Xây dựng môi trường học tập thân thiện lớp 1

Tiết 1,2,3,4,5

A. NỘI DUNG LÝ THUYẾT TỰ HỌC

Xây dựng môi trường học tập thân thiện

I. Thế nào là trường học thân thiện?

- Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho thanh, thiếu niên.

- Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời.

 - Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh.

- Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v

- Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn.

- Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường.

 

docx 21 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng môi trường học tập thân thiện lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập và phát triển.
Có thể tóm tắt sáu yếu tố chính của MTHTTT là: lành mạnh, thân thiện, an toàn, vệ sinh, hiệu quả và có sự tham gia tích cực của cộng đồng.
2. Vai trò của môi trường học tập thân thiện đối với quá trình dạy và học.
	Xây dựng MTHTTT trước hết là tăng kahr năng tiếp cận giáo dục cơ bản cho trẻ các em sẽ được tiếp cận công bằng tại một môi trường mà tại đó các em được lắng nghe, được tôn trọng và bảo vệ. MTHTTT sẽ thu hút được trẻ em đến trường, góp phần đảm bảo quyền được đi học và đảm bảo học hết cấp của HS. Trong qua trình dạy học GV và HS là chủ thể của hoạy động dạy học, Sự tương tác giữa giáo viên và HS giữ vai trò trung tâm trong nhà trường, và môi trường học tập ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình dạy học. Nếu giáo viên và môi trường giáo dục tạo điều kiện của HS có độngcơ đúng đắn và có hứng thú học thì HS sẽ tham gia hoạt động học một cách tích cực. Môi trường có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn đến giáo viên cũng như HS, vì vậy cần phải có một môi trường học tập thuận lợi nhất để nâng cao hiệu quả của việc dạy học.
	Việc xây dựng MTHTTT đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng giáo dục về phương pháp giảng dạy và sự phù hợp của giáo dục cac phương pháp giảng dạy sẽ được điều chỉnh và sưả đổi phù hợp dựa trên nhu cầu của HS, thông qua đó cũng nâng cao được sự tham gia tích cực của các em trong học tập. Mỗi môn học, mỗi giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp sẽ gây húng thú và giảm bớt căng thẳng cho HS trong giờ học, giúp các em hiểu rõ bài hơn, ví dụ như việc sử dụng các dụng cụ trực quan hỗ trợ cho việc dạy học hay khuyến khích tinh thần làm việc theo nhóm. Sự phát triển toàn diện của trẻ sẽ được tăng cường thông qua việc lồng ghép nội dung thực tiễn vào trong giảng dạy. Các em HS sẽ có những cái nhìn thực tế hơn về cuộc sống ngoài các định nghĩa và lý thuyết trên sách vở. VD như việc lồng ghép kĩ năng ứng sử , giao tiếp hay các kĩ năng tự bảo vệ trong các hoatj động ngoại khoá là rất thiết thực. Tóm lại, nhà trường thân thiện được xây dựng để là nơi mà HS được học tập theo phương pháp tích cực, được vui chơi, khám phá và chẩm bị cho cuộc sống.
	Thêm vào đó xây dựng trường học thân thiện sẽ tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng cùng hướng tới xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh và thân ái. Khi có sự đống góp,đồng thuận và nỗ lực của gia đình, nhà trường và cộng đồng thì việc cải thiện các điều kiện cơ sở vật chất và chăm sóc sức khỏe của HS trong nhà trường sẽ được quan tâm đúng mức.Từ đó, môi trường tâm lý xã hội cũng được cải thiện hơn. Nhà trường thân thiện là nơi đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng cho việc dạy và học của thầy cô giáo và các em HS, là nơi tạo dựng sự an toàn, lành mạnh, văn minh và phù hợp với tâm lý của đối tượng thụ hưởng. Nhìn chung môi trường giáo dục có tác động quan trộng tới sự hình thành và phát triển nhân cách HS. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, cung cấp phương tiện cho hoạt động và giao tiếp của HS, mà nhờ đó mỗi HS chiếm lĩnh được những chi thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi và thói quen tốt đẹp trong học tập và cuộc sống. Người giáo viên cần đánh giá đúng vai trò của môi trường giáo dục đối với việc học tập, rèn luyện của HS, trên cơ sở đó, tích cực tổ chức cho HS và cùng với học sinh, GV và cán bộ khác trong nhà trường cải tạo và xây dựng môi trường học tập theo hướng tích cực, an toàn và thân thiện với mọi trẻ em.
