Giáo án Đạo đức 1 - Tuần 17 đến 22

BÀI 8. TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC

A. MỤC TIÊU:

- Cần phải giữ trật tự khi nghe giaûng, khi ra vào lớp.

- giữ trật tự trong giờ học khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.

- giáo dục hS là có ý thức giữ gìn trật tự khi ra vào lớp và khi nghe giaûng

B. CHUẨN BỊ:

1. giáo viên:

- tranh bt 3, 4, 5

- yêu cầu hs nêu lại nội dung.

2. học sinh:

- vở bài tập Đạo đức.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 1 - Tuần 17 đến 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Tuần:17 Ngày dạy:..
BÀI 8. TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC
A. MỤC TIÊU:
- Cần phải giữ trật tự khi nghe giaûng, khi ra vào lớp.
- giữ trật tự trong giờ học khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.
- giáo dục hS là có ý thức giữ gìn trật tự khi ra vào lớp và khi nghe giaûng
B. CHUẨN BỊ:
1. giáo viên:
- tranh bt 3, 4, 5
- yêu cầu hs nêu lại nội dung.
2. học sinh:
- vở bài tập Đạo đức.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
(Tiết 2)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. khởi động: xếp hàng vào lớp.
- theo dõi việc xếp hàng của cả tổ.
- tuyên dương tổ, cá nhân xếp hàng nhanh, thẳng, vào lớp trật tự 
2. luyện tập:
* Hoạt động 1: quan sát tranh thảo luận nhóm.
- nhận xét xem các bạn trong tranh ngồi học thế nào? bạn nào đúng, bạn nào sai? vì sao?
- giao cho mỗi nhóm quan sát một tranh (nhóm 1 và 3, .v.v.)
- cho các nhóm lên trình bày trước lớp ( từng nhóm ). theo tranh.
kết luận: học sinh cần trật tự khi nghe giảng không đùa nghịch, nói chuyện riêng. giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
Nghæ
* Hoạt động 2: xử lí tình huống.
Cho học sinh hoạt động nhóm (bàn hoặc dãy bàn). giao cho mỗi nhóm một tình huống ý kiến các nhóm thảo luận cho ra cách giải quyết các tình huống sau:
tình huống 1: giờ chơi học sinh trong trường ra cổng mua quà làm cho cổng trường rất ồn ào, nhốn nháo mất trật tự.
tình huống 2: trong giờ học, hai bạn làm rơi hộp bút xuống đất trong khi cả lớp đang trật tự nghe cô giảng bài. cả lớp giật mình quay lại, bài học bị ngắt quảng. 
tình huống 3: bạn rất hiếu động, không bao giờ xếp hàng ngay khi có tiếng trống. sáng nay, vì vào xếp hàng muộn bạn đã đẩy bạn để dành chổ đứng làm bạn bị ngã. 
→ nêu tình huống, hỏi ý cả nhóm, lấy ý kiến cả lớp bằng cách giơ thẻ (xanh, đỏ).
kết luận: trường học là nơi học tập, rèn luyện có rất nhiều em học sinh và các thầy cô nên các em cần giữ trật tự để trường có nề nếp, việc học của các em được thuận lợi hơn.
3. tổng kết dặn dò:
- đọc cho học sinh nghe bài thơ “đàn kiến nó đi”
một đàn kiến nhỏ
chạy ngược chạy xuôi
chẳng ra hàng một
chẳng thành hàng đôi
đang chạy bên này 
lại sang bên nọ
cắm cổ cắm đầu 
kìa trông xấu quá
chúng em vào lớp
sóng bước hai hàng 
chẳng như kiến nọ
rối tung cả đàn.
 Định hải.
- hỏi: đàn kiến đáng khen hay đáng chê? vì sao?
- muốn không bị chê đàn kiến phải ghi nhớ điều gì?
- hoạt động: học sinh đọc hai câu thơ cuối bài.
- hỏi: thế nào là giữ trật tự trong trường học? tại sao phải làm như vậy?
- dặn học sinh: thực hiện tốt việc ra vào lớp và trong khi học.
kết luận chung: khi ra vào lớp, phải xếp hàng trật tự (đi theo hàng, không chen lấn xô đẩy, đùa nghịch).
- trong giờ học chú ý nghe giảng bài, không làm việc riêng, không đùa nghịch.
- xin phép khi phát biểu.
- giữ trật tự giúp các em thể hiện tốt quyền được học tập của mình
- xếp hàng theo tổ.
