Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa

Câu 1: Đồng chí hãy trình bày thực trạng của hệ thống chính trị Việt Nam?

Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (Các cơ quan quyền lực Nhà nước, các Đảng chính trị, các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị – xã hội, v,v.) được xây dựng theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành trên những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền lực chính trị.

 

doc 25 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2071Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công;
3. Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
4. Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Trong khi thi hành nhiệm vụ, các Ban của Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động giám sát. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của các Ban của Hội đồng nhân dân;
5. Báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực Hội đồng nhân dân khi cần thiết.
Đại biểu HĐND: Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước.
Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân mỗi khoá bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá sau.
Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ kỳ họp sau cuộc bầu cử bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá sau.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại biểu Hội đồng nhân dân:
- Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân; Đại biểu Hội đồng nhân dân nào không tham dự được kỳ họp phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân và không tham dự được phiên họp phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tọa phiên họp.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.
Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân nhận được yêu cầu, kiến nghị của cử tri phải có trách nhiệm trả lời cử tri.
Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết; đồng thời thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết.
Trong thời hạn do pháp luật quy định, người có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Hội đồng nhân dân biết kết quả.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó. Trong trường hợp cần điều tra, xác minh thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của Hội đồng nhân dân hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
Khi đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu gặp người phụ trách của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân thì người đó có trách nhiệm tiếp. 
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. Cơ quan hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị của đại biểu.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức ở địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp tư liệu, thông tin, bảo đảm nơi tiếp xúc cử tri và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ĐB HĐND.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tạo điều kiện để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân với Hội đồng nhân dân.
Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, nếu không được sự đồng ý của Chủ tọa kỳ họp thì không được bắt giữ đại biểu Hội đồng nhân dân. Nếu vì phạm tội quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp mà đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải báo cáo ngay với Chủ tọa kỳ họp.
Giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải thông báo cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác. Việc chấp nhận đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu do Hội đồng nhân dân cùng cấp xét và quyết định.
Đại biểu Hội đồng nhân dân nào không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm. Thường trực HĐND và UBND quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. 
Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Trong trường hợp ĐB HĐND bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Thường trực HĐND quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND đó.
Đại biểu Hội đồng nhân dân phạm tội, bị Toà án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phương hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan NN cấp trên 
Chức năng của HĐND là phương diện, mặt hoạt động của HĐND để thực hiện các nhiệm vụ của HĐND, quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ về KTXH-ANQP, phát huy nguồn lực xã hội, tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương. Giám sát nghị quyết và việc thực hiện nghị quyết, hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn. Việc đề ra phương hướng đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của HĐND luôn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong điều kiện xây dựng NN pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay. 
Tại điều 2 hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”