3. Cách thức để xây dựng được MTHTTT
	a. Xây dựng môi trường vật chất thân thiện trong trường, lớp học
	- Không gian hoạt động của GV và HS.
	Từ trước đến nay chúng ta vẫn quen cách nghĩ trong lớp học phải có bục giảng, bàn – là chỗ làm việc của GV. Cách bố trí này tạo ra khoảng cách giữa GV và HS, định ra khoảng cách không gian của GV và không gian cho HS. Cách bố trí như vậy không phù hợp.
	Chỗ làm việc của GV ở vì trí có thể quan sát được hoạt động của toàn lớp và khi cần có thể đến giúp đỡ từng HS theo con đường ngắn nhất. Với yêu cầu này chỗ làm việc của giáo viên rất linh hoạt, không cố định ở một vị trí nhất định.
	Nơi hoạt dộng của HS tùy thuộc vào diện tích của phòng học, số nhóm HS, yêu cầu từng hoạt động, không cố định ở một vị trí. Khi GV bố trí cho từng HS ngồi ở đâu là do yêu cầu của từng hoạt động, từng buổi dạy, tiết học.
	* Xếp HS ngồi theo hàng quay về cùng một hướng.
	* Xếp Hs ngồi theo nhóm, mỗi nhóm có một vị trí.
	* Xếp HS ngồi theo hình chữ U.
- Bố trí sắp xếp thiết bị trong phòng học.
Sắp xếp thiết bị trong phòng học là việc làm để xây dựng môi trường học tập thân thiện. Bảng, bàn ghế, tủ, đồ dùng dạy học, ánh sáng, màu sắc tường lớp học được bố trí, sắp xếp hợp lý tạo không gian học tập thoải mái, nhệ nhàng cho cả GV và HS.
- Xây dựng các góc bộ môn.
Góc bộ môn trong phòng học là khu vực chuyên biệt dành để trưng bày các thiết bị, đồ dùng giảng dạy, học tập của từng bộ môn ( góc Tiếng Việt, góc Toán, góc Tự nhiên – Xã hội, góc của các bộ môn khác) ngoài ra GV có thể trang trí quanh các cột và trần nhà.
b. Xây dựng môi trường học tập thân thiện giữa giáo viên và học sinh.
- Mối quan hệ giữa GV và HS là một trong những nội dung của môi trường tinh thần trong lớp học thân thiện. Mối quan hệ giữa GV và HS được biểu hieennj ở sự tôn trọng HS, thương yêu HS và hết lòng vì HS thân yêu. Các biểu hiệ này được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể của GV trong quá trình dạy học, như qua: ké hoạch dạy học; giáo án, đồ dùng dạy học; phương pháp dạy học; thái dộ, cách ứng xử, ngôn ngữ;.
- Bố trí chỗ ngồi hợp lí cho HS ở trong lớp có ảnh hưởng tới sự tham gia tích cực của các em. VD, nếu cá em gái hay ngượng ngùng, sợ bị GV hỏi có thể không trả lời được thì có thể để các HS này ngồi với vị trí thích hợp làm cho các em tự tin hơn. Trẻ em trai và trẻ em gái có thể không muốn ngồi gần nhau do những cấm kị trong văn hóa hoặc do nội dung nhạy cảm của bài học, khi đó GV có thể cho HS quyền lựa chọn chỗ ngồi. Điều này cũng là một biểu hiện của sự nhạy cảm về giới.
- Quan tâm về giới: Trong phân công các nhiệm vụ GV lưu tâm đến tính công bằng giới giữa HS nam và HS nữ, không nên phân công các công việc có tính khuôn mẫu về giới.
- HS tham gia giải quyết định trang trí và sử dụng không gian lớp học, cho phép các HS bày tỏ ý kiến về những quyết định có ảnh hưởng đến môi trường học tập thân thiện.
- Ngôn ngữ của GV: gần gũi, thân thiện với trẻ, không quát mắng, hoặc xúc phạm, miệt thị trẻ.
Sự quan tâm của giáo viên đối với HS ở trong lớp;
Nhiều trường hợp HS sợ đến trường, hoặc bỏ học chỉ vì những lí do rất đơn giản như: cô giáo mắng vì quần áo không sạch, cô mắng vì chậm nộp tiền, cô phạt vì ngủ gật, cô phạt vì chưa thuộc bài, chưa làm bài tập, cô ân cần chỉ bảo khi HS không biết, cô hay dạy hát, tổ chức các trò chơi
Với HS dân tộc thiểu số, các em thường nhút nhát, sợ sệt, ít nói, ngại nói.Vì vậy, giáo viên cần hết sức chú ý quan tâm tới những đăc điểmtâm lý của các em. Sự quan tâm của GV tới HS thể hiện những khía cạnh như:
+ Lời nói: Lời nói của giáo viên cần phải nhệ nhàng, ấm áp sao cho HS cảm thấy thân thiết, gần gũi như người mẹ, người chị của các em. Tránh gay gắt, ầm ĩ, kể cả khi các em mắc lỗi.
+ Cử chỉ: Cử chỉ của giáo viên cũng cần phải mhej nhàng và thân thiện với các em. Nhiều khí các em rất vui khi được cô tới gần hỏi han, trò chuyện, hay thường được cô để ý tới. Các em rất sợ khi bị cô giáo “ trợn mắt” hoặc hoa tay múa chân.
+ Khen, chê HS: HS rất muốn được thầy cô khen khi các em có thành tích dù là nhỏ. Và cũng rất sợ khi bị thầy cô chê trước các bạn vì học kém, vì chưa vệ sinh cá nhân, vì nhà nghèo
