sống của các em còn thiếu và yếu trong đó có các kĩ năng tư duy.

Việc vận dụng những phương pháp tích cực vào quá trình dạy học sẽ đáp ứng phần nào đòi hỏi, yêu cầu ở trên.

 

doc 24 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3287Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp nâng cao tính tích cực học tập môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tính tích cực học tập với môn học là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải thu hút được học sinh vào bài học, làm tăng sự chú ý, gợi lên niềm đam mê, làm cho người học có tính tích cực học tập với môn học. Tính tích cực học tập là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Tính tích cực học tập và năng lực có vai trò biện chứng với nhau. Người giáo viên phải làm tăng tính tích cực học tập môn học cho học sinh, qua đó khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong mỗi cá nhân người học.
 1.3.3 Biểu hiện của tính tích cực học tập trong hoạt động học tập của học sinh Trung học cơ sở:
 	Tính tích cực học tập của học sinh trung học cơ sở biểu hiện chủ yếu ở một số mặt sau:
- Tập trung chú ý vào bài học, biết giữ gìn trật tự, im lặng khi cần thiết và có yêu cầu.
- Sẵn sàng tham gia và tự giác tham gia xây dựng bài trong hoạt động cá nhân, trong hoạt động nhóm, trong việc thực hiện các yêu cầu khác như bài tập về nhà, bài thực hành, soạn bài. Biểu hiện thường thấy rõ nhất là tự giác phát biểu ý kiến trong hoạt động chung cả lớp.
- Tích cực trong các hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khoá. Biết đào sâu vấn đề, nêu thắc mắc khi chưa thoả mãn nhu cầu nhận thức, sẵn sàng và tự giác trao đổi với giáo viên và với bạn học về vấn đề đang quan tâm.
- Luôn có thái độ tôn trọng giáo viên bộ môn, tâm trạng vui vẻ khi hoàn thành một hoạt động, tỏ vẻ luyến tiết khi gặp sai lầm trong hoạt động và tự tìm biện pháp khắc phục trong những hoạt động tiếp sau.
2. THỰC TRẠNG.
2.1. Về phía giáo viên:
Hiên nay, người giáo viên chủ yếu giảng dạy trên cở sở sách giáo khoa, với những lệnh, câu hỏi có sẵn, mà việc giải bài tập và trả lời câu hỏi ở sách giáo khoa thì cũng chỉ phần nào giúp cho học sinh nắm được lí thuyết một cách đơn thuần, máy móc, không linh hoạt. Vấn đề liên hệ thực tế, phát triển tư duy, phương pháp học tập, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong các môn học, trong đó có môn Sinh học còn rất nhiều hạn chế. Vả lại chương trình Sinh Học hiện nay còn nhiều nội dung khó và quá tải so với trình độ, lứa tuổi của học sinh, nhất là học sinh dân tộc Tây Nguyên, nên việc vận dụng đổi mới phương pháp có những khó khăn nhất định. Bản thân tôi qua những năm trước cũng chưa chú ý tìm tòi, đổi mới có hiệu quả phương pháp giảng dạy và rất dễ bị tụt hậu so với sự đổi mới của Ngành giáo dục cũng như của đất nước. Qua việc dự giờ, tôi cũng nhận thấy nhiều giáo viên trong trường chưa tiếp cận được các phương pháp dạy học tích cực và do vậy hiệu quả giảng dạy toàn diện chưa nâng cao đúng yêu cầu của thời đại.
2.2. Về học sinh:
 Về phía học sinh, tôi nhận thấy ở các em còn thiếu rất nhiều kĩ năng, phương pháp học tập, tính tích cực học tập còn nhiều hạn chế, nhiều em còn thụ động trong việc tìm hiểu, tiếp thu kiến thức, kĩ năng học tập bộ môn.
3. CÁC GIẢI PHÁP.
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tính tích cực học tập đã trình bày ở trên, chúng tôi xin đề xuất một số nhóm biện pháp nâng cao kết quả và tính tích cực học tập trong dạy học Sinh học như sau:
3.1. Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng phương tiện dạy học thông qua hoạt động quan sát:
Trong quá trình dạy học Sinh học, các phương tiện trực quan, các phương tiện thí nghiệm, phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường có vai trò quan trọng:
- Làm nội dung học tập sinh động, phong phú, nâng cao tính tích cực học tập môn Sinh học, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học bộ môn. Học sinh có cơ hội kiểm nghiệm kiến thức lý thuyết với thực tiễn đang diễn ra hằng ngày trong đời sống và sản xuất ở địa phương, trong nước và trên thế giới.
