Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

I. Cơ sở lý luận

“Giáo dục tiểu học là nền tảng giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng tình cản đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (theo điều 2 – Luật phổ cập giáo dục).

Bậc tiểu học là nền móng xây dựng lên lâu đài văn hoá cho mọi người. Cũng có thể coi bậc tiểu học là đường băng đầu tiên giúp thế hệ trẻ Việt Nam bay vào vũ trụ bao la của tri thức, của cuộc sống. Đường băng đó được tạo ra từ những điều sơ đẳng nhất như: kỹ năng nghe nói, đọc, viết, kỹ năng tính toán, kỹ năng giao tiếp và những hiểu biết về cuộc sống về xã hội. Các kỹ năng trên được hình thành khi học sinh học môn Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên xã hội.

Tiếng việt là một môn học có vai trò quan trọng. Thông qua các bài học, bài tập phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, Tiếng việt còn rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản như so sánh, phân tích, tư duy, tưởng tượng. Ngoài ra tiếng việt còn là một trong các phương tiện để học tốt các môn học khác.

 

doc 35 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 2436Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kĩ năng sử dụng dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ở nội dung câu trả lời. 
	+) Dấu phẩy sẽ dùng (sẽ đặt) để tách từng sự vật, từng việc, từng hành động từng tính chất, từng đặc điểm có trong nội dung câu trả lời. 
	Sau 2 ví dụ trên, tôi giao tiếp các bài tập tự luyện cho học sinh, yêu cầu các em tự đặt câu hỏi, tự trả lời, tự ghi dấu vào vị trí phù hợp. 
	Bài tập 1: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau: 
ở nhà em thường giúp bà xâu kim. 
Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng. 
Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt. 
Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít. 
Bài tập 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau: 
a) Lá ngô rộng dài trổ ra mạnh mẽ nõn nà.
b) Cây hồi thẳng cao tròn xoe.
c) Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. 
d) Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. 
Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: 
a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt SEA Games 22 đã thành công rực rỡ. 
b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh em phải năng tập thể dục. 
c) Để trở thành con ngoan trò giỏi em cần học tập và rèn luyện. 
1.2. Dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu: 
Ví dụ: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây: 
a) Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. 
b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiều người khác chị em Xô phi đã về ngay. 
c) Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua. 
d) Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. 
Đây là một bài tập khá phức tạp đối với học sinh lớp 3. Với dạng bài tập này, giáo viên có thể dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu như sau: 
Câu a: - Giáo viên đưa ra sơ đồ: Vì sao? Ai? .làm gì ? 
- Học sinh phân cách các phần của câu theo mô hình như sau: 
Vì thương dân – Chử Đồng Tử và công chúa - đi khắp nơi dạy dân 
Vì sao ? 	 Ai ? 	 Làm gì ? 
cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. 
- Giáo viên đưa ra câu hỏi phụ như sau: 
Dạy dân những cách gì? 
- Học sinh tách thành 3 việc theo sơ đồ: 
Dạy cách trồng lúa – nuôi tằm – dệt vải. 
Khi học sinh phân cách các phần trong câu theo sơ đồ xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi như sau: 
GV: Như vậy, ta có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu a ? 
HS: Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. 
Câu b: - Giáo viên đưa ra mô hình tổng quát cho câu b: 
Vì sao ? Ai ? .làm gì ? 
- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh với mô hình câu a để thấy hai mô hình tương tự nhau. Vì vậy, giáo viên yêu cầu học sinh tự phân tích mô hình ấy để tìm ra chỗ cần đặt dấu phẩy. 
- Học sinh phân tích mô hình như sau: 
Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác – chị em Xô phi- 
 Vì sao ? 	Ai ? 
đã về ngay. 
 làm gì ? 
	Sau khi phân tích theo mô hình như trên, học sinh có thể dễ dàng đặt dấu phẩy vào vị trí đúng như sau: 
	Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô phi đã về ngay. 
	Câu c: Trong câu c có phần trạng ngữ chỉ nguyên nhân khá phức tạp, với ba cụm từ chỉ đặc điểm đi liền nhau (tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ). 
	Vì vậy cần có mô hình hỗ trợ khác để giúp các em tìm ra chỗ cần phân cách bằng dấu phảy như sau: 
	Giáo viên đưa ra sơ đồ: 
	Vì sao ? Ai ? . thế nào ? 