c. Xây dựng môi trường học tập thân thiện giữa học sinh và học sinh.
Mối quan hệ của HS với nhau trong lớp học thân thiện ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của các em. Mối quan hệ này được biểu hiện ở hai góc độ: vừa là bạn bè vừa là anh em.
Khi là bạn bè, các em giúp đỡ nhu trong học tập, vui chơi ở lớp, ở nhà cũng như trên đường tới trường. Thông thường quan hệ bạn bè không chỉ thể hiện trong học tập mà nó còn kéo dài kể cả khi các em đã trưởng thành, thậm chí đến già mối quan hệ này vẫn tồn tại. Do vậy, GV cần tạo mọi điều kiện và hướng dẫn vun đắp mối quan hệ này cho em.
Nếu đẻ cho mối quan hệ này phát triển một cách tự phát sẽ dẫn đến sự phân biệt giữa các bạn nhà có điều kienj kinh tế khá với các bạn có hoàn cảnh khó khăn; giữa các bạn học khá với bạn học yếu; giữa nhóm dân tộc này với nhóm dân tộc khác; giữa bản làng này với bản làng khác.
Tùy theo điều kiện từng địa phương, trường học mà GV có thể tạo môi trường học tập thân thiện cho HS ở mức độ khác nhau. Cần tạo mối quan hệ tốt giữa HS với HS: HS đến trường không nên trêu trọc, đánh nhau, bắt nạt nhau. Hiện tượng này cần chấn chỉnh ở mọi khối lớp “ Bị bắt nạt” khi đến trường sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý, hứng thú học tập và độ vui thichd, thoải mái khi tới trường, lớp của các em.
Mối quan hệ tốt với bạn bè giúp các em trở nên tự tin, đặc biệt là những trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh và năng lực khác biệt có thể hòa nhập với cuộc sống học đường và ngoài xã hội. Các em biết tự trọng với bản thân và biết tôn trọng người khác, đặc biệt là tôn trọng những khác biệt vè hoàn cảnh, đặc điểm, tính cách, cá ính của mỗi người. Các em học được cách sống với những người không giống mình, trong đó có cả học cách tự hiểu và thích ứng với những khác biệt này. Tất cae trẻ em học tập cùng nhau và tôn trọng những mối quan hệ này bất kể hoàn cảnh và năng lực khác biệt giữa các em.
Các em trở nên sáng tạo hơn và điiều đó giúp các em đạt kết quả tốt trong học tập, các em có thể hoàn thiện các kĩ năng giáo tiếp và có sự chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống.
d. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh.
Phát triển MTHTTT nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài để kích thích các động cơ học tập của học sinh., thúc đẩy học sinh thực hiện hoạt động học tập của bản thân nhằm hoàn thành mục tiêu học tập đã đề ra.
Nhứng lí do để học sinh muốn học là:
- Những gì mình muốn học là có lợi cho mình.
- Trình độ chuyên môn mà mình đang học đã đặt được có lợi cho mình.
- Mình thấy mình thường thành dạt nhờ chuyện học hành, và sự thành đạt đó làm tăng sự tự trọng của mình.
- Mình sẽ được thầy cô và bạn bè chấp nhận nếu mình học tốt.
- Mình thấy trước hậu quả của việc sẽ chẳng dẽ chịu.
- Nhứng điều mình học thật lí thú và hấp dẫn óc tò mò của mình.
Mình thấy các hoạt dộng học tập thật là vui.
Để tạo động cơ học tập cho HS GV cần lưu ý:
- Lựa chọn nội dung dạy học mà học sinh quan tâm, chưa biết và thấy có lợi ích trực tiếp đối với học sinh.
- Giúp cho HS thấy được ý nghĩa trước mắt và ý nghĩa lâu dài của những mục tiêu học tập cần đạt được.
- Giúp HS thấy được sự thành công của việc học tập. Chú ý sự vận hành của chiếc đầu tàu học tập.
Vì vậy giáo viên cần:
+ Đảm bảo chắc chắn rằng học sinh biết rõ mình phải làm gì và làm thế nào, và sẵn sàng giúp đỡ các em khi cần.
+ Một số bài tập phải vừa sức sao cho mọi HS dều có cơ hội thành công trong loại bài này. Các bài tập khác có thể cân đối với học sinh có học lực khá hơn.
+ thường xuyên biểu dương và thể hiện sự ghi nhận với bất kì thành công nào trong học tập của HS và làm việc đó một cách đều đặn đối với tất cae các thành công.
+ Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với HS. Tạo dựng việc thi đua trong lớp học, tuy nhiên phải đặc biệt chú ý không biến việc đó thành sự ganh đua giữa các HS.
+ thường xuyên đánh giá, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc học tập của HS.
+ Học sinh cũng như tất cả mọi người đều quan tâm tới những gì liên quan trực tiếp tới cuộc sống của mình, tới sở thích riêng của mình hoặc những gì mà mình đã trải nghiệm. Vì vậy GV cần làm cho việc học phù hợp với cuộc sống của học sinh.