- Phát triển năng lực quan sát và các năng lực tư duy khác của học sinh. 
- Tăng hiệu quả dạy học của giáo viên.
Việc sử dụng phương tiện dạy học vào trong quá trình giảng dạy không những có tác dụng nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh mà còn góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của người giáo viên. Việc sử dụng phương tiện trong giảng dạy Sinh học thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng quá trình dạy học và giúp cho học sinh thêm yêu thích môn Sinh học.
Phương pháp quan sát phải kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác để sự lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng đạt hiệu quả cao. Hành động quan sát chỉ là bước khởi đầu, chuẩn bị cho các bước tiếp sau. Nếu chỉ quan sát không thôi hoặc chỉ đọc sách giáo khoa thì chưa đủ vì đây chỉ là hành động tìm kiếm thông tin thô hay lúc này người quan sát chỉ mới có thể mô tả, liệt kê thông tin từ tranh, ảnh, mô hình. Đây là cách tiếp nhận thông tin của phần lớn học sinh tiểu học. 
Do vậy trước khi tiến hành quan sát cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát và những hướng dẫn quan sát khi cần thiết. Mục đích yêu cầu nhiệm vụ quan sát thể hiện qua các câu hỏi, hoặc trong nội dung các đề mục ở sách giáo khoa hoặc do giáo viên đề ra. Trong trường hợp học sinh tự quan sát ở nhà hay trong thiên nhiên thì kế hoạch quan sát là do học sinh quyết định trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên với mục tiêu được xác định trước. 
Ví dụ 1. 
 Quan sát từ khái quát đến cụ thể → Thống kê phân loại các đối tượng quan sát. Sinh học 9: Bài thực hành “Hệ sinh thái” tiết 55. Khi quan sát ngoài trời giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chung, tổng thể trước để thống kê kết quả ghi vào bảng 53.1 sau đó mới quan sát cụ thể trong các ô sinh thái.
Ví dụ 2. 
Học sinh tự lên kế hoạch quan sát → Tự đánh giá mức độ ô nhiễm → Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những đề xuất, kiến nghị để cải thiện đối tượng quan sát khi dạy Sinh học 9 bài Thực hành: “Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương”: 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tình hình chung sau đó tìm hiểu mức độ ô nhiễm ở từng môi trường cụ thể, tìm nguyên nhân gây ô nhiễm, đưa ra biện pháp khắc phục.
Ví dụ 3. 
Sinh học 9, bài 39: Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng. 
Yêu cầu: Học sinh biết cách sưu tầm tư liệu (tranh, ảnh, tài liệu khác) → Quan sát các nguồn tư liệu khác nhau để lựa chọn tư liệu phù hợp → So sánh đối chiếu các tư liệu → Sắp xếp tư liệu theo chủ đề → Báo cáo những điều rút ra từ tư liệu. Qua bài này học sinh vừa rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin theo chủ đề, vừa rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng sắp xếp thông tin theo hệ thống và rèn kĩ năng báo cáo một vấn đề tìm hiểu được. Báo cáo của học sinh có thể chưa hoàn chỉnh, do vậy giáo viên có thể hướng dẫn các em hoàn thiện dần, giúp các em rèn kĩ năng tự học, tự tìm tòi, sắp xếp tư liệu hợp lí. Giáo viên cần thiết phải hướng dẫn các em tìm kiếm tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ như từ Internet. Những tư liệu, hình ảnh mà học sinh tìm kiếm từ Internet hoặc từ máy tính khác thì giáo viên hướng dẫn học sinh cách chọn lọc, sắp xếp, lưu giữ thông tin cho phù hợp.
3.2. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các biện pháp tâm lý, giao tiếp sư phạm xây dựng tình cảm tốt đẹp thầy – trò: 
Dạy học là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Giáo viên đứng trước học sinh, vừa giống như người đạo diễn, vừa là người biểu diễn, đồng thời là người hướng dẫn và học sinh là những người diễn viên thực tập, vừa học vừa làm theo giáo viên. Người giáo viên phải có những thủ thuật về tâm lý, hay còn gọi là nghệ thuật sư phạm hay nghệ thuật dạy học. Vì vậy, để nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh giáo viên cần quan tâm đến các biện pháp tâm lý cần thiết khi lên lớp, trong đó quan trọng là kĩ năng giao tiếp sư phạm.
Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tâm lí, giao tiếp sư phạm không những nâng cao hứng thú và tính tích cực học tập bộ môn mà còn thể hiện tính tích cực trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nói chung trong trong lớp, trong trường.
Trong quá trình dạy học, người giáo viên có thể kết hợp sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò 
Trước hết, người giáo viên nên luyện tập sao cho giọng nói trở nên truyền cảm, khai thác các đặc tính âm thanh (cao độ, trường độ, âm sắc) và vốn từ. Sau đó, cần sưu tầm những cách dẫn bài hấp dẫn, những câu chuyện vui, những câu nói hài hước liên quan đến nội dung bài học giúp gây hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo viên chủ động, gần gũi, động viên học sinh, thương yêu trẻ, tạo ra tình cảm, xúc cảm tích cực, tạo tâm thế cho học sinh ngay khi bước vào tiết học. Một số sai sót thường gặp của học sinh như: vệ sinh lớp chưa tốt, chưa lau bảng; thiếu thước kẻ hoặc phấn viết bảng; hoặc soạn bài, học bài cũ chưa tốt, đầu tiết còn ồn, mất trật tự  Khi học sinh có sai sót thì cần nhắc nhở khéo léo chứ đừng bao giờ quát mắng, la ó om sòm làm mất tình cảm thầy trò, mất tính tích cực học tập của học sinh. 
3.3. Nâng cao tính tích cực học tập bằng việc khai thác các nguồn kiến thức thực tế
Kiến thức Sinh học vô cùng phong phú. Nếu người giáo viên biết khai thác nguồn kiến thức này một cách hiệu quả thì sẽ giúp cho học sinh thêm yêu thích môn học. Từ đó, các em hứng thú, say mê tìm hiểu thêm những kiến thức mà giáo viên không có điều kiện cung cấp.
Để nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh, giáo viên có thể khai thác một số biện pháp sau:
- Chọn lọc nguồn kiến thức cần liên hệ có liên quan với kiến thức mới mà học sinh đang hoặc chuẩn bị học;
- Kiến thức thực tế phải dựa trên nền tảng kiến thức sẵn có của học sinh;
- Những thành tựu Sinh học hiện đại trong nước và thế giới liên quan đến nội dung kiến thức đang đề cập;
- Ý nghĩa thực tế của nội dung kiến thức đang đề cập;
- Nhận định của học sinh về khả năng vận dụng kiến thức vừa học ở gia đình, địa phương;
- Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu thêm để bổ sung tri thức mới cho bản thân các em;
- Tạo điều kiện để học sinh có dịp chia sẻ kiến thức của mình với thầy cô, bè bạn.
Ví dụ 
Sinh 9 – Tiết 43: ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật. Trong tiết này liên hệ với việc sử dụng ánh sáng nhân tạo (ánh sáng đèn) để điều khiển thời gian ra hoa ở các cây bông cúc, cây thanh long, đồng thời giáo dục về tiết kiệm năng lượng.
Hoặc tiết 44 Sinh học 9, giáo viên cho học sinh liên hệ về cách sử dụng nhiệt nhân tạo (lò sưởi, bóng đèn) trong việc ấp trứng gia cầm và ủ ấm cho gia cầm non ở địa phương.
3.4. Nâng cao tính tích cực học tập bằng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực:
Ngày nay, xu hướng dạy học “Lấy người học làm trung tâm” đang được các trường, giáo viên tổ chức thực hiện. Những hoạt động này giúp các em thay đổi cách học tập, suy nghĩ và tiếp nhận kiến thức, giúp cho các em có nhiều hứng thú trong quá trình học. Giáo viên cần khai thác những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để rèn luyện cho học sinh khả năng giao tiếp và làm việc có hiệu quả. Để nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh khi tổ chức các hoạt động dạy học đòi hỏi người giáo viên phải lên kế hoạch, xây dựng nội dung chi tiết một cách cẩn thận. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, người giáo viên phải là người dẫn đường, định hướng cho tất cả các em để học sinh nào cũng được hoạt động, phát huy năng lực cá nhân và có thể nắm bắt kiến thức một cách trọn vẹn.
