Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học môn Tự nhiên & xã hội lớp 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 2

4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2

4.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học 3

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận 3

1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3

1.2. Phương pháp dạy học theo góc 3

2. Thực trạng dạy học theo góc trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học 6

3. Các biện pháp 10

3.1. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc 10

3.2. Tổ chức thực nghiệm 16

4. Kết quả 16

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

1. Kết luận 19

2. Kiến nghị 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 

doc 25 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1039Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học môn Tự nhiên & xã hội lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
K các môn về TN-XH, từ quan điểm đổi mới PPDH ở bậc tiểu học, việc sử dụng PPDH các môn về TN-XH cần dựa trên các định hướng cơ bản sau:
- Đề cao vai trò chủ thể của người học: Đây chính là cách dạy học hướng tập trung vào HS, HS thực sự là chủ thể nắm tri thức, rèn luyện kỹ năng. 
- Đưa các PPDH mới vào quá trình dạy học các môn về TN-XH trên cơ sở phát huy những ưu điểm của các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 
- Liên quan đến việc đổi mới PPDH, đòi hỏi phải đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới cách đánh giá trong dạy học các môn về TN-XH. 
1.2. Phương pháp dạy học theo góc 
1.2.1. Khái niệm 
Dạy học theo góc: là một phương pháp dạy học theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau.
Dạy học theo góc có những điểm tương đồng với dạy học theo nhóm, theo cặp và một số phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học khác. 
Học theo góc là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể, kích thích học sinh tích cực chủ động thông qua hoạt động đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động. 
1.2.2. Bản chất của phương pháp dạy học theo góc 
a. Tạo môi trường học tập với một cấu trúc được xác định cụ thể
Quá trình học được chia thành các góc theo cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập. Để có cái nhìn tổng thể, một cấu trúc rõ ràng sẽ được áp dụng để học sinh có thể độc lập tìm kiếm cách thức học tập phù hợp nhằm thực hiện nhiệm vụ và đạt mục tiêu đã đặt ra. 
b. Có tính khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy học sinh tích cực học
Việc chuẩn bị tư liệu và nhiệm vụ học tập luôn là một điều thử thách. Với mục đích để học sinh khám phá các giới hạn của việc học và tăng cường sự tiến bộ của các em, tư liệu luôn luôn phải được thẩm định một cách nghiêm túc.
c. Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất 
Trong một lớp học sử dụng PPDH theo góc, chúng ta có các khu vực học tập khá đa dạng. Do đó, học sinh với những mối quan tâm và năng lực khác nhau, tốc đọ học và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách để thích ứng và thể hiện được năng lực của mình.
d. Nhiệm vụ hướng tới việc thực hành, khám phá và trải nghiệm
HS sẽ bị cuốn vào quá trình học tập một cách tích cực, không chỉ thông qua việc thực hành các nội dung học tập mà còn thông qua việc khám phá các cơ hội học tập mới mẻ. 
1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học theo góc
a. Ưu điểm 
- Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái cho HS.
- Học sinh nắm kiến thức sâu và hiệu quả bền vững, HS học được lý thuyết kết hợp với rèn luyện kĩ năng.
- GV có nhiều thời gian hơn cho hoạt động hướng dẫn riêng từng người học hoặc hướng dẫn từng nhóm nhỏ người học.
b. Nhược điểm 
- Không gian lớp học: PPDH theo góc cần không gian lớp học lớn với số lượng học sinh vừa phải nên nếu lớp đông sẽ gây khó khăn. 