- hoan hô bạn, tổ thực hiện tốt nhất.
- chia thành 3 hoặc 6 nhóm.
- thảo luận (3 phút).
- từng nhóm trình bày nhóm khác nhận xét.
- trao đổi tìm cách giải quyết:
1. cấm ăn quà vặt. vì như vậy mất trật tự, không đảm bảo vệ sinh. 
2. giáo viên nghiêm túc kiểm điểm hai bạn. Ban cán bộ lớp nhắc nhở hai bạn giữ trật tự trong giờ học. Hai bạn xin lỗi cô và cả lớp.
3. lớp trưởng nhắc nhở bạn phải xếp hàng đúng lúc và không được xô đẩy, làm bạn ngã đau và mất điểm thi đua của lớp.
=> bạn nhận lỗi và sửa đổi.
lắng nghe, tlch:
- xấu đáng chê vì đi không ngay hàng.
- xếp thẳng hàng đi cách đều theo hàng.v.v.
- trò ngoan vào lớp đúng hàng.
 trật tự nghe giảng em cũng ngoan hơn.
 Ngày soạn:
 Tuần:18 Ngày dạy:..
THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI KÌ I
A. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh biết:
- Việc làm đúng, sai.
- Ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.
- thực hiện nôi qui của trường, lớp.
b. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- phiếu học tập cho học sinh thực hiện (mỗi em một phiếu).
Nội dung phiếu học tập
đúng ghi đ, sai ghi s vào * trước những câu sau:
* trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
* trẻ em không cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
* giữ gìn sách vở đồ dùng học tập giúp các em học tập tốt.
* đi học đều có hại cho sức khỏe.
chọn các từ (gọn gàng, kính trọng, sạch sẽ, thương yêu) vào chỗ chấm trong các câu sau cho phù hợp.
 đầu tóc em chảy .................
 Áo quần..............trông càng thêm yêu.
 anh chị em trong nhà nhau. 
 trẻ em có bổn phận phải.lễ phép và vâng lời ông bà cha mẹ.
Nối các từ ngữ ở cột a với các từ ngữ ở cột b cho thích hợp:
A	B
Ngiêm trang
đều và đúng giờ
trật tự khi
khi chào cờ
đi học
ra vào lớp
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. ôn tập
- giới thiệu: nêu và ghi bảng.
- thực hành kĩ năng cuối kì I
* Hoạt động 1: vấn đáp.
- Hỏi đối đáp: em đã học những bài nào trong học kì I ?
+ Đồ dùng dạy học gồm những gì? Làm thế nào để đồ dùng học tập luôn bền đẹp?
+ Bạn hãy hát một bài hoặc đọc thơ nói về gia đình?
* Hoạt động 2: thực hành trên phiếu.
- Phát phiếu học tập cho học sinh và nêu ý kiến thực hiện. 
- Theo dõi giúp đỡ hay nhắc nhở học sinh thực hiện theo yêu cầu. 
- Thu phiếu, kiểm tra kết quả nêu nhận xét chung cả lớp.
Hát 
Nhắc lại 
tlch: Mỗi câu vài em nêu lên, lớp nhận xét, bổ sung.
cả nhà thương nhau, làm anh,.v.v.
Làm bài trên phiếu (cá nhân)
nộp phiếu
 Ngày soạn:
 Tuần:19 Ngày dạy:..
BÀI 9. LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
A. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo. 
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo
GDKNS: KN giao tiếp/ứng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- VBT Đạo đức, bút màu để tô hình.
- Tranh BT 2 (mỗi tổ 1 tranh phóng to)
2. học sinh:
- vở bài tập Đạo đức.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
(Tiết 1)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định: Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
B. Bài mới:
1/.Phần đầu: khám phá
* Giới thiệu bài: Nêu, ghi tựa
2/.Phần hoạt động: Kết nối:
Hoạt động 1: Đóng vai
- Chia nhóm và nêu yêu cầu cho từng nhóm: 1, 3, 5, .... tình hướng 1.
2,4,6,... tình huống 2.
- Gọi đại diện vài nhóm lên thực hiện trước lớp.
- Gợi ý HS nhận xét từng nhóm.
Mỗi nhóm có bạn nào thể hiện được lễ phép vâng lời thầy cố giáo? Bạn nào chưa?
Hỏi: Làm gì khi gặp thầy cô giáo?