	Học sinh phân cách các phần của câu theo mô hình như sau: 
	Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ – Quắm Đen – 
 Vì sao ? 	 Ai ? 
 đã bị thua 
 thế nào ? 
	Giáo viên đưa tiếp câu hỏi phụ như sau: 
	Vì mấy điều? 
	Học sinh phân tích theo mô hình phụ: 
	Tại thiếu kinh nghiệm – nôn nóng – và coi thường đối thủ. 
	Sau khi học sinh phân cách các phần của câu theo sơ đồ xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi: 
	Như vậy, ta có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu c ? 
	Học sinh sẽ đặt đúng dấu phẩy vào vị trí thích hợp như sau: 
	Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua. 
	- Sau khi học sinh đặt đúng dấu phẩy trong câu c, giáo viên cần nhấn mạnh lại để lưu ý học sinh: Trường hợp cụm từ đi trước nó là từ “và” thì không cần phân cách bằng dấu phẩy. 
	Ví dụ: - Lan, Mai, Hồng đều là học sinh giỏi. 
	- Lan, Mai và Hồng đều là học sinh giỏi. 
	cầu d: Giáo viên cho học sinh nhận xét để thấy câu d có cấu trúc tương tự câu c với phần trạng ngữ cũng gồm 3 cụm từ chỉ đặc điểm đi liền nhau và cụm cuối cùng đi trước là từ “ và”. Do vậy, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng cách làm ở câu c để tìm ra chỗ cần đặt dấu phẩy. 
	Học sinh sẽ phân tích theo sơ đồ như sau: 
Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời – 
Vì sao ?
Lê Quý Đôn - đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. 
 Ai ? 	 Thế nào ? 
	Học sinh tiếp tục phân tích theo sơ đồ phụ “ Vì mấy điều?” như sau: 
	Nhờ ham học – ham hiểu biết – và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời. 
	Sau khi phân tích theo hai sơ đồ như trên, học sinh nhớ đến điều giáo viên đã lưu ý trong câu c: trường hợp cụm từ đi trước nó là từ “và” thì không cần phân cách bằng dấu phẩy. Vì vậy, học sinh sẽ đặt dấu phẩy vào vị trí đúng trong câu d như sau:
	Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
	Sau khi hướng dẫn học sinh làm được các ví dụ như trên, tôi ra thêm các bài tập về nhà để học sinh tự lập sơ đồ, phân tích theo sơ đồ và tìm ra vị trí đặt dấu phẩy đúng. Các bài tập như sau:
	Bài tập 1: 
	Em có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau:
	a) Hằng năm cứ vào đầu tháng 9 các trường lại khai giảng năm học mới.
	b) Sau ba tháng hè tạm xa trường chứng em lại náo nức tới trường gặp thầy gặp bạn.
	c) Đúng 8 giờ trong tiếng Quốc ca hùng tráng lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ. 
	Bài tập 2: 
	Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
	a) Bằng những động tác thành thạo chỉ trong phút chốt ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.
	b) Với vẻ mặt lo lắng các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
	c) Bằng một sự cố gắng phi thường Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.
	Bài tập 3:
	Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong từng câu văn dưới đây:
	a) Từ bấy trở đi sớm sớm cứ khi Gà Trống cất tiếng gáy là Mặt Trời tươi cười hiện ra phân phát ánh sáng cho mọi vật mọi người.
	b) Xưa kia Cò và Vạc cùng kiếm ăn chen chúc đông vui trên bãi lầy cánh đồng mùa nước những hồ lớn những cửa sông.
	1.3. Tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi theo nhóm nhỏ để tự phát hiện ra các chỗ cần đặt dấu trong câu.
	ở biện pháp này, giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi ý trên bảng phụ, đề nghị học sinh chọn câu hỏi thích hợp cho từng câu trong bài tập.
	- Học sinh hỏi và trả lời theo nhóm.
	- Dựa vào câu trả lời xác định chỗ cần đặt dấu câu mà bài tập yêu cầu.