- GV cần nhiều thời gian, năng lực và trí tuệ cho việc chuẩn bị và thực hiện hoạt động dạy học.
- Khả năng áp dụng: Không phải nội dung, bài học nào cũng đều có thể áp dụng PPDH theo góc.
- GV cần nhiều thời gian, trí tuệ, năng lực để chuẩn bị và sắp xếp.
1.2.4. Đặc điểm của phương pháp dạy học theo góc
+ Khi tổ chức dạy học theo góc, chúng ta đã tạo ra một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể.
+ Học theo góc kích thích HS tích cực hoạt động và thông qua hoạt động mà học tập. Mục đích là để HS tích cực khám phá các giới hạn của kiến thức đã có trong việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. 
+ Học theo góc phải thể hiện được sự đa dạng, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Trong mỗi góc đều có các hoạt động khác nhau, từ dễ đến khó, do đó HS 
có sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách để thích ứng và thể hiện năng lực của mình. 
+ Dạy học theo góc phải hướng tới việc HS được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động.
+ Dạy học theo góc cần tạo sự tương tác tích cực giữa GV với HS và giữa HS với nhau.
1.2.5. Vai trò của giáo viên và học sinh
a. Vai trò của giáo viên
 Kết quả nghiên cứu cho thấy GV là yếu tố quan trọng trong chất lượng giáo dục, nhất là trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Trong dạy học theo góc vai trò của GV trong lớp học rất khác biệt so với vai trò quen thuộc trong lớp học truyền thống trước đây:
+ GV không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống.
+ Từ khung chương trình ban hành GV biết lựa chọn nội dung, chủ đề để có thể tổ chức dạy học theo góc đáp ứng sự đa dạng trong học tập của HS.
+ Tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú, đa dạng và có sự tương tác tích cực giữa GV với HS và giữa HS với HS.
+ Người thiết kế, tổ chức điều khiển, hướng dẫn, hỗ trợ, phản hồi, tạo các cơ hội để HS khám phá và trải nghiệm thành công. Thể chế hóa kiến thức.
b. Vai trò của học sinh
Trong học theo góc, HS:
+ Được lựa chọn và tham gia tích cực vào các hoạt động khám phá các nhiệm vụ tại các góc do GV thiết kế và tổ chức theo phong cách học của mình để tự phát triển năng lực cá nhân, năng lực hợp tác trong nhóm.
+ Trình bày kết quả học tập của mình (hay nhóm) trước tập thể lớp, trao đổi, thảo luận với bạn, tự đánh giá và đánh giá HS khác.
+ Cộng tác, phân công làm việc hiệu quả trong nhóm nêu nhiệm vụ tại góc thực hiện theo nhóm.
2. Thực trạng dạy học theo góc trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học 
2.1. Nhận thức của giáo viên tiểu học về dạy học theo góc 
Qua tìm hiểu về thực trang nhận thức của GV trường Tiểu học Phan chu Trinh về PPDH theo góc chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1.1: Thực trạng nhận thức của GV về PPDH theo góc
Mức độ
Số ý kiến
Tỷ lệ (%)
Mức độ 1
0
0
Mức độ 2
8
28.5
Mức độ 3
10
71.5
Tổng hợp
18
100
Thực trạng nhận thức của GV về PPDH theo góc được hiểu theo các mức độ như sau: 
+ Mức độ 1: Đã biết về PPDH theo góc nhưng chưa vận dụng nó vào trong dạy học môn TN&XH.
+ Mức độ 2: Mới chỉ nghe đến tên của PPDH theo góc mà không biết cách sử dụng nó như thế nào.
+ Mức độ 3: Chưa biết tức là chưa nghe đến bao giờ.
Nhìn vào bảng 1 ta thấy: Hầu hết GV của trường tiểu học Phan chu Trinh chưa có sự hiểu biết về PPDH theo góc. Chỉ có một số người đọc trên sách báo về một số vẫn đề về phương pháp này nhưng chưa hiểu một cách sâu sắc, kĩ càng. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để chúng ta vận dụng tiến trình dạy học theo PPDH theo góc vào thực tế dạy học môn TN&XH tại trường tiểu học để họ tìm hiểu và áp dụng vào thực tiễn dạy học. 
2.2. Thực trạng các hình thức tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên tiểu học
a. Thực trạng các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên tiểu học
Bảng 1.2: Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
STT
Các hình thức tổ chức dạy học
