Tài liệu ôn thi môn Địa Lý

Câu1: Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta và ý nghĩa của nó.

+ Vị trí địa lí:

- Nằm phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.

- Tiếp giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia (đất liền), Malaysia, Brunây, Philippin, Cam-pu-chia (biển).

- Tọa độ địa lí: Cực Bắc: 230 23’ B xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

 Cực Nam: 8034’B xã Mũi Đất, Ngọc Hiển, Cà Mau.

 Cực Tây: 102009’Đ xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên.

 Cực Đông: 109024’Đ xã Vạn Thanh, Vạn Ninh, Khánh Hòa.

+ Phạm vi lãnh thổ:

- Vùng đất: toàn bộ đất liền và đảo có diện tích 331.212km2, hơn 4.600km đường biên giới trên đất liền, 3.260km đường bờ biển, hơn 4.000 đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

- Vùng biển: có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Vùng trời: khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm trên lãnh thổ nước ta.

 

doc 23 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1457Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi môn Địa Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng vòng cung (4 cách cung).
- Đồi núi thấp (TB 600m) chiếm ưu thế; nhiều địa hình đá vôi.
- Đồng bằng mở rộng.
- Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
- Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc mạnh.
- Nhiều bề mặt san bằng (sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi).
- Đồng bằng thu nhỏ, hẹp dần, nhiều cồn cát, đầm phá.
- Hướng vòng cung, không cân đối 2 sườn Đông-Tây (Đông dốc hơn).
- Các khối núi, sơn nguyên, cao nguyên.
- Đồng bằng Nam Bộ thấp bằng phẳng.
- Đồng bằng ven biển hẹp, bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh, đảo.
Khí hậu
- Gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh.
2 mùa:	Đông: lạnh, ít mưa.
	Hạ: nóng mưa nhiều.
- Thời tiết biến động mạnh, có bão.
Gió mùa Đông Bắc suy yếu và giảm sút.
- Mùa đông có gió Tây Nam khô nóng.
- Mưa thu đông, có bão mạnh.
- Lũ tiểu mãn (V, VI).
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Nóng quanh năm, có 2 mùa.
- Tây Nguyên và Nam Bộ mưa tháng 6-10.
- Nam Trung Bộ mưa tháng 9-12.
- Lũ cực đại vào tháng 9 và 6.
Khoáng sản
- Giàu khoáng sản: sắt, thiếc, đồng, vonfram
- Vật liệu xây dựng.
- Thiếc, Fe, crôm, titan, apatít, đất hiếm.
- Vật liệu xây dựng.
- Dầu khí có trữ lượng lớn.
- Tây Nguyên giàu Bôxit.
Sông ngòi
- Sông ngòi dày đặc.
- Hướng TB-ĐN và vòng cung.
- Sông hướng TB-ĐN.
- Bắc Trung Bộ hướng Đông-Tây.
- Sông độ dốc lớn ® phát triển thủy điện.
3 hệ thống sông:
 - Sông ven biển ngắn dốc.
 - Hệ thống sông Mê Kông.
 - Hệ thống sông Đồng Nai.
Sinh vật
- Đai cận nhiệt đới gió mùa hạ thấp.
- Thành phần cây cận nhiệt như rẻ, de.
- Động vật từ Hoa Nam. 
Có đủ 3 đai cao:
 - Đai nhiệt đới gió mùa.
 - Đai cận nhiệt gió mùa trên núi.
 - Đai ôn đới gió mùa.
Có cả thành phần thực vật Himalaya, Ấn Độ, Mianma.
- Thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế (SV phương Nam).
- Đai nhiệt đới gió mùa lên đến 1000m.
- Có rừng ngập mặn ven biển.
Thuận lợi về thiên nhiên
- Giàu khoáng sản, sinh vật.
- Biển nông, lặng gió có vịnh nước sâu ® phát triển KT biển.
- Nhiều khoáng sản, tiềm năng thủy điện.
- Nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp.
- Rừng còn nhiều.
- Rừng còn nhiều, SV phong phú.
- Tiềm năng thủy sản phong phú.
- Khoáng sản: dầu khí, bôxit.
- Thủy điện ở Tây Nguyên.
Hạn chế về thiên nhiên
- Nhịp điệu mùa của khí hậu.
- Dòng chảy sông bất thường.
- Thời tiết bất ổn.
- Thiên tai: lũ, rét, bão.
- Thiên tai thường xảy ra, bão, lũ, trụt đất, phơn, hạn hán.
- Đất kém màu mỡ.
- Xói mòn, rửa trôi ở đồi núi.
- Lũ ở đồng bằng Nam Bộ.
- Thiếu nước vào mùa khô.
Câu 14: Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Các biện pháp bảo vệ.
* Tài nguyên rừng:
- Hiện trạng: mặc dù diện tích rừng có tăng nhưng tài nguyên rừng đang bị suy thoái do chất lượng giảm (70% rừng nghèo, rừng mới phục hồi và rừng trồng).
- Nguyên nhân: do khai thác bừa bãi, cháy rừng và chiến tranh tàn phá.
- Biện pháp:
 + Nâng độ che phủ từ 38% lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
 + Rừng phòng hộ: bảo vệ, nuôi dưỡng, trồng thêm.
 + Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của vườn quốc gia và khu bảo tồn.
 + Rừng sản xuất: phát triển diện tích, chất lượng rừng, độ phì của đất rừng.