	Ví dụ:
	Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
	a) Tối qua tại nhà văn hoá xã Đoàn Ca nhạc Bông Sen đã biểu diễn phục vụ bà con xã Hoà Hưng.
	b) Vì muốn xem bóng đá Hùng phải cố làm xong các bài tập cô giao về nhà.
	c) Từ khắp nơi bà con nô nức kéo về núi Cương để dự lễ hội đền Hùng.
	* ở bài tập này, giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi ý như sau: 
	- Chọn mô hình phù hợp cho từng câu:
	+ Bao giờ? ở đâu? Ai?  làm gì?
	+ Vì sao? Ai?  làm gì? 
	+ Từ đâu? Ai?  làm gì?
	- Câu a, có 1 hay 2 hay 3 dấu phẩy?
	- Câu b, có 1 hay 2 hay 3 dấu phẩy?
	- Câu b, có 1 hay 2 hay 3 dấu phẩy?
- Có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu a (b, c)? 
	Sau khi học sinh hỏi và trả lời trong nhóm dựa vào các câu hỏi gợi ý trên, học sinh sẽ đặt dấu phẩy vào vị trí đúng như sau:
	a) Tối qua, tại nhà văn hoá xã, Đoàn Ca nhạc Bông Sen đã biểu diễn phục vụ bà con xã Hoà Hưng.
	b) Vì muốn xem bóng đá, Hùng phải cố gắng làm xong các bài tập cô giao về nhà.
	c) Từ khắp nơi, bà con kéo về núi Cương để dự lễ hội đền Hùng.
	Để học sinh nắm chắc cách hỏi đáp theo nhóm như trên tôi ra thêm bài tập để các nhóm tự hỏi và trả lời và tìm ra chỗ đặt dấu câu đúng. Bài tập như sau:
	Bài tập 1: 
	Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
	a) Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt. 
	b) Do mất điện cuộc liên hoan văn nghệ trong hội vui học tập phải kết thúc sớm.
	c) Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo dạy thể dục đội bóng bàn lớp 3C đã giành được giải Nhất.
	Bài tập 2:
	Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau: 
	a) Con gà này có bộ lông mã tía cổ bạnh màu hạt đậu.
	b) Con gà ông Bảy Hoá có bộ mã khá đẹp lông trắng pha đỏ mỏ búp chuối mào cờ hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo toét.
1.4. Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh. 
	ở biện pháp này học sinh sẽ hoạt động theo nhóm (bàn). Một học sinh sẽ đọc đoạn (câu) cần điền dấu đã cho, đến chỗ nào các em dừng thì sẽ gạch xổ phân cách, sau đó nhóm trao đổi và sửa chữa rồi xác định lại các chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu. Với biện pháp này, tôi khai thác cảm nhận tự nhiên đối với Tiếng Việt vốn là bản ngữ của các em. Trên cơ sở ấy, học sinh trao đổi và xem xét để nhận diện việc sử dụng dấu trong câu một cách có ý thức.
	Ví dụ:
	Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu dưới đây:
	Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay là trời xanh trong và cao vút.
	Với bài tập này học sinh sẽ đọc và gạch xổ như sau:
	Dưới tầm cánh chú bây giờ / là luỹ tre xanh rì rào trong gió / là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh/ Còn trên tầng cao cánh chú / là đàn cò đang bay / là trời xanh trong / và cao vút.
	Dựa vào các gạch xổ phân cách, cả nhóm sẽ thảo luận và tìm ra vị trí đặt dấu phẩy đúng như sau:
	Dưới tầm cánh chú bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
	Sau khi học sinh làm đúng được các bài tập trên tôi ra thêm bài tập để học sinh làm. Bìa tập như sau:
	Bài tập 1:
	Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây:
	Mỗi cây có một đời sống riêng một tiếng nói riêng. Cây lan cây huệ cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa. Cây mơ cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu cây bí nói bằng quả. Cây khoai cây dong nói bằng củ bằng rễ Phải yêu vườn như Loan mới hiểu được lời nói của các loài cây.
	Bài tập 2:
	Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
	Bản giao hưởng “Mùa thu” cất lên. Những chiếc lá vàng rơi trong nắng nắng lung linh kỳ ảo. Lá vàng phủ hai bờ tiếng gió xào xạc nói với lá. Hương mùa thu nhẹ thoảng những con bướm vàng bay rối mắt. Giai điệu trữ tình trong sáng quán xuyến từ đầu đến cuối phần biểu diễn của Dế Mèn.
