Tiết 24, Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên - Năm học 2009-2010

I. MỤC TIÊU:

1/. Kiến thức:

- Giải thích được chuyển động Bơrao.

- Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng khổng lồ do vô số học sinh xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao.

- Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích tại sao nhiệt độ cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh.

2/. Kỹ năng:

- Kỹ năng quan sát, suy luận, giải thích một số hiện tượng thực tế.

3/. Thái độ:

- Tính tỉ mỉ.

II. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên:

- Thí nghiệm hình 20.4 (1 ống trước 1 tuần, 1 ống trước 3 ngày, 1ống mới làm)

- Giáo án trình chiếu Power Point.

- Một cốc nước nóng + 1 cốc nước lạnh + thuốc tím.

2/. Học sinh:

- Xem trước bài ở nhà. Làm thí nghiệm thả đường vào nước ở nhà.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24, Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
§20 NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ?
TIẾT 24
Ngày soạn: 25/01/2010.
Ngày dạy: 02/02/2010.	------—–-----
I. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức:
Giải thích được chuyển động Bơrao.
Chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng khổng lồ do vô số học sinh xô đẩy từ nhiều phía và chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao.
Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích tại sao nhiệt độ cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh.
2/. Kỹ năng:
Kỹ năng quan sát, suy luận, giải thích một số hiện tượng thực tế.
3/. Thái độ: 
Tính tỉ mỉ.
II. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên:
Thí nghiệm hình 20.4 (1 ống trước 1 tuần, 1 ống trước 3 ngày, 1ống mới làm)
Giáo án trình chiếu Power Point.
Một cốc nước nóng + 1 cốc nước lạnh + thuốc tím.
2/. Học sinh:
Xem trước bài ở nhà. Làm thí nghiệm thả đường vào nước ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
NỘI DUNG
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hđ1: Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (7’)
* Các chất được cấu tạo như thế nào ? Cá muốn sống được phải có không khí, thế nhưng cá vẫn sống được trong nước, hãy giải thích?BT 19.2
- Đặt vấn đề: Tại sao không khí có thể xen vào khoảng cách của phân tử nước, mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều lần ?
- Giới thiệu bài mới: Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
- HS trả lời.
+ Các chất được cấu tạo từ những hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
+ Giữa nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
+ Giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử khí xen kẽ vào khoảng cách của phân tử nước.
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời.
Hđ2: Tìm hiểu thí nghiệm Bơ-rao (8’)
I. Thí nghiệm Bơ-rao:
Năm 1827, khi quan sát hạt phấ hoa trong nước bằng kính hiển vi, ông Bơrao nhận thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.
- Chiếu hình 20.1. Yêu cầu học sinh mô tả, đọc thông tin.
- Chiếu thí hình mô phỏng TN Bơrao.
+ Đố các em biêt đây là gì ?
- Cho học sinh đọc thông tin về thí nghiêm Bơrao.
+ Mô tả thí nghiệm Bơrao?
- Chiếu hình ảnh phóng to chuyển động của hạt phấn hoa.
+ Nêu tên các hạt quan sát được trong thí nghiệm Bơrao?
- HS quan sát hình 20.1 mô tả và đọc thông tin.
- HS quan sát hiện tượng mô phỏng và dự đoán.
+ hạt phấn hoa.
đọc thông tin về thí nghiệm Bơrao.
- HS dựa vào thông tin vừa đọc mô tả thí nghiệm Bơrao.
- HS nêu tên các hạt trong thí nghiệm Bơrao.
+ Hạt màu đỏ: phân tử nước.
+ Hạt màu xanh: hạt phấn hoa.
Hđ3: Tìm hiểu về chuyển động của phân tử, nguyên tử (8’)
II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng:
* Giải thích thí nghiệm Bơrao: Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn, không ngừng và va chạm vào hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng làm hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn, không ngừng.
Kết luận: Các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn độn, không ngừng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 theo nhóm.(2phút)
- Cho nhóm nhận xét. 
- GV nhận xét.