Để đảm bảo nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra: “Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp; tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; nghiên cứu về tổ chức chính quyền đô thị, hải đảo”.
Để thực hiện có hiệu quả trong vấn đề tổ chức và hoạt động của HĐND cần thực hiện một số phương hướng cơ bản sau đây 
Đổi mới tổ chức của HĐND.
Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, vận động nhân dân cùng thực hiện các nghị quyết, pháp luật, nêu cao trách nhiệm trước nhân dân và làm tròn nghĩa vụ của người đại biểu. Muốn vậy, phải đổi mới cơ chế bầu cử thực sự dân chủ, xây dựng tiêu chuẩn đại biểu HĐND phải đảm bảo về phẩm chất đạo đức cũng như trình độ năng lực để cho nhân dân tự lựa chọn những đại biểu thực sự xứng đáng là người đại diện cho dân.
Đề cao vai trò, trách nhiệm của thường trực HĐND trong việc điều hành hoạt động của HĐND; phối hợp với các cơ quan hữu quan, các UBND, các cơ quan khác có liên quan; đôn đốc kiểm tra việc tổ chức thực hiện việc họp HĐND, thực hiện tốt vai trò giám sát về thực hiện nghị quyết HĐND, pháp luật của nhà nước. TT HĐND tiếp xúc với đại biểu HĐND, cử tri để nắm bắt được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân đưa ra HĐND để bàn bạc thảo luận và quyết định.
Đổi mới hoạt động của HĐND.
Nâng cao chất lượng của các kỳ họp HĐND; làm tốt công tác chuẩn bị xác định đúng nội dung trọng tâm thuộc thẩm quyền của HĐND, tổ chức điều hành, bảo đảm đúng dân chủ, đúng pháp luật; đưa ra quyết định một cách chính xác, tạo điều kiện cho đại biểu nghiên cứu kỹ lưỡng các văn bản tài liệu có liên quan đến kỳ họp, từ đó có quyết định sáng suốt nâng cao chất lượng Nghị quyết.
Nâng cao chất lượng NQ HĐND bảo đảm các NQ hội đồng sát với thực tế của địa phương đúng pháp luật mang tính khả thi cao. NQ ban hành phải đúng quy trình, đúng thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức PL, quản lý NN, quản lý KT và kỹ năng hoạt động của đại biểu, TT HĐND. Phát huy vai trò trách nhiệm của đại biểu HĐND, đại biểu HĐND là những người gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực vận động nhân dân thực hiện pháp luật, giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân để nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của nhân dân để đưa ra thảo luận và quyết định tại kỳ họp HĐND. 
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tốt cho hoạt động của HĐND như: nơi làm việc, phương tiện thông tin, đội ngũ giúp việc, chế độ tiền lương,...
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND là một trong những điều kiện quyết định đến việc nâng cao chất lượng hoạt động, tổ chức hoạt động của HĐND đặc biệt theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Câu 6: Tổ chức, hoạt động của UBND và phương hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của UBND?
Theo điều 114, hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; 2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.”
UBND được tổ chức theo các đơn vị hành chính. Nhiệm kỳ của UBND cùng với nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp. Khi HĐND hết nhiệm kỳ, UBND tiếp tục làm việc cho đến khi HĐND khoá mới bầu ra UBND.
Các thành viên của UBND.
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân. Các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. 
Trong nhiệm kỳ nếu khuyết Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch Uỷ ban nhân dân để Hội đồng nhân dân bầu. Người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Số lượng thành viên của UBND các cấp được pháp luật quy định.
Uỷ ban nhân dân mỗi tháng họp ít nhất một lần. Các quyết định của Uỷ ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề như: Chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định; Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định; Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định; Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội; thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân; Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương.
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương được mời dự các phiên họp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan. Uỷ ban nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; tổ chức, thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Uỷ ban nhân dân và các thành viên của Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định của pháp luật, cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao.
Mỗi thành viên của Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở.
Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu.
Những phương hướng cơ bản mà hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng khoá XI nêu: “...thực hiện mô hình Bí thư cấp uỷ đồng thời là CT.UBND ở cấp xã, cấp huyện đối với những nơi có đủ điều kiện.... Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ HĐND, UBND xã, phường, thị trấn phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ mới”.