===============
Ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tiết 6,7,8
III. Tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào “Xây dựng môi trường học thân thiện”
	- Quan trọng nhất là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. 
- Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
- Trong cuộc vận động “Xây dựng môi trường học thân thiện”, vai trò các thầy cô giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực hiện kế hoạch này, chúng ta từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển mới. Theo đó, các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong môi trường trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
IV. Nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
a. Phong trào thi đua “Xây dựng môi trường học thân thiện, học sinh tích cực” xác định 5 nội dung gồm: 
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh.
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. 
b. Để phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt kết quả tốt đẹp, chúng tôi thấy cần thực hiện các việc sau:
	- Cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện của địa phương, đáp ứng nhu cầu xã hội. 
	- Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp, hiệu quả.
	- Xây dựng, chỉnh trang trường, lớp xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn. Bảo đảm trường sạch sẽ, có cây xanh,  thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. 
	- Trường tổ chức cho học sinh trồng cây (dịp đầu xuân) và chăm sóc cây thường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường. Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân. 
	- Giáo viên dạy học có hiệu quả, giúp các em tự tin trong học tập, có phương pháp dạy, giáo dục và hướng dẫn học sinh học tập nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh... 
	- Bên cạnh đó, trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; tổ chức các trò chơi dân gian, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt, ứng xử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường. Hình thành thói quen làm việc theo nhóm...
	- Có kế hoạch phối hợp với ngành khác trong địa bàn trường, nhằm mục đích huy động nhân lực và hệ thống cơ sở vật chất của các ngành và tổ chức liên quan để phối hợp thực hiện và huy động sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường.
======================
Ngày 15 tháng 10 năm 2017
Tiết 9,10,11,12,13
V. Ý nghĩa và biện pháp xây dựng môi trường trường học thân thiện:
1. Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về vật chất:
a. Thế nào là xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất?
 Môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất là môi trường phải đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng không chỉ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục mà còn cho cuộc sống an toàn, văn minh, phối hợp với tâm lí của HS : trường lớp sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát; lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế họp lứa tuổi HS ; có sân chơi, bãi tập, 
b. Ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất.
- Tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe doạ HS, tạo hứng thú học tập cho HS.
- Tạo sân chơi bổ ích cho các em, tạo điều kiện cho các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- HS có ý thức xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp, có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan trường học.
- Phát huy được tính tự giác của HS trong viêc xây dựng môi trường sạch đẹp của nhà trường.
c. Một số biện pháp xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất.
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền tới GV, HS, phụ huynh và các tổ chức xã hội.
- Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí cần xây dựng, trước hết phải xác định mục tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh thực hiện:
+ Giữ vệ sinh khuôn viên trường;
+ Vệ sinh nguồn nước, hệ thống thoát nước; có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường;
+ Có nhiều cây xanh bóng mát trong sân trường. Tổ chức học sinh trồng cây dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên;