* Đa dạng sinh học:
- Hiện trạng: giảm đa dạng sinh học do diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm, thu hẹp kiểu hệ sinh thái, thành phần loài, nguồn gen giảm.
® làm nghèo tính đa dạng sinh vật.
- Nguyên nhân: 
 + Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.
 + Môi trường bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Biện pháp:
 + Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
 + Ban hành “sách đỏ” Việt Nam để bảo vệ sinh vật quý hiếm.
 + Ban hành các quy định về khai thác.
Câu 15: Trình bày suy thoái tài nguyên đất và các loại tài nguyên khác (nước, khoáng sản, du lịch, tài nguyên biển), biện pháp bảo vệ.
* Tài nguyên Đất:
- Hiện trạng:
 Năm 2005: - 12,7 triệu ha đất có rừng.
	- 9,4 triệu ha đất nông nghiệp ® bình quân 0,1 ha/người.
	- 5,35 triệu ha chưa sử dụng (chủ yếu là đất đồi núi) nên khả năng mở rộng hạn chế, đất lại đang bị suy thoái mạnh, 9,3 triệu ha đất đang bị đe dọa hoang mạc hóa.
- Nguyên nhân: khai thác chưa hợp lý, chưa đi đôi với cải tạo và tăng độ phì; sử dụng chưa hợp lý phân hóa học và thuốc trừ sâu.
- Biện pháp:
 + Đối với miền núi: chống xói mòn, thực hiện nông lâm kết hợp, bảo vệ rừng, định canh định cư.
 + Đối với đồng bằng:
 ° Thâm canh tăng hiệu quả sử dụng.
 ° Quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng đất.
 ° Chống ô nhiễm đất do phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp.
* Tài nguyên Nước:
- Hiện trạng: khai thác quá mức, chưa hợp lý, hiệu quả thấp ® hạ mực nước ngầm, ô nhiễm nước, thiếu nước ngọt, nước sạch.
 - Biện pháp: Làm thủy lợi, trồng rừng giữ nước, quy hoạch và sử dụng nước có hiệu quả, tuyên truyền, xử lý các đối tượng vi phạm quy định sử dụng nước.
* Tài nguyên Khoáng sản:
- Hiện trạng: khai thác bữa bãi, các mỏ phân tán, khó quản lý, ô nhiễm môi trường.
- Biện pháp: khai thác hợp lý, tránh làm ô nhiễm môi trường, quản lý chặt chẽ việc khai thác, xử lí đối tượng vi phạm.
* Tài nguyên Du lịch:
- Hiện trạng: tài nguyên du lịch đang bị xâm hại, ô nhiễm môi trường du lịch.
- Biện pháp: bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái.
* Tài nguyên Biển:
- Hiện trạng: khai thác chưa hợp lý, đang có nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước biển.
- Biện pháp: khai thác hợp lý, bảo vệ chống ô nhiễm, sạt lở bờ biển.
Câu 16: Hiện trạng môi trường và chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường.
* Hiện trạng: 
+ Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường.
- Biểu hiện: gia tăng các hiện tượng thiên tai, biến đổi thất thường về khí hậu.
- Nguyên nhân: do khai thác, tác động quá mức vào các thành phần tự nhiên, 
+ Ô nhiễm môi trường.
- Biểu hiện: ô nhiễm không khí, nước, đất
- Nguyên nhân: do các chất thải của đời sống, sản xuất và do hiện tượng tự nhiên (núi lửa, bão, mưa axit, cháy rừng).
* Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên môi trường:
- Duy trì hệ sinh thái và các quá trình sinh thái.
- Bảo vệ nguồn gen của các loài động thực vật.
- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Đảm bảo chất lượng môi trường.
- Phấn đấu đạt ổn định dân số, cân bằng với khả năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, cải tạo môi trường.
Câu 17 Trình bày tình trạng, hậu quả, biện pháp phòng chống một số thiên tai: bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán.
* Bão:
- Tình hình: Thời gian diễn ra: tháng 6-11, nhất vào tháng 8, 9, 10 (70%).
	 Nơi xảy ra: ven biển nước ta, mạnh nhất là Biển miền Trung
	 Mùa bão diễn ra chậm dần từ Bắc – Nam.
- Hậu quả: Gió bão mạnh tàn phá lớn, gây mưa lớn, lũ lụt, ngập mặn ven bờ.
- Biện pháp phòng chống: Dự báo quá trình hình thành và hướng di chyển, xây dựng các công trình đê biển, chống lụt úng, xói mòn, sơ tán dân, giám sát hoạt động tàu thuyền.
* Ngập lụt:
- Tình hình: Thời gian diễn ra vào mùa mưa bão.
- Nơi diễn ra: đồng bằng sông Hồng (mưa rộng, địa hình thấp, nhiều sông), đồng bằng sông Cửu Long (mưa lớn, triều cường), miền Trung (sông đổ về, biển dâng).
- Hậu quả: Gây ngập lụt trên diện rộng, xói lở, xâm thực ® ảnh hưởng đời sống sản xuất.
- Biện pháp phòng chống: Xây dựng hồ chứa nước ở thượng nguồn để giảm lượng nước; xây dựng các công trình thoát lũ.
* Lũ quét:
- Tình trạng: Xảy ra tháng 6-10 ở núi phía Bắc, tháng 10-12 ở phía Nam	
	 Nơi diễn ra: khu vực miền núi có địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật.