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
1
Dạy học cả lớp
18
0
0
2
Dạy học theo nhóm
9
2
0
3
Dạy học cá nhân
2
2
1
4
Dạy học ngoài hiện trường 
0
0
0
5
Dạy học ngoại khóa
0
0
0
6
Tổ chức trò chơi học tập
3
2
1
Nhìn vào bảng 2 ta thấy: Hình thức tổ chức dạy học cả lớp được tất cả GV thường xuyên sử dụng. Các hình thức tổ chức dạy học khác như: Dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân, tổ chức trò chơi học tập thì ít được GV sử dụng, đối với dạy học ngoài hiện trường và dạy học ngoại khóa thì không được GV sử dụng. 
b. Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên tiểu học
Bảng 1.3: Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên tiểu học trong môn Tự nhiên và Xã hội
STT
Các đồ dùng dạy học
Số giáo viên sử dụng
Tỷ lệ (%)
1
Vật thật
4
22.3
2
Mô hình
2
11.2
3
Tranh ảnh
18
100
4
Thí nghiệm
1
5.6
5
Sơ đồ
3
16.7
6
Đồ dùng tự làm
2
11.2
Nhìn vào bảng 3 ta thấy: GV sử dụng tranh ảnh trong các giờ học chiếm tỉ lệ tuyệt đối, bởi đây là đồ dùng dễ kiếm tìm, gọn, nhẹ, dễ đưa đến lớp, còn những đồ dùng như vật thật, thí nghiệm hay sơ đồ... có tác dụng với giờ dạy cao lại chiếm tỷ lệ không nhiều.
Như vậy thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học có nhiều ưu điểm đang còn ít, chủ yếu là dạy chay, trong khi đó phân môn này rất cần đến đồ dùng dạy học và phù hợp đặc điểm nhận thức của HS. Chủ yếu là theo lời thuyết trình, áp đặt, không phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS. Chưa áp dụng được các PPDH mới để HS có hứng thú học bài, làm việc với đồ dùng học tập, tự tìm ra tri thức của bài học.
2.3. Một số thuận lợi và khó khăn khi vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3
a. Thuận lợi
- Chương trình được xây dựng một cách phù hợp ở giai đoạn một (các lớp 1, 2, 3) chủ đề chính được lặp lại và phát triển cao hơn.
- Hiện nay việc kiểm tra đánh giá có sự thay đổi, kiểm tra đánh giá có sự thay đổi, kiểm tra đánh giá theo cả 3 nội dung : kiến thức, kĩ năng và thái độ, đánh giá được tổ chức thường xuyên, đánh giá bằng nhận xét thay cho đánh giá bằng điểm số nó phù hợp với phương pháp dạy học theo góc.
- Khi áp dụng PPDH theo góc vào môn TN & XH lớp 3 HS được đặt vào các tình huống tự khám phá thế giới và chia sẻ những kết quả trong quá trình khai thác kiến thức, giải quyết vấn dề là một trong những cách tốt nhất để khuyến khích và duy trì động cơ học tập cho HS.
b. Khó khăn 
- Đối với giáo viên: 
+ Một bộ phận giáo viên trong các trường chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, còn sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với phân môn làm cho một số HS nhàm chán không tích cực trong giờ học.
+ Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại như: máy chiếu, video, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế; ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của HS.
- Đối với học sinh:
+ Trình độ tiếp thu của HS không đồng đều, một bộ phận không nhỏ HS chưa tự giác trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến chất lượng chưa cao.
+ Một số HS lười học, chán học không tập trung trong giờ học. Sự tương tác trong học tập giữa trò với thầy, giữa trò với trò còn yếu.
+ Phần lớn HS là con em gia đình lao động nghèo. Ngoài giờ học, các em phải phụ giúp gia đình làm việc nên ít có thời gian chuẩn bị bài ở nhà.
+ Các em có thói quen quan sát kênh hình như là xem tranh thường thức mĩ thuật, chưa nhận rõ chức năng của kênh hình là nguồn tri thức được chú trọng hơn chức năng minh họa cho kênh chữ.
3. Các biện pháp
3.1. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc
3.1.1. Các góc học tập
Trong dạy học theo góc có thể có 4 hoặc 3 góc học tập tùy vào nội dung bài học và điều kiện cụ thể của lớp học bao gồm: Góc quan sát, góc phân tích, góc áp dụng, góc trải nghiệm.
Xem băng
Thực hành
Quan sát
Trải nghiệm
Áp dụng
Đọc tài liệu
Phân tích
Áp dụng