+ Vệ sinh phòng học: đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng quy cách, đủ chỗ ngồi.
- Tổ chức cho học sinh giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan ngôi trường.
- Tổ chức cho HS tham gia trang trí lớp học thân thiện, tạo cảnh quan lớp học sạch,
đẹp, gây hứng thú học tập cho HS.
- Cần phát huy tính tự quản tự giác của học sinh trong việc xây dựng môi trường sạch đẹp của nhà trường, kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường: đoàn thể, Liên đội.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở từng khối lớp. Phát động Hội thi tự làm ĐDDH. Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, nhất là những giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tạo sân chơi lành mạnh cho các em: tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khoá,...
2. Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về tinh thần :
a. Thế nào là xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về tinh thần? 
Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về tinh thần là xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, nhà trường với phụ huynh, 
b. Ý nghĩa của việc xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về tinh thần.
- Việc xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo ra môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập vào các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
- Rèn kĩ năng sống cho HS.
c. Một số biện pháp xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về tinh thần
* Tổ chức tốt công tác tuyên truyền:
- Các hoạt động của nhà trường đều phải gắn kết, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương. Đồng thời triển khai phong trào này tới 100% phụ huynh học sinh nhà trường, bởi phụ huynh là lực lượng không thể thiếu đối với công tác giáo dục của nhà trường.
- Triển khai cụ thể mục đích, yêu cầu của các văn bản chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường học tập thân thiện đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức phát động phong trào thi đua với các thành viên trong trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và lồng ghép với các cuộc vận động trong năm học. 
- Tổ chức sơ, tổng kết phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện” gắn với sơ, tổng kết trong năm học. Sơ, tổng kết phong trào nhân điển hình, đề nghị về trên khen thưởng những cá nhân, tổ khối thực hiện tốt phong trào. 
* Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học. 
Cụ thể:
- Giảng dạy theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh sẽ xây dựng được mối quan hệ thầy - trò tốt. Thầy muốn hướng dẫn học sinh học tập tích cực thì trước hết phải hiểu học sinh về khả năng nhận thức, điều kiện học tập, tinh thần thái độ học tập; ngược lại, khi học sinh được thầy chỉ bảo, động viên các em sẽ biết các tìm kiếm thông tin trên nhiều kênh khác nhau, khi khó khăn học sinh mạnh dạn trao đổi với thầy giáo và chủ động, tự tin hơn trong học tập.
- Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thường hướng tới việc lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh và sự hợp tác của học sinh trong nhóm vào quá trình dạy học. Vì vậy, thông qua dạy học tích cực mà xây dựng được mối quan hệ hợp tác tốt giữa học sinh với học sinh.
- Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ dạy trên lớp, Ban giám hiệu, giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu thực tế, nhằm hình thành và nâng cao kĩ năng học tập, tinh thần hợp tác của học sinh.
- Để giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường cần đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức 
khác nhau, nâng cao nhận thức của giáo viên về tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề:
+ Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua các tổ chuyên môn, Cụm chuyên môn.
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh.
+ Bổi dưỡng giáo viên về việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thong tin trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt.
- Giáo viên dạy học có hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi của họ

Tài liệu đính kèm:

  • docxlop 1_12175177.docx