Có nhiều kĩ thuật dạy học tích cực giúp nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh trong quá trình dạy học. Mỗi một nhóm biện pháp đều có những tác dụng, đặc điểm vận dụng riêng. Chính vì vậy, người giáo viên cần lựa chọn, kết hợp nhiều biện pháp với nhau để việc nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh đạt hiệu quả cao. Sau đây là một số giải pháp cụ thể: 
Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi: 
Kĩ thuật đặt câu hỏi nhằm khuyến khích toàn bộ học sinh trong lớp tham gia vào bài học qua việc suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Trong dạy học ngày nay thì phương pháp đặt câu hỏi là phương pháp chủ yếu ở hầu hết các môn học ở trường phổ thông. Một số phương pháp liên quan như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp quan sát - vấn đáp; thí nghiệm, thực hành – vấn đáp, nghiên cứu tài liệu – vấn đáp; đàm thoại gợi mở; vấn đáp – phát hiện (còn gọi là phương pháp phát hiện có hướng dẫn), đàm thoại ơrixtic (vấn đáp tìm tòi bộ phận)  
Khi đặt câu hỏi cho học sinh cần tuân thủ một số quy tắc sau, những quy tắc này giúp nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên, thu được thông tin phản hồi và giúp học sinh tự tin:
- Phân phối câu hỏi cho cả lớp: câu hỏi phải rõ ràng, để mở, dễ hiểu, xúc tích, đủ cho cả lớp nghe thấy, nên kết hợp với cả cử chỉ. Hỏi càng nhiều học sinh và thuộc nhiều đối tượng khác nhau càng tốt. Điều này giúp mọi học sinh suy nghĩ, chuẩn bị tâm thế, lời diễn đạt trong câu trả lời. Đừng bao giờ chỉ định học sinh rồi mới đặt câu hỏi, khi đó những học sinh khác sẽ lười biếng suy nghĩ.
- Tập trung vào trọng tâm: giáo viên nên đặt câu hỏi cụ thể, tập trung vào nội dung chính của bài. Với những câu hỏi khó thì có thể đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời. Trong quá trình hoạt động nên xoáy vào trọng tâm khi phản ứng với câu trả lời của học sinh.
- Dừng lại sau khi nêu câu hỏi cho học sinh: để cho học sinh có thời gian suy nghĩ, qua đó tích cực hoá tất cả học sinh. Sau khi đặt câu hỏi thì dừng lại 3 đến 5 giây hoặc hơn nữa, sau đó gọi học sinh trả lời.
- Phản ứng tích cực với câu trả lời (sai hoặc gần đúng, gần đủ) của học sinh: không chê bai, chỉ trích, trách phạt học sinh khi các em trả lời sai hoặc chưa chính xác. Giáo viên cần sử dụng một phần câu trả lời của học sinh để khuyến khích học sinh đó và các học sinh khác tiếp tục suy nghĩ trả lời. Điều này giúp nâng cao chất lượng câu trả lời của học sinh, tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò và trò, học sinh thấy được tôn trọng và sẽ cố gắng hơn.
- Tích cực hoá tất cả học sinh: nên gọi cả học sinh mạnh dạn và học sinh nhút nhát phát biểu, tránh làm việc riêng với một vài học sinh. Giáo viên nêu yêu cầu “Mọi em đều sẽ được lần lượt gọi trả lời câu hỏi” để tất cả học sinh đều suy nghĩ.
- Yêu cầu giải thích : Khi học sinh đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, chưa hoàn chỉnh hoặc chệnh hướng thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh bổ sung thêm thông tin, ví dụ minh hoạ hoặc yêu cầu giải thích rõ hơn. Thao tác này giúp nâng cao chất lượng câu trả lời, rèn kĩ năng diễn đạt cho học sinh. Tuy nhiên giáo viên đừng áp đặt, đừng dồn học sinh vào chân tường.
- Tránh nhắc lại câu hỏi của mình: điều này giúp tăng cường sự chú ý của học sinh, có nhiều thời gian để học sinh trả lời. Giáo viên có thể yêu cầu một học sinh nhắc lại câu hỏi cho cả lớp thay vì giáo viên nói lại.
- Tránh tự trả lời câu hỏi của mình: với những câu hỏi liên quan nội dung mới và khó mà học sinh không thể trả lời được thì giáo viên không vội trả lời mà chỉ định một vài học sinh trả lời. Tốt nhất là chia câu hỏi khó thành một vài câu hỏi nhỏ, dễ hơn. 
Do vậy, khi đặt câu hỏi cần chú ý đến đối tượng học sinh, chú ý đến kiến thức mà học sinh đã học hay các em có thể có từ cuộc sống. Trong trường hợp học sinh quá chậm, có thể cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ theo bàn, cặp đôi trong thời gian ngắn. Hoặc giáo viên chuyển câu hỏi tự luận thành câu hỏi trắc nghiệm (đúng - sai, nhiều lựa chọn), sau đó có thể yêu cầu học sinh giải thích sự lựa chọn đáp án của mình để tiếp tục lôi cuốn học sinh vào bài học
- Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh: giáo viên nên để cho học sinh nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn trước khi đưa ra kết luận. 