Mỗi góc có: Nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rõ ràng kèm theo các tư liệu, thiết bị học tập cần thiết phục vụ cho phong cách học hoặc hình thức hoạt động khác nhau tùy thuộc vào nội dung học tập cụ thể. 
+ Đầu tiên GV nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu phương pháp học theo góc và hướng dẫn HS chọn góc xuất, GV nêu sơ lược về nhiệm vụ ở mỗi góc, thời gian thực hiện và kết quả cần đạt, hướng dẫn HS chọn góc xuất phát.
+ Nếu quá nhiều HS chọn cùng góc xuất phát, GV hướng dẫn điều chỉnh để HS điều chỉnh chọn góc xuất phát cho phù hợp. GV cũng có thể có gợi ý để HS chọn góc. 
+ Với HS yếu thì không nên chọn góc áp dụng làm góc xuất phát còn với HS khá giỏi thì nên xuất phát từ góc áp dụng, sẽ phù hợp hơn.
+ Với góc trải nghiệm thì HS có kĩ năng thực hành tốt nên chọn làm góc xuất phát.
+ Góc quan sát và góc phân tích dành cho tất cả các đối tượng HS có thể chọn làm góc xuất phát.
Tại các góc sẽ có tư liệu và hướng dẫn nhiệm vụ để giúp HS nghiên cứu nội dung để đạt được mục tiêu học tập theo các phong cách học khác nhau. Các hoạt động cụ thể của các góc như sau:
- Góc quan sát: HS sẽ quan sát mẫu vật hoặc vật thật hoặc quan sát hình ảnh, thi nghiệm, hiện tượng trên màn hình máy tính, máy chiếu hoặc ti vi để rút ra được kiến thức cần thiết.
- Góc trải nghiệm: HS tiến hành thí nghiệm hoặc thực hánh theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận cần thiết.
- Góc phân tích: HS đọc tài liệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để trả lời các câu hỏi và rút ra kiến thức cần lĩnh hội.
- Góc áp dụng: HS đọc bảng trợ giúp sau đó áp dụng để áp dụng để giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề có liên quan đến liên hệ thực tế. 
3.1.2. Quy trình thực hiện dạy học theo góc 
3.1.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị 
Bước 1: Xác định môi trường học tập với “cấu trúc cụ thể”
 - “Cấu trúc” ở đây có nghĩa là cách thức, mức độ áp dụng PPDH theo góc,kiểu phân loại góc.
 - Để xác định được môi trường học tập ta phải căn cứ vào nội dung bài, không gian lớp học, thời gian và đối tượng HS.
+ Nội dung: Tùy theo đặc điểm của môn học, của bài dạy và nội dung học tập mà GV xác định cụ thể việc tổ chức các góc sao cho hiệu quả nhất.
+ Địa điểm: Không gian lớp học là điều kiện không thể thiếu để tổ chức dạy học theo góc. 
+ Thời gian: Có đủ thời gian cũng là một điều kiện vô cùng cần thiết cho việc tổ chức dạy học theo góc.
+ Đối tượng học sinh: Khả năng tự định hướng của HS là một yếu tố quan trọng để GV lựa chọn cách thức, mức độ áp dụng PPDH theo góc, kiểu phân loại góc. 
Bước 2: Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc 
GV cần : 
- Đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập của mỗi góc và hấp dẫn HS.
- Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa dành cho HS làm việc và cách hướng dẫn để HS chọn góc và luân chuyển góc sao cho hiệu quả.
- Xác định và chuẩn bị những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho HS hoạt động.
Có nhiều phân loại về phong cách học, ở đây, chỉ xin giới thiệu cách phân loại theo chu trình học tập của David Kolb. Chu trình học tập có thể bắt đầu từ bất cứ điểm nào trong 4 điểm giai đoạn và nó có hình xoáy ốc.
Hình 1. Chu trình học tập của Kolb
Trong chu trình học tập trên, Kolb giải thích:
- Kinh nghiệm cụ thể: có nghĩa là người học huy động vốn kiến thức đã biết trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm hình thành kiến thức mới.
- Quan sát phản ánh: có nghĩa là người học xem xét lại những vấn đề đã làm và trải qua trong quá trình học tập.
- Tư duy trừu tượng: người học phân tích, tổng hợp các vấn đề, diễn giải các sự kiện và tìm mối quan hệ giữa chúng để hình thành khái niệm.
- Thử nghiệm tích cực: cho phép người học có được sự hiểu biết mới và suy diễn thành những dự đoán về những gì diễn ra sau đó và những hành động nào cần phải thực hiện để cải thiện cách thức học tập hoặc thực hiện công việc.