Trên cơ sở những định hướng trên, trong những năm tới, việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cần tập trung thực hiện theo một số phương hướng sau:
Đổi mới tổ chức của UBND.
Nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, biên giới, hải đảo.
Nghiên cứu thí điểm nhân dân trực tiếp bầu chủ tịch UBND cấp xã.
Đổi mới hoạt động của UBND.
Đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan trực thuộc UBND và thành viên UBND. Trong đó thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp, đề cao trách nhiệm, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, trên cơ sở kết hợp vai trò của tập thể và trách nhiệm cá nhân, tránh những vấn đề chủ quan, độc đốn, chuyên quyền. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải xây dựng qui chế phân công , phân nhiệm rõ ràng, cơ chế chính xác, tiến dần tách hệ thống cơ quan hành chính công quyền với hệ thống cơ quan sự nghiệp, áp dụng những cơ chế tài chính thích hợp. 
 Hành chính công quyền là cơ quan đó được sử dụng quyền lực NN, tác động đến quyền lực NN, cũng như hành vi của con người nhằm phục vụ lợi ích chung.
Hành chính tư là hoạt động hành chính trong nội bộ cơ quan, nhưng không tác động trực tiếp đến đời sống XH
Bảo đảm điều kiện, phương tiện làm việc, nhất là tạo điều kiện trong việc chủ động về ngân sách, mở rộng các khoản thu; trang bị những phương tiện làm việc cần thiết và từng bước hiện đại hoá theo yêu cầu tin học hoá hệ thống quản lý hành chính NN.
Cần có quy định cụ thể và khả thi về trách nhiệm của CT.UBND và những người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND một cách cụ thể và có tính khả thi. Trong việc hoàn thành những nhiệm vụ được giao, tránh để xảy ra những vi phạm trong lĩnh vực cơ quan mà mình lãnh đạo phụ trách.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND là một trong những điều kiện quyết định đến việc nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức hoạt động của UBND.
* Biện pháp:
Phải tiến hành xây các kế hoạch, qui hoạch điều hành quản lý các lĩnh vực đời sống XH
Phân công, phân nhiệm chức năng nhiệm vụ cho từng thành viên thông qua quy chế hoạt động làm việc của cơ quan.
Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính trong đó lựa chọn những nội dung có liên quan đến lợi ích của nhân dân làm trước.
Đề cao trách nhiệm đối với từng thành viên UBND nhất là đối với người đứng đầu cơ quan.
XD đội ngũ CBCC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, làm cho cán bộ công chức nắm vững được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND. Từ đó giúp cho cán bộ công chức nắm rõ được trách nhiệm quyền hạn của từng thành viên và của cá nhân mình, đảm việc thực hiện công việc theo đúng quy chế đã đề ra.
Câu 7: Đồng chí hãy phân tích nguồn gốc và bản chất của pháp luật?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử phát triển của xã hội loài người đã có thời kỳ không có nhà nước và không có pháp luật. Đó là thời kỳ công xã nguyên thuỷ. Trong thời kỳ này, các thị tộc, bộ lạc đã dùng những quy tắc xã hội như: đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo để điều chỉnh hành vi của con người. Những quy tắc xã hội đó có những đặc điểm cơ bản là: 
Thể hiện ý chí, phù hợp với lợi ích của toàn thị tộc, bộ lạc và không thể hiện thành văn.
Điều chỉnh cách xử sự của những người liên kết với nhau theo tinh thần hợp tác cộng đồng.
Được thực hiện một cách tự nguyện và theo thói quen của mỗi thành viên trong thị tộc, bộ lạc.
Quá trình hình thành pháp luật: Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định, cùng với sự phân công lao động xã hội phát triển, chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội phân chia thành những giai cấp, thì những quy phạm xã hội cũ thể hiện ý chí chung của mọi người không còn phù hợp nữa. Trong điều kiện lịch sử mới này, giai cấp thống trị lợi dụng, địa vị xã hội của mình, chọn lọc giữ lại những tập quán có lợi, vận dụng và biến đổi nội dung sao cho phù hợp với ý chí, nguyện vọng của giai cấp thống trị; nhằm mục đích củng cố và bảo vệ trật tự mà giai cấp thống trị xã hội mong muốn. Bằng sự thừa nhận của nhà nước, các tập quán đó trở thành qui phạm pháp luật.
Mặt khác, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động xã hội ngày càng cao; trong xã hội xuất hiện nhiều quan hệ mới phát sinh, đòi hỏi nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực của giai cấp thống trị phải có những qui tắc xử sự mới để điều chỉnh và bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo. Vì vậy, đây là giai đoạn xây dựng và ban hành pháp luật của nhà nước.
Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Nhà nước và PL là sản phẩm của sự phát triển đến một trình độ nhấ

Tài liệu đính kèm:

  • docnha_nuoc_va_phap_luat_trung_cap_LLCT.doc