Nếu hs không trả lời được thì cho học sinh đọc thông tin SGK.
+ Hãy giải thích thí nghiệm Bơrao?
- GV giới thiệu sơ lược về ông Anhxtanh, hình 20.2, 20.3.
* Qua phần này ta biết thêm được tính chất gì của nguyên tử, phân tử ?
- Học sinh trả lời các câu hỏi C1, C2, C3 theo nhóm
C1:quả bóng tương tự hạt phấn hoa.
C2:Các học sinh tương tư các phân tử nước.
C3:Do các phân tử nước chuyển động và va chạm vào hạt phấn hoa từ nhiều phía.
- Các nhóm nhận xét.
- HS đọc thông tin SGK.
- HS Giải thích thí nghiệm Bơrao.
- HS quan sát hình vẽ, nghe.
- HS nêu kết luận về chuyển động phân tử, nguyên tử.
Hđ4: Tìm hiểu mối quan hệ giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ (7’)
III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ:
 Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. 
Chuyển động này còn được gọi là chuyển động nhiệt.
- Trình chiếu hiện tượng mô phỏng về thí nghiệm Bơrao(2 trường hợp, nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp)
+ Tìm sự khác nhau ở hai trường hợp thí nghiệm?
+ Hãy giải thích hiện tượng vừa quan sát được ?
+ Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa chuyển động của nguyên tử phân tử với nhiệt độ?
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
- Học sinh phải nêu được: khác nhau về nhiệt độ và chuyển động của hạt phấn hoa.
+ Khi nhiệt độ tăng thì các phân tử nước chuyển động càng nhanh và va đập vào hạt phấn hoa càng mạnh làm cho hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh.
- HS trả lời câu hỏi.
- Học sinh phải nêu được: Vì chuyển động của phân tử, nguyên tử có liên quan đến nhiệt độ.
Hđ5: Ghi nhớ - Vận dụng (15’)
IV. Vận dụng:
 - Hiện tượng mà các chất tự hòa lẫn vào nhau khi đặt gần nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
- Hiện tượng khuếch tán xảy ra ở cả chất khí, lỏng, rắn.
+ Hãy nêu tính chất của nguyên tử, phân tử ?
- Giáo viên giới thiệu về hiện tượng khuếch tán. Chiếu hình cho học sinh quan sát, giới thiệu các ống nghiệm đã thực hiện.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin.
- Chiếu câu hỏi C5, C6 yêu cầu học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm ở câu C7. Gọi một học sinh lên làm thí nghiệm.
+ Hiện tượng khuếch tán có xảy ra ở chất rắn và chất khí hay không ?
- Chiếu hình vẽ vàng-chì. Cho học sinh dự đoán kết quả.
- Chiếu kết quả, cho học sinh nêu hiện tượng quan sát được.
- Mở nắp lọ nước hoa để học sinh ngửi thấy mùi và cho ví dụ sự khuếch tán trong chất khí.
+ Thế nào là hiện tượng khuếch tán ?
+ Hiện tượng khuếch tán xảy ra ở chất nào?
+ Tại sao không để trà chung với bột giặt ở gần nhau(mặc dù để trong bao nilon)?
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ. GV phổ biến luật chơi và cho tiến hành.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
+ Nêu lại các nội dung đã học trong bài này?
- Dặn dò về nhà: làm bt 20.3, 20.4, 20.5.
- Hướng dẫn 20.6(hiện tượng đã thực hành ở môn Hóa).
- Đọc “có thể em chưa biết”
- Xem bài mới “Nhiệt năng”; xem lại bài “Cơ năng” (đặc biệt là động năng). Mang theo đồng xu hoặc miếng kim loại.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu lại các tính chất vừa học.
- Học sinh quan sát hiện tượng nhận xét.
- Học sinh đọc thông tin về hiện tượng khuếch tán.
- Học sinh giải thích hiện tượng.
C4: Do phân tử nước và đồng sunfat chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunfat có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách phân tử nước và ngược lại.
- Học sinh trả lời câu C5,C6.
C5: Do các phân tử khí chuyển động không ngừng về mọi phía, một số chuyển động xuống xen vào khoảng cách phân tử nước.
C6: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh khi nhiệt độ tăng vì các hạt chuyển động nhanh hơn.
- Học sinh nhận xét.
 - Một học sinh làm thí nghiệm, các học sinh khác quan sát và trả lời C7 
- Học sinh quan sát và dự đoán kết quả.
- Học sinh nêu kết quả quan sát được: trong vàng có chì và ngược lại-> hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất rắn.
- HS trả lời câu hỏi.
- Các nhóm cử người đại diện, chọn câu hỏi và trả lời.
- Học sinh nêu lại các nội dung đã học.
- Học sinh nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên (3).doc