	1.5. Sử dụng trò chơi tập trung.
	Ví dụ:
	Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp:
	Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia-rai hay Ê-đê Xơ đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau.
	Với bài tập này, giáo viên có thể tiến hành trò chơi tập trung như sau:
	- Giáo viên đưa ra gợi ý: “Đoạn có 2 câu. Câu 1 có 4 dấu phẩy, các dấu phẩy ấy nên đặt vào đâu? Câu 2 có 2 dấu phẩy, các dấu phẩy nên đặt vào đâu?”
- Nhóm 4 học sinh chép đoạn văn vào giấy khổ lớn, sau đó trao đổi xác định các chỗ cần đặt dấu phẩy trong câu trong khoảng 3 phút.
	- Các nhóm đính sản phẩm trên bảng lớp.
	- Giáo viên nêu đáp án được viết trên bảng phụ hay trên một tờ giấy khổ lớn, trên cơ sở đó học sinh đối chiếu xác định nhóm làm đúng hay sai.
	- Giáo viên điều chỉnh, hướng dẫn, giải thích những trường hợp nhầm lẫn (có thể đặt câu hỏi để học sinh tự giải thích).
	* Với biện pháp này tôi cũng ra thêm một số bài tập để học sinh được chơi nhiều lần. Bài tập như sau:
	Bài tập 1: 
	Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau:
	Sân bóng là một khoảng đất hẹp mấn mô trước khu nhà tập thể. Tất cả các cầu thủ đều cởi trần chân đất đuổi theo quả bóng cao su bằng quả cam. Khung thành mỗi bên là khoảng trống giữa hai chiếc dép.
	Bài tập 2:
	Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn sau?
	Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim, đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ hoạ sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. 
	Bài tập 3:
	Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
Lê Lai cứu chúa
	Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bấy giờ ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu nghĩa quân còn yếu thường bị giặc vây. Có lần giặc vây rất ngặt quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Ông Lê Lai liền đóng giả làm Lê Lợi đêm một toán quân phá vòng vây. Giặc bắt được ông nhờ vậy mà Lê Lợi và số quân còn lại được cứu thoát.
2. Kiểu bài điền dấu cuối câu:
	“Dấu cuối câu” bao gồm dấu chấm, dấu hỏi và dấu chấm than. Có hai dạng bài sử dụng dấu cuối câu là: Dạng bài ngắt một đoạn thành các câu rồi viết lại cho đúng chính tả và dạng bài điền dấu câu thích hợp trên một đoạn với các câu đã được phân cách sẵn với những ô trống hay không có ô trống. 
	2.1. Dạng bài ngắt một đoạn thành các câu rồi viết lại cho đúng chính tả. 
	Trọng tâm của dạng bài ngắt một đoạn thành các câu rồi viết lại cho đúng chính tả là giúp học sinh nắm cách sử dụng dấu chấm. Việc sử dụng dấu chấm liên quan đến khái niệm về câu. Có hai khái niệm để nhận diện câu. Một là dấu hiệu hình thức: câu bắt đầu bằng một chữ hoa và kết thúc bằng dấu chấm. Hai là dấu hiệu nội dung: câu thể hiện một ý. Do vậy, muốn giúp học sinh có thể ngắt đoạn thành các câu hơp lý, giáo viên cần dựa vào hai đặc điểm cơ bản của câu; đặc biệt là đặc điểm nội dung để tìm ra những biện pháp tổ chức hoạt động học tập một cách thích hợp đối với dạng bài tập này.
	Dưới đây là một vài biện pháp tổ chức cho học sinh hoạt động thực hiện bài tập ngắt một đoạn thành các câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
a) Đặt mỗi câu hỏi phù hợp với nội dung ý của các câu trong đoạn để giúp học sinh phát hiện ra đoạn gồm mấy ý.
	Ví dụ: Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và ghép lại cho đúng chính tả:
	Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
	Với bài tập này, giáo viên nêu 5 câu hỏi (có thể theo thứ tự ý trong đoạn hoặc có thể không. Trường hợp đảo thứ tự sẽ tạo thách thức cho học sinh hơn, nhờ vậy các em sẽ động não nhiều hơn). Các câu hỏi như sau:
	- Trên nương, ai thế nào?