Làm thế nào khi đưa, nhận vật gì từ tay thầy cô giáo?
- HS khá giỏi hiểu được thế nào là lễ phép với thầy, cô giáo.
KL: Gặp thầy cô giáo phảo chào hỏi lễ phép. Khi đưa nhận vật gì từ thầy cô giáo thì đưa bằng hai tay và nói: Thưa cô đây ạ! (đưa)
 Em cám ơn cô! (nhận)
* hoạt động 2: Làm bài tập.
- Treo tranh bài tập 2, giới thiệu, nêu yêu cầu để hs thực hiện. Chon xem bạn nào thể hiện biết vâng lời thầy cô?
- Cho các nhóm lên trình bày và giải thích: Vì sao chọn bạn đó?
KL: Thầy cô không quản ngại khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Tỏ lòng biết ơn thầy cô các em phải lễ phép, nghe và làm theo lời thầy cô dạy bảo.
Hoạt động 3: Liên hệ
-Mục tiêu: GDKNS: KN giao tiếp/ứng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Em đã làm gì để thể hiện việc lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
- HS khá giỏi biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy gióa, cô giáo.
+ Hướng dẫn hs hát bài “Những em bé ngoan”.
3. tổng kết dặn dò:
- Về hát lại cho thuộc và làm theo lời thầy cô giáo dạy để trở thành những em bé ngoan.
- Chuẩn bị kể về 1 bạn biết lễ phép và vâng lời thầy cô.
- Hát
- Nghe, nhắc lại.
- Thảo luận nhóm 5 – 6 đóng vai (mỗi nhóm 1 tình huống trong BT A).
- Từng nhóm lên đóng vai, lớp nhận xét.
- Nêu nhận xét từng bạn trong mỗi nhóm
- Cả lớp trao đổi, sau vài bạn TLCH.
- Nhóm đôi (bàn)
- Quan sát tranh, chọn tô màu (hoặc đánh dấu x) vào hình bạn đó
- Các nhóm trình bày và giải thích.. 
- Lắng nghe.
- Suy nghĩ, nêu ý kiến.
- Vài em nói về việc làm của mình.
- Hát theo giáo viên
Lắng nghe.
 Ngày soạn:
 Tuần:20 Ngày dạy:..
BÀI 9. LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
A. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo. 
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo
GDKNS: KN giao tiếp/ứng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- VBT Đạo đức, bút màu để tô hình.
- Tranh BT 2 (mỗi tổ 1 tranh phóng to)
2. học sinh:
- vở bài tập Đạo đức.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
(Tiết 2)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Yêu cầu Hs hát.
 “Những em bé ngoan” 
Hỏi: Em có thích được khen là em bé ngoan không? Làm thế nào để được khen? Theo em trong lớp mình bạn nào đã trở thành “em bé ngoan?” ...
- Khen “Những em bé ngoan của ai”
Hoạt động 1: Thảo luận
Mục tiêu: GDKNS: KN giao tiếp/ứng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Chọn 3 Hs đóng vai: Phân vai, giao nhiệm vụ và giúp đỡ các em nhận vai, diễn theo kịch bản: Vâng lời cô giáo.
- Nêu câu hỏi hướng dẫn thảo luận.
+ Theo em bạn Hùng đã vâng lời chưa? tại sao?
+ Nếu em là Hùng em sẽ nói gì với An và Nam?
KL: Hùng chưa vâng lời cô vì chưa làm xong bài tập cô giao.
Nếu là Hùng em sẽ nói với An và Nam: Tập TD thì tốt nhưng phải đúng lúc (sáng sớm). Còn khi chưa học bài xong thì không được đi dù là chơi bóng đá có lợi cho sức khoẻ.
* hoạt động 2: Trắc nghiệm.
Nêu ra 1 số tình huống, yêu cầu hs suy nghĩ chọn đúng sai.
Gọi Hs nói thêm vì sao giơ thẻ đỏ (xanh)
=> KL đúng sai cho từng tình huống.
3. tổng kết dặn dò:
- Hướng dẫn Hs đọc 2 câu thơ cuối bài. 
+ Tại sao cần lễ phép vâng lời thầy cô giáo? 
+ Như thế nào là lễ phép, vâng lời thầy cô giáo?
- Dặn Hs: Thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của thầy cô đưa ra: Chào hỏi, cư xử lễ phép với thầy cô kể cả những thầy cô không trực tiếp dạy mình.
Hát
Nêu ý kiến CN..
Nhận xét, chọn ra “những em bé ngoan” của lớp.
