Thiết kế bài giảng môn Tin học lớp 4 - Bài 3 - Tạo hiệu ứng cho văn bản trong trang trình chiếu

Bài 3: TẠO HIỆU ỨNG CHO VĂN BẢN TRONG TRANG TRÌNH CHIẾU

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: - Làm quen với cách tạo hiệu ứng cho văn bản trong trang trình chiếu.

 - Biết cách tạo hiệu ứng và có ý thức sắp xếp khoa học, hợp lí các trang trình chiếu.

 2. Kỹ năng: -Thực hiện được các thao tác: Tạo hiệu ứng, tạo hiệu ứng chuyển động, và tạo hiệu ứng âm thanh thay đổi tốc độ hiển thị hiệu ứng.

 3. Thái độ: HS yêu thích tạo hào hứng, thích thú học tập, giữ gìn vệ sinh phòng máy.

II. Phương pháp: - Thuyết trình, hỏi – đáp, gợi mở giải quyết vấn đề.

III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa ,một máy tính, máy chiếu

- Học sinh: Tập, bút, SGK.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1’).

2. Kiểm tra bài cũ (3’):

 Trước khi học bài mới cô và các em cùng ôn lại kiến thức đã học nhé.

- Bài cũ: ?Em hãy nêu cách sao chép nội dung văn bản trong word vào trang trình chiếu PowerPoint.

GV chiếu đề lên màn hình và yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời

GV: nhận xét, chốt đáp án đúng

 

docx 6 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng môn Tin học lớp 4 - Bài 3 - Tạo hiệu ứng cho văn bản trong trang trình chiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/12/2017
Ngày dạy: 14/12/2017
Bài 3: TẠO HIỆU ỨNG CHO VĂN BẢN TRONG TRANG TRÌNH CHIẾU
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: - Làm quen với cách tạo hiệu ứng cho văn bản trong trang trình chiếu.
	- Biết cách tạo hiệu ứng và có ý thức sắp xếp khoa học, hợp lí các trang trình chiếu.
 2. Kỹ năng: -Thực hiện được các thao tác: Tạo hiệu ứng, tạo hiệu ứng chuyển động, và tạo hiệu ứng âm thanh thay đổi tốc độ hiển thị hiệu ứng.
 3. Thái độ: HS yêu thích tạo hào hứng, thích thú học tập, giữ gìn vệ sinh phòng máy.
II. Phương pháp: - Thuyết trình, hỏi – đáp, gợi mở giải quyết vấn đề.
III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa ,một máy tính, máy chiếu
- Học sinh: Tập, bút, SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1’).
2. Kiểm tra bài cũ (3’): 
 Trước khi học bài mới cô và các em cùng ôn lại kiến thức đã học nhé.
- Bài cũ: ?Em hãy nêu cách sao chép nội dung văn bản trong word vào trang trình chiếu PowerPoint.
GV chiếu đề lên màn hình và yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời
GV: nhận xét, chốt đáp án đúng
3. Tiến trình dạy học (28’).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Đặt vấn đề (1’) 
- GV. Tiết học trước đã giúp các con ôn lại cách sao chép nội dung văn bản trong word vào trang trình chiếu PowerPoint.Vậy làm thế nào để tạo được 1 trang trình chiếu sinh động và ấn tượng nhất thì bài học hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em các hiệu ứng chuyển động tạo âm thanh và thay đổi tốc độ hiển thị một trang trình chiếu nhanh và hiệu quả nhất. Ta bắt đầu tìm hiểu bài mới.
A. Hoạt động cơ bản (12’): 
1. Em thực hiện các yêu cầu sau: (ghi bảng)
- GV: Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại cách tạo một bài trình chiếu.
- GV: Gọi HS tạo bài trình chiếu có chủ đề “Phương tiện giao thông” gồm 2 trang
và lưu bài trình chiếu có tên là “ Phương tiện giao thông” vào thư mục của máy tính.
(?) Vậy để trang chiếu này thêm sinh động và hấp dẫn, các em làm thế nào?
GV: Vậy để trang chiếu này thêm sinh động và hấp dẫn em phải thực hiện theo các bước nào, ta cùng nghiên cứu sang phần 2)
2. Tạo hiệu ứng chuyển động:
a. Hiệu ứng chuyển động cơ bản
Tổ chức cho HS TL nhóm hai, nghiên cứu sgk trang 84:
- Gọi đại diện nhóm thực hành
- Gọi đại diện nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét và chốt ý
B1: chọn đoạn văn bản muốn tạo hiệu ứng.
B2: chọn thẻ Animations.
B3: nháy chọn để mở ra danh sách hiệu ứng , trong sgk rồi chọn một trong các hiệu ứng có trong danh sách.
- Cho HS tập thao tác tạo hiệu ứng chuyển động cơ bản.
- Cho HS báo cáo kết quả đã làm.
GV: Muốn cho hiệu ứng chuyển động nâng cao hơn ta làm như nào, ta qua phần b
b.Hiệu ứng chuyển động nâng cao:
- GV giới thiệu và thao tác mẫu.
-Gọi 1-2 HS thực hành
-GV chốt lại. 
B1: chọn phần văn bản muốn tạo hiệu ứng.
B2: chọn thẻ Animations, chọn Custom Animation.
B3: trên cửa sổ bên phải trang soạn thảo, chọn Add Effet rồi chọn hiệu ứng từ danh sách.
(?)Để trang chiếu này thêm phần âm thanh và tốc độ hiển thị hiệu ứng, các em làm thế nào?Các em qua phần 3
GV: Vậy để trang chiếu này thêm sinh động và hấp dẫn em phải thực hiện theo các bước nào, ta cùng nghiên cứu sang phần 2)
3. Tạo hiệu ứng âm thanh , thay đổi tốc độ hiển thị hiệu ứng.
- Cho HS đọc thông tin ở SGK
-GV: giới thiệu :
-GV: Làm mẫu
- Gọi 1-2 HS thực hành
-Gv chốt
*Trong thẻ Animations nháy chọn các hiệu ứng âm thanh
*Trong thẻ Animations nháy chọn các kiểu hiển thị tốc độ của các hiệu ứng.
*Có 3 mức điều chỉnh tốc độ hiển thị hiệu ứng:
Slow: chậm
Medium: trung bình
Fast : nhanh
- HS lắng nghe
-HS trả lời
- HS tạo bài trình chiếu có chủ đề “Phương tiện giao thông” gồm 2 trang
- HS tạo trang 1: tên chủ đề có phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 40
- HS tạo trang 2: có đoạn văn ngắn giới thiệu phương tiện giao thông mà e thích.
- HS lưu bài trình chiếu có tên là “ Phương tiện giao thông” vào thư mục của máy tính.
-HS trả lời
- HS lắng nghe và quan sát
- HS thực hiện
-HS thực hiện
- HS lắng nghe và quan sát
-HS lắng nghe và quan sát
-HS trả lời
* Bài tập. HS thoa tác mở các hiệu ứng 
- HS báo cáo kết quả đã làm.
-Quan sát giáo viên làm mẫu
-HS thực hành
-HS lắng nghe và quan sát
V. Đánh giá cuối bài (3’). 
1. Những nội dung đã học:
 - Có thể tạo các hiệu ứng cho văn bản trong trang trình chiếu.
 - Chọn thẻ Animation để kiểm tra hiệu ứng .
2. Dặn dò:
	- Về nhà xem lại bài học, tập thực hành theo SGK trang 86 để tiết sau học

Tài liệu đính kèm:

  • docxCD4 Bai 3 Tao hieu ung cho ban ban trong trang trinh chieu_12247237.docx