Dựa vào chu trình học tập của Kolb có thể chia thành 4 kiểu học hay 4 phong cách học tương ứng, đó là:
- Phong cách “phân kì”: loại người học này có trí tưởng tượng phong phú,
có nhiều xúc cảm và thiên hướng xã hội, có khả năng nhìn nhận các tình
huống cụ thể từ nhiều quan điểm khác nhau. 
- Phong cách “đồng hóa”: người học quan tâm đến các ý tưởng mang tính lí thuyết. Các khái niệm và lí thuyết phải có tính lôgíc để hướng dẫn cho việc lập kế hoạch và hành động. Điều này tương ứng với học qua phân tích.
- Phong cách “hội tụ”: tri thức được tạo ra bằng việc sử dụng các khái niệm chung cho việc thực nghiệm tích cực với việc đặt trọng tâm vào việc đạt được những kết quả nhất định từ những kiến thức đã có ban đầu. Điều này tương ứng học qua thực hành áp dụng.
- Phong cách “điều chỉnh”: người học có thiên hướng hành động, thông qua thử và sai, có xu hướng chấp nhận rủi ro và ưu tiên việc thực thi các kế hoạch và các thí nghiệm. Điều này tương ứng với học qua trải nghiệm.
Tương ứng với các phong cách học của học sinh thì theo chu trình học tập của Kolb, GV cần có phong cách dạy được mô tả trong Hình 2.
Hình 2. Phong cách dạy của giáo viên 
Quá trình học được chia thành các góc bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập, nhiệm vụ tại các góc phải đạt được như sau: Kích khích HS tích cực hoạt động và thông qua hoạt động mà học tập. Các nhiệm vụ học tập mang tính thách thức. Hướng tới việc HS được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi hoạt động. Tạo ra sự tương tác tích cực giữa GV với HS và giữa HS với nhau. 
3.1.2.2.Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động dạy học theo góc
Bước 1: Sắp xếp không gian lớp học
- Bố trí góc học tập phù hợp với không gian lớp học. Để tiết kiệm thời gian công việc này cần được thực hiện trước khi vào lớp học.
- Đảm bảo có đủ phương tiện, đồ dùng, tài liệu học tập phù hợp với nhiệm vụ mỗi góc.
Bước 2: Giới thiệu bài học hoặc nội dung học tập và các góc học tập
- Giới thiệu bài học hoặc nội dung học tập theo phương pháp góc, sau đó giới thiệu tên, vị trí của các góc.
- Nêu sơ lược nhiệm vụ ở mỗi góc, thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ tại góc và cho phép HS chọn góc xuất phát.
HS lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc xuất phát theo sở thích, tuy nhiên GV sẽ phải điều chỉnh nếu như có quá nhiều học sinh cùng chọn một góc. 
Bước 3: Tổ chức cho học sinh học tập tại góc
- Ở mỗi góc, HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ ( nếu làm việc nhóm, mỗi nhóm sẽ có kết quả chung).
- Hướng dẫn học sinh luân chuyển góc, cụ thể là sau một thời gian học tập trước khi hết giờ tối đa của mỗi góc, GV thông báo để nhóm học sinh nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.
* Hệ thống luân chuyển trong dạy học theo góc 
- Khi bắt đầu, GV phổ biến nhiệm vụ, cách thức hoạt động của từng góc, công bố góc bắt buộc và góc tự do.
- HS được quyền lựa chọn góc xuất phát và thứ tự chuyển góc theo một trật tự có thể nhưng cần đảm bảo tránh tình trạng hỗn loạn gây mất thời gian. 
- Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong khoảng thời gian tối đa xác định.
- GV đưa ra hướng dẫn cho học sinh chuyển sang khu vực tiếp theo khi các em đã hoàn thành nhiệm vụ tại khu vực trước.
Để giám sát những HS đã hoàn thành xong nhiệm vụ, GV có thể áp dụng hai hệ thống sau: 
+ Sử dụng bảng lựa chọn lớp học để HS đánh dấu những khu vực các em đã hoàn thành, bằng cách này ngay lập tức GV sẽ xác định được những HS đang bị tụt lùi và cần giúp đỡ.
+ Sử dụng thẻ khu vực cá nhân để mỗi HS sẽ đánh dấu khu vực các em đã hoàn thành.
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn qua sơ đồ luân chuyển sau:
 	 HS B HS A 
Sơ đồ 1: Các bước học theo góc của 2 học sinh