-3hs đóng vai. Lớp nhận xét từng vai. Cho lời khuyên với những bạn chưa vâng lời thầy cô giáo.
- Thảo luận, nêu ý kiến.
Dùng thẻ (cờ) xanh, đỏ hoặc giơ tay.
Giơ cờ đỏ -> đúng (giơ tay). 
Xanh -> sai (không giơ tay)
không giơ -> không biết (giơ tay không xoè bàn tay)
- Đọc: Thầy cô như thể mẹ cha
 Vâng lời, lễ phép mới là trò ngoan.
 Ngày soạn:
 Tuần:21 Ngày dạy:..
BÀI 10. EM VÀ CÁC BẠN
A. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết được: Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi
-Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Đoàn kết thân ái với bạn xung quanh. 
-GDKNS: +KN thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè.
+KN giao tiếp, ứng xử với bạn bè.
+KN thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
+KN phê phán, đánh giá những hành vi ứng xử chưa tốt với bạn bè.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Mỗi Hs 3 bông hoa bằng giấy. Một giỏ đựng hoa.
- Bài hát: “Lớp chúng ta đoàn kết” (Mộng Lân) 
- Giấy vẽ và màu. Tiểu phẩm để đóng vai.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
(Tiết 1)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: 
B. Bài mới:
1.phần đầu: Khám phá
* Giới thiệu bài: GV hỏi HS:
+Hàng ngày, các em cùng học, cùng chơi với ai?
+Em thích chơi, học một mình hay cùng học, cùng chơi với bạn?
+GV dẫn vào bài: Các em ai cũng có bạn bè. Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn là học và chơi một mình. Muốn có nhiều bạn, chúng ta phải cư xử với bạn như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó.
2.PHẦN HOẠT ĐỘNG: KẾT NỐI:
Hoạt động 1: Trò chơi: tặng hoa
- Nêu yêu cầu và cách chơi: Mỗi em viết tên 3 bạn vào 3 bông hoa.
- Chuyển hoa đến cho những bạn được chọn.
- Lấy ý kiến cả lớp chọn ra 3 HS có nhiều hoa nhất khen và tặng quà (nếu có).
hoạt động 2: Đàm thoại.
*Mục tiêu: hs biết muốn được các bạn yêu quý cần phải cư xử tốt với bạn. HS thể hiện sự mạnh dạn, tự tin trong quan hệ bạn bè. Rèn cho HS kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
*Cách tiến hành:
- Bạn nào được tặng nhiều hoa?
- Ai tặng hoa cho bạn A (B, C)?
- Vì sao em tặng hoa cho bạn ....?
KL: Bạn được tặng nhiều hoa vì đã cư xử đúng với các bạn khi cùng học, cùng chơi.
Hoạt động 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
*Mục tiêu:HS biết trẻ em có quyền được học tập, vui chơi và kết bạn; biết được muốn có nhiều bạn phải cùng học, cùng chơi. Rèn kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng cho HS.
*Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu và phân nhóm cho Hs thảo luận nội dung các hình trong BT 2 (3’)
+ Các bạn nhỏ đang làm gì?
+Chơi học 1 mình vui hơn hay có bạn cùng học cùng chơi sẽ vui hơn?
+Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em cần đối xử như thế nào khi cùng học cùng chơi với bạn?
- Gọi Hs trình bày nội dung quan sát trong từng tranh và TLCH.
KL: Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, tự do được kết bạn. Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có 1 mình. Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi phải biết cư xử tốt với bạn.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu: HS phân biệt được những việc nên làm và không nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn. HS có kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Yêu cầu từng nhóm trình bày kết quả (có thể 1 nhóm nhận xét 1 tranh)
Tranh 2, 4 không nên làm
3. Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”.