	- Ai làm gì?
	- Những ai làm gì?
	- Những ai làm gì?
	- Những ai làm gì?
	Khi giáo viên đưa ra các câu hỏi như trên, học sinh sẽ phân tích từng câu theo câu hỏi của giáo viên như sau: 
	- Trên nương, mỗi người một việc.
	 Ai? 	 thế nào?
	- Người lớn thì đánh trâu ra cày.
	 Ai?	 làm gì?
	- Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.
	 Những ai? 	làm gì?
	- Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.
	 Những ai? 	làm gì?
	- Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
	 Những ai? 	làm gì?
	Sau khi học sinh phân tích thì việc viết lại đoạn văn theo đúng theo yêu cầu là đơn giản.
	b) Sử dụng sơ đồ hỗ trợ học sinh tìm kiếm các ý tương ứng với các câu trong đoạn.
	Biện pháp này thích hợp với học sinh trung bình.
	Cũng với bài tập phần a, tôi có thể sử dụng sơ đồ sau.
Trên nương
	ý	Câu
Trên nương, mỗi người một việc.
đánh trâu ra cày
bắc bếp
nhặt cỏ, đốt lá
tra ngô
	Lưu ý: Cột ý có thể là ý tóm tắt của từng câu, song thực hiện điều này không phải dễ dàng nhất là đối với các câu ngắn. Vì vậy có thể rút ra những từ khoá trong câu như những gợi ý để học sinh dựa vào đó phát hiện trọn vẹn câu chứa từ khoá ấy.
	c) Khai thác kinh nghiệm ngữ cảm của học sinh.
	Cho học sinh đọc to trong nhóm hay cặp và đến chỗ nào các em dừng thì gạch xổ phân cách câu, sau đó trao đổi, sửa chữa và xác định câu. Với biện pháp này, chủ yếu khai thác cảm nhận tự nhiên đối với Tiếng Việt vốn là bản ngữ của các em. Trên cơ sở ấy, học sinh trao đổi và xem xét để nhận diện câu một cách có ý thức.
	- Biện pháp này tiến hành tương tự khi dạy học sinh đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu.
	d) Sử dụng trò chơi tập trung:
	Giáo viên đưa ra những gợi ý về âm để học sinh tìm ra chữ cuối của mỗi câu. Ví dụ cũng với bài tập ở biện pháp a tôi tiến hành như sau:
	Câu 1 kết thúc bằng một tiếng bắt đầu bằng âm “vờ”. Câu 2 kết thúc bằng tiếng bắt đầu bằng âm “cờ”. Câu 3 kết thúc bằng tiếng bắt đầu bằng âm “en-nờ”. Câu 4 kết thúc bằng tiếng bắt đầu bằng âm “e-lờ”. Câu 5 kết thúc bằng tiếng bắt đầu bằng âm “cờ”.
	Lưu ý: Việc sử dụng biện pháp này đặc biệt thích hợp đối với đoạn văn trong đó mỗi câu có nhiều tiếng bắt đầu cùng một âm, vì như thế tạo cho học sinh nhiều chọn lựa, nhờ vậy hoạt động cách xác định câu không chỉ dựa vào hình thức mà còn dựa vào nội dung ý nghĩa của câu. 
	Sau khi đưa ra 4 biện pháp dạy dạng bài ngắt một đoạn thành các câu rồi viết lại cho đúng chính tả như trên, tôi đưa ra các bài tập cùng dạng để học sinh được thực hành nhiều lần theo các biện pháp mà giáo viên đã dạy. Các bài tập như sau:
	Bài tập 1: Dựa vào từng sự việc để chia đoạn sau thành 4 câu. Cuối mỗi câu cần ghi dấu chấm và đầu câu phải viết hoa.
	Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.
	Bài tập 2: Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu:
	Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đình đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
	Bài tập 3: Dùng những câu hỏi sau (Hậu là ai? Hậu thường làm gì mỗi lần về quê? Có lần cả buổi sáng Hậu đã làm gì? Một lần Hậu đã mải miết làm gì từ sáng đến chiều?) để ngắt đoạn sau thành 4 câu. Viết lại đoạn văn này sau khi đã ngắt câu bằng các dấu chấm: 
	Hậu là cậu em họ tôi sống ở thành phố mỗi lần về quê, Hậu rất thích đuổi bướm, câu cá có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới được một con cá to bằng bàn tay.