Ví dụ: Bài 54, tiết 57. Ô nhiễm môi trường, tôi thiết kết hệ thống câu hỏi để dạy Mục I- Ô nhiễm môi trường là gì ? 
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh liên hệ thực tế, hiểu biết cá nhân để đi đến khái niệm Ô nhiễm môi trường, cụ thể :
+ Giáo viên: Em nào đã từng tận mắt thấy, nghe thấy, hoặc xem trên tivi, sách báo về nơi nào đó bị ô nhiễm môi trường ?
+ Học sinh: Em thấy ở ngã ba xã N’Thol Hạ có nhiều rác thải. Hoặc hồ nước ở gần công ty Hồ Phượng bị nhiễm nước thải cà phê.
+ Giáo viên: Em thấy màu nước, các sinh vật trong hồ nước bị ô nhiễm đó như thế nào ?
+ Học sinh: Nước đen hơn, nhiều cây, cá bị chết
+ Giáo viên: Các em hãy thử so sánh một số tính chất khác như tính chất vật lí (màu nước, độ đục, mùi), tính chất hoá học (chất màu đen có trong nước), tính chất sinh học (thành phần các sinh vật trong hồ và quanh hồ nước) ở hồ nước trong không bị ô nhiễm và hồ nước bị ô nhiễm nói trên. Hiện tượng đó do đâu mà có ?
+ Học sinh: Nước có màu, đục hơn, mùi bốc lên. Người dân lấy nước tưới thì làm rau bị chết. Nước bị bẩn là do người ở công ty xả ra.
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh rút ra khái niệm về ô nhiễm môi trường: 
+ Đó là một hiện tượng ô nhiễm môi trường. Vậy ô nhiễm môi trường là gì ?
Lúc này học sinh có thể sử dụng thông tin kênh chữ trong sách giáo khoa để chính xác hoá khái niệm.
Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy hay còn gọi là bản đồ tư duy (lược đồ tư duy).
Bản đồ tư duy (hay sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy) là một sơ đồ phân nhánh nhằm trình bày một cách rõ ràng các ý tưởng của cá nhân hay nhóm. 
Bản đồ tư duy được vận dụng để tóm tắt một nội dung, ôn tập một chủ đề; trình bày tổng quan một chủ đề; chuẩn bị ý tưởng; thu thập sắp xếp ý tưởng; ghi chép khi nghe giảng; mô tả, liệt kê, sắp xếp kiến thức mới theo từng chủ đề 
Bản đồ tư duy có thể sử dụng bằng cách viết ra giấy, lên bảng lớp, bảng phụ, vở học sinh, trong máy tính 
Khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dễ thu hút học sinh vào bài học, học sinh học theo năng lực của mình, học sinh có cái nhìn tổng quan về nội dung bài học, rèn kĩ năng diễn đạt khi tóm tắt nội dung bài học qua sơ đồ tư duy. 
Ví dụ trong môn Sinh học 9: Bài 8 – Nhiễm sắc thể. 
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung bài học mục I và II theo sơ đồ dưới đây, sau đó yêu cầu học sinh rút ra kết luận. 
Cụ thể: giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi để học sinh nghiên cứu tài liệu, quan sát hình trả lời và giáo viên dần hoàn thành sơ đồ như sơ đồ gợi ý bên dưới.
Ví dụ trong môn Sinh học 9: Bài ADN.
 	Sử dụng kết hợp giữa phương pháp quan sát, vấn đáp tìm tòi và sơ đồ tư duy.
Cụ thể: 
+ Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa và cho học sinh quan sát mô hình cấu tạo phân tử ADN.
 	+ Giáo viên: qua quan sát và thông tin, cho biết ADN có mấy mạch đơn và xoắn như thế nào?
+ Học sinh: gồm 2 mạch đơn, là chuỗi xoắn kép, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ phải qua trái.
+ Giáo viên: cho học sinh khác bổ sung, xác nhận và ghi tóm tắt các ý mà học sinh vừa trả lời vào sơ đồ.
+ Giáo viên: mỗi vòng xoắn hay chu kì xoắn có đặc điểm gì về kích thước, về số cặp nuclêôtit?
+ Học sinh: mỗi vòng xoắn có đường kính 20 ăngstơrông, cao 34 ăngstơrông gồm 10 cặp nuclêotit.