- Hậu quả: Là thiên tai bất thường, hậu quả nghiêm trọng: sạt lở đất, sụp đổ nhà cửa, xâm thực mạnh sông suối.
- Biện pháp: Rồng rừng, canh tác hợp lý, kỹ thuật nông nghiệp phù hợp, hạn chế dòng chảy, quy hoạch các điểm dân cư, tránh vùng nguy hiểm.
* Hạn hán:
- Tình trạng: Thường xảy ra vào mùa khô, mức độ kéo dài tùy nơi.
	 Nơi diễn ra: miền Bắc: 3-4 tháng (do có mưa phùn), Nam Bộ và Tây Nguyên 5 tháng, vùng biển của Nam Trung Bộ: 6-7 tháng (Ninh Thuận, Bình Thuận).
- Hậu quả: Gây thiệt hại cho cây trồng, rừng. Thiệt hại cho sản xuất, sinh hoạt, môi trường.
- Biện pháp: Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lý để phòng chống lâu dài; tuyên truyền ý thức người dân (không tạo nguồn cháy). 
* Thiên tai: 	Động đất, lốc, mưa đá, sương muối ® xảy ra bất thường.
	Hậu quả khôn lường ® khó phòng tránh.
BÀI 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
1. Nhân tố nào quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta?
- Đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã quy định đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta.
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt ẩm cao quanh năm, sự phân mùa khia hậu, sự phân hóa theo chiều Bắc-Nam và theo độ cao của địa hình có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm của ngành nông nghiệp và ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng và vật nuôi.
2. Nền NN nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì?
a. Thuận lợi:
- Chế độ nhiệt ẩm dồi dào cho phép cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm, áp dụng các hình thức luân canh, xen canh, tăng vụ
- Sự phân hóa khí hậu là cơ sở có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng, tạo nên cơ cấu sản phẩm NN đa dạng, có nhiều loại có giá trị xuất khẩu cao.
b. Khó khăn:
- Tính bấp bênh của nền NN nhiệt đới, tai biến thiên nhiên thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán
- Dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi.
3.Giữa NN cổ truyền và NN hàng hóa có sự khác nhau cơ bản nào ?
Tiêu chí
NN cổ truyền
NN hàng hóa
Quy mô
nhỏ, manh mún
lớn, tập trung cao
Phương thức canh tác
-Trình độ kỹ thuật lạc hậu.
-Sản xuất nhiều loại, phục vụ nhu cầu tại chỗ.
-Tăng cường sử dụng máy móc, kỹ thuật tiên tiến.
-Chuyên môn hóa thể hiện rõ.
Hiệu quả
Năng suất lao động thấp, hiệu quả thấp.
Năng suất lao động cao, hiệu quả cao.
Tiêu thụ sản phẩm
Tự cung, tự cấp, ít quan tâm thị trường.
Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Phân bố
Tập trung ở các vùng còn khó khăn.
Tập trung ở các vùng có điều kiện thuận lợi.
BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1. Sản xuất lương thực nước ta có vai trò quan trọng như thế nào?
- Đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và làm nguồn hàng xuất khẩu 
- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.
2. Trình bày những thành tựu của sản xuất lương thựcở nước ta những năm gần đây. Tại sao đạt được những thành tựu to lớn đó?
- Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005).
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
- Năng suất tăng mạnhà đạt 4,9 tấn/ha/năm.
- Sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh: 14,4 triệu tấn (1980) lên 39,5 triệu tấn, trong đó lúa là 36,0 triệu tấn (2005). Bình quân lương thực đạt trên 470 kg/người/năm.à VN xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Diện tích và sản lượng hoa màu cũng tăng nhanh.
- ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm trên 50% diện tích, 50% sản lượng lúa cả nước.
* Giải thích:
- Đường lối chính sách của Nhà nước thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất.
- Áp dụng KHKT tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật: thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu
- Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
3. Việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?
a. Thuận lợi:
- Diện tích đất badan tập trung trên một diện rộng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh.
- Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp
- Mạng lưới cơ sở chế biến.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
b. Khó khăn:
-Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt
-Thị trường có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
4. Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?
- Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất cây công nghiệp 
- Đáp ứng thị trường tiêu thụ, nhất là xuất khẩu đem lại giá trị cao như: cafe, cao su, hồ tiêu, điều
- Việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, nhất là ở trung du-miền núi; hạn chế nạn du canh du cư.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
5. Hãy trình bày tình hình phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cafe, cao su, hồ tiêu, dừa, chè
	Cafe trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, BTB
	Cao su trồng nhiều ở ĐNB, Tây Nguyên, BTB
	Chè trồng nhiều ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên
Hồ tiêu trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB, DHMT
Điều trồng nhiều ở ĐNB
Dừa trồng nhiều ở ĐBSCL
+ Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá... 
	Mía trồng nhiều ở ĐBSCL, ĐNB, DHMT
Lạc trồng nhiều ở BTB, ĐNB, Đắc Lắc
Đậu tương trồng nhiều ở TD-MN phía Bắc, Đắc Lắc, Hà Tây, Đồng Tháp
Đay trồng nhiều ở ĐBSH
Cói trồng nhiều ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa
Dâu tằm tập trung ở Lâm Đồng
Bông vải tập trung ở NTB, Đắc Lắc
6. Hãy trình bày tình hình chăn nuôi ở nước ta.
*Chăn nuôi lợn và gia cầm 
- Đàn lợn hơn 27 triệu con (2005), cung cấp hơn ¾ sản lượng thịt các loại.
- Gia cầm với tổng đàn trên 250 triệu con (2003).
- Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH, ĐBSCL
7. Nước ta có những thuận lợi nào để đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính?
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi như: có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn (cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi, lương thực dư thừa).
- Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ.
- Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển.
8. Vì sao trong những năm gần đây, điều kiện phát triển chăn nuôi có nhiều thuận lợi nhưng hiệu quả lại chưa cao và chưa ổn định?
- Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn còn thấp, chất lượng chưa cao.
- Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn còn đe doạ trên diện rộng
- Công nghiệp chế biến chưa đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ
9. Tại sao đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả lại góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta?
a. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả 
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn.
- Có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở miền núi, đất phù sa ở đồng bằng.
- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.
- Ngành công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
- Nhu cầu thị trường lớn.
- Chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
b. Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu.
- Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước.
- Thúc đẩy sự phát triển KT-XH ở những vùng khó khăn.
BÀI 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.
a. Thuận lợi:
Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,
- Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạchcó thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. DT mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.
- Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn; các dịch vụ thuỷ sản và CN chế biến cũng phát triển mạnh.
- Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
b. Khó khăn:
- Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.
- Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp. Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
- Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
- Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.
2. Tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta hiện nay.
Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng bình quân đạt 42 kg/người/năm.
	* Khai thác thủy sản:
	- Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 triệu tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn.
	- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.
* Nuôi trồng thủy sản:
- Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.
- Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.
3. Dựa trên những điều kiện nào mà ĐBSCL có thể trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước?
- Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất. Năm 2005, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn vùng là 680.000 ha, chiếm khoảng 70% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả nước.
- Diện tích rừng ngập mặn lớn, có thể kết hợp nuôi thủy sản.
- Đối tượng nuôi trồng đa dạng: cá, tôm, các giống đặc sản
- Đây là vùng có truyền thống nuôi trồng thủy sản, người dân có nhiều kinh nghiệm. Sự năng động của cơ chế thị trường.
- Hàng năm lũ tràn về mang theo một lượng lớn thức ăn tự nhiên tạo thuận lợi cho nuôi trồng phát triển.
- Các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh đều phát triển.
- Nhu cầu thị trường lớn kể cả trong và ngoài nước.
- Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển.
- Chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu.
4. Nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.
a. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
Kinh tế: 
+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
Sinh thái:
+ Chống xói mòn đất
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
b. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp:
- Trồng rừng: có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,rừng phòng hộ. Hàng năm trồng khoảng 200.000 ha rừng tập trung.
- Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: khai thác hàng năm khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre, 100 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗcông nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và Liên hợp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
- Các vùng có diện tích rừng lớn: Tây Nguyên, BTB,
- Rừng còn được khai thác cung cấp gỗ củi, than củi.
BÀI 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
1. Có sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên?
- Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, hồi, quế). Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây dược liệu; cây ăn quả Chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, lợn. Vùng có diện tích trồng chè lớn hơn.
- Tây Nguyên chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cafe, cao su, hồ tiêu), chè được trồng ở cao nguyên Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ; ngoài ra trồng cây công nghiệp ngắn ngày có: dâu tằm, bông vải Chăn nuôi bò thịt, bò sữa là chủ yếu.
Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu.
2. Có sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa ĐBSH và ĐBSCL?
- ĐBSH có ưa thế về rau, cây thực phẩm có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (su hào, bắp cải, khoai tây), chăn nuôi lợn, thuỷ sản.
- ĐBSCL chủ yếu trồng cây nhiệt đới lúa, cây ăn quả; thuỷ sản, gia cầmVùng này quy mô sản xuất lúa, thuỷ sản, cây ăn quả lớn hơn rất nhiều so với ĐBSH.
Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu. Đồng thời do quy mô đất trồng, diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
3. Hãy lấy ví dụ chứng minh các điều kiện tự nhiên tạo ra cái nền của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố KT-XH làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đất, khí hậu, nước).
- Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phụ thuộc vào tự nhiên còn rất lớn.
Ví dụ:
- Đất feralit ở miền núi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, đất phù sa ở đồng bằng hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm.
- Khí hậu phân hóa đa dạng tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng và có sự khác nhau về chuyên môn hóa giữa các vùng. Ở ĐNB chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, còn ở TD-MN Bắc Bộ chủ yếu là cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
* Nhân tố KT-XH làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó:
- Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.
- Việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi nước ta.
- Các nhân tố KT-XH còn ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sản xuất.
- Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, đường lối chíng sách, thị trường đóng vai trò quyết định sự hình thành các vùng nông nghiệp tiến tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
BÀI 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng và đang từng bước thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọn

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Viet_Nam_tren_duong_doi_moi_va_hoi_nhap.doc