	Bài tập 4: Dùng dấu chấm để ngắt đoạn sau thành 4 câu rồi ghép lại đoạn văn này cho đúng quy tắc viết hoa đầu câu:
	Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta thành phố phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian thoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh giữa thành phố có hồ Xuân Hương mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. 
	Bài tập 5: Trong đoạn văn dưới đây, người viết quên không đặt dấu chấm. Em chép đoạn văn vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu: 
	Trang và Thảo là đôi bạn rất thân với nhau một hôm, Thảo rủ Trang ra công viên chơi Trang đồng ý ra tới đấy, hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp Trang thích nhất là cây hoa thọ tây nở nhiều cánh, nhuỵ tụm ở giữa, dưới nắng xuân càng tăng thêm vẻ lộng lẫy còn Thảo lại thích hoa tóc tiên màu hoa mượt như nhung. 
	2.2. Dạng bài điền dấu câu thích hợp trên một đoạn với các câu đã được phân cách sẵn với những ô trống hay không có ô trống. 
	ở dạng này, căn cứ vào nội dung kiến thức về dấu câu cần hình thành cho học sinh qua bài tập, có thể phân các bài tập dạng này thành các kiểu như sau: 
	a). Kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu cuối câu. 
	Trọng tâm của kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu cuối câu là giúp học sinh nắm cách sử dụng loại dấu chấm câu ấy. 
	Các dấu cuối câu liên quan đến chức năng của câu dấu chấm liên quan đến kiểu câu dùng để kể; dấu chấm hỏi liên quan đến câu dùng để cảm thán, để ra mệnh lệnh, hoặc để mời gọi. Do vậy, muốn giúp học sinh chọn dấu thích hợp để sử dụng, điều quan trọng là hướng dẫn học sinh, qua thông tin được đề cập trong câu, đoán xem người viết muốn gì: kể lại sự việc; hỏi để biết điều gì đó; hay bày tỏ cảm xúc, ra lệnh, yêu cầu  
	Dưới đây là một số biện pháp tổ chức cho học sinh học kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu cuối câu: 
	* Cách 1: Cho học sinh trao đổi theo cặp hay theo nhóm nhỏ để đoán xem qua các câu, người viết muốn kể lại sự việc; hỏi để biết điều gì đó; hay bày tỏ cảm xúc, ra lệnh, yêu cầu  Sau đó, điền một dấu câu thích hợp với mục đích diễn đạt. 
	* Cách 2: Giáo viên dùng các thẻ từ trình bày những mục đích sử dụng khác nhau của câu, đề nghị học sinh chọn một mục đích thích hợp rồi dựa vào nội dung câu đang tìm đó ghi dấu câu tương ứng với mục đích sử dụng ấy. 
	* Cách 3: Giáo viên trình bày lên bảng ba loại dấu cuối câu, đề nghị học sinh chọn dấu thích hợp rồi dựa vào nội dung câu giải thích vì sao chọn dấu ấy. 
	b). Kiểu bài yêu cầu điền nhiều loại dấu cuối câu. 
	Mục đích của kiểu bài yêu cầu điền nhiều loại dấu cuối câu nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức về công dụng của các dấu cuối câu đã học và phân biệt cách sử dụng chúng. Vì vậy, khi dạy kiểu bài yêu cầu điền nhiều loại dấu cuối câu giáo viên cần lưu ý: 
	* Dấu chấm: dùng để đánh dấu chỗ kết thúc câu trần thuật. Nhiều khi, nó cũng được dùng ở cuối những câu cầu khiến (câu khiến) hoặc câu cảm thán (câu cảm) mà ý cảm thán hay cầu khiến không mạnh. 
	Ví dụ: - Dấu chấm dùng ở cuối câu trần thuật: 
	Duới đường, lũ trẻ đang thả rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. 
	- Dấu chấm dùng ở cuối câu cảm và câu khiến: 
	Bác dất vui lòng biết rằng cháu nào cũng siêng học, siêng làm, ăn ở sạch sẽ, biết giữ kỉ luật,

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu va cau 3_12214095.doc