+ Giáo viên: ghi lên sơ đồ và cho học sinh quan sát lại mô hình, yêu cầu chú ý đến các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn, chú ý giữa A và T có nối bằng 2 “que” và giữa G – X là 3 “que”. 
+ Giáo viên: có nhận xét gì về các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn? (Giáo viên hướng dẫn: Các “que nối” tượng trưng cho điều gì, nuclêôtit mạch này ứng với loại nuclêôtit nào ở mạch kia?)
+ Học sinh: các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết nhau bằng các liên kết hiđrô và theo từng cặp A – T, G – X gọi là nguyên tắc bổ sung.
+ Giáo viên: xác nhận và tiếp tục hoàn thiện sơ đồ và yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ nêu tóm tắt lại cấu trúc không gian của ADN, rồi sau đó tìm hiểu tiếp về nguyên tắc bổ sung và hệ quả của nó.
Nâng cao tính tích cực học tập bằng cách sử dụng kĩ thuật công não (động não hay còn gọi là kĩ thuật phát huy ý tưởng): 
Là kĩ thuật nhằm huy động tư tưởng mới (ý tưởng) về một vấn đề nào đó trong thảo luận. 
Quy tắc : Mỗi học sinh đưa ra (phát biểu bằng lời) ý kiến của mình về vấn đề đang quan tâm, không hạn chế số ý tưởng; cho phép tưởng tượng và liên tưởng; ý tưởng là của chung; không đánh giá và phê phán các ý tưởng trong quá trình thu thập ý kiến. 
Sau khi không còn học sinh nào phát biểu nữa thì bắt đầu thảo luận chung cả lớp để đánh giá, thống nhất các ý kiến lựa chọn. Trong quá trình này giáo viên có thể cho phép học sinh phát biểu để bảo vệ, biện hộ hoặc phản biện các ý kiến.
Có thể vận dụng kĩ thuật này bằng động não viết: 
+ Viết ra giấy: mỗi học sinh lần lượt viết ý tưởng ra giấy, sau đó thảo luận nhóm, đánh giá, lựa chọn.
+ Hoặc viết lên bảng phụ: các ý tưởng của học sinh lần lượt được viết lên bảng phụ, sau đó treo tường, treo bảng lớp để thảo luận chung.
+ Hoặc viết bảng đen: Cá nhân (hoặc đại diện nhóm học sinh) lên bảng lớp viết ý tưởng của cá nhân (hoặc của nhóm), sau đó đánh giá, thống nhất lựa chọn.
Ví dụ: 
Sinh 9: Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo). Sau khi cho học sinh tìm hiểu về các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương, giáo viên nêu câu hỏi:
+ Hãy nêu các bệnh tật mà ô nhiễm môi trường gây ra (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho con người và sinh vật.
+ Yêu cầu: mỗi em kể một bệnh, tật ở người hoặc sinh vật, ý em sau không được trùng với em kể trước 
+ Giáo viên dành thời gian chờ đợi câu trả lời là từ 15 đến 30 giây hoặc lâu hơn tuỳ năng lực từng lớp để học sinh suy nghĩ sắp xếp ý tưởng trả lời.
Sau khi học sinh đã kể ra một số bệnh, tật, giáo viên cần khen ngợi học sinh nhanh nhẹn và đi đến thống nhất nhanh. Sau đó nêu câu hỏi tiếp:
+ Em nào có thể rút ra kết luận về hậu quả của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ con người và các sinh vật? Em nào nhanh nhất?
Cũng bằng biện pháp này giáo viên nêu yêu cầu: 
+ Là học sinh, em phải làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Giáo viên lưu ý: Chỉ nêu các biện pháp mà các em có thể thực hiện.
3.4.4 Nâng cao tính tích cực học tập bằng việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
Trong năm học 2013 – 2014 tôi đã từng bước vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học môn Sinh học.
Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học mới, được vận dụng trong dạy học các môn khoa học ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở trong những năm gần đây. Đây là phương pháp dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi nghiên cứu của học sinh hay đây là phương pháp đi theo con đường mà các nhà khoa học đã làm để lĩnh hội tri thức mới.
Một giáo án (hoặc một môđun kiến thức) gồm các bước sau:
Bước 1. Tình huống xuất phát: 
Giáo viên nêu vấn đề cần giải quyết (mục tiêu bài học), thường dưới dạng câu hỏi.
Bước 2. Bộc lộ biểu tượng ban đầu.
Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nêu ý kiến ban đầu c

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_PP-DHTC.doc