- Gọi HS hát.
- Dặn Hs học hát cho thuộc. Chọn 1 tình huống cùng học hoặc cùng chơi với bạn, tiết sau đóng vai. Vẽ tranh về chủ đề “Bạn em” 
-Cả lớp hát bài Tìm bạn thân, nhạc và lời: Việt Anh.
- Nghe, nhắc lại.
- Viết và bỏ hoa vào giỏ
- Nhận hoa
- Nhận hoa (3 Hs được chọn)
- Chọn và nêu tên.
- Giơ tay đúng theo yêu cầu.
- Vài HS nêu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu BT2
- Lắng nghe và thực hiện theo nhóm 2. TLCH của GV
- Trình bày nội dung từng tranh => Nhận xét, bổ sung
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
=> Nhận xét, bổ sung.
- Hát theo giáo viên (3lần)
- Hát thuộc lời
- Lắng nghe để thực hiện.
 Ngày soạn:
 Tuần:22 Ngày dạy:..
BÀI 10. EM VÀ CÁC BẠN
A. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết được: Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi
-Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi. Đoàn kết thân ái với bạn xung quanh.
-GDKNS: +KN thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè.
+KN giao tiếp, ứng xử với bạn bè.
+KN thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
+KN phê phán, đánh giá những hành vi ứng xử chưa tốt với bạn bè.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Cắt rời hình BT 2, 3
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
(Tiết 2)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
Hát
2. Bài mới: Luyện tập
Hoạt động 1: Khởi dộng
- Yêu cầu Hs hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Hát theo yêu cầu Gv
- Hỏi: Em cảm thấy thế nào khi được các bạn yêu quí ?
- Nêu ý kiến cá nhân (vài em)
* hoạt động 2: Đóng vai
*Mục tiêu: HS có kỹ năng ứng xử phù hợp, thể hiện sự cảm thông với bạn bè trong một số tình huống cụ thể.
- Chia nhóm (4 – 6 em). Yêu cầu Hs chọn 1 trong những tình huống ở BT2, 3 để đóng vai hoặc giới thiệu cho HS tiểu phẩm “Bơm bóng bay” Chọn 2 học sinh phân vai và đóng vai.
- Chọn tình huống hoặc phân vai. Nghiên cứu kịch bản GV đưa ra.
- Đóng vai và theo dõi nhận xét.
=> Gợi ý để HS thảo luận theo nhóm rồi nêu ý kiến.
- HS khá giỏi biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi
- Thảo luận nhóm 4, nêu ý kiến.
KL: Khi học, khi chơi với bạn các em phải đoàn kết giúp đỡ bạn. Như vậy tình bạn sẽ thân thiết và gắn bó hơn
Hoạt động 3: Thi đua dán tranh.
- Cử đội thi
*Mục tiêu: Rèn kỹ năng trình bày.
- Hai bộ tranh (BT 2, 3) cắt rời ra
- Nhận hình và dán.
- Chia nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử 4 em lên thi (2 em bôi hồ, 2 em dán) nối tiếp nhau dán tranh.
- Cả lớp đếm từ 1 – 20 thì đổi nhau (bạn dán đổi qua bôi hồ và ngược lại)
- Phát cho mỗi đội 1 bộ tranh, vẽ bảng sẵn cho mỗi đội 1 khuôn mặt khóc, 1 khuôn mặt cười.
- Từng bạn của mỗi nhóm lần lượt lên trình bày.
- Nêu nhiệm vụ cho HS thực hiện: Hình nào có hành vi đúng dán mặt cười, sai dán vào phía mặt khóc.
- Cho HS còn lại của mỗi nhóm lên thuyết minh tranh.
- Nhận xét, tính điểm cho từng đội.
 - Nhận xét, ghi điểm:
+ Dán đúng bức tranh: 10đ. Sai 1 hình không có điểm.
+ Mỗi lời thuyết minh đúng 10đ
- Chọn đội thắng cuộc.
3. Tổng kết, dặn dò:
- Trưng bày tranh vẽ của HS (đã dặn ở tiết trước)
- Trưng bày tranh. 
- Nhận xét, chọn tranh đẹp
- KL chung: Trẻ em có quyền được họctập, vui chơi, có quyền được tự do kết giao bạn bè.
Muốn có nhiều bạn phải biết cư xử tốt với bạn 
- Nhận xét tranh.
 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN
 DUYỆT CỦA TỔ

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuần 17-22.docx