Trong quá trình luân chuyển của HS giữa các góc đề có sự giám sát và hướng dẫn của GV nhằm đảm bảo tất cả HS đều hoàn thành các nhiệm vụ học tập và đảm bảo thời gian theo quy định.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trao đổi và đánh giá kết quả
- Học theo góc chủ yếu là HS được học cá nhân và học theo nhóm nên GV cần phải chú trọng vào việc chữa bài và đánh giá kết quả HS thu nhận được qua các góc. GV có thể sử dụng những hình thức đánh giá khác nhau trong quá trình tổ chức cho HS học tập theo góc: đáp án tự chữa bài, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, giáo viên phản hồi viết, kiểm tra ngẫu nhiên và trao đổi bàn luận cả lớp.
- Với hình thức trao đổi bàn luận cả lớp thường diễn ra vào cuối bài học, HS sẽ chọn kết quả thực hiện nhiệm vụ tại góc cuối cùng để báo cáo trước lớp hoặc có thể treo kết quả và trưng bày sản phẩm của HS tại các góc.
- Tùy theo từng trường hợp cụ thể GV hoặc HS có thể chốt ngắn gọn về nội dung học tập và chia sẻ kinh nghiệm để có thể học tập ở các góc tốt hơn.
- Cuối buổi học HS sẽ nêu ra những nhận xét của chính các em về các góc học tập để GV có thể biết được những góc nào thực sự thú vị và đồng thời có thể
cải tiến để lần làm việc sau hiệu quả hơn.
- GV hướng dẫn HS cách lưu giữ thông tin đã thu thập, các sản phẩm và kết quả các em đã đạt được.
- Khi có đánh giá trong quá trình làm việc theo góc cần công bố cho HS cùng biết.
3.2. Tổ chức thực nghiệm
3.2.1. Giới thiệu về lớp thực nghiệm
Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, xã Đắk Ru huyện Đắk R’Lấp tỉnh Đắk
Nông. 
Năm học 2017 – 2018, trường có 2 lớp 3 (3A, 3B)
Lớp 3A có 16 HS do thầy Trần Ngọc Tuấn chủ nhiệm.
Lớp 3B có 16 HS do cô Phạm Thị Hà chủ nhiệm.
Trên cơ sở những nguyên nhân khách quan và chủ quan, tôi chọn lớp 3B làm lớp TN, lớp 3A làm lớp ĐC.
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm
Trên cơ sở giáo án được chuẩn bị, được sự cho phép của các cấp lãnh đạo, tổ chuyên môn tôi tiến hành thực nghiệm như sau:
Kiểm tra trước khi thực nghiệm ngày 26 tháng 2 năm 2017
Bài 50: Côn trùng (TN&XH lớp 3) Ngày 04 tháng 3 năm 2017
Lớp 3B gồm 16 HS tham gia ( Tiến hành dạy học theo tiến trình của PPDH theo góc).
Lớp 3A gồm 16 HS tham gia (Tiến hành dạy học theo tiến trình bình thường).
Bài 52: Cá( TN&XH lớp 3) Ngày 11 tháng 3 năm 2017
Lớp 3B gồm 16 HS tham gia ( Tiến hành dạy học theo tiến trình của PPDH theo góc).
Lớp 3A gồm 16HS tham gia (Tiến hành dạy học theo tiến trình bình thường).
Kiểm tra TN lần 1: ngày 5 tháng 3 năm 2017
Kiểm tra TN lần 2: ngày 12 tháng 3 năm 2017
4. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành nghiên cứu ở cả hai lớp, tôi tiến hành xử lý số liệu. Cấu trúc đánh giá là tính điểm trung bình của lớp TN và ĐC. Trên cơ sở đó lập bảng phân phối tần số và tần suất, so sánh độ chênh lệch giữa hai lớp TN và ĐC.
4.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Trước khi TN chúng tôi tiến hành phát phiếu kiểm tra cho HS và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra đầu vào
Xếp loại
Lớp TN
Lớp ĐC
Số HS
Tỉ lệ(%)
Số HS
Tỉ lệ(%)
Hoàn thành tốt
10
62,5
10
62,5
Hoàn thành
5
31,25
5
31,25
Chưa hoàn thành
 1
6,25
 1
6,25
4.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm lần 1
- Bài 50: Côn trùng ( TN&XH lớp 3)
+ Lớp 3B gồm 16 HS tham gia ( Tiến hành dạy học theo tiến trình của PPDH theo góc).
+ Lớp 3A gồm 16 HS tham gia (Tiến hành dạy học theo tiến trình bình thường).
Sau khi dạy thực nghiệm tôi tiến hành phát bài kiểm tra cho HS của 2 lớp và thu được kết quả sau:
Bảng 3.2: Bảng kết quả thực nghiệm lần 1
Xếp loại
Lớp TN
Lớp ĐC
Số HS
Tỉ lệ(%)
Số HS
Tỉ lệ(%)
Hoàn thành tốt
12
75
10
62,5
Hoàn thành
4
25
5
31,25
Chưa hoàn thành
0
0
 1
6,25
4.3. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm lần 2
Bài 52: Cá (TN&XH lớp 3)
+ Lớp 3B gồm 16 HS tham gia ( Tiến hành dạy học theo tiến trình của PPDH theo góc).
+ Lớp 3A gồm 16 HS tham gia 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